Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
85(09)/2: 161 - 164<br />
<br />
TẠO DÕNG VÀ XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ cDNA MÃ HÓA PROTEIN<br />
ANTIVIRUS LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ KHÁNG VIRUS Ở TÔM SÖ<br />
(PENAEUS MONODON)<br />
Hoàng Thị Thu Yến1, Kim Thị Phương Oanh2,<br />
Phạm Anh Tuấn3, Nông Văn Hải2<br />
1<br />
<br />
Đại học Thái nguyên; 2 Viện Công nghệ sinh học - Viện KHCN Việt Nam<br />
Tổng Cục Thủy Sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam<br />
<br />
3<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Các bệnh gây ra do virus là thách thức lớn nhất đối với nghề nuôi tôm trên toàn thế giới, đặc biệt<br />
là bệnh do virus gây hội chứng đốm trắng (White Spots Syndrome Virus- WSSV). Hiện nay vẫn<br />
chƣa có biện pháp để kiểm soát WSSV khi dịch bệnh tôm xảy ra. Do đó, các gen thực hiện chức<br />
năng liên quan đến khả năng miễn dịch của tôm đƣợc đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Trong đó<br />
antivirus là gen đầu tiên liên quan đến khả năng kháng virus gây hội chứng đốm trắng đã đƣợc<br />
công bố ở tôm sú (PmAV). Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành tạo dòng và xác định<br />
trình tự cDNA đầy đủ mã hóa protein antivirus PmAV. Gen antivirus có chiều dài 513 bp, mã hóa<br />
cho 170 amino acid. Kết quả so sánh trình nucleotide của gen antivirus cho thấy không có sự sai<br />
khác về trình tự nucleotide so với trình tự gen PmAV đã công bố trên GenBank (mã số GenBank<br />
tƣơng ứng: AY302750, DQ641258 và HM034318). Trình tự gen PmAV của chúng tôi phân lập đã<br />
đƣợc đăng ký trên GenBank với mã số HQ662559. Đoạn cDNA mã hóa antivirus mà chúng tôi<br />
phân lập đƣợc là nguyên liệu có thể phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm làm sáng tỏ<br />
chức năng của protein này.<br />
Từ khóa: Tôm sú, gen liên quan đến virus gây bệnh đốm trắng, gen liên quan đến miễn dịch, gen<br />
liên quan đến kháng khuẩn, antivirus gen, hội chứng đốm trắng.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Nƣớc ta có diện tích mặt nƣớc ngọt, lợ và<br />
biển khá lớn, bao gồm các sông, suối, ao hồ<br />
và gần 2000 km bờ biển với thành phần giống<br />
loài thủy sản phóng phú là tiềm năng to lớn<br />
để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tôm sú là<br />
đối tƣợng nuôi phổ biến ở các vùng nƣớc lợ,<br />
mặn trên toàn quốc. Nghề nuôi tôm ở nƣớc ta<br />
là một thế mạnh của thuỷ sản. Theo Hiệp hội<br />
Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam<br />
(VASEP), năm 2010 lần đầu tiên xuất khẩu<br />
tôm của Việt Nam vƣợt con số 2 tỷ USD, với<br />
241.000 tấn, tăng 13,4% về khối lƣợng và<br />
24,4% về giá trị so với 209.567 tấn và 1,675<br />
tỷ USD của năm 2009, diện tích nuôi tôm sú<br />
cả nƣớc đạt 613.718 ha, giá trị xuất khẩu tôm<br />
sú ƣớc đạt 1,45 tỷ USD. Việt Nam đã trở<br />
thành một trong năm quốc gia xuất khẩu tôm<br />
lớn nhất thế giới.<br />
Tuy nhiên, nghề nuôi tôm ở nƣớc ta cũng nhƣ<br />
các nƣớc trên thế giới đã gặp nhiều khó khăn<br />
do tôm bị nhiễm vi khuẩn và virus. Đặc biệt,<br />
bệnh do WSSV đã gây nên sự thiệt hại lớn về<br />
kinh tế [1], [5]. Hiện nay vẫn chƣa có biện<br />
phát để kiểm soát WSSV khi dịch bệnh tôm<br />
*<br />
<br />
xảy ra. Do đó, nghiên cứu khả năng miễn dịch<br />
của tôm đƣợc đặc biệt quan tâm. Gần đây, đã<br />
có một số nghiên cứu về các protein/gen có<br />
liên quan đến các phản ứng của vật chủ đối<br />
với một số loại virus phổ biến nhƣ: virus gây<br />
bệnh đốm trắng (WSSV), virus gây bệnh đầu<br />
vàng (YHV) và Taura virus [2]. Tuy nhiên, cơ<br />
chế phân tử của các phản ứng miễn dịch ở<br />
tôm đối với virus thì vẫn chƣa đƣợc sáng tỏ.<br />
Năm 2003, Luo và đồng tác giả đã phân lập<br />
gen kháng virus đầu tiên từ tôm sú nhiễm<br />
WSSV (kí hiệu PmAV). cDNA của gen này<br />
có chiều dài 513 bp, mã hóa cho 170 amino<br />
acid. PmAV tái tổ hợp đƣợc tạo ra ở E. coli<br />
và cũng đƣợc chứng minh có chức năng<br />
kháng virus [4]. Sau đó, cấu trúc genome,<br />
hoạt tính promoter của gen PmAV và sơ lƣợc<br />
sự biểu hiện của gen này ở cả tôm thƣờng và<br />
tôm nhiễm virus đã đƣợc nghiên cứu [3].<br />
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành<br />
phân lập gen AV từ tôm sú Việt Nam nhiễm<br />
WSSV phục vụ cho việc nghiên cứu cấu trúc<br />
và chức năng của protein này.<br />
NGUYÊN LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
Nguyên liệu<br />
<br />
Email: yenhtt79@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
161<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Chúng tôi đã tiến hành thu thập mẫu tôm bị<br />
bệnh đốm trắng tại Trạm Nghiên cứu thủy sản<br />
nƣớc lợ, km10 đƣờng cao tốc Hải Phòng - Đồ<br />
Sơn và các đầm nuôi tƣ nhân vùng lân cận.<br />
Ngay sau khi nhận tôm nguyên con, mô gan<br />
đã đƣợc tách riêng và bảo quản trong dung<br />
dịch nitơ lỏng.<br />
Phương pháp<br />
Tách chiết RNA tổng số và tinh sạch mRNA<br />
RNA tổng số đƣợc tách chiết từ mẫu mô gan<br />
tôm sú bằng phƣơng pháp sử dụng trizol<br />
(Invitrogen) theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất.<br />
Trizol là một loại dung dịch hóa chất hỗn hợp<br />
của phenol và guadinine isothiocyanate đƣợc<br />
pha sẵn chuyên dùng để tách chiết RNA tổng<br />
số từ tế bào và mô. Mẫu mô đƣợc nghiền<br />
trong trizol thành dạng đồng nhất bằng dụng<br />
cụ nghiền chuyên dụng. Trong quá trình<br />
nghiền mẫu, sự có mặt của trizol giúp bảo<br />
toàn cấu trúc của RNA trong khi phá vỡ tế<br />
bào và phân giải những thành phần khác của<br />
tế bào. Sau đó, RNA tổng số đƣợc phân tách<br />
bằng cách bổ sung chloroform và kết tủa bằng<br />
2-propanol (isopropyl alcohol). Mẫu RNA<br />
đƣợc kiểm tra bằng phƣơng pháp điện di trên<br />
gel agarose. Sau đó, mRNA đƣợc tinh sạch từ<br />
RNA tổng số bằng kit “PolyATract mRNA<br />
Isolation System III” (Promega) theo hƣớng<br />
dẫn của nhà sản xuất.<br />
Tổng hợp cDNA<br />
Để chuẩn bị cho phản ứng RT-PCR, mRNA<br />
tinh sạch đƣợc dùng làm khuôn để tổng hợp<br />
cDNA bằng mồi Oligo(dT) và enzyme<br />
Reverse Transcriptase theo kit “SuperScript.<br />
First-Strand Synthesis System for RT-PCR”<br />
(Invitrogen).<br />
Nhân gen bằng kỹ thuật RT-PCR<br />
Cặp mồi đƣợc thiết kế để khuếch đại đoạn<br />
gen antivirus dựa trên trình tự gen đã đƣợc<br />
đăng ký trong ngân hàng Genbank với mã số<br />
AY302750. Để phục vụ cho những nghiên<br />
cứu tiếp theo, chúng tôi thiết kế thêm đoạn<br />
nhận biết của emzym giới hạn SpeI- NdeI vào<br />
đầu 5’ mồi xuôi:<br />
<br />
85(09)/2: 161 - 164<br />
<br />
để phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo.<br />
Phản ứng RT-PCR đƣợc thực hiện bằng<br />
enzyme Dream Taq DNA Polymerase<br />
(Fermentas) với chu trình nhiệt nhƣ sau: 95oC<br />
-3 phút; (95oC -1 phút; 55oC -45 giây; 72oC 45 giây) x 30 chu kỳ; 72o, 10 phút; kết thúc và<br />
giữ ở 4oC.<br />
Tách dòng gen<br />
Các đoạn DNA đƣợc khuếch đại bằng kỹ<br />
thuật RT-PCR đƣợc tinh sạch và gắn vào<br />
vector tách dòng pCR2.1 (Invitrogen), sau đó<br />
đƣợc biến nạp vào chủng E. coli DH10b và<br />
chọn lọc trên môi trƣờng nuôi cấy có kháng<br />
sinh Ampicillin, X-gal. Plasmid tái tổ hợp<br />
đƣợc kiểm tra bằng enzyme giới hạn nằm trên<br />
vector.<br />
Xác định trình tự gen<br />
Trình tự nucleotide của gen đƣợc xác định<br />
trên máy ABI PRISM® 3100 Avant Genetic<br />
Anlalyzer (Applied Biosystems). Gen<br />
antivirus đƣợc phân lập từ mô gan tôm sú bị<br />
nhiễm bệnh đốm trắng. Trình tự của gen đƣợc<br />
đọc ở 1 dòng plasmid tái tổ hợp và đọc lặp lại<br />
2 lần. Kết quả trình tự gen đƣợc phân tích, so<br />
sánh bằng phần mềm sinh học chuyên dụng<br />
(Sequence Scanner, BLAST, Bioedit).<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Phân lập gen antivirus<br />
Dựa trên cơ sở trình tự đoạn gen antivirus đã<br />
công bố trên GenBank (AY302750), chúng<br />
tôi thiết kế mồi để nhân gen antivirus hoàn<br />
chỉnh. Mẫu mRNA tách chiết và tinh sạch từ<br />
mô gan của tôm sú bị bệnh đốm trắng đƣợc<br />
dùng làm khuôn tổng hợp sợi cDNA thứ nhất<br />
bằng cách sử dụng mồi Oligo(dT). Phản ứng<br />
RT-PCR sau đó đƣợc tiến hành với cDNA thu<br />
đƣợc. Sản phẩm RT-PCR đƣợc điện di kiểm<br />
tra trên gel agarose 0,8% (Hình 1).<br />
<br />
AntVr-F1:5’-ACTAGTCATATGCGTCATACAATCC-3’<br />
<br />
và XhoI-BamHI vào đầu 3’ mồi ngƣợc:<br />
AntVr-R513:5’-CTCGAGGGATCCTTAATGTGTCCTGC-3’<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
162<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
kb<br />
<br />
M<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
1<br />
<br />
6,0<br />
3,0<br />
<br />
85(09)/2: 161 - 164<br />
<br />
lớn có kích thƣớc tƣơng ứng với vector<br />
pCR2.1 (~3,9 kb) và một đoạn nhỏ hơn có<br />
kích thƣớc 0,5 kb tƣơng ứng với sản phẩm<br />
RT-PCR (Hình 2). Nhƣ vậy, bƣớc đầu chúng<br />
tôi khẳng định các dòng plasmid này đã có<br />
gắn gen antivirus.<br />
kb<br />
<br />
M<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
1,0<br />
0,5<br />
<br />
6,0<br />
<br />
0,25<br />
<br />
3,0<br />
<br />
Hình 1. Sản phẩm nhân gen antivirus bằng kỹ<br />
thuật RT-PCR<br />
M: Marker 1kb; 1: Sản phẩm RT-PCR nhân gen<br />
antivirus<br />
<br />
Kết quả ở hình 1 cho thấy sản phẩm RT-PCR<br />
nhân gen antivirus có kích thƣớc khoảng 0,5<br />
kb đúng với tính toán lý thuyết. Sản phẩm này<br />
đƣợc tinh sạch từ gel agarose để phục vụ cho<br />
nghiên cứu tiếp theo.<br />
Tạo dòng gen antivirus<br />
Sản phẩm nhân gen antivirus tinh sạch đƣợc<br />
gắn vào vector pCR2.1 (Invitrogen) và biến nạp<br />
vào E.coli DH10b. Để kiểm tra các plasmid tái<br />
tổ hợp chúng tôi sử dụng enzyme giới hạn<br />
EcoRI, cho phép cắt gen antivirus (nếu có) ra<br />
khỏi vector. Kết quả phân tích các dòng plasmid<br />
tái tổ hợp đƣợc thể hiện ở hình 2.<br />
Sau khi phân tích các dòng plasmid tái tổ hợp<br />
bằng enzyme EcoRI, kết quả điện di cho thấy<br />
mỗi plasmid bị cắt thành hai đoạn: một đoạn<br />
<br />
1,0<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
Hình 2. Kiểm tra sự có mặt của sản phẩm RTPCR trong vector tái tổ hợp. M: Marker 1 kb; 1-4:<br />
Plasmid pCR2.1 mang gen antivirus.<br />
<br />
Phân tích trình tự gen antivirus<br />
Chúng tôi đã xác định trình tự của gen<br />
antivirus đầy đủ đã đƣợc gắn với vector<br />
pCR2.1. Sau khi phân tích trình tự, chúng tôi<br />
đã khẳng định đƣợc chắc chắn đoạn cDNA<br />
phân lập đƣợc là trình tự ORF hoàn chỉnh mã<br />
hóa antivirus. Gen antivirus có kích thƣớc<br />
513 bp, mã hóa 170 amino acid và mã kết<br />
thúc là TAA (hình 3).<br />
<br />
ATGCGTCATACAATCCTAGTTTTCCTTTCCCTCGGTGTTGTTGGGTCGGCTGTGGCAACATCATACGAGAAAAGTGCCAA 80<br />
M R H T I L V F L S L G V V G S A V A T S Y E K S A N<br />
TGATTCCAAGGCTGTCTGCTATAGCCCCTATACTGCCATTGCGGATCGCTGTTTGTTTGTCGATCACCAGACAGATGGAA 160<br />
D S K A V C Y S P Y T A I A D R C L F V D H Q T D G<br />
GCTGGTATGACATGCGAGAGTACTGTAACCTTATAAATGGAGACTTTCTCAAGCTGGATGACGCTAATCTCCTTACTGAT 240<br />
S W Y D M R E Y C N L I N G D F L K L D D A N L L T D<br />
ATCGTTGAGTACATTACTTACCAAGTGGGTGTGAACAGAGACTACTGGATCGGGGGGAGTGACGAGAACCACGAGGGTCT 320<br />
I V E Y I T Y Q V G V N R D Y W I G G S D E N H E G L<br />
TTGGCTGTGGACGGACGGAACTCTCATGCGGACAGGTGTTCCCTTGTGGTACCATTGCACCTCCATCTCTCAACAACCAG 400<br />
W L W T D G T L M R T G V P L W Y H C T S I S Q Q P<br />
ATGGTGGCTCCTCAGAGAACTGTGCCGTCATGCGCTGGGACTCATTTTACCATATCCATGATGTGTCTTGCTACACTTCT 480<br />
D G G S S E N C A V M R W D S F Y H I H D V S C Y T S<br />
CGGTCTGTCATTTGTGAAAGCAGGACACATTAA 513<br />
R S V I C E S R T H *<br />
<br />
Hình 3. Trình tự gen và amino acid suy diễn của antivirus<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
163<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Hoàng Thị Thu Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Khi so sánh trình tự nucleotide của gen antivirus<br />
phân lập từ tôm sú Việt Nam với trình tự gen<br />
PmAV phân lập từ tôm sú Trung Quốc và Ấn<br />
Độ (mã số GenBank tƣơng ứng: AY302750,<br />
DQ641258 và HM034318), chúng tôi thấy<br />
không có sự sai khác về trình tự nucleotide. Nhƣ<br />
vậy, trình tự gen antivirus có tính bảo thủ cao<br />
trong loài. Đoạn cDNA mã hóa antivirus mà<br />
chúng tôi phân lập đƣợc là nguyên liệu có thể<br />
phục vụ cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm<br />
làm sáng tỏ chức năng của protein này.<br />
KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã tiến hành tạo dòng và xác định<br />
trình tự gen antivirus từ mô gan của tôm sú<br />
nhiễm bệnh đốm trắng. Gen này có kích thƣớc<br />
513 bp mã hóa cho 170 amino acid. Trình tự gen<br />
antivirus đã đƣợc đăng ký trên Genbank với mã<br />
số HQ662559.<br />
Lời cảm ơn: Công trình đƣợc thực hiện với kinh<br />
phí của đề tài “Nghiên cứu giải trình tự một<br />
phần bộ gen và xây dựng cơ sở dữ liệu genome<br />
tôm sú (P. monodon)” thuộc Chƣơng trình Công<br />
nghệ sinh học thủy sản 2008-2010, Bộ Nông<br />
<br />
85(09)/2: 161 - 164<br />
<br />
nghiệp và Phát triển nông thôn và trang thiết bị<br />
của phòng thí nghiệm Trọng điểm công nghệ<br />
gen.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lightner DV, Redman RM (1998) Shrimp<br />
diseases and current diagnostic methods. Aquaculture<br />
164: 201-220.<br />
[2]. Liu H, Soderhall K, Jiravanichpaisal P (2009)<br />
Antiviral immunity in crustaceans. Fish Shellfish<br />
Immunol 27(2): 79-88.<br />
[3]. Luo T, Li F, Lei K, Xu X (2007) Genomic<br />
organization,<br />
promoter<br />
characterization<br />
and<br />
expression profiles of an antiviral gene PmAV from<br />
the shrimp Penaeus monodon. Mol Immunol 44(7):<br />
1516-1523.<br />
[4]. Luo T, Zhang X, Shao Z, Xu X (2003) PmAV, a<br />
novel gene involved in virus resistance of shrimp<br />
Penaeus monodon. FEBS Lett 551(1-3): 53-57.<br />
[5]. Zhan WB, Wang YH (1998) White spot<br />
syndrome virus infection of cultured shrimp in china.<br />
J Aquat Anim Health 10: 405-410.<br />
<br />
SUMMARY<br />
CLONING AND SEQUENCING OF cDNA ENCODING ANTIVIRUS ASSOCIATED<br />
WITH IMMUNE RESPONSE TO WHITE SPOT SYNDROME VIRUS IN SHRIMP<br />
(PENAEUS MONODON)<br />
Hoang Thi Thu Yen1*, Kim Thi Phuong Oanh2,<br />
Pham Anh Tuan3, Nong Van Hai2<br />
1<br />
<br />
Thai Nguyen University<br />
Institute of Biotechnology - Vietnam Academy of Science and Technology<br />
3<br />
Ministry of Agriculture & Rural Development<br />
<br />
2<br />
<br />
Diseases caused by viruses especially by white spot syndrome virus (White Spots Syndrome Virus -WSSV)<br />
are the greatest challenge to worldwide shrimp aquaculture. The current hasn’t got methods to control<br />
WSSV when shrimp disease occurred. Thus, the gene perform functions related to immunity of shrimp are<br />
particularly interested in research. Antivirrus is the first gene that related to resistance to WSSV have been<br />
studied in Penaeus monodon (PmAV). In this study, we cloned and sequenced full length cDNA encoding<br />
antivirus from WSSS infected black tiger shrimp. The ORF of antivirus gene was 513 bp in length, and was<br />
predicted to encode a 170 amino acid in protein. Alignment of the newly determined sequence and that of<br />
the GenBank (AY302750, DQ641258 and HM034318) showed that aren’t nucleotides sequence different.<br />
Our sequence was submitted to GenBank with accession number HQ662559. The isolated cDNA is a good<br />
starting material for further elucidating the function of antivirus.<br />
Key words: Black tiger shrimp, Penaeus monodon, immune ralated gene, antivirus, WSSV, WSSV related<br />
gene, white spots syndrome.<br />
<br />
*<br />
<br />
Email: yenhtt79@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
164<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />