TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 219-226<br />
<br />
TĂNG HỆ SỐ NHÂN NHANH CHỒI CÂY HOA SALEM TÍM<br />
(Limonium sinuatum L. Mill) BẰNG CÁCH SỬ DỤNG KẾT HỢP CÁC CHẤT ĐIỀU<br />
HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT VÀ ADENINE TRONG NUÔI CẤY IN VITRO<br />
Nguyễn Thị Huyền Trang*, Lê Thị Thủy Tiên<br />
Trường Đại học bách khoa, ĐHQG tp Hồ Chí Minh, nguyenthihuyentrang171@gmail.com<br />
TÓM TẮT: Để góp phần tìm ra môi trường tối ưu cho mục đích nhân giống cây hoa salem tím<br />
(Limonium sinuatum L. Mill) in vitro, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát độ tuổi sinh lý thích<br />
hợp của mẫu cấy, ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật, GA3 và adenine lên giai đoạn nhân<br />
chồi. Môi trường được sử dụng là môi trường MS cơ bản, có bổ sung 100 mg/l myo-inositol, 30 g/l<br />
sucrose và 6 g/l agar. Các thí nghiệm được duy trì ở điều kiện chiếu sáng 16 h/ngày, cường độ chiếu sáng<br />
2800 lux và nhiệt độ là 25 ± 2ºC. Nguyên liệu thích hợp nhất được lựa chọn là chồi của cây con in vitro 6<br />
tuần tuổi. Qua khảo sát về vai trò của cytokinin lên sự tạo chồi, chúng tôi nhận thấy kinetin nồng độ 4<br />
mg/l có tác động kích thích tạo chồi cao nhất (5,6 chồi/mẫu cấy) sau 8 tuần nuôi cấy. Sự kết hợp giữa<br />
kinetin nồng độ 4 mg/l với các loại auxin khác nhau (IBA, NAA và 2,4-D) không làm tăng hiệu quả tạo<br />
chồi so với kinetin riêng lẻ nhưng chồi mới hình thành có kích thước lớn. Sự hiện diện của GA3/adenine<br />
giúp tăng hiệu quả tạo chồi. Kết quả khảo sát cho thấy 4 mg/l kinetin kết hợp với 10 mg/l GA3 hoặc 10<br />
mg/l adenine có hiệu quả tạo chồi cao với số lượng chồi trung bình hình thành trên một mẫu cấy lần lượt<br />
là 7,8 và 9,73 chồi sau 8 tuần nuôi cấy.<br />
Từ khóa: Limonium sinuatum, 2,4-D, adenine, BA, GA3, IBA, kinetin, NAA<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Salem có tên khoa học là Limonium<br />
sinuatum L. Mill, thuộc họ Bạch hoa đan<br />
(Plumbaginaceae). Chi Limonium có khoảng<br />
150 loài hoang dã [3]. Salem xuất xứ từ Địa<br />
Trung Hải và đã có mặt ở Đà Lạt từ trước năm<br />
1975. Vùng trồng hoa salem phổ biến tại Đà Lạt<br />
là Đa Thiện, Thái Phiên và nhiều nơi khác. Trên<br />
thế giới, đã có nhiều tác giả tiến hành nghiên<br />
cứu đối tượng này như nuôi cấy tế bào để khảo<br />
sát khả năng tái sinh [3], loại bỏ vi khuẩn ký<br />
sinh gây hoại tử ở lá trong vi nhân giống [9] hay<br />
tạo cây lai giữa 2 loại Limonium perezii và<br />
Limonium sinuatum [5]. Trong vài năm gần đây,<br />
một bộ phận nông dân tại Đà Lạt sử dụng các<br />
giống hoa đã bị thoái hóa, trong đó có salem,<br />
dẫn đến sản lượng thấp, màu sắc và độ bền kém.<br />
Bên cạnh đó, nguồn giống chưa được chủ động,<br />
cho nên, khi thị trường cần số lượng lớn thì sản<br />
xuất không đáp ứng được [8]. Phương pháp vi<br />
nhân giống là phương pháp hiệu quả không<br />
những tạo số lượng cây giống lớn, không những<br />
ổn định về mặt di truyền, mà còn nâng cao chất<br />
lượng cây giống. Xuất phát từ yêu cầu thực tế<br />
nhằm sản xuất một lượng lớn cây giống salem<br />
có chất lượng cao và ổn định, đề tài được thực<br />
hiện với mục đích khảo sát ảnh hưởng của một<br />
<br />
số yếu tố lên sự nhân chồi của cây salem in<br />
vitro, là giai đoạn quan trọng trong công tác vi<br />
nhân giống.<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Vật liệu<br />
Chồi của cây con in vitro được sử dụng để<br />
làm vật liệu thí nghiệm. Hạt giống tạo cây con<br />
là hạt giống hoa salem thương mại được cung<br />
cấp bởi công ty TNHH Hạt Giống Hoa Việt<br />
Nam, mã số: FVN STA011 Golf Dark Blue,<br />
Hoa Kỳ.<br />
Phương pháp<br />
Môi trường nhân chồi là môi trường<br />
Murashige và Skoog (1962) (MS) [6] bổ sung<br />
100 mg/l myo-inositol, 30 g/l sucrose, 6 g/l agar<br />
và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác<br />
nhau. Các môi trường này được chỉnh về pH 5,8<br />
trước khi hấp tiệt trùng ở 121ºC, 1 atm trong<br />
thời gian 15 phút.<br />
Các thí nghiệm được duy trì ở điều kiện<br />
chiếu sáng 16 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng<br />
2800 lux và nhiệt độ là 25 ± 2ºC.<br />
Khử trùng hạt<br />
Hạt được khử trùng với dung dịch Javel<br />
thương mại 50% trong thời gian 7 phút. Môi<br />
219<br />
<br />
Nguyen Thi Huyen Trang, Le Thi Thuy Tien<br />
<br />
trường gieo hạt là môi trường MS bổ sung 100<br />
mg/l myo-inositol, 20 g/l sucrose và 6 g/l agar.<br />
<br />
chất được khảo sát là: GA3 nồng độ 3; 5; 7 và 10<br />
mg/l và Adenine nồng độ 5; 10; 15 và 20 mg/l.<br />
<br />
Khảo sát tuổi sinh lý thích hợp của mẫu cấy<br />
cho sự tạo chồi<br />
Chồi của cây con 4; 6 và 8 tuần tuổi được<br />
nuôi cấy trên môi trường nhân chồi là môi<br />
trường MS bổ sung 4 mg/l kinetin, 100 mg/l<br />
myo-inositol, 30 g/l sucrose và 6 g/l agar. Kết<br />
quả về độ tuổi sinh lý thích hợp nhất cho sự tạo<br />
chồi sẽ được sử dụng cho tất cả các thí nghiệm<br />
khảo sát nhân chồi trong báo cáo này.<br />
<br />
Phân tích và xử lý số liệu<br />
Chỉ tiêu theo dõi: Số lượng mẫu tạo chồi, số<br />
lượng chồi hình thành và hình thái chồi sau 4; 6<br />
và 8 tuần nuôi cấy.<br />
<br />
Ảnh hưởng của cytokinin lên sự tạo chồi<br />
Mẫu cấy là chồi của cây con có tuổi sinh lý<br />
thích hợp là kết quả ở thí nghiệm trước được<br />
nuôi cấy trên môi trường bổ sung BA (0; 0,2;<br />
0,5; 1; 2; 3; 4 mg/l) hoặc kinetin (0,5; 1; 2; 3; 4;<br />
5 mg/l) nhằm tìm ra loại và nồng độ cytokinin<br />
thích hợp cho việc nhân chồi cây salem. Kết quả<br />
cytokinin thích hợp cho sự cảm ứng tạo chồi<br />
cây salem sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm<br />
tiếp theo.<br />
Ảnh hưởng của sự kết hợp giữa cytokinin và<br />
auxin lên sự tạo chồi<br />
Các tổ hợp chất điều hòa sinh trưởng thực<br />
vật được sử dụng trong thí nghiệm này là IBA;<br />
2,4-D và NAA ở các nồng độ 0,05; 0,1 và 0,2<br />
mg/l kết hợp với loại cytokinin có nồng độ cảm<br />
ứng tạo chồi hiệu quả nhất thu được từ thí<br />
nghiệm khảo sát ảnh hưởng của cytokinin. So<br />
sánh hiệu quả tạo chồi trên các môi trường khảo<br />
sát với môi trường chỉ bổ sung cytokinin riêng<br />
lẻ. Môi trường có kết quả tạo chồi cao nhất sẽ<br />
được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo.<br />
Ảnh hưởng của GA3, adenine lên sự tạo chồi<br />
GA3 và adenine được bổ sung riêng lẻ vào<br />
môi trường MS có sự hiện diện của chất điều hòa<br />
sinh trưởng thực vật cảm ứng tạo chồi hiệu quả<br />
nhất từ các thí nghiệm trước. Nồng độ của các<br />
<br />
Mỗi thí nghiệm được thực hiện với 5 bình,<br />
mỗi bình chứa 3 mẫu cấy.<br />
Số liệu được ghi nhận và xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS theo phương pháp Duncan ở mức ý<br />
nghĩa 0,05.<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
<br />
Khảo sát độ tuổi sinh lý thích hợp của mẫu<br />
cấy cho sự tạo chồi<br />
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhân<br />
giống in vitro thường được nhắc đến như thành<br />
phần môi trường, điều kiện nuôi cấy, mẫu cấy.<br />
Trong đó, yếu tố mẫu cấy có thể chia làm hai<br />
nhóm: lựa chọn mẫu cấy và xử lý mẫu cấy. Các<br />
nhân tố khi chọn mẫu bao gồm kiểu gen, cơ<br />
quan được chọn, tuổi sinh lý, mùa vụ, giai đoạn<br />
sinh trưởng, độ khỏe của mẫu và nguồn mẫu.<br />
Trong báo cáo này, chúng tôi tiến hành khảo sát<br />
trên nguồn mẫu là hạt, do đó độ tuổi sinh lý của<br />
mẫu cấy có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả nhân<br />
chồi khi nuôi cấy.<br />
Ba độ tuổi sinh lý khác nhau được khảo sát<br />
và ghi nhận kết quả sau 4; 6 và 8 tuần nuôi cấy<br />
trên môi trường có bổ sung 4 mg/l kinetin được<br />
trình bày trong bảng 1. Kết quả cho thấy, có sự<br />
khác biệt rõ rệt về khả năng tạo chồi giữa những<br />
mẫu cấy có độ tuổi khác nhau. Mẫu cấy 6 tuần<br />
tuổi có khả năng tạo chồi cao nhất với số lượng<br />
chồi trên một mẫu cấy ban đầu là 5,87 chồi sau<br />
8 tuần nuôi cấy (hình 1b). Tỷ lệ tạo chồi của<br />
mẫu cấy 6 tuần tuổi cũng cao hơn so với mẫu<br />
cấy 4 và 8 tuần tuổi.<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của độ tuổi mẫu cấy đến hiệu quả nhân chồi<br />
Sau 4 tuần<br />
Sau 6 tuần<br />
Tuổi của<br />
mẫu cấy<br />
Tỉ lệ tạo<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ tạo<br />
Số lượng<br />
(tuần)<br />
chồi (%)<br />
chồi/mẫu<br />
chồi (%)<br />
chồi/mẫu<br />
4 tuần<br />
13,33a*<br />
1,13a<br />
66,67a<br />
2,53a<br />
6 tuần<br />
80,00b<br />
2,67b<br />
93,33b<br />
4,20b<br />
8 tuần<br />
6,67a<br />
1,07a<br />
13,33c<br />
1,33c<br />
<br />
Sau 8 tuần<br />
Tỉ lệ tạo<br />
Số lượng<br />
chồi (%)<br />
chồi/mẫu<br />
80,00a<br />
5,27a<br />
100,00b<br />
5,87a<br />
40,00c<br />
2,13b<br />
<br />
Các chữ cái a, b, c... thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cậy P = 0,05 theo phương pháp Duncan.<br />
<br />
220<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 219-226<br />
<br />
Quan sát hình thái mẫu cấy sau 4 tuần nuôi<br />
cấy trên môi trường có bổ sung 4 mg/l kinetin,<br />
chúng tôi nhận thấy mẫu cấy ban đầu không có<br />
sự gia tăng kích thước, các lá mới hình thành có<br />
kích thước đều nhau, chiều dài dưới 1 cm. Chồi<br />
mới xuất hiện ở nách lá và gốc của chồi ban đầu<br />
(hình 1a). Điều này chứng minh sự hiện diện<br />
của kinetin trong môi trường nuôi cấy có tác<br />
động ức chế hiện tượng ưu tính ngọn để kích<br />
thích sự hình thành và tăng trưởng của các chồi<br />
mới, tạo cụm chồi.<br />
Ở các mẫu cấy 8 tuần tuổi sau 8 tuần nuôi<br />
cấy, chồi ban đầu tiếp tục gia tăng chiều cao và<br />
tạo lá mới (hình 1c). Như vậy, ở nhóm mẫu cấy<br />
<br />
này hiện tượng ưu tính ngọn của chồi ban đầu<br />
không bị ức chế hoàn toàn, chồi mới hình thành<br />
chủ yếu ở nách lá. Đây có lẽ là nguyên nhân<br />
làm cho số lượng chồi mới hình thành thấp hơn<br />
so với mẫu cấy 4 và 6 tuần tuổi.<br />
Như vậy, mẫu cấy chồi từ cây con 6 tuần<br />
tuổi có tỷ lệ mẫu cấy tạo chồi cao, số lượng chồi<br />
mới hình thành cũng cao hơn mẫu cấy 4 tuần và<br />
8 tuần tuổi (hình 1a, b, c) nên được lựa chọn để<br />
tiến hành các thí nghiệm tiếp theo nhằm tìm ra<br />
môi trường hiệu quả cho việc nhân giống cây<br />
hoa salem.<br />
Ảnh hưởng của cytokinin lên sự tạo chồi<br />
<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của kinetin đến sự tạo chồi của mẫu cấy là chồi từ cây con 6 tuần tuổi<br />
Cytokinin<br />
Sau 4 tuần<br />
Sau 6 tuần<br />
Sau 8 tuần<br />
BA<br />
Kinetin Tỉ lệ tạo<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ tạo<br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ tạo<br />
Số lượng<br />
(mg/l) (mg/l)<br />
chồi (%)<br />
chồi/mẫu<br />
chồi (%)<br />
chồi/mẫu<br />
chồi (%)<br />
chồi/mẫu<br />
0,00a*<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,2<br />
20,00b<br />
1,20a<br />
20,00b<br />
1,27a<br />
20,00c<br />
1,27a<br />
0,5<br />
6,67a<br />
1,07a<br />
20,00b<br />
1,20a<br />
20,00c<br />
1,20a<br />
1<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
6,67a<br />
1,07a<br />
6,67ab<br />
1,07a<br />
2<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
3<br />
6,67a<br />
1,07a<br />
6,67a<br />
1,07a<br />
6,67ab<br />
1,07a<br />
4<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,2<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,5<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
1<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
0,00a<br />
1,00a<br />
13,33bc<br />
1,13a<br />
2<br />
46,67de<br />
2,13b<br />
66,67c<br />
3,00b<br />
93,33d<br />
3,93b<br />
3<br />
53,33e<br />
2,13b<br />
73,33c<br />
3,07b<br />
93,33d<br />
4,80bc<br />
4<br />
86,67f<br />
2,27b<br />
86,67d<br />
3,73b<br />
100,00d<br />
5,60c<br />
5<br />
33,33c<br />
2,07b<br />
93,33d<br />
3,60b<br />
100,00d<br />
5,73c<br />
Các chữ cái a, b, c... thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cậy P = 0,05 theo phương pháp Duncan.<br />
<br />
Sau 8 tuần khảo sát trên môi trường bổ sung<br />
chất điều hòa sinh trưởng thực vật là BA cảm<br />
ứng tạo chồi không hiệu quả. Tỷ lệ mẫu cấy tạo<br />
chồi và số lượng chồi trên một mẫu cấy cao<br />
nhất ở các môi trường có bổ sung 0,2 mg/l BA<br />
nhưng với tỷ lệ tạo chồi và số lượng chồi trung<br />
bình đều thấp (20,00% và 1,27 chồi/mẫu cấy),<br />
không có sự khác biệt về mặt thống kê so với<br />
mẫu đối chứng (hình 1i).<br />
Kết quả thể hiện ở bảng 2 cho thấy, kinetin<br />
có hiệu quả cao trong sự tạo chồi cây hoa salem.<br />
Tỷ lệ mẫu cấy tạo chồi và số lượng chồi tăng<br />
<br />
dần khi nồng độ kinetin tăng, đặc biệt trong<br />
khoảng nồng độ từ 2 đến 5 mg/l. Nghiệm thức bổ<br />
sung 1 mg/l kinetin cho kết quả tạo chồi thấp và<br />
tỉ lệ mẫu cấy tạo chồi chỉ đạt 13,33%. Các nồng<br />
độ còn lại có hiệu quả tạo chồi cao hơn đặc biệt<br />
là kinetin nồng độ 5 mg/l (5,73 chồi/mẫu cấy) và<br />
tỉ lệ mẫu cấy tạo chồi 100% sau 8 tuần nuôi cấy.<br />
Tuy nhiên nồng độ kinetin 5 mg/l là nồng độ cao,<br />
có thể gây ra những biến dị không mong muốn,<br />
khi quan sát mẫu cấy cũng phát hiện có những<br />
biểu hiện bất thường về hình thái. Ở nghiệm thức<br />
sử dụng 4 mg/l kinetin, số lượng chồi tạo thành<br />
221<br />
<br />
Nguyen Thi Huyen Trang, Le Thi Thuy Tien<br />
<br />
trên một mẫu cấy ban đầu là 5,60 chồi/mẫu cấy,<br />
khác biệt không có ý nghĩa với kinetin nồng độ 5<br />
mg/l (5,73 chồi/mẫu cấy) và tỉ lệ tạo chồi cũng<br />
đạt 100%.<br />
Trong nghiên cứu về nhân giống cây<br />
Limonium cavanillesii Erben của Amo-Marco et<br />
al. (1998) [1], kinetin là loại cytokinin có kết<br />
quả nhân chồi tốt nhất với khoảng nồng độ từ 2<br />
đến 5 mg/l. Trong báo cáo này, tác giả cũng<br />
khảo sát ảnh hưởng của BA lên sự nhân chồi<br />
của mẫu cấy và cho kết quả cao nhất trong<br />
khoảng nồng độ BA là 0,1 đến 0,5 mg/l nhưng<br />
kết quả này thấp hơn trên môi trường bổ sung<br />
kinetin nồng độ từ 2 đến 5 mg/l. Ở các nồng độ<br />
BA cao hơn mà tác giả khảo sát (1; 2; 5 mg/l)<br />
cho tỷ lệ tạo chồi và số chồi trung bình giảm.<br />
Tomoko Igawa et al. (2002) [3] cũng sử dụng<br />
BA trong nghiên cứu tái sinh cây từ nuôi cấy tế<br />
bào cây Limonium sinuatum Mill ở nồng độ 0,1<br />
và 1,0 mg/l nhưng chồi chỉ hình thành mới trên<br />
môi trường bổ sung 0,1 mg/l BA với tỷ lệ tạo<br />
chồi chỉ đạt 3,3% và số chồi mới hình thành<br />
trung bình là 0,3 chồi. Trong kết quả của Jeong<br />
et al. (2001) [4] khi khảo sát ảnh hưởng của một<br />
<br />
số cytokinin riêng lẻ và kết hợp với auxin lên sự<br />
tạo chồi của cây Limonium sinuatum cũng cho<br />
thấy BA riêng lẻ cảm ứng tốt hơn ở nồng độ<br />
thấp 1,11 µM (tương ứng 0,25 mg/l) và giảm<br />
dần khi tăng nồng độ BA lên. Ở nồng độ 8,88<br />
µM BA (tương ứng 2 mg/l) thì không có chồi<br />
mới được hình thành. Báo cáo này cũng cho<br />
thấy BA không hiệu quả trong cảm ứng sự nhân<br />
chồi trên đối tượng này.<br />
Như vậy các báo cáo trên đều cho thấy với<br />
đối tượng là Limonium sinuatum thì BA riêng lẻ<br />
chỉ có thể cảm ứng tạo chồi ở nồng độ thấp<br />
nhưng không hiệu quả vì tỷ lệ tạo chồi và số<br />
lượng chồi hình thành đều ít và thấp hơn các<br />
chất cảm ứng khác cùng khảo sát. Điều này phù<br />
hợp với số liệu mà chúng tôi đã thu nhận được<br />
là BA không thích hợp để cảm ứng với đối<br />
tượng này, kinetin cảm ứng tạo chồi hiệu quả ở<br />
nồng độ 4 và 5 mg/l. Do đó chúng tôi chọn<br />
kinetin nồng độ 4 mg/l để tiếp tục các thí<br />
nghiệm tiếp theo.<br />
Ảnh hưởng của sự kết hợp giữa cytokinin và<br />
auxin lên sự tạo chồi<br />
<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của sự phối hợp giữa auxin và 4 mg/l kinetin lên sự tạo chồi của mẫu cấy là<br />
chồi từ cây con 6 tuần tuổi<br />
Auxin (mg/l)<br />
Kinetin<br />
(mg/l)<br />
<br />
IBA<br />
<br />
2,4-D<br />
<br />
NAA<br />
<br />
4<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
Sau 4 tuần<br />
Số<br />
Tỉ lệ tạo<br />
lượng<br />
chồi<br />
chồi/<br />
(%)<br />
mẫu<br />
86,67a* 2,27ab<br />
<br />
Sau 6 tuần<br />
Số<br />
Tỉ lệ tạo<br />
lượng<br />
chồi (%)<br />
chồi/<br />
mẫu<br />
86,67bc<br />
3,73c<br />
<br />
Sau 8 tuần<br />
Số<br />
Tỉ lệ tạo lượng<br />
chồi (%)<br />
chồi/<br />
mẫu<br />
100,00a<br />
5,60d<br />
<br />
4<br />
<br />
0,05<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
66,67b<br />
<br />
2,67a<br />
<br />
100,00a<br />
<br />
4,07c<br />
<br />
100,00a<br />
<br />
5,27d<br />
<br />
4<br />
<br />
0,1<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
66,67b<br />
<br />
1,93ab<br />
<br />
86,67bc<br />
<br />
3,33c<br />
<br />
100,00a<br />
<br />
5,07d<br />
<br />
4<br />
<br />
0,2<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
60,00bc<br />
<br />
2,20ab<br />
<br />
86,67bc<br />
<br />
3,73c<br />
<br />
93,33ab<br />
<br />
4,93d<br />
<br />
4<br />
<br />
-<br />
<br />
0,05<br />
<br />
-<br />
<br />
53,33cd<br />
<br />
1,80ab<br />
<br />
80,00cd<br />
<br />
3,47c<br />
<br />
93,33ab<br />
<br />
5,20d<br />
<br />
4<br />
<br />
-<br />
<br />
0,1<br />
<br />
-<br />
<br />
40,00ef<br />
<br />
1,53b<br />
<br />
73,33d<br />
<br />
2,80c<br />
<br />
86,67b<br />
<br />
4,67d<br />
<br />
4<br />
<br />
-<br />
<br />
0,2<br />
<br />
-<br />
<br />
33,33f<br />
<br />
1,47b<br />
<br />
80,00cd<br />
<br />
2,80c<br />
<br />
86,67b<br />
<br />
4,53d<br />
<br />
4<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0,05<br />
<br />
46,67de<br />
<br />
1,67b<br />
<br />
86,67bc<br />
<br />
3,87c<br />
<br />
86,67b<br />
<br />
4,20d<br />
<br />
4<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0,1<br />
<br />
53,33cd<br />
<br />
1,87ab<br />
<br />
93,33ab<br />
<br />
3,40c<br />
<br />
100,00a<br />
<br />
4,73d<br />
<br />
4<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
0,2<br />
<br />
60,00bc<br />
<br />
2,20ab<br />
<br />
80,00cd<br />
<br />
3,40c<br />
<br />
100,00a<br />
<br />
4,47d<br />
<br />
Các chữ cái a, b, c... thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cậy P = 0,05 theo phương pháp Duncan.<br />
<br />
222<br />
<br />
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 219-226<br />
<br />
Auxin khi kết hợp với cytokinin sẽ giúp sự<br />
tăng trưởng chồi non và khởi phát sự tạo mới<br />
mô phân sinh ngọn chồi từ nhu mô. Gaspar et<br />
al. (2003) [2] cho rằng các thí nghiệm tạo chồi<br />
bất định thường cho kết quả cao khi sử dụng<br />
cytokinin nồng độ cao và auxin nồng độ từ thấp<br />
đến trung bình. Do đó, các auxin trong thí<br />
nghiệm này được sử dụng ở nồng độ thấp nhằm<br />
khảo sát tác động của sự phối hợp giữa auxin và<br />
kinetin trên sự tạo chồi cây hoa salem.<br />
Sau 8 tuần khảo sát trên các môi trường bổ<br />
sung auxin với loại và nồng độ khác nhau, hiệu<br />
quả tạo chồi cao nhất lần lượt ở các nghiệm<br />
thức có 0,05 mg/l IBA (5,27 chồi/mẫu cấy),<br />
0,05 mg/l 2,4-D (5,20 chồi/mẫu cấy) và 0,1<br />
mg/l NAA (4,73 chồi/mẫu cấy) (bảng 3). Tuy<br />
nhiên, số lượng chồi tạo thành trung bình trên<br />
một mẫu cấy ban đầu ở các môi trường này đều<br />
thấp hơn môi trường chỉ bổ sung kinetin riêng lẻ<br />
và các sự khác biệt này là không có ý nghĩa.<br />
Như vậy, khi kết hợp với 4 mg/l kinetin thì sự<br />
hiện diện của auxin không giúp nâng cao hiệu<br />
quả tạo chồi của cây hoa salem.<br />
IBA là loại auxin có độ bền không cao, sau<br />
30 ngày ngoài sáng nồng độ IBA có thể giảm đi<br />
60% [7]. Trong khi đó, khi quan sát nhận thấy<br />
mẫu cấy chồi cây salem có biểu hiện đáp ứng<br />
tạo chồi dưới tác động của chất điều hòa sinh<br />
trưởng thực vật sau 3 tuần nuôi cấy. Như vậy,<br />
mẫu cấy cần thời gian cảm ứng dài và trong<br />
<br />
khoảng thời gian này IBA có thể đã bị giảm<br />
hoạt tính nên tác động của IBA đến mẫu cấy<br />
không rõ rệt.<br />
Trên môi trường có sự hiện diện của 2,4-D,<br />
có sự hình thành các mô sẹo nhỏ ở cuống lá, nơi<br />
tiếp xúc với môi trường nuôi cấy (hình 1e). Mô<br />
sẹo khi mới xuất hiện có màu trắng, sau đó bị<br />
nâu hóa. 2,4-D là một loại auxin mạnh, có vai<br />
trò quan trọng trong sự kích thích sự phân chia<br />
của tế bào tạo mô sẹo. Tuy vậy, số lượng mô<br />
sẹo hình thành trong thí nghiệm này ít do 2,4-D<br />
chỉ được sử dụng với nồng độ thấp.<br />
Về hình thái mẫu cấy, các chồi mới tạo thành<br />
ở tất cả các môi trường bổ sung auxin đều có<br />
kích thước lớn hơn các chồi được tạo thành trên<br />
môi trường chỉ bổ sung 4 mg/l kinetin. Trong đó,<br />
chiều cao của chồi mới hình thành trên môi<br />
trường bổ sung NAA lớn hơn chồi trên môi<br />
trường có bổ sung IBA hay 2,4-D (Hình 1d, e, f).<br />
Ở nhiều loài thực vật, việc kết hợp auxin ở nồng<br />
độ thấp với cytokinin giúp nâng cao hiệu quả tạo<br />
chồi. Nhưng trong nghiên cứu này, với cả 3 loại<br />
auxin đã được tiến hành khảo sát là 2,4-D, NAA<br />
và IBA thì kết quả đều không có sự khác biệt<br />
hoặc thấp hơn so với khi sử dụng kinetin riêng lẻ.<br />
Tuy nhiên, việc sử dụng auxin kết hợp với<br />
kinetin giúp các chồi mới hình thành có kích<br />
thước lớn, dễ tách ra thành từng chồi riêng biệt<br />
để chuyển sang môi trường tạo rễ.<br />
Ảnh hưởng của GA3 lên sự tạo chồi<br />
<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của sự phối hợp giữa GA3 và 4 mg/l kinetin lên sự tạo chồi của mẫu cấy là chồi<br />
từ cây con 6 tuần tuổi<br />
Kinetin<br />
(mg/l)<br />
<br />
GA3<br />
(mg/l)<br />
<br />
4<br />
4<br />
4<br />
4<br />
4<br />
<br />
3<br />
5<br />
7<br />
10<br />
<br />
Sau 4 tuần<br />
Tỉ lệ tạo<br />
Số lượng<br />
chồi (%)<br />
chồi/ mẫu<br />
86,67a*<br />
2,27a<br />
26,67b<br />
1,40b<br />
33,33bc<br />
1,53b<br />
53,33d<br />
1,73ab<br />
40,00cd<br />
1,60ab<br />
<br />
Sau 6 tuần<br />
Tỉ lệ tạo<br />
Số lượng<br />
chồi (%) chồi/ mẫu<br />
86,67a<br />
3,73c<br />
100,00b<br />
4,13c<br />
100,00b<br />
4,27c<br />
93,33ab<br />
4,00c<br />
100,00b<br />
4,73c<br />
<br />
Sau 8 tuần<br />
Tỉ lệ tạo<br />
Số lượng<br />
chồi (%)<br />
chồi/ mẫu<br />
100,00a<br />
5,60d<br />
100,00a<br />
5,87d<br />
100,00a<br />
6,27de<br />
100,00a<br />
6,53de<br />
100,00a<br />
7,80e<br />
<br />
Các chữ cái a,b,c… thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức tin cậy P = 0,05 05 theo phương pháp Duncan.<br />
<br />
Có nhiều kết quả khác nhau về tác động của<br />
GA3 trên các đối tượng mẫu cấy khác nhau.<br />
Mẫu cấy thực vật nói chung tăng trưởng và phát<br />
triển không cần đến sự hiện diện của gibberellin<br />
<br />
trong môi trường nuôi cấy. Tuy nhiên, sự tăng<br />
trưởng của chồi từ đỉnh sinh trưởng và chồi bên<br />
cũng có thể gia tăng khi bổ sung thêm<br />
gibberellin. Ở một số loài thực vật, acid<br />
223<br />
<br />