Tài liệu về Kinh tế xây dựng
lượt xem 47
download
Ngành xây dựng là ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vất chất - kỹ thuật và tài sản cố định (xây dựng công trìng và lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình) cho mọi lãnh vực của đất nướcvà xã hội dưới mọi hình thức (xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, và hiện đại hóa tài sản cố định).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu về Kinh tế xây dựng
- NHỮNG VẤN ĐỀ MỞ ĐẦU Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ MỞ ĐẦU. Chương 1: (5 tiết) 1. NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN. 1.1. VAI TRÒ , NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG . a) Ngành xây dựng là ngành kinh tế lớn của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sáng tạo nên cơ sở vất chất - kỹ thuật và tài sản cố định (xây dựng công trìng và lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình) cho mọi lãnh vực của đất nướcvà xã hội dưới mọi hình thức (xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, và hiện đại hóa tài sản cố định). b) Các công trình xây dựng có tính chất kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội tổng hợp. Đó là thành tựu về khoa học, kỹ thụât và nghệ thuật của các ngành có liên quan và nó có tác dụng góp phần mở ra một giai đoạn phát triển mới tiếp theo cho đất nước. Vì vây công trình xây dựng có tác dụng quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển khoa học và kỹ thuật, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, góp phần phát triển văn hóa và nghệ thuật kiến trúc, có tác động quan trọng đến môi trường sinh thái. c) Ngành xây dựng sử dụng nguồn vốn khá lớn của quốc giavà xã hội. Những sai lầm trong xây dựng thường gây nên những thiệt hại lớn và khó sửa chữa. d) Ngành xây dựng đóng góp lớn vào giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. e) Ngành xây dựng, phần tự làm có tỷ lệ khá lớn nhất là đối với khâu vật liệu xây dựng và nhân công xây lắp. 1.2. KHÁI NIỆM VỀ NGÀNH XÂY DỰNG VÀ CÁC NGÀNH CÓ LIÊN QUAN: 1. Ngành xây dựng: Ngành xây dựng theo nghĩa rông (còn có thể gọi là lãnh vực đầu tư và xây dựng) bao gồm: - Chủ đầu tư có công trình cần xây dựngkèm theo các bộ phậncó liện quan - Các doanh nghệp xây dựng chuyên nhận thầu xây lắp các công trình. - Các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng chuyên làm các công việc như: Lập dư án đầu tư, khảo sát, thiết kế, quản lý thực hiện dự án …). - Các tổ chức cung ứng vật tư và thiết bị cho xây dựng. - Các tổ chức tài chính và ngân hàng phục vụ xây dựng. - Các tổ chức nghiên cứu và đào tạo phục vụ xây dựng. - Các cơ quan nhà nước trực tiếp liên quan đến xây dựng. - Các tổ chức dịch vụ khác phục vụ xây dựng. Lĩnh vức dầu tư mà ngành xây dựng quan tâm là lãnh vực đầu tư được thực hiện thông qua việc xây dựng công trình để vận hành và sinh lợi mf không không bao gồm các lãnh vực đầu tư khác như đầu tư tài chính, đầu tư không kèm theo các giải pháp xây dựng công trình. 2. Ngành công nghiệp xây dựng: Ngành công nghiệp xây dựng bao gồm các doanh nggiệp xây dựng chuyên nhận thầuthi công xây lắp kèm theo các tổ chức sản xuất phụ nếu có và các tổ chức quản lý, dịch vụ thuộc ngành công nghiệp xây dựng. ở Việt Nam hiện nay ngành công nghiệp xây dựng bị phân tán ở nhiều ngànhvà bộ sản xuất quản lý và nó đang được sắp xếp lại, trong đó có vấn đề bỏ chế độ “chủ quản” của các cơ quan hành chính đối với các doanh nghiệp. 3. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng: Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng về bản chất nó là một ngành riêng có nhiệm vụ chuyên sản xuất các loại vật liệu, bán thành phẩm và các cấu kiện xây dựng để bán cho ngành công nghiệp xây dựng.
- 4. Tổ hợp liên ngành thực hiện và phục vụ xây dựng: Tổ hợp này bao gồm ngành xây dựng theo nghĩa rộng nói trên, và còn thêm các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp máy xây dựng (bao gồm cả sửa chữa), các doanh nghiệp vận tải phục vụ xây dựng. 2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH X.DỰNG. 2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG. 2.1.1. KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM XÂY DỰNG. Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng đã hoàn chỉnh và theo nghĩa rộng là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, năng, hóa chất, luyện kim… và ngành xây dựng thực hiện ở khâu cuối cùng để hoàn thành và đưa chúng vào hoạt động. Sản phẩm trực tiếp của ngành công nghiệp xây dựng chỉ bao gồm phần kiến tạo các kết cấu xây dựng làm chức năng bao che và nâng đỡ, và phần lắp đặt các máy móc thiết bị cần thiết vào công trình xây dựng để đưa chúng vào hoạt động. Vì sản phẩm của ngành công nghiệp xây dựng là các công trình thường rất lớn và phải xây dựng trong nhiều năm, nên để phù hợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán về tài chính cần phân biệt sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng trong xây dựng. Sản phẩm trung gian có thể là công việc xây dựng, các giai đoan và đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. Sản phẩm cuối cùng là các công trình hay hạng mục công trình xây dựng hoàn chỉnh và có thể bàn giao đưa vào sử dụng. Công trình xây dựng bao gồm một hay nhiều hạng mục công trình nằm trong dây chuyền công nghệ đồng bộ và hoàn chỉnh để làm ra sản phẩm cuối cùng được nêu trong dự án đầu tư. Liên hiệp công trình xây dựng bao gồm nhiều công trình tập trung tạI một địa đIểm hay khu vực, hình thành các giai đoạn sản xuất rõ rệt và có liên quan hữu cơ với nhau về mặt công nghệ sản xuất, để làm ra sản phẩm cuối cùng hoặc để lợi dụng tổng hợp. Với công trình dân dụng cũng được định nghĩa tương tự nhưng thay khái niệm dây chuyền công nghệ được thay bằng dây chuyền công năng. 2.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG. Sản phẩm của ngành xây dựng với tư cách là công trình xây dựng hoàn chỉnh có những đặc điểm khác với sản phẩm của các ngành công nghiệp khác và có những tính chất sau: a) Sản phẩm xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, cố định tại địa điểm xây dựng và phân tán nhiều nơi trên lãnh thổ. Điều này làm cho sản xuất xây dựng có tính lưu động cao và ít ổn định. b) Sản phẩm xây dựng phục thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, Có tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. c) Sản phẩm xây dựng thường có kích thước, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng dài. Do đó, những sai lầm về xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sữa chữa. d) Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu xây dựng chủ yếu đóng vai trò nâng đỡ và bao che, không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động trong quá trình sản xuất (trừ một số công trình đặc biệt như đường ống, công trình thủy lực, lò luyện gang thép …). e) Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diên cung cấp nguyên vật liệu và cả về phương diện sử dụng sản phẩm do xây dựng làm ra. g) Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật và quốc phòng.
- 2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT XÂY DỰNG. 2.2.1. ĐẶC ĐIỂM XUẤT PHÁT TỪ TÍNH CHẤT CỦA SẢN PHẨM XÂY DỰNG: a) Tình hình và điều kiện sản xuất trong xây dựng thiếu ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm và giai đoạn xây dựng. Trong xây dựng con người và công cụ lao động luôn phải di chuyển từ công trình này sang công trình khác, còn sản phẩm xây dựng là các công trình thì hình thành và đứng yên tại chỗ. Các phương án kỹ thuật và tổ chức xây dựng cũng luôn phải thay đổi theo từng địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này làm cho hoạt động của DNXD thường gặp phải những vấn đề sau: - Khó khăn trong việc tổ chức sản xuất, - Khó cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, - Phát sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và xây dựng công trình tạm phục vụ sản xuất, - Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức xây dựng phải chú ý tăng cường tính cơ đông, linh hoạt, gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, tang cường điều hành tác nghiệp, giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển, lựa chọn vùng hoạt động hợp lý, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu, - Đặc điểm này cũng đòi hỏi tổ chức xây dựng phải phát triển rộng khắp trên lãnh thổ các loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng như các dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng … b) Chu kỳ sản xuất thường dài, nên gây thiệt hại do bị ứ đọng vốn đầu tư xây dựng công trình của chủ đầu tư và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng. Các tổ chức xây dựng dể gặp phải những rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian. Điều này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án xây dựng, cần có chế độ thanh toán và kiểm tra chất lượng trung gian thích hợp, dự trữ hợp lý … c) Sản xuất xây dựng phải thực hiện theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể thông qua hình thức ký hợp đồng cho từng công trình sau khi thắng thầu. Sản phẩm xây dựng lại đa dạng, có tính cá biệt cao phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhên và chi phí lớn. Điều này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải xác định giá cả của sản phẩm xây dựng trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu xây dựng cho từng công trình cụ thể trở nên phổ biến. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích lũy nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tranh thầu. d) Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị phải hợp tác sản xuất trong điều kiện hạn chế về mặt bằng theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức thầu chính phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công. e) Sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, thường làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực đợn vị thi công không được sử dụng điều hòa trong năm. Đặc điểm này đòi hỏi tổ chức xây dựng khi lập tiến dộ thi công phải chú ý tránh hoặc giảm thiểu ảnh hưởng xấu của thời tiết, để có thể thi công tròn năm, áp dụng phương pháp thi công lắp ghép. g) Điều kiện làm việc trong xây dựng nặng nhọc. Do đó cần sử dụng rộng rãi các kết cấu chế tạo sẵn trong nhà máy, áp dụng hình thức thi công lắp ghép hợp lý. Tiến hành thi công cơ giới các công việc năng nhọc. h) Tốc độ phát triển kỹ thuật xây dựng chậm hơn các ngành khác rất nhiều. Hiện nay vẫn còn rất nhiều công viêc trong xây dựng phải thực hiện bằng thủ công. Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh xây dựng kể từ khâu phương hướng phát triển kỹ thuật công nghệ xây dựng, tổ chức sản xuất, tổ chức cung ứng vật tư, trang bị tài sản cố định, chế độ thanh toán, kiểm tra chất lượng
- sản phẩm, chính sách lao động, chính sách giá cả, hạch toán sản xuất kinh doanh xây dựng đến lý thuyết kinh tế thị trường áp dụng cho xây dựng. 2.2.2. ĐẶC ĐIỂM XUẤT PHÁT TỪ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ VIỆT NAM: a) Về điều kiện tự nhiên, Việt Nam là một nước dài và hẹp, điều kiện địa hình và địa chất phức tạp, có nguồn vật liệu xây dựng phong phú. Do đó các giải pháp xây dựng ở Việt Nam chịu ảnh hưởng bới các nhân tố này. b) Trình độ kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh tế trong xây dựng còn thấp kém so với nhiều nước. Quá trình tổ chức sản xuất xây dựng hiện nay chủ yếu kết hợp giữa lao động thủ công, bán cơ giới, cơ giới với một phần tự động hóa. Trong bối cảnh hợp tác quốc tế ngày cang mở rộng, trình độ xây dựng của nước ta đang cơ nhiều cơ hội và điều kiện để phát triển. c) Đường lối chung phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận dụng cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà Nước, đang quyết định phương hướng và tốc độ phát triển ngành xây dựng của Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 3.1. Đối tượng của môn học kinh tế xây dựng và quản trị kinh doanh xây dựng: Là các quá trình kinh tế - xã hội trong sản xuất xây dựng có liên quan đến mặt vật chất kỹ thuật. Nhiệm vụ cảu môn học là diễn tả, giải thích, đúc kết kinh nghiệm thực tế và khái quát thành các vấn đề lý luận về các quá trình kinh tế - xã hội trong xây dựng và từ đó đề xuất các phương pháp và biện pháp đẩy mạnh sự phát triển ngành xây dựng, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của nó nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội của đát nước đã đề ra cho từng giai đoạn nhất định. 3.2. Nội dung của môn học kinh tế xây dựng và quản trị kinh doanh xây dựng: 3.3. Phương pháp nghiên cứu của môn học kinh tế xây dựng và quản trị kinh doanh xây dựng: Các phương pháp nghiên cứu chính của môn học kinh tế xây dựng và quản trị kinh doanh xây dựng bao gồm: - Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp chủ yếu để giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề kinh tế xây dựng. - Phương pháp kết hợp chặt chẽ các kiến thức của khoa học kinh tế, như: Kinh tế chính tri học, Kinh tế Mác - Lênin và khoa học kinh tế của nền kinh tế thị trường với đường lối phát triển của đất nước và với đặc điểm của Việt Nam. - Phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa thực nghiệm kinh tế với trừu tượng hóa khoa học. - Phương pháp kết hợp giữa nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng. Để nghiên cứu tốt môn học này cần phải nghiên cứu các môn học khác có liên quan như: Kinh tế chính tri học Mác - Lênin, kinh tế học của các tác giả ở các nước tư bản chủ nghĩa, tổ chức xây dựng, kế hoạch trong xây dựng, phân tích ứac hoạt động sản xuất kinh doanh trong xây dựng, định mức kỹ thuất trong xây dựng, tài chính xây dựng, thống kê trong xây dựng, hạch toảntong xây dựng, kinh tế cơ giới hóa trong xây dựng, tổ chức lao động khoa học, kinh tế công nghiệp, khoa học quản lý, toán kinh tế… Đồng thời phải có kiến thức cơ bản về các môn kỹ thuật xât dựng như: công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng, kết cấu xây dựng, kiến trúc, quy hoạch.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Chương 2: VỀ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG 2.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG: 1. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hưóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao dời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. 2. Sử dụng nguồn vốn đầu tư do Nhà nước quản lý đạt hiệu quả cao nhất, chống tham ô, lãng phí. 3. Bảo đảm xây dựng thoe quy hoạch xây dựng, kiến trúc, đáp ứng yêu cầu bền vững, mỹ quan, bảo vệ môi trường sinh thái, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong xây dựng, ápdụng công nghệ tiên tiến, bảo đảm chất lượng và thời gian xây dựng với chi phí hợp lý, thực hiện bảo hành công trình. 2.2. QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG: 2.2.1. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG: Để công tác quản lý đầu tư và xây dựng đạt hiệu quả, yêu cầu các cấp lãnh đạo cũng như các thành viên tham gia công tác quản lý phải tuân thủ các nguyên tắc sau: 1. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước và phân cấp quản lý về đầu tư xây dựng phù hợp vớ từng loại nguồn vốn đầu tư và Chủ đầu tư. Thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng theo dư án , quy hoach và pháp luật. 2. Các dự án đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãng, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư phải được quản lý chặt chẽ theo trình tự đầu tư xây dựng quy định đối với từng loại vốn. 3. Đối với các hoạt động đầu tư, xây dựng của nhân dân, Nhà nước chỉ quản lý về quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái. 4. Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước, của Chủ đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và xây dựng. 2.2.2. NỘI DUNG QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG: Bao gồm nhiều vấn đề, giúp cho việc thực hiện dự án đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, rủi ro ít nhất. Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng gồm các nội dung chính sau: - Mục đích, yêu cầu của quản lý đầu tư xây dựng; - Nguyên tắc cơ bản của quản lý đầu tư xây dựng; - Đối tượng, phạm vi điều chỉnh của quản lý đầu tư xây dựng; - Trình tự đầu tư xây dựng; - Các từ ngữ và ý nghĩa của các từ ngữ dùng trong quá trình thực hiện dự án; - Phân loại dự án đầu tư; - Trách nhiệm quản lý về đầu tư xây dựng; - Quản lý các dự án quy hoạch; - Quản lý vốn đối với dự án quy hoạch; - Quản lý các dự án sử dụngvốn ngân sách Nhà nước; - Quản lý các dự án đầu tư sử dụngvốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; - Quản lý các dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác; - Chủ đầu tư, trách nhiệm, quyền hạn của Chủ đầu tư; - Tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng; - Doanh nghiệp xây dựng; - Kế hoạch đầu tư của các cấp quản lý và của doanh nghiệp Nhà nước; - Nội dụng kế hoạch đầu tư; - Điều kiện ghi kế hoạch hằng năm;
- - Giám định đầu tư. 2.3. TRÌNH TỰ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG: được thực hiện theo 3 giai đoạn: 2.3.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: nội dung bao gồm các vấn đề: - Nghiên cứư sự cần thiết phải đầu tư và quy nô đầu tư. - Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. - Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng. - Lập dự án đầu tư. - Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn và cơ quan thẩm định dự án đầu tư. 2.3.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư: nội dung giai đoạn này bao gồm các vấn đề: - Xin giao đất hoặc thuê đất (đối với dự án có sử dụng đất). - Xin giấy phép xây dựng (nếu yêu cầu phải có giáy phép xây dựng) và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên). - Thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng, thực hện kế hoạch tái định cư và phục hồi (đối với dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi), chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có) - Mua sắm máy móc thiết bị công nghệ. - Thực hiện việc khảo sát, thiết kế xây dựng. - Thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán và tổng dự toán công trình. - Tiến hành thi công xây lắp. - Kiểm ra việc thực hiện các hợp đồng. - Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng. - Vận hành thử, nghiệm thu, quyếttoán vốn đầu tư, bàn giao và thực hiện bảo hành sản phẩm. Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các nội dung quy định tại phần này được thực hiện theo quy định trong quyết định đầu tư của dự án và quy chế đấu thầu. 2.3.3. Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng: bao gồm các vấn đề: - Nghiệm thu, bàn giao công trình. - Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình. - Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình. - Bảo hành công trình. - Quyết toán vốn đầu tư. - Phê duyệt quyết toán. 2.4. ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: 2.4.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Hoạt động đầu tư nói chung là hoạt động bỏ vốn vào các lãnh vực kinh tế xã hội để thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Hoạt động đầu tư trong xây dựng thường gồm hai hình thức: 1. Đầu tư cơ bản: là hoạt động đầu tư để tạo ra các TSCĐ đưa vào hoạt động trong các lãnh vực kinh tế xã hội để thu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau. Xét tổng thể hoạt động đầu tư nào cũng cần phải có TSCĐ. Để có TSCĐ, Chủ đàu tư có thể thực hiện bằng nhioêù cách như: xây dựng mới, mua sắm, đi thuê … 2. Đầu tư xây dựng cơ bản: là hoạt động đầu tư thực hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới TSCĐ.
- 3. Dự án: là tập hợp những đề xuất để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc, mục tiêu hay yêu cầu nào đó. Dự án bao gồm dự án đầu tư và dự án không có tính chất đầu tư. 4. Dự án đầu tư: là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. 2.4.2. PHÂN LOẠI VÀ TRÌNH TỰ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ: ( Trong kinh tế đầu tư) PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Tùy theo tính chất, đặc điểm công nghệ, vị trí, diện tích chiếm đất, quy mô phát triển của từng dư án. Chính phủ phân các dự án đầu tư xây dựng thành các nhóm để phân cấp quản lý. Các dự án đầu tư (không kể dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài) được phân thành 3 nhóm A, B và C theo quy định sau: A. Dự án thuộc nhóm A là những dự án có một trong những điều kiện sau: a) Các dự án thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòng có tính chất bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng, thành lập và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới - không kể mức vốn. b) Các dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ không phụ thuộc quy mô đầu tư - không kể mức vốn. c) Các dự án: công nghiệp điện, khai thác dầu khí, chế biến dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ - có mức vốn trên 600 tỷ đồng. d) Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm A-c), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí khác, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dưng khu nhà ở; đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt - có mức vốn trên 400 tỷ đồng. e) Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: Công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, mua sắm thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản - có mức vốn 300 tỷ đồng. f) Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác - có mức vốn trên 200 tỷ đồng. B. Dự án thuộc nhóm B là những dự án có một trong những điều kiện sau: a) Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ - có mức vốn từ 30 đến 600 tỷ đồng. b) Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm B-a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt - có mức vốn từ 20 đến 400 tỷ đồng. c) Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây
- dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản - có mức vốn từ 15 đến 300 tỷ đồng. d) Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác - có mức vốn từ 7 đến 200 tỷ đồng. C. Dự án thuộc nhóm C là những dự án có một trong những điều kiện sau: a) Các dự án: công nghiệp điện, dầu khí, hóa chất, phân bón, chế tạo máy (bao gồm cả mua và đóng tàu, lắp ráp ôtô), xi măng, luyện kim, khai thác, chế biến khoáng sản; các dự án giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ - có mức vốn dưới 30 tỷ đồng. Các trường phổ thông nằm trong quy hoạch - không kể mức vốn. b) Các dự án: Thủy lợi, giao thông ( ngoài điểm C-a), cấp thoát nước và công trình kỹ thuật hạ tầng; kỹ thuật điện; sản xuất thiết bị thông tin, điện tử, tin học, hóa dược, thiết bị y tế, công trình cơ khí, sản xuất vật liệu, bưu chính viễn thông; BOT trong nước; xây dựng khu nhà ở; trường phổ thông, đường giao thông nội thị thuộc các khu đô thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt - có mức vốn dưới 20 tỷ đồng. c) Các dự án: hạ tầng kỹ thuật của khu đô thị mới; các dự án: công nghiệp nhẹ, sành sứ, thủy tinh,, in; vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thiết bị xây dựng; sản xuất nông. lâm, ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản; chế biến nông, lâm sản - có mức vốn từ dưới 15 tỷ đồng. e) Các dự án: Y tế, văn hóa, giáo dục, phát thanh, truyền hình, xây dựng dân dụng, kho tàng, du lịch, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học và các dự án khác - có mức vốn dưới 7 tỷ đồng. TRÌNH TỰ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Trình tự lập dự án đầu tư bao gồm các bước sau: a) Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư. Những dự án nhóm A đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và cho phép phân ra các dự án thành phần hoặc tiểu dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trình duyệt và quản lý dự án như một dự án đầu tư độc lập. b) Đối với các dự án nhóm A Chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi. Trường hợp các dự án đã được Quốc hội hoặc Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư thì chỉ cần lập báo cáo nghiên cứu khả thi. c) Đối với các dự án nhóm B Chủ đầu tư phải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi, nếu cần thiết phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét quyết định và có yêu cầu bằng văn bản. d) Đối với các dự án nhóm C có mức vốn đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, Chủ đầu tư tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Các dự án có mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng, các dự án sửa chữa, bảo trì sử dụng vốn sự nghiệp và các dự án của các ngành đã có thiết mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được bộ quản lý ngành phê duyệt trên cơ sở quy hoạch tổng thể đối với từng vùng thì không phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi riêng cho từng dự án mà chỉ lập báo cáo đầu tư. Nội dung báo cáo đầu tư do Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn cụ thể. Báo cáo nghiên cứu khả thi là tài liệu cơ sở, Chủ đầu tư nghiên cứu, so sánh và lựa chọn phương án đầu tư để gửi cơ quan thẩm định đầu tư và trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định. 2.4.3. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ:
- Tùy từng dự án đầu tư, Chủ đầu tư phải lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, hay cả hai loại trên. 1. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi: - Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn. - Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư. - Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích đánh giá, cụ thể). - Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật ( bao gồm cả cây trồng,vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ hạ tầng. - Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án về xây dựng. - Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động nguồn vốn, khả năng hoàn vốn, trả nợ và thu lãi. - Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế xã hội của dự án. - Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có). 2. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi: - Căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. - Lựa chọn hình thức đầu tư. - Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất). - Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội). - Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có). - Phân tích, lựa chọn kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có). - Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. - Xác định nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với các dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư). - Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động. - Phân tích hiệu quả đầu tư. - Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A,B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư ( tùy điều kiện cụ thể của dự án). Thờ gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất). - Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án. - Xác định Chủ đầut tư. - Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan đến dự án. 2.4.4. VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN: 1. VỐN: Trong nền kinh tế thị trường khái niệm vốn được mở rộng về phạm vị và gồm các đặc trưng cơ bản sau: - Vốn được biểu hiện bằng giá trị: Nghĩa là vốn phải đại diện cho một loạt giá trị hàng hóa, dịch vụ, một loạt giá trị hàng hóa nhất định. Việc in tiền ra một cách vô ý thức để vào đầu tư không phải là một hành động lành mạnh, không đại diện cho một lượng vật chất nhất định, do đó sẽ gây ra hậu quả lạm phát nghiêm trọng.
- Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng không phải tất cả mọi nguồn tiền đều là - vốn. Tiền chỉ biến thành vốn khi nó được dùng vào mục đích đầu tư hoặc kinh doanh. Tiền tiêu dùng hàng ngày, tiền dự trữ không có khả năng sinh lãi không phải là vốn. - Trong nền kinh tế thị trường, vốn là loại hàng hóa - song nó là loại hàng hóa đặc biệt. Nó có điểm giống các loại hàng hóa khác là có chủ sở hữu nhất định về vốn, người chủ sở hữu vốn chỉ bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Chính nhờ sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn đã làm cho vốn có khả năng lưu thông và sinh lãi. - Vốn không chỉ được biểu hiện bằng tiền mà vốn còn biểu hiện dưới dạng tiềm năng và lợi thế vô hình. Tiềm năng và lợi thế vô hình chính là một nguồn vốn to lớn, cần phải được huy động một cách tích cực hơn nữa cho chu trình vận động của nền kinh tế. Nếu không “giá trị hóa” được nó để phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế thi khoản vốn này chỉ là vốn ở dạng “tiềm năng” mà thôi. Do đặc đIểm nói trên, vốn có thể phân thành 4 loại: - Vốn tài chính: là khoản tiền còn lại của thu nhập sau khi đã sử dụng cho mục đích tiêu dùng thường xuyên. Nguồn vốn tài chính có thể hình thành ở trong nước hoặc nước ngoài. Nguồn vốn tài chính bao gồm nguồn vốn của tư nhân và của chính phủ. - Vốn nhân lực: Là tài sản quý giá nhất của Quốc gia, vì con người là động lực của sự phát triển . Con người không chỉ tàng trữ sức lao động mà còn là đố tượng hưởng lợi ích của kết quả đầu tư. Do đó phát triển nguồn lực phải kết hợp với kế hoạch hóa dân số. Nếu nhân lực tăng quá nhanh sẽ là sức ép giảI quyết việc làm , đồng thời làm giảm hiệu quả đầu tư. - Tài nguyên thiên nhiên: Hầu hết các dạng, các loại thiên nhiên đều có giá. Đây là nguồn vốn quan trọng của Quốc gia, cần khai thác sử dụng một cách hợp lý. - Vốn vô hình: thể hiện qua khoa học và công nghệ như các sản phẩm sáng tạo của con người, các phát minh khoa học, kiểu dáng công nghiệp … các nguồn vô hình khác như: vị trí thuận lợi của một quốc gia, ngành nghề truyền thống … Nhận thức đầy đủ các hình thái vốn nói trên có ý nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu để đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách và cơ chế huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. 2. NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ: Từ góc độ phát sinh vốn của một Quốc gia, vốn cho đầu tư phát triển của đất nước được huy động từ 2 nguồn: vốn trong nước và vốn ngoài nước. a. Vốn trong nước: Có thể huy động từ nhiều kênh: - Vốn ngân sách Nhà Nước: huy động từ thuế, phí, các hình thức vay nợ qua KBNN, vay nợ của chính phủ, cảu các tổ chức tài chính, tín dụng … - Vốn ngân sách tập trung ( NSTT, NSĐP). - Vốn tín dụng đầu tư của Nhà Nước. - Vốn tín dụng thương mại. b. Vốn ngoài nước. - Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). - Vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài (qua vay nợ và viện trợ để bù đắp thiếu hụt ngân sách Nhà nước). 2.5. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ: Tùy theo tính chất, quy mô của dự án và năng lực của mình, Chủ đầu tư lựa chọn một trong các hình thức quản lý thực hiện dự án sau: - Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng. - Hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án.
- - Hình thức chìa khóa trao tay. - Hình thức tự làm. Đối với dự án thực hiện vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh. Chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý thực hiện dự án. 2.5.1. Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng: Hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng được áp dụng với các dự án mà Chủ đầu tư có năng lực chuyên môn phù hợp với dự án đầu tư và có cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo quy định của bô Xây dựng. Có thể xảy ra 2 trường hợp: - Chủ đầu tư không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình kiêm nhiệm và cử người phụ trách ( chuyên trách hay kiêm nhiệm) để quản lý thực hiện dự án nhóm B,C. - Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án trực thuộc để quản lý việc thực hiện dự án các dự án nhóm A, hoặc các dự án nhóm B, C có yêu cầu kỹ thuật cao, hoặc Chủ đầu tư đồng thời quản lý nhiều dự án. Theo hình thức này CĐT tự tổ chức chọn thầu và ký hợp đồng trực tiếp với một hoặc một số tổ chức tư vấn để thực hiện các công tác khảo sát, thiết kế công trình, lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu thầu. Ký hợp đồng với tổ chức trúng thầu để tiến hành xây dựng công trình. Còn nhiệm vụ giám sát, quản lý quá trình thi công do tổ chức tư vấn đã được chọn đảm nhiệm. Tổ chức thắng thầu có thể ký hợp đồng với tổ chức thầu phụ để tiến hành xây dựng công trình (nếu có). 2.5.2. Hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án: 1. Hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án áp dụng cho các dự án lớn và phức tạp, và khi CĐT không đủ điều kiện trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn hoặc giao cho ban quản lý chuyên ngành làm Chủ nhiệm điều hành dự án, CĐT phải trình lên cấp có thẩm quyền quyết định phhe duyệt tổ chức điều hành dự án. 2. Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân có năng lực và có đăng ký về tư vấn đầu tư và xây dựng. 3. Chủ nhiệm điều hành dự án có trách nhiệm: - Trực tiếp ký hợp đồng và thanh toán hợp đồng (trường hợp được CĐT giao) hoặc giao dịch để CĐT ký kết hợp đồng và thanh toán hợp đồng với các tổ chức khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư thiết bị, xây lắp và thanh toán hợp đồng với các nhà thầu trên cơ sở xác nhận của Chủ nhiệm điều hành dự án. - Chịu trách nhiệm thay mặt CĐT giám sát quản lý toàn bộ quá trình thực hiện dự án. - Chịu trách nhiệm trước CĐT và trước pháp luật trong việc quản lý dự án từ quá trình thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưa Dự án vào khai thác sử dụng va các vấn đề có liên quan khác có ghi trong hợp đồng. 2.5.3. Hình thức chìa khóa trao tay: 1. Hình thức chìa khóa trao tay là hình thức quản lý thực hiện dự án sau khi dự án đã có quyết định đầu tư. Trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, CĐT lựa chọn nhà thầu và giao cho nhà thầu thực hiện tổng thầu từ khảo sát thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị, xây lắp cho đến khi hoàn thành bàn giao công trình cho CĐT. 2. Đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì hình thức này chỉ áp dụng đối với dự án nhóm C, các trường hợp khác phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- 3. Trách nhiệm quản lý thực hiện dự án: a. Chủ đầu tư có trách nhiệm: Làm thủ tục trình duyệt dự án. - Tổ chức đấu thầu để lựa chọn tổng thầu. - Ký kết và thực hiện hợp đồng đã ký kết với nhà thầu. - Tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng xây dựng cho - nhà thầu theo tiến độ trong hợp đồng và các quy định của pháp luật. - Đảm bảo vốn để thanh toán theo kế hoạch và hợp đồng kinh tế. - Giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. - Thực hiện các nhiệm vụ khác của CĐT. b. Nhà thầu có trách nhiệm: - Thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với CĐT. - Chịu trách nhiệm trước CĐT và pháp luật về tiến độ, chất lưọng, giá cả và các yêu cầu khác của dự án theo đúng hợp đồng đã ký kết. - Trường hợp có giao thầu lạicho các thầu phụ thì phải thực hiện đúng cam kết trong hồ sơ dự thầu và hợp đồng do tổng thầu đã ký với CĐT. - Chiụ hoàn toàn trách nhiệm về quá trình thực hiện dự án cho đến khi bàn giao cho CĐT khai thác, vận hành dự án. - Thực hiện bảo hành công trình và các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. 2.5.4. Hình thức tự thực hiện Dự án: 1. Hình thức tự thực hiện dự án chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau: - CĐT là doanh nghiệp có đăng ký hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án, không phân biệt nguồn vốn đầu tư,. - CĐT đủ năng lực hoạt động sản xuất, xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án trồng rừng, trồng cây lâu năm; dự án nuôi, trồng thủy sản; dự án giống cây trồng vật nuôi; khai hoang xây dựng đồng ruộng; dự án đầu tư hầm lò, khai thác than, quặng, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên các công trình xây dựng, thiết bị sản xuất, các công trình xây dựng trại giam. 2. Khi thực hiện hình thức tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng), CĐT phải tổ chức giám sát chặt chẽ việc sản xuất , xây dựng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình xây dựng. Bộ xây dựng hướng dẫn chi tiết các hình thức quản lý dự án. 2.6. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG XÂY DỰNG: 2.6.1. CHỈ ĐỊNH THẦU: là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu có độ tin cậy cao, đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng. Điều kiện áp dụng: - Trường hợp bất khả kháng do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày có quyết định chỉ định thầu, CDA phải cáo người hoặc cấp có thẩm quyền về nội dung chỉ định thầu. Người hoặc cấp có thẩm quyền nếu phát hiện việc chỉ định thầu sai với quy định phải kịp thời xử lý. - Gói thầu có tính chất thử nghiệm, bí mật quốc gia do Thủ tướng Chính phủ quyết định. - Gói thầu có: +) giá trị < 1tỷ đối với GT mua sắm hàng hóa và GT xây lắp. +) giá trị < 0,5tỷ đối với GT tư vấn. - Gói thầu có tính chất đặc biệt khác: +) Do yêu cầu của cơ quan tài trợ vốn. +) Do tính chất phức tạp về kỹ thuật và công nghệ. +) Do yêu cầu đột xuất của DA. 2.6.2. ĐẤU THẦU LỰA CHỌN ĐỐI TÁC ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN: 1. KHÁI NIỆM:
- Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng yêu cầu của bên - mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giá của các nhà thầu. - Xét thầu là quá trình phân tích, đánh giá các hồ sơ dự thầu để xét chọn đơn vị trúmg thầu. 2. PHÂN LOẠI ĐẤU THẦU XÂY DỰNG: A. Phân theo số lượng tham gia: a. Đấu thầu rộng rãi: - Số lượng nhà thầu tham gia: không hạn chế. - Mời thầu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Thời gian mời thầu ít nhất là 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. - áp dụng cho những dự án, công trình đơn giản, yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ không có gì đặc biệt. b. Đấu thầu hạn chế: - Số lượng nhà thầu được mời tham gia: ít nhất là 5 nhà thầu. Trường hợp thực tế có < 5 nhà thầu thì bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình lên cấp có thẩm quyền quyết định xem xét giải quyết. - Điều kiện áp dụng: + Chỉ có 1 số nhà thầu đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu. + Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế. + Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi hơn. + áp dụng cho những dự án, công trình có về kỹ thuật, công nghệ phức tạp. B. Phân theo công tác xây dựng: Tùy theo tính chất công việc mà đấu thầu theo từng loại công việc: Công tác xây dựng, lắp đặt điện nước, cung ứng vật tư thiết bị, lắp đặt thiết bị. D. Phân theo hồ sơ: Theo hình thức này, có thể đấu thầu từ khi CĐT bắt đầu có hồ sơ thiết kế. Khác với quy định trong nước, trên thế giới có thể tiến hành đấu thầu ở bất kỳ giai đoạn thiết kế nào (thiết kế sơ bộ, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công …) E. Phân theo dạng hợp đồng: Khi tổ chức đấu thầu, CĐT phải dự kiến các dạng hợp đồng sẽ ký để chuẩn bị hồ sơ đấu thầu. Các dạng đó là: - Hợp đồng trọn gói: Là đấu thầu theo giá trọn gói của hợp đồng (không cần phải lập dự toán). CĐT sẽ thanh toán cho nhà thầu theo mức giá trọn gói đã bỏ thầu và trúng thầu, không phụ thuộc vào sự thay đổi của giá cả. - Hợp đồng chi phí thù lao: Là hợp đồng thuê công nhân tính theo tỷ lệ so với chi phí vật tư, thiết bị. Đó là mức giá đấu thầu do mỗi nhà thầu tự đề ra (giá bỏ thầu) trong đơn dự thầu. - Hợp đồng theo đơn giá: Đây là hình thức được áp dụng rộng rãi nhất. Khi lập đơn giá để dự thầu theo hình thức này, các nhà thầu lên đơn giá cho từng loại công tác. CĐT lấy đơn giá dự thầu nhân với khối lượng thực hiện để xác định giá trị thanh toán. PHƯƠNG THỨC ÁP DỤNG: a. Đấu thầu 1 túi hồ sơ còn gọi là đấu thầu 1 phong bì: - Theo hình thức này, nhà thầu nộp các đề xuất: Kỹ thuật, tài chính, giá bỏ thầu và các điều kiện khác trong 1 túi hồ sơ. - áp dụng: cho trường hợp đấu thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp. b. Đấu thầu 2 túi hồ sơ: - Theo hình thức này, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về kinh tế tài chính trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng 1 thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất về kỹ thuật được xem xét trước để đánh giá. Các NT đạt điểm kỹ thuật từ 70% trở lên được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đáng giá.
- - áp dụng: cho trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn. c. Đấu thầu 2 giai đoạn: - Trường hợp áp dụng: +) GT mua sắm hàng hóa và GT xây lắp có gía trị từ 500 tỷ đồng VN trở lên. +) GT mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghê thiết bị toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật. +) GT xây lắp đặc biệt phức tạp. +) Dự án thực hiện theo hình thức chìa khóa trao tay. - Quá trình thực hiện gồm 2 giai đoạn: +) Giai đoạn 1: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu sơ bộ gồm đề xuất về kỹ thuật và phương án tài chính ( chưa có giá) để bên mời thầu xem xét và thảo luận cụ thể với từng nhà thầu, nhằm thống nhất về yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật để nhà thầu chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu chính thức của mình. +) Giai đoạn 2: Các nhà thầu đãtham gia GĐ1 nộp hồ sơ dự thầu chính thức với đề xuất kỹ thuật đã bổ sung hoàn chỉnh trên cùng 1 mặt bằng về kỹ thuật và đề xuất chi tiết về tài chính với đầy đủ nội dung về tiến độ thực hiện, điều kiện hợp đồng, giá dự thầu. d. Đấu thầu cạnh tranh: Hình thức này thường được áp dụng cho những gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư có quy mô nhỏ và đơn giản. Mỗi gói thầu phải có 3 bản chào giá của nhà thầu khác nhau. e. Mua sắm trực tiếp: Phương thức này áp dụng trong trường hợp người có thảm quyền quyết định đầu tư cho phép đối với những loại vật tư, thiết bị có nhu cầu gấp để hoàn thành dự án mà trước đó các loại vật tư, thiết bị này đã được tiến hành đấu thầu và được người có thẩm quyền cho phép thực hiện. TỔ CHỨC ĐẤU THẦU: a. ĐẤU THẦU TUYỂN CHỌN TƯ VẤN: Tư vấn là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu trong việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. a. Nội dung tư vấn: - Tư vấn chuẩn bị dự án gồm: lập quy hoạch tổng sơ đồ phát triển, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đánh giá báo cáo quy hoạch tổng sơ đồ phát triển, đánh giá báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đánh giá báo cáo nghiên cứu khả thi. - Tư vấn thực hiện dự án gồm: Lập thiết kế, dự toán, tổng dự toán; đánh giá thẩm tra thiết kế, dự toán, tổng dự toán (nếu có); lập hồ sơ mời thầu: phân tích,đánh giá hồ sơ dự thầu; giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. - Các tư vấn khác gồm: quản lý dự án, thu xếp tài chính, điều hành thực hiện dự án, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các công việc khác. b. Yêu cầu đối với nhà tư vấn: - Có đủ trình độ chuyên môn phù hợp. Có chứng chỉ, bằng cấp xác nhận trình độ chuyên môn phù hợp. - Nhà tư vấn phải chịu trách nhiệm trước bên mời thầu về tính đúng đắn, chính xác khách quan đối vói công tác chuyên môn và hoàn thành công việc theo hợp đồng đã ký. - Nhà tư vấn không được tham gia đánh giá kết quả công việc do mình thực hiện và không được tham gia đấu thầu thực hiện các gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp do mình làm tư vấn (trừ gió thầu thực hiện theo loại hợp đồng chìa khóa rao tay). c. Loại hình tư vấn:
- Các tổ chức tư vấn của Chính phủ hoặc phi Chính phủ hoạt động theo quy định - của pháp luật. Các chuyên gia hoạt động độc lập hoặc thuộc một tổ chức hoạt động theo quy - định của pháp luật. d. Trình tự tổ chức đấu thầu tư vấn: Việc tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện theo trình tự sau: Lập hồ sơ mời thầu; - Thông báo đăng ký dự thầu; - Xác định danh sách ngắn; - Mời thầu; - Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu; - Mở túi hồ sơ đề xuất phương án kỹ thuật; - Đánh giá đề xuất kỹ thuật; - Mở túi hồ sơ đề xuất phương án tài chính; - Đánh giá tổng hợp. - Trình duyệt danh sách xếp hạng các nhà thầu. - Thương thảo hợp đồng; - Trình duyệt kết quả đấu thầu; - Trình duyệt kết quả đấu thầu; - Công bố trúng thầu và thương thảo hoàn thiện hợp đồng; - Trình duyệt nội dụng hợp đồng. - e. Chi phí tư vấn: thực hiện theo quy định cuat pháp luật hiện hành. b. ĐẤU THẦU XÂY LẮP: a. Trình tự tổ chức đấu thầu: Để tổ chức đấu thầu xây lắp trước hết CĐT phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu quy định. Ngoài những tàI liệu trong hồ sơ mời thầu, CĐT còn phải chuẩn bị các công việc sau: Xin giấy phép sử dụng đất; - Xin giấy phép xây dựng; - Giải phóng mặt bằng xây dựng theo tiến độ; - Tính toán giá xét thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ xét chọn - giá trúng thầu. Mức giá này không công khai trong hồ sơ mời thầu, nhằm để các đơn vị dự thầu đề xuất nhiều mức giá khác nhau trong cạnh tranh. Việc thực hiện đấu thầu xây lắp thực hiện theo trình tự sau: - + Sơ tuyển nhà thầu (nếu có); + Lập hồ sơ mời thầu; + Gửi thư mời thầu hoặc thông báo mời thầu; + Mở thầu; + Đánh giá, xếp hạng nhà thầu; + Trình duyệt kết quả đấu thầu; + Công bố trúng thầu, thương thảo hoàn thiện hợp đồng; + Trình dụỵêt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng. Nội dung hợp đồng phải được người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt ( chỉ bắt buộc đối với các hợp đồng sẽ ký với nhà thầu trong nước mà kết quả đấu thầu do Thửtớng Chính phủ phê duyệt). b. Sơ tuyển nhà thầu: Chỉ các gói thầu có gí rị từ 200 tỷ trở lên mới cần sơ tuyển để lựa chọn các nhà thầu đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Sơ tuyển nhà thầu được thực hiện qua các bước sau: Lập hồ sơ sơ tuyển gồm: Thư mời sơ tuyển, chỉ dẫn sơ tuyển, tiêu chuẩn đánh - giá, phụ lục kèm theo; Thông báo sơ tuyển; - Nhận và quản lý hồ sơ dự sơ tuyển; -
- Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển; - Trình duyệt kết quả sơ tuyển; - Thông báo kết quả sơ tuyển. - c. Hồ sơ mờ thầu bao gồm: Thư mời thầu; - Mộu đơn dự thầu; - Chỉ dẫn đối với nhà thầu; - Các điều kiện ưu đãi (nếu có); - Các loạI thuế theo quy định của pháp luật; - Hồ sơ thiết kết kỹ thuật kèm theo bản tiên lượng và chỉ dẫn kỹ thuật; - Tiến độ thi công; - Tiêu chuẩn đánh giá (bao gồm phương pháp và cách thức quy đổi về cùng mặt - bằng để xác định giá đánh giá); Điều kiện chung và điều kiện cụ thể của hợp đồng; - Mẫu bảo hành dự thầu; - Mẫu thõa thuận hợp đồng; - Mẫu bảo lãnh thực hiện hợp đồng; - d. Thư hoặc thông báo mời thầu bao gồm: Tên và địa chỉ bên mời thầu; - Khái quát dự án, địa điểm, thời gian và các nội dung khác; - Chỉ dẫn tìm hiểu hồ sơ mời thầu; - Các điều kiện tham gia dự thầu; - Thời gian, địa đIểm nhận hồ sơ mời thầu. - e. Chỉ dẫn đối với nhà thầu: Nhà thầu cần thực hiện đủ các chỉ dẫn sau: Mô tả tóm tắt dự án; nguồn vốn thực hiện dự án; - Tiêu chuần kỹ thuật áp dụng; - Yêu cầu năng lực, kinh ngghiệm và địa vị hợp pháp của nhà thầu, các chứng cứ - và những thông tin liên quan đến nhà thầu trong khoảng thời gian hợp lý trước thời điểm dự thầu. Thăm hiện trường (nếu có) và giải đáp các câu hỏi của nhà thầu. - f. Hồ sơ dự thầu bao gồm các nội dung: Nội dung về hành chính, pháp lý: - + Đơn dự thầu hợp lệ (phải có chữ ký của người có thẩm quyền); + Bản sao giấy đăng ký kinh doanh; + Tài liệu giới thiệu năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu kể cả thầu phụ (nếu có). + Văn bản thỏa thuận liên doanh ( trường hợp liên doanh dự thầu); + Bảo lãnh dự thầu. Nội dung về kỹ thuật: - + Biện pháp và tổ chức thi công đối với gói thầu; + Tiến độ thực hiện hợp đồng. + Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng; + Các biện pháp đảm bảo chất lượng. Nội dung về thương mại, tài chính: - + Giá dự thầu kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết; + Điều kiện tài chính (nếu có) + Điều kiện thanh toán. g. Bảo lãnh dự thầu: Nhà thầu phải nộp bảo lãnh dự thầu cùng với hồ sơ dự thầu. Trường hợp áp - dụng phương thức đấu thầu 2 giai đoạn, ãnh dự thầu nộp ở giai đoạn 2.
- Giá trị bảo lãnh dự thầu từ (1-3)% giá dự thầu. Bên mời thầu có thể quy định - mức bảo lãnh thống nhất để đảm bảo bí mật về mức giá dự thầu cho các bên dự thầu. Bên mời thầu quy định hình thức và điều kiện bảo lãnh dự thầu. Bảo lãnh dự thầu sẽ được trả lạI cho hững nhà thầu không trúng thầu trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu. - Nhà thầu không được nhận lại bảo lãnh trong những trường hợp sau: + Trúng thầu nhưng từ chối không thực hiện hợp đồng; + Rút hồ sơ dự thầu sau khi đóng thầu; + Vi phạm Quy chế Đấu thầu. - Bảo lãnh dự thầu chỉ được áp dụng cho các hình thức đấu thầu rộng rãi và hạn chế. - Sau khi nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng, nhà thầu trúng thầu được hoàn trả bảo lãnh dự thầu. h. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu: Việc đánh giá hồ sơ dự thầu được thực hiện theo tiêu chuẩn về các nội dung sau: - Kỹ thuật, chất lượng bao gồm các nội dung sau: mức độ đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng vật tư thiết bị nêu trong hồ sơ thiết; tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công; đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, mức độ đáp ứng của thiết bị ti công (số lượng, chất lượng và tiến độ huy động); biện pháp đảm bảo chất lượng. - Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu gồm kinh nghiệm đã thực hiện các dự án có yêu cầu kỹ thuật ở vùng địa lý và hiện trường tương tự; số lượng, trình độ cán bộ, cvông nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện dự án; năng lực tài chính (doanh số, lợi nhuận và các chỉ tiêu khác). - Tài chính và giá cả: khả năng cung cấp tài chính (nếu có yêu cầu), các điều kiện thương mại và tài chính, giá đánh giá. - Tiến độ thi công: mức độ đảm bảo tổng tiến độ quy định trong hồ sơ mời thầu; tính hợp lý về tiến độ hoàn thành giữa các hạng mục công trình có liên quan. i. Đánh giá hồ sơ dự thầu: bên mời thầu nghiên cứu, đánh giá chi tiết và xếp hạng các hồ sơ dự thầu đã được mở căn cứ theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi mở thầu. *) Nguyên tắc đánh giá: - Sử dụng phương pháp chấm điểm đối với các gói thầu tư vấn, đấu thầu lựa chọn, đánh giá hồ sơ dự tuyển, mua sắm và xây lắp. - Sử dụng phương pháp đánh giá đối với gói thầu mua sắm hàng hóa và xây lắp theo 2 bước. - Không sử dụng giá xét thầu, giá sàn mà sử dụng giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt. *) Trình tự đánh giá: - Đánh giá sơ bộ: nhằm loại bỏ các hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu, gồm: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu; xem xét sự đáp ứng cơ bản hồ sơ dự thầu đối với hồ sơ mời thầu , làm rõ hồ sơ dự thầu (nếu cần). - Đánh giá chi tiết: gồm 2 bước: Bước1: Đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn, các nhà thầu đạt số điểm tối thiểu từ 70% tổng số điểm về mặt kỹ thuật trở lên sẽ được chọn vào danh sách ngắn. Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính, thương mại: tiến hành đánh giá về mặt tài chính, thương mại các nhà thầu thuộc danh sách ngắn trên cùng một mặt bằng theo tiêu chuẩn đánh giá đã được phê duyệt. Việc nh đánh giá về mặt tài chính, thương
- mại nhằm xác định giá đánh giá bao gồm: sữa lỗi, hiệu đính các sai lệch, chuyển đổi giá dự thầu sang một đồng tiền chung, đưa về một mặt bằng để so sánh, xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu. Xếp hạng hồ sơ dự thầu theo đánh giá và kiến nghị nhà thầu trúng thầu với giá thầu trúng tương ứng. j. Kết quả đấu thầu: phải do người hoặc cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Bên mời thầu sẽ mời nhà thầu trúng thầu đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Nếu không thành công, bên mời thầu sẽ mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo nhưng phải được người hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. k. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên mời thầu để đảm bảo trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký. Giá trị bảo lãnh không quá 10% giá trị hợp đồng tùy theo loại hình và quy mô của từng hợp đồng. Trường hợp đặc biệt cần mức bảo lãnh thực hiện hợp đồng cao hơn phải được người hoặc cấp có thẩm quyền chấp nhận. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng có hiệu lực cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành hoặc bảo trì. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Thời hạn nộp: Nhà thầu trúng thầu phải nộp bảo lãnh thực hiện hợp đồng trước khi ký hợp đồng; - Hình thức bảo lãnh dưới dạng tiền mặt, sáec, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương; - Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh; - Đồng tiền bảo lãnh. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng phải được áp dụng đối với tất cả các hình thức lựa chọn nhà thầu đã trình bày ở trên. 2.7. HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG: 2.7.1. KHÁI NIỆM: 1. Hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng kinh tế trong xây dựng nói riêng là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất,trao đổi hàng hóa, dịch vụ , nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa hoc - kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đê xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. 2. Hợp đồng xây dựng: được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây, lập dự án đầu tư xây dựng công trình và các công việc khác trong xây dựng. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng xây dựng có thể có nhiều nội dung khác nhau. 3. Chủ thể hợp kinh tế: là những pháp nhân và các cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hợp đồng kinh tế được ký kết bởi các bên: - Pháp nhân với pháp nhân; - Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. a. Pháp nhân: là một tổ chức có đủ các điều kiện sau: - Được thành lập một cách hợp pháp; - Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập về các tài sản đó; - Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật. b. Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật: là người đã được cấp giấy phép kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định về đăng ký kinh doanh. 2.7.2. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA HỢP ĐỒNG: bao gồm các khoản dưới đây:
- 1. Ngày, tháng, năm ký hợp đồng kinh tế; tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch các bên ; họ tên người đại diện, người đứng tên đăng ký kinh doanh. 2. Nội dung công việc phải thực hiện: các bên phải thỏa thuận và ghi vào hợp đồng nội dung của các công việc cần tiến hành, các chỉ định về kỹ thuật, các yêu cầu có liên quan … 3. Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc. 4. Giá cả, phương thức thanh toán. 5. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao và phương thức giao nhận sản phẩm phù hợp với điều kiện thực tế, thuận tiện và có lợi cho các bên. 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng kinh tế: các bên phải chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp với nhau về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng kinh tế. 7. Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế và tiến độ thực hiện. 8. Thời hạn bảo hành, 9. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế. 10. Các thỏa thuận khác. 2.7.3. ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG: Hợp đồng kinh tế trong xây dựng được điều chỉnh trong các trường hợp sau: - Khi có sự thay đổi dự án đầu tư xây dựng công trình. - Khi Nhà nước thay đổi chế độ chính sách có liên quan. - Các trường hợp bất khả kháng. Khi điều chỉnh hợp đồng xây dựng các bên phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng sau khi được người quyết định đầu tư cho phép. Người cho chỉnh hợp đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và bồi thường thiệt hại do hậu quả của quyết định gây ra. 2.7.4. THƯỞNG HỢP ĐỒNG, PHẠT VỊ PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG: 1. Thưởng hợp đồng: Các bên được quyền thỏa thuận về tiền thưởng hợp đồng để khuyến kích thực hiện tốt hợp đồng kinh tế. Trong trường hợp cần thực hiện tốt hợp đồng kinh tế, các bên có quyền thỏa thuận mức tiền thưởng theo tỷ lệ phần trăm giá trị hợp đồng hoặc bằng số tiền tuyệt đối. 2. Phạt vi phạm hợp đồng: Thỏa thuận về mức phạt trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với khung phạt của từng loại hợp đồng kinh tế và loại vi phạm hợp đồng kinh tế, thường quy đinh theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm, như sau: - Vi phạm chất lượng: phạt từ (3 – 12)%; - Vi phạm thời gian: Vi phạm 10 ngày đầu tiên phạt 2%; Vi phạm mỗi đợt10 ngày tiếp theo phạt (0,5-1)% cho đến mức tổng số lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày đầu tiên; Nếu hoàn toàn không thực hiện được hợp đồng kinh thì thì bị phạt đến mức 12%; - Vi phạm nghĩa vụ hoàn thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công việc một cách đồng bộ: phạt từ (6 – 12)%; - Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm, hàng hóa, công việc đã hoàn thành theo đúng hợp đồng: Vi phạm 10 ngày đầu tiên phạt 4%; Vi phạm mỗi đợt10 ngày tiếp theo phạt1% cho đến mức tổng số lần phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành mà không tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày đầu tiên. 3. Giải quyết tranh chấp hợp đồng: Các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng cách tự thương lượng giữa các bên với nhau hoặc đưa ra Trọng tài kinh tế.
- Khi có tranh chấp về thời hạn hợp đồng kinh tế do không xác định được thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế, thì trọng tài kinh tế xem xét yêu cầu về thời gian thực tế cần thiết để thực hiện công việc trong hợp đồng để xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế. Việc xử lý các tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi có vi phạm hợp đồng kinh tế được thực hiện cùng với việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế tại cơ quan trọng tài kinh tế có thẩm quyền. 2.7.5. THỰC HIỆN, THAY ĐỔI, ĐÌNH CHỈ, THANH LÝ HỢP ĐỒNG KINH TẾ TRONG XÂY DỰNG: 1. Thực hiện hợp đồng kinh tế: Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ cam kết trong hợp đồng kinh tế trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau. Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế, nếu một bên gặp khó khăn có thể dẫn đến vi phạm hợp đồng thì phải thông báo ngay cho bên kia biết, đồng thời phải tìm mọi biện pháp khác phục. Bên nhận được thông báo, tùy theo khả năng của mình góp phần khắc phục khó khăn và tìm mọi biện pháp hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. 2. Thay đổi hợp đồng kinh tế: *) Khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế phải chuyển giao toàn bộ hay từng phần nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, mà không làm đầy đủ các thủ tục chuyển giao thực hiện hợp đồng kinh tế theo quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, dẫn đến các hợp đồng kinh tế đó không được thực hiện hay không thực hiện đầy đủ, thì: - Nếu đơn vị đó không giải thể thì họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản giống như họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng kinh tế; - Nếu đơn vị đó đã giải thể thì cơ quan ra quyết định giải thể phải giải quyết hậu quả của việc hợp đồng kinh tế không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; *) Khi một bên ký kết hợp đồng kinh tế là pháp nhân phải giải thể mà không thông báo cho các bên có quan hệ hợp đồng kinh tế biết, thì: - Cơ quan ra quyết định giải thể phải giải quyết hậu quả của việc không thanh lý các hợp đồng kinh tế đã bị đình chỉ do pháp nhân giải thể; - Đại diện của pháp nhân đã ký hoặc đã ủy quyền cho người khác ký kết hợp đồng kinh tế phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật. 3. Đình chỉ hợp đồng kinh tế: Khi một bên thừa nhận hoặc đã có kết luận của Trọng tài kinh tế là có vi phạm hợp đồng kinh tế thì bên bị vi phạm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế đó, nếu việc thực hiện hợp đồng kinh tế đó không có lợi cho mình. Thông báo đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng phải bằng văn bản và được gửi cho bên vi phạm trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bên vi phạm thừa nhận hoặc đã có kết luận của Trọng tài kinh tế. Nếu hợp đồng có làm chứng thư hoặc đăng ký thì bên bị vi phạm phải gửi thông báo đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế đến cơ quan đã làm chứng thư hoặc đăng ký cùng ngày gửi cho bên vi phạm. 4. Thanh lý hợp đồng kinh tế: a. Các trường hợp thanh lý hợp đồng kinh tế: - Hợp đồng kinh tế đã thực hiện xong. - Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thõa thuận kéo dài thời hạn đó. - Hợp đồng kinh tế bị đình chỉ thực hiện hoặc bị hủy bỏ. - Khi hợp đồng kinh tế không được tiếp tục thực hiện theo quy định của hợp đồng kinh tế. b. Thời hạn quy định: để các bên thanh lý hợp đồng kinh tế là 10 ngày kể từ ngày phát sinh sự kiện nói trên. Quá thời hạn đó mà hợp đồng kinh tế không được thanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Slide bài giảng kinh tế lượng cơ bản (Bổ sung kiến thức)
0 p | 1753 | 170
-
Bài giảng đường lối Cách Mạng Đảng cộng sản Việt Nam: Quan điểm chỉ đạo về xây dựng và phát triển nền văn hóa của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay
21 p | 647 | 167
-
NGHỊ ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG ĐẦU TƯ CÔNG TRÌNH
0 p | 799 | 160
-
Lý luận đến thực tiễn về Kinh tế vùng ở Việt Nam: Phần 2
134 p | 300 | 81
-
Đề cương môn học: Kinh tế và Luật xây dựng (Có đáp án)
16 p | 415 | 75
-
Cẩm nang về quản lý tài chính trong đầu tư, xây dựng, đấu thầu: Phần 1
454 p | 165 | 49
-
Bài giảng Luật kinh tế
26 p | 230 | 30
-
Kinh tế quốc tể - Chương 5
15 p | 155 | 24
-
Thực tiễn và nhận thức mang tính quy luật trong xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5 p | 87 | 16
-
Tài liệu bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương (2022)
727 p | 53 | 15
-
Bài giảng Chương 1: Nhập môn kinh tế lượng
3 p | 253 | 6
-
Sổ tay xây dựng và phát triển hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội: Phần 2
316 p | 85 | 6
-
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế - Xây dựng chính sách hội tụ ngành
0 p | 98 | 6
-
Tìm hiểu về kinh tế văn hóa Việt Nam 1930-1980
114 p | 27 | 5
-
Xây dựng mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ban đêm tại Việt Nam
9 p | 14 | 4
-
Tài liệu ôn tập môn Kinh tế môi trường
9 p | 18 | 3
-
Hoạt động kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cu Ba
7 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn