Tham nhũng là rào cản mọi sự phát triển kinh tế đất nước ?
lượt xem 65
download
Tham khảo tài liệu Tham nhũng là rào cản mọi sự phát triển kinh tế đất nước? giúp các bạn thấy được hậu quả nghiêm trọng của tham nhũng gây ra. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và biện pháp khắc phục cho đất nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tham nhũng là rào cản mọi sự phát triển kinh tế đất nước ?
- Tham nhũng là rào cản mọi sự phát triển kinh tế đất nước ? Tiền lại đẻ ra tiền", liệu có đồng cảnh và đồng ngữ với "Có tiền mua tiên cũng được" hay "Dùng tiền để mua quyền và dùng quyền để kiếm lại tiền nhiều hơn"? Thực tế Tham nhũng xuất phát từ nghĩa cái nghĩa của "Quyền và Tiền"! Dùng tiền để mua quyền và lại vì tiền mà dùng quyền để kiếm tiền chỉ có điều đồng tiền nén bạc ấy nó từ đâu mà có vì trong thực tế phát triển của kinh tế xã hội dù ở điều kiện nào nếu kiếm tiền chân chính là phải có điều kiện cần và đủ năng lực,tài năng và trí tuệ, ở nền kinh tế thị trường thì quy luật kinh doanh tiền đẻ ra tiền khi và chỉ khi đồng tiền đưa vào kinh doanh là đồng tiền sạch và giá trị đúng của sản phẩm là tập hợp các chi phí và những tinh túy của sức lao động đem lại chất lượng và giá thành của nó. khi giá trị của hàng hóa sản phẩm ngày một phát triển thì nền kinh tế xã hội ấy cũng tiến theo chiều thuận của thời gian. Còn nếu đồng tiền"không sạch" mà có được do những "vi phạm các kiểu" mà có rồi từ đó lại đẻ thêm những đồng tiền"không sạch" khác đó chính là quy trình kiếm tiền của một vòng "luẩn quẩn" nói tóm lại dư luận cho một định nghĩa chung có tiền do tham và nhũng nhiễu hay là "tham nhũng" chắc chắn sẽ là rào cản mọi sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia,vùng,tỉnh... và mọi nơi nếu lợi ích dựa trên mối quan hệ là tham nhũng sẽ cản trở quá trình cải cách và phát triển đất nước. Khi nghiên cứu về động lực thúc đẩy cải cách kinh tế tại các tỉnh ở Việt Nam. Báo cáo được công bố hôm 5.7 tại Hà Nội đã nhận định tham nhũng là rào cản quá trình cải cách và phát triển kinh tế từ địa phương đến trung ương và lan tỏa cả quốc gia , Nội dung báo cáo quan trọng này dựa trên kết quả nghiên cứu tại bốn tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là Bắc Ninh, Hưng Yên, Đồng Tháp, Cà Mau, do viện Nghiên cứu Phát triển(IDS) của đại học Sussex, Vương quốc Anh và phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cả hai trường hợp thành công cho thấy ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo năng động, có trình độ và ổn định của chính quyền tỉnh. Thiếu những yếu tố này, những cố gắng vận động của hành lang của khối DN tư nhân cũng sẽ chỉ dừng ở việc phục vụ lợi ích cá 1
- nhân và không được chuyển biến thành những cải cách sâu rộng hơn. Như vậy “Rõ ràng là sự kết hợp của một khu vực tư nhân có năng lực được tổ chức tốt và một bộ máy lãnh đạo địa phương năng động sẽ làm gia tăng sự thành công”. Mặt khác quá trình phân cấp hay cải cách hành chính đã diễn ra thành công, nhưng cũng gây ra không ít vấn đề cho địa phương sau đó. Các vấn đề được đề cập nhiều nhất là sự lãng phí đầu tư công, đặc biệt là xây dựng quá nhiều sân bay, bến cảng, khu công nghiệp tại các địa phương. Các tỉnh đua nhau xây dựng cơ sở hạ tầng đắt tiền nhằm khẳng định uy tín với nhà đầu tư nhưng lại nhận được kết quả ngược lại: cơ sở hạ tầng không được sử dụng hết công suất.“Chúng tôi nhận được nhiều câu trả lời có nội dung: Nhờ có quá trình phân cấp, giờ đây bộ mặt nông nghiệp của Việt Nam có “14 lỗ” với hàm ý các cánh đồng lúa bị phá hủy để chuyển hóa thành sân golf”...và rất nhiều dự án vô lý khác không phù hợp với vùng, miền và địa lý khí hậu hay điều kiến phát triển... Hay giới nghiên cứu kinh tế đã nhận định là "phát triển kinh tế mũi nhọn như quả mít" vì tình trạng đầu tư lãng phí dàn trải và chỗ nào cũng nhọn ví như ở Đồng Tháp: ngành công nghiệp mũi nhọn của Đồng Tháp những năm gần đây là công nghiệp chế biến thủy sản và thức ăn gia súc do vậy trên địa bản tỉnh, hiện có tới 42 dự án đầu tư với công suất 280.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư 5.100 tỷ đồng, nhưng chỉ hoạt động 50% công suất do nhiều nguyên nhân như thiếu nguyên liệu đầu vào, thị trường xuất khẩu…, như vậy đã lãng phí của cải xã hội gần 2.600 tỷ đồng. Về động lực cải cách có nhiều yếu tố, nhưng quyết định là từ lãnh đạo, chính quyền, cơ quan quản lý. “Cải cách đâu phải người dân quyết định được. Nhưng động lực để thúc đẩy phát triển lại chính là từ người dân, từ DN, mà ở đây chúng ta nhấn mạnh là DN tư nhân”. Có thể nhận định "Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao hàng chục năm nay và các tỉnh hiện cũng ráo riết cho mục tiêu tăng trưởng, nhưng sự tăng trưởng ấy có bền vững không?" thực sự là sự tăng trưởng ảo Vì nếu phân cấp quản lý mà bản thân nó là phân chia quyền lực và trách nhiệm, nhưng nếu trao hết cho địa phương là không đúng, mà là việc hiện đúng chức năng được phân cấp, bảo đảm năng lực giải trình của cả trung ương và địa phương. “Tuy nhiên, nội dung này trong báo cáo còn mờ nhạt. Báo cáo cũng nói rằng phân cấp cho địa phương tạo ra lãng phí, nhưng ở trung ương còn lãng phí hơn nhiều,mà trường hợp Vinashin, Vinalines là điển hình”,Hay sự phân cấp 2
- này chính là cái "bẫy" để thực hiện mối quan hệ giữa "quyền và tiền" ở từng cấp độ và tham nhũng cũng nảy sinh theo cấp độ này? Vì vậy nó là rào cản lớn cho sự phát triển kinh tế cũng theo cấp độ phân chia? Thực tế hiện nay cải cách quản lý chưa hẳn là trao quyền, mà có phàn là chính quyền trung ương chạy trốn trách nhiệm, trong khi thiết chế giám sát vẫn còn hạn chế. vì thực tế “Đúng là có chuyện tỉnh nào cũng mải mê chạy theo mô hình tăng trưởng nhưng không trách họ được, vì cách thức phân bổ kinh tế như hiện nay, tư duy nhiệm kỳ như hiện nay. Nếu các tỉnh cạnh tranh nhau về năng lực điều hành thì tốt, nhưng cạnh tranh nhau về sân bay, bến cảng hoành tráng thì hiệu quả ngược”. Mà lại mỗi dự án này lại mất khoảng 30-40 % vốn ban đầu theo kiểu "luật bất thành văn" cứ thế mà làm rồi đi tìm người để thực hiện quy chế "xin cho " hoặc "chế độ chỉ định thầu " cũng chẳng khác nhau là mấy? Kết luận: Nhìn nhận tổng thế nếu ở bất kỳ điều kiện nào xã hội nào mà hiện tượng tham nhũng hiển diện và phát triển thì sẽ là rào cản quá lớn đến sự tồn tại và phát triển kinh tế xã hội tại thời điểm ấy ? Vì vậy muốn kinh tế xã hội ổn định và phát triển cần phải tìm bài thuốc triệt tiêu mọi tham nhũng ở mọi ngóc ngách của nền kinh tế mà xuất phát điểm phải từ khâu tổ chức nhân sự phải là độc lập và cần theo quy định. tiêu chí. chỉ tiêu về tầm và tâm của người cán bộ quản lý ở mọi cấp ngành và cần được nhân dân nhìn nhận đánh giá và tín nhiệm khi tranh cử. Đó chính là khâu cải cách cần thiết và phải thực hiện càng sớm càng tốt. PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG CẦN XÓA CƠ CHẾ XIN CHO HIỆN NAY Cơ chế xin cho đã có từ thời kỳ bao cấp, cho đến nay đã thực hiện theo cơ chế thị trường, cơ chế này vẫn tiếp tục tồn tại dưới hình thức tinh vi hơn. Khi đã nói đến từ Xin thì nghỉ đến ngay cấp dưới, còn người Cho phải là cấp trên. Thực tế hiện nay đất nước ta còn nghèo , ngân sách thu trong nước không đảm bảo chi cho sự phát triển kinh tế, do đó phải vay từ bên ngoài tập trung cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng của đất nước. Vì vậy chi ngân sách nhất là đầu tư công, phải hết sức tiết kiệm làm sao mang lại hiệu quả chống lãng phí . Tình hình thu ngân sách hiện nay của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương , đa phần thu không đảm bảo chi phải được cân đối hổ trợ 3
- từ ngân sách trung ương . Một số tỉnh , thành phố có nguồn thu khá sau khi cân đối đã điều tiết về cho ngân sách trung ương , như Thành phố Hồ chí Minh, Bình dương vv…đã chủ động ngân sách cấp mình trong bố trí kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng hàng ngàn tỷ đồng . Còn các tỉnh thành phố còn lại thu ngân sách không đủ chi, nên phải ra các bộ ban ngành trung ương xin kinh phí để đầu tư cho địa phương mình , có nhiều địa phương ở xa phải đặt văn phòng tại Hà nội để tiện giao dịch. Để khắc phục được cơ chế xin cho hiện nay, đồng thời đảm bảo sự công bằng của các địa phương , Chính phủ cần đẩy mạnh phân cấp ủy quyền cho địa phương các lãnh vực hết sức nhạy cảm như phân cấp ngân sách, phân cấp đầu tư công, phân cấp nguồn đầu tư xây dựng cơ bản, các loại giấy phép hiện nay cấp bộ cấp, đây là các lãnh vực rất dễ tạo sơ hở cho tiêu cực . Các Bộ ban ngành cấp trên nên tập trung tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát từng lãnh vực chuyên môn của ngành mình phụ trách, phát hiện kịp thời sai phạm ở các địa phương vi phạm pháp luật và có biện pháp xử lý chấn chỉnh đối với các địa phương cố tình vi phạm. Hiện nay các nguồn vốn đầu tư lớn đầu tập trung ở các bộ ban ngành trung ương, như nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ , nguồn ODA vv…Các địa phương muốn có nguồn vốn trên để đầu tư cho địa phương mình phải đi xin thôi . Chưa có dự án phải chạy nhưng có dự án rồi vẫn phải chạy, mới nghe qua thấy không tin nhưng thực tế cũng phải tin là sự thật.Năm nay 2012 thời gian đã 6 tháng đầu năm , phần lớn các dự án thuộc nguồn vốn của trung ương các địa phương không triển khai được, qua tìm hiểu, ngày 28/10/2011 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 7356/BKHĐT-TH V/v hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của TTCP về tăng cường quản lý đầu tư từ NSNN và TPCP, theo đó các dự án mới phải được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án đầu tư từ vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ. Do vậy, tòan bộ các dự án đầu tư ở các địa phương từ tỉnh và huyện thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương như các chương trình mục tiêu quốc gia, trái phiếu chính phủ vv…mặc dù Quốc hội, Chính phủ đã thông qua có quyết định giao chỉ tiêu phân bổ vốn từng danh mục về cho các địa phương , trong đó đã ghi rõ nguồn vốn cụ thể như trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia vv…nhưng theo tinh thần văn bản hướng dẫn trên của Bộ Kế họach đầu tư, các danh mục mới đã được bố trí trong kế họach vốn 2012 phải có báo cáo thẩm định nguồn vốn của Bộ Kế họach đầu t ư phê duyệt thẩm định, khi nào thẩm định nguồn vốn xong các địa phương mới được phép làm các bước thủ tục tiếp theo , theo trình tự xây dựng cơ bản, rồi mới đến bước đấu thầu hay chỉ định thầu đơn vị thi công, chủ đầu tư mới khởi công công trình được. Chúng ta biết cả nước có đến hàng trăm ngàn công trình tập trung ở Bộ Kế họach đầu tư để được phê duyệt thẩm định 4
- nguồn vốn, địa phương nào cũng thấy hết sức cần thiết phải sớm làm xong thủ tục để sớm khởi công công trình, nếu không kịp thời sẽ bị mất vốn, do vậy các địa phương từ huyện đến tỉnh trong cả nước, phải ra Bộ Kế họach đâu tư để làm việc sớm có báo cáo phê duyệt thẩm định vốn cho địa phương mình. Với khối lượng công việc đồ sộ quá lớn như thế , với một số ít cán bộ chuyên viên ở các Vụ thuộc Bộ có thể giải quyết nhanh chóng kịp thời giúp cho các địa phương hay không? Đây có phải là cải cách thủ tục hành chính hay không? Hay tiếp tục cơ chế xin cho dễ dẫn đến tiêu cực ? Về hướng lâu dài xóa dần cơ chế xin cho, làm thế nào cho các địa phương tự cân đối được thu chi ngân sách của cấp mình, không phải ra các bộ ngành trung ương xin kinh phí nữa. Để thực hiện được điều này , thì trước tiên các ngành trung ương cần tạo điều kiện cho các địa phương về cơ chế chính sách, đồng thời sớm nâng cấp đầu tư nâng cấp mở rộng tuyến đường quốc lộ đi qua địa phương, nhằm để tạo điều kiện cho địa phương dễ dàng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư đến đầu tư ở địa phương mình. Như các tỉnh tây nguyên, duy nhẩt chỉ có tuyến đường quốc lộ 14 đi qua, nay đã xuống cấp trầm trọng, từ thành phố Hồ chí Minh đến Buôn ma thuột được khoảng cách chỉ có 350km mà phải đi cả ngày trời. Nếu như tỉnh Gia lai hay Kon tum còn xa hơn nữa thì như thế nào! Thử hỏi các nhà đầu tư trong và ngoài nước có mạnh dạn đến tây nguyên để đầu tư giúp các tỉnh này sớm phát triển hay không ? 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khoa học và Công nghệ là động lực, là nền tảng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
5 p | 105 | 8
-
Phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam: Những rào cản và gợi ý chính sách
4 p | 54 | 8
-
Những bất cập về thể chế kinh tế - Rào cản của chủ trương sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
10 p | 38 | 5
-
Nhận diện và tháo gỡ các rào cản để kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam
13 p | 26 | 5
-
Kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật để phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam: Nhìn nhận từ những biểu hiện, rào cản trên thực tiễn
17 p | 11 | 3
-
Doanh nghiệp nhà nước trước làn sóng mua bán và sáp nhập tại Việt Nam: Thời cơ và thách thức
15 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn