intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THĂM KHÁM LÂM SÀNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

78
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thường nghèo nàn, chĩ có giá trị gợi ý cho thăm khám thực thể. 1. Yếu cơ: người bệnh tự cảm thấy vận động yếu, dấu hiệu yếu cơ sẽ thể hiện tuỳ theo vị trí tổn thương: ở chi dưới, làm cho đi lại kém; ở chi trên làm giảm khả năng mang, vác… nhưng thường là toàn thân, gây giảm mọi động tác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THĂM KHÁM LÂM SÀNG

  1. THĂM KHÁM LÂM SÀNG I. TRIỆU CHỨNG CHỨC NĂNG. Thường nghèo nàn, chĩ có giá trị gợi ý cho thăm khám thực thể. 1. Yếu cơ: người bệnh tự cảm thấy vận động yếu, dấu hiệu yếu cơ sẽ thể hiện tuỳ theo vị trí tổn thương: ở chi dưới, làm cho đi lại kém; ở chi trên làm giảm khả năng mang, vác… nhưng thường là toàn thân, gây giảm mọi động tác. 2. Đau cơ: những bệnh của cơ ít gây đau, trừ bệnh viêm cơ. Đau cơ hay gặp trong các bệnh thần kinh hay toàn thân. 3. Chuột rút: là hiện tượng co cứng và đau một cơ hay một nhóm cơ. Là triệu chứng không phải ở cơ, như thiếu Ca, Na, làm việc quá sức và kéo dài. II. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ. Teo cơ: teo cơ là triệu chứng hay gặp trong các bệnh cơ, nhưng những bệnh 1. khác cũng có thể gây teo cơ liệt thần kinh vận động ngoại biên, bất động quá lâu…
  2. Thăm khám bằng cách quan sát, chú ý các vùng cơ nổi rõ như cơ denta ở vai, cơ mông, cơ cẳng chân sau, cơ ở bàn tay…khi teo, ta thấy những phần cơ đó xẹp lõm xuống. Tốt nhất là dùng thước đo so sánh hai bên, so sánh với sự cân đối của toàn thân và so sánh với người bình thường. Cũng có khi teo cơ nhưng lại thể hiện ra ngoài bằng hiện tượng phì đại, đó là trường hợp teo cơ kèm theo rối loạn tổ chức liên kết và mỡ gây nên triệu chứng giả phì đại, (bệnh cơ teo giả phì đại hay bệnh Thomsen). Teo cơ trong các bệnh cơ, nói chung là cả hai bên và đối xứng, có thể toàn thân cũng có thể chỉ ở vùng như mặt, thắt lưng. Teo cơ do các bệnh cơ, bệnh teo cơ Duchenne, bệnh Landouzy, bệnh Steiner: không có hiện tượng run các thớ cơ, ngược lại teo cơ do tổn thương thần kinh (liệt thần kinh ngoại biên, bệnh bại liệt) thường cóhiện tượng này (xem bảng so sánh). Giảm cơ lực. Trong phần lớn các bệnh cơ, có teo cơ, thường có giảm cơ 2. lực. Nói chung, hiện tượng giảm cơ lực là đồng đều ở mỗi lần làm động tác nhưng có một thể đặc biệt là giảm dần qua mỗi lần làm động tác, thí dụ nh ư trong bệnh nhược cơ, người bệnh làm động tác lần đầu có thể mạnh nh ư bình thường nhưng lần thứ hai giảm nhiều, lần ba càng giảm đến một vài lần tiếp theo thì không làm được nữa (chóng mỏi), hiện tượng này còn gặp trong bệnh suy vỏ thượng thận (Addison).
  3. Thăm khám cơ lực, ta có thể quan sát các động tác của người bệnh khi đi lại, mang, vác, nằm, ngồi, làm nghiệm pháp chống đối hoặc sử dụng các dụng cụ đo cơ lực. Ta sẽ khám từng cơ, từng vùng, từng nhóm cơ, từng đoạn. Sau đó chia làm nhiều mức độ. - Cơ lực mất hoàn toàn. - Nặng: khi có thể cử động nhẹ nhưng không làm được động tác. - Vừa: làm được động tác nhưng yếu. - Nhẹ: làm động tác nhưng không kéo dài được… Hiện tượng giảm cơ lực có thể toàn thân, có thể từng vùng: nếu ở từng vùng, nên gây những thay đổi, những rối loạn về vận động, biểu hiện nét mặt… - Giảm cơ lực vùng chậu đùi: người bệnh đi khó khăn, nghiêng về từng bên khi đặt chân, bước lên bậc cao khó và chậm, ngồi xuống không bình thường mà để rơi xuống ghế, đang ngồi đứng dậy phải chống cả hai tay. - Giảm cơ lực vùng chậu đùi và thắt lưng: với tư thế nằm ngửa muốn đứng lên phải quay nghiêng, chống cả hai tay xuống giường, rồi chống lần lượt vào cẳng chân, gối và đùi mới ngồi lên được. - Giảm cơ lực vùng lưng, vai ảnh hưởng đến các động tác của cánh tay: chải đầu, mặc áo.
  4. - Giảm cơ lực vùng bàn tay: cầm nắm kém, có thể cụ thể hoá bằng cách dùng lực kế để đo sức bóp của bàn tay, so sánh với bên kia, so sánh giữa các lần bóp và so sánh với ngường thường (cơ lực bàn tay của người Việt Nam bình thường: Nam = 34kg, Nữ = 20kg). - Giảm cơ lực các cơ quanh cột sống, làm thay đổi độ cong của cột sống ( ưỡn, gù, vẹo). - Giảm cơ lực ở mặt và mắt: gây sụp mi, nét mặt không thay đổi, khi nói, cười, nhai khó. - Giảm cơ lực các cơ ở nội tạng: ở hầu, thực quản, gây nuốt khó. Mật độ của cơ: bình thường cơ chắc và chun. Cơ có thể mềm nhẽo do các 3. thớ cơ lỏng, hoặc rắn, cứng, do xơ hoặc viêm (giả phì đại). Co rút cơ: hiện tượng này có thể kèm theo teo cơ, làm giới hạn vận động và 4. gây biến dạng khớp vĩnh viễn. Tổn th ương cơ cẳng chân có thể gây duỗi bàn chân liên tục: bàn chân ngựa. Khám phản xạ cơ: bình thường khi dùng búa phản xạ gõ vào thân cơ ta 5. thấy cơ co nhẹ, đôi khi gây một động tác nhỏ, đó là phản xạ cơ hay phản xạ tự cơ. Trong các bệnh cơ có teo cơ, phản xạ ở vùng teo giảm và mất nhưng phản xạ gân xương vẫn còn.
  5. Ngược lại trong teo cơ tổn thương thần kinh, phản xạ cơ tồn tại khá lâu trong khi phản xạ gân xương thay đổi rất sớm. Hiện tượng rút co cơ: trong một số bệnh cơ, nhất là trong teo cơ lan rộng, 6. khi ta gõ phản xạ có thể gây nên hiện tượng một số sợi cơ co nhanh và khu trú tạo nên một u nổi lên, tồn tại trong vài dây ta gọi là nút co cơ. Hiện tượng cứng cơ (myotone). Là hiện tượng đặc biệt của một số bệnh có 7. teo cơ (Steiner). Giãn cơ khó và chậm sau khi co, khác với chuột rút là chỉ xuất hiện sau khi co và không đau, cứng cơ có thể toàn thân với mọi động tác, nhưng thường khu trú nhất ở bàn tay như bình thường nhưng khi mở ra thì khó và chậm. - Hiện tượng cứng cơ có thể mất đi sau khi làm nhiều lân, nhưng lại thể hiện kh làm động tác mới sau một thời gian nghỉ. - Về mức độ: với những động tác nhẹ (viết chữ ) không biểu hiện, mà chỉ thấy khi làm động tác mạnh hơn (nắm chặ). - Cứng cơ còn thể hiện khi ta kích thích: thí dụ khi gõ vào mô cái bàn tay, các ngón khép vào nhanh nhưng khi giãn ra ở vị trí cũ rất chậm và từ từ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2