THỜI KỲ THUỘC ĐỊA
lượt xem 4
download
THỜI KỲ THUỘC ĐỊA I/ NHỮNG DÂN TỘC MỚI Phần lớn dân di cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là người Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan, Thụy Điển và Đức ở miền Trung, một số người Pháp theo đạo Tin Lành ở bang Nam Carolina và một số nơi khác, nô lệ châu Phi chủ yếu ở miền Nam, và rải rác những nhóm nhỏ người Tây Ban Nha, người Italia, người Bồ Đào Nha sống ở khắp các thuộc địa. Từ sau năm 1680, nước Anh không còn là điểm xuất phát chủ yếu của phong trào...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: THỜI KỲ THUỘC ĐỊA
- THỜI KỲ THUỘC ĐỊA I/ NHỮNG DÂN TỘC MỚI Phần lớn dân di cư tới Mỹ vào thế kỷ XVII là người Anh, nhưng cũng có cả người Hà Lan, Thụy Điển và Đức ở miền Trung, một số người Pháp theo đạo Tin Lành ở bang Nam Carolina và một số nơi khác, nô lệ châu Phi chủ yếu ở miền Nam, và rải rác những nhóm nhỏ người Tây Ban Nha, người Italia, người Bồ Đào Nha sống ở khắp các thuộc địa. Từ sau năm 1680, nước Anh không còn là điểm xuất phát chủ yếu của phong trào di cư do số lượng người Scotland và Scotland-Ireland (tín đồ Tin Lành ở Bắc Ai-len) đã nhiều hơn. Ngoài ra, hàng chục ngàn người di tản đã rời bỏ Tây Bắc Âu để tránh chiến tranh, những cuộc đàn áp và chế độ chiếm hữu ruộng đất. Đến năm 1690, dân số nước Mỹ đã tăng lên tới một phần tư triệu người. Kể từ đó đến năm 1775, cứ 25 năm con số này lại tăng lên gấp đôi cho đến khi đạt mức trên 2, 5 triệu người. Mặc dù các gia đình thường chuyển đến hết thuộc địa này tới thuộc địa khác song giữa các thuộc địa vẫn có những nét rất khác biệt. Những nét đặc thù đó thậm chí còn nổi rõ hơn giữa ba nhóm thuộc địa phân định theo khu vực. II/ NEW ENGLAND
- New England nằm ở miền Đông bắc. Đất đai nơi đây nhìn chung cằn cỗi, đầy sỏi đá, hiếm nơi bằng phẳng và mùa đông kéo dài. Điều đó khiến cuộc sống thuần nông thật khó khăn, chật vật. Có lẽ vì thế mà những người dân ở New England đã lợi dụng sức nước và xây dựng các nhà máy xay ngũ cốc và các xưởng cưa. Những cánh rừng bạt ngàn gỗ đã khuyến khích nghề đóng tàu phát triển. Những bến cảng ở vị trí vô cùng thuận lợi đã thúc đẩy thương mại. Biển đã trở thành nguồn lợi lớn. Ở Massachusetts, chỉ riêng nghề đánh bắt cá tuyết cũng đã nhanh chóng đem lại sự giàu có. Do người định cư đầu tiên tập trung rất đông trong các làng và các thị trấn quanh các cảng biển nên nhiều người ở New England đã tiếp tục nghề kinh doanh hoặc buôn bán. Những đồng cỏ thuộc đất công và những cánh rừng đã đáp ứng mọi nhu cầu của người dân thị trấn làm việc trên các nông trại nhỏ gần đó. Dân cư tập trung cũng giúp xây dựng trường làng, nhà thờ và tòa thị chính để người dân có thể gặp gỡ trao đổi những vấn đề cùng quan tâm. Thuộc địa Vịnh Massachusetts tiếp tục mở rộng thương mại. Từ giữa thế kỷ XVII trở đi, thuộc địa này đã trở nên giàu có và Boston trở thành một trong những hải cảng lớn nhất nước Mỹ.
- Những cánh rừng ở miền Đông Bắc là nguồn cung cấp gỗ sồi để đóng tàu thủy, gỗ thông để làm cột buồm và hắc -ín để lấp kín những khe ghép của tàu. Nhờ tự đóng được tàu và giong buồm tới các hải cảng khắp nơi trên thế giới, những người thợ đóng tàu tài hoa của thuộc địa Vịnh Massachusetts đã đặt nền móng cho lĩnh vực thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng. Đến cuối thời kỳ thuộc địa, một phần ba đội tàu mang cờ nước Anh đã được đóng ở New England. Cá, các cửa hàng trên tàu và đồ gỗ đã thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Những lái buôn và những người làm vận tải ở New England chẳng bao lâu sau đã phát hiện thấy rượu rum và nô lệ là những món hàng béo bở. Một trong những kiểu làm ăn táo bạo - nếu không muốn nói là phi đạo đức - của họ thời bấy giờ là buôn bán tay ba. Các lái buôn mua nô lệ từ duyên hải châu Phi bằng rượu rum New England, rồi bán nô lệ ở Tây ấn (West Indies), và tại đây họ mua mật đường mang về nhà bán cho các nhà sản xuất rượu rum địa phương. III/ CÁC THUỘC ĐỊA MIỀN TRUNG Xã hội ở các thuộc địa miền Trung đa dạng và phong phú, hòa đồng và khoan dung hơn nhiều so với ở New England. Nhờ sự lãnh đạo của William Penn, Pennsylvania vận hành thật suôn sẻ và tăng trưởng nhanh chóng. Đến năm 1685, dân số ở đây đã lên tới xấp xỉ 9.000 người. Thủ phủ của thuộc địa là thành phố Philadelphia có những con đường rộng lớn và rợp bóng cây, những ngôi nhà xây bằng gạch, đá vững chắc và những bến tàu nhộn nhịp. Đến cuối thời kỳ thuộc địa,
- khoảng một thế kỷ sau, đã có 30.000 người sống ở đây, đại diện cho nhiều ngôn ngữ, tín ngưỡng và nghề nghiệp. Tài năng kinh doanh và thành công của họ đã biến Philadelphia trở thành một trong những trung tâm hưng thịnh bậc nhất của Đế chế Anh. Mặc dù tín đồ phái Quaker giữ vai trò chủ đạo ở Philadelphia, song nhiều nơi khác ở bang Pennsylvania tính chất đại diện của nhóm dân số khác vẫn được đảm bảo rất tốt. Người Đức đã trở thành các nông dân khéo tay bậc nhất ở thuộc địa này. Các ngành thủ công như dệt, đóng giày, đóng đồ gỗ, mỹ thuật và các nghề khác cũng đóng vai trò quan trọng. Bang Pennsylvania cũng là cửa ngõ bước vào Tân Thế giới đối với những tín đồ Tin Lành ở Bắc Ai-len. Họ đã đến đây từ đầu thế kỷ XVIII. Một chức sắc bang Pennsylvania đã gọi họ là những con người xa lạ đầy mưu trí và dũng cảm. Họ căm ghét người Anh và nghi ngờ tất cả mọi hình thức chính quyền. Những tín đồ Tin Lành ở Bắc Ai-len có xu hướng định cư ở những vùng hẻo lánh nơi họ khai hoang, sống bằng nghề săn bắt và nông nghiệp tự cung, tự cấp. Bang New York là ví dụ điển hình về tính chất đa ngôn ngữ của nước Mỹ. Đến năm 1646 cư dân sinh sống dọc theo sông Hudson gồm người Hà Lan, Pháp, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, người Anh, Scotland, người Ai-len, Đức, Ba Lan, Bô- hê-miêng, Bồ Đào Nha và Italia. Người Hà Lan tiếp tục có ảnh hưởng lớn về kinh tế và xã hội ở New York một thời gian dài sau khi New Netherland bị sụp đổ và
- hòa nhập vào hệ thống thuộc địa của Anh. Những mái nhà dâng cao của họ đã trở thành nét đặc trưng lâu dài trong kiến trúc của thành phố. Những lái buôn Hà Lan cũng đã giúp khu Manhattan có môi trường kinh doanh đầy náo nhiệt. IV/ CÁC THUỘC ĐỊA MIỀN NAM Trái với New England và các thuộc địa miền Trung, các thuộc địa miền Nam chủ yếu là những khu dân cư thuần nông. Khoảng cuối thế kỷ XVII, đời sống kinh tế và xã hội ở bang Virginia và bang Maryland phụ thuộc chủ yếu vào các chủ đồn điền lớn và các chủ trại tiểu nông. Các chủ đồn điền ở khu vực Tidewater nhờ có nguồn lao động nô lệ đã chiếm giữ hầu hết quyền lực chính trị và vùng đất màu mỡ nhất. Họ xây những ngôi nhà thật tráng lệ, sống theo kiểu quý tộc và luôn đón nhận những luồng văn hóa mới nhất từ nước ngoài. Các chủ trại tiểu nông canh tác trên diện tích đất nhỏ hơn lại tham gia các hội đồng lập pháp và từ đó tìm cách tham gia vào đời sống chính trị. Tính thẳng thắn, bộc trực của họ luôn là lời cảnh báo với nhóm đầu sỏ chính trị bao gồm những chủ đồn điền lớn: không được xâm phạm quá mức quyền của những con người tự do.
- Cư dân ở vùng Carolinas đã nhanh chóng biết cách kết hợp nông nghiệp với thương mại. Chính vì vậy, thị trường đã trở thành nguồn của cải vật chất khổng lồ đối với họ. Những cánh rừng bạt ngàn cũng là một nguồn thu: gỗ xẻ, hắc-ín, nhựa thông là nguồn nguyên liệu đóng tàu tốt nhất trên thế giới. Không phải phụ thuộc vào duy nhất một vụ canh tác như ở bang Virginia, hai bang Bắc và Nam Carolina sản xuất và xuất khẩu gạo, thuốc nhuộm màu chàm tím - một loại thuốc nhuộm được chiết xuất từ các loài cây địa phương dùng để nhuộm vải. Đến năm 1750, có hơn 100.000 người sống ở cả hai thuộc địa Bắc và Nam Carolina. Charleston, bang Nam Carolina, trở thành trung tâm thương mại và hải cảng hàng đầu trong khu vực. Ở các thuộc địa ở cực Nam, cũng tương tự như tất cả mọi nơi khác, tăng trưởng dân số ở khu vực hẻo lánh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Do không muốn định cư ở khu vực Tidewater chịu sự ảnh hưởng nặng nề của người Anh nên những người nhập cư từ Đức và tín đồ Tin Lành Bắc Ai-len đành di chuyển sâu vào đại lục. Những người không thể bảo vệ được những mảnh đất màu mỡ dọc bờ biển hoặc đất đai của họ đã trở nên bạc màu thì phát hiện những ngọn đồi về phía Tây là vùng đất mới trù phù đầy hứa hẹn. Dù còn gặp muôn vàn khó khăn song những cư dân nơi đây vẫn không ngừng ra đi. Đến thập niên 1730, họ đã đổ tới thung lũng Shenandoah ở bang Virginia và chẳng bao lâu sau, vùng đất này đã có rất nhiều những trang trại.
- Những gia đình sống ở vùng giáp ranh với người da đỏ đã dựng những túp lều gỗ, khai vỡ đất hoang trồng ngô và lúa mì. Nam giới mặc quần áo da hươu hoặc da cừu còn phụ nữ mặc quần áo được may bằng vải họ đã dệt ở quê cũ. Thức ăn của họ gồm thịt hươu, nai, gà rừng và cá. Họ cũng có những thú tiêu khiển riêng - những bữa tiệc ăn thịt nướng ngoài trời, khiêu vũ, sưởi ấm ngôi nhà cho những cặp vợ chồng mới cưới, thi bắn súng và làm chăn bông. Các cuộc thi làm chăn cho đến nay vẫn còn là một truyền thống ở nước Mỹ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Việt Nam thời thuộc địa - Cơ cấu kinh tế xã hội(1858-1945): Phần 2
130 p | 368 | 87
-
Việt Nam thời thuộc địa - Cơ cấu kinh tế xã hội(1858-1945): Phần 1
76 p | 404 | 78
-
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ NƯỚC MỸ Chương 2: Thời kỳ thuộc địa
12 p | 213 | 38
-
Báo chí Việt Nam thời thuộc địa
17 p | 191 | 16
-
Hệ thống giao thông ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1860 – 1945)
8 p | 123 | 16
-
Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam (Tập 7): Phần 1
383 p | 42 | 13
-
Phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội: Phần 1
154 p | 94 | 11
-
Ebook Địa chí hành chính các tỉnh Nam Kỳ thời Pháp thuộc 1859-1954
342 p | 28 | 10
-
Phông lưu trữ thời kỳ thuộc địa bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I Hà Nội: Phần 2
140 p | 89 | 9
-
Đặc điểm địa danh hành chính Nam bộ qua các thời kỳ lịch sử - Nhìn từ Đồng Tháp
3 p | 91 | 9
-
Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam (Tập 9): Phần 1
383 p | 27 | 6
-
Nghiên cứu lịch sử các thời kỳ Việt Nam (Tập 8): Phần 1
294 p | 25 | 5
-
Nỗ lực thể chế hóa quyền lực chính trị ở Tây Nguyên từ thời kỳ thuộc địa đến hậu thuộc địa
19 p | 68 | 4
-
Hoạt động kinh doanh của tầng lớp thương nhân Hoa kiều ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc
10 p | 16 | 4
-
Bước đầu so sánh về quy định mại dâm thời kỳ thuộc địa (trường hợp Surabaya và Sài Gòn)
8 p | 9 | 3
-
Diễn tiến và hệ quả của chính sách khai thác thuộc địa ở miền Đông Nam kỳ dưới thời Pháp thuộc (1862-1945)
10 p | 69 | 3
-
Vai trò của hệ thống cảng biển ở vùng duyên hải Bắc kỳ đối với thương mại khoáng sản thời kỳ thuộc địa (1884-1945)
8 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn