intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - NÔN MỬA

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

159
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nôn mửa là một bệnh thường gặp của bệnh thuộc Tỳ, Vị. Thường do nhiều nguyên nhân gây ra. B. Nguyên nhân Sách ‘Châm Cứu Trị Liệu Học’ và ‘Châm Cứu Học Việt Nam’ đều nêu ra 6 nguyên nhân chủ yếu sau: 1- Do Phong, Hàn, Thử, Thấp xâm nhập Vị làm cho Vị mất chức năng thăng giáng, …

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU - NÔN MỬA

  1. THỰC HÀNH CHÂM CỨU TRỊ LIỆU NÔN MỬA (Ẩu Thổ - Vomissement - Vomit) A. Đại cương Nôn mửa là một bệnh thường gặp của bệnh thuộc Tỳ, Vị. Thường do nhiều nguyên nhân gây ra. B. Nguyên nhân Sách ‘Châm Cứu Trị Liệu Học’ và ‘Châm Cứu Học Việt Nam’ đều nêu ra 6 nguyên nhân chủ yếu sau: 1- Do Phong, Hàn, Thử, Thấp xâm nhập Vị làm cho Vị mất chức năng thăng giáng, khí nghịch lên, gây ra bệnh. 2 - Nhiệt tà ẩn nấp bên trong, Vị hoả nung đốt phía trên, gây ra bệnh.
  2. 3- Thuỷ Ẩm (đờm thấp ngăn trở ở trung tiêu) vị mất khả năng thăng giáng, khí nghịch lên gây ra bệnh. 4 - Ăn uống không điều hòa, tích trệ lại ở Vị, làm rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc tiêu hóa, gây ra bệnh. 5- Do tình chí bị uất ức, Can khí hoành nghịch, làm cho Vị mất chức năng thăng giáng gây ra bệnh. 6- Do Vị khí bị hư hàn, làm cho tiêu hóa bị thất thường, thức ăn bị ngừng trệ, gây ra bệnh. Sách ‘Thường Dụng Châm Cứu Đại Toàn’ còn nêu ra một nguyên nhân là do Giun, thường gặp nơi người Tỳ Vị hư hàn, giun chui lên vùng cơ hoành làm cho ăn vào thì nôn mửa . Các nguyên nhân trên chủ yếu làm rối loạn sự thăng giáng ở trung tiêu, vị khí nghịch lên, gây ra nôn mửa . C. Triệu chứng 1- Cảm Ngoại Tà: * Nôn mửa do phong: Sốt, sợ gió, đầu đau, mặt đỏ ra mồ hôi, muốn nôn, gặp gió thì nôn nhiều hơn, mạch Phù Hoãn.
  3. * Nôn do hàn: Ăn xong lâu mới nôn, nôn ra nước trong hoặc đờm dãi, chân tay lạnh, bụng đau, không muốn ăn, lưỡi nhạt, rêu trắng, mạch Trầm Trì. * Nôn do Thử: Sốt, mắt hoa, đầu váng, môi răng khô, khát, vùng bụng trên đau, nước tiểu đỏ nôn liên tục, mạch Hư, Đại. * Nôn do thấp: Mặt, mắt phù, cơ thể nặng nề, ngực đầy tức, không khát, phân nát, nước tiểu ít, thỉnh thoảng lại nôn, mạch Phù Hoãn. * Nôn do hoả: Sốt cao, khát, bồn chồn không yên, miệng khô, lưỡi ráo, tinh thần rối loạn, mất ngủ, táo bón, nước tiểu đỏ mạch Hồng Sác. 2- Do Vị hoả: Mặt đỏ bốc nóng, khát, tâm phiền, ăn xong là nôn ngay, chất nôn ra đắng, nóng, hôi, đêm nằm không yên, thích lạnh, ghét nóng, táo bón, nước tiểu đỏ rêu lưỡi vàng, mạch Hồng Sác. 3 - Do đờm ẩm: Ngực đầy, Nôn ra đờm dãi, tim đập nhanh, rêu lưỡi trắng, mạch Hoạt. 4 - Do ăn uống không điều độ: Bụng đầy trướng, đau, ấn vào càng đau, táo bón, rêu lưỡi vàng nhầy, mạch Hoạt Thực. 5 - Do tình chí uất kết: Nôn ra thức ăn chua, sườn đau, mạch Huyền.
  4. 6 - Do Vị khí hư yếu: Nôn mửa liên tục, ăn kém, đại tiện lỏng, tinh thần mỏi mệt, rêu lưỡi nhờn mỏng, mạch không lực. D. Điều trị 1- Châm Cứu Học Giảng Nghĩa: Trung Quản(Nh.12) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4). . Do Nhiệt thêm Hợp Cốc (Đtr.4), Nội Đình (Vi.44) . . Do Hàn thêm Thượng Quản(Nh.13), Vị Du (Bq.21) . . Do Đờm Ẩm thêm Đàn Trung (Nh.17), Phong Long (Vi.40) . . Do Thực Tích thêm Hạ Quản(Nh.10), Toàn Cơ (Nh.21) . . Can Khí Hoành Nghịch thêm Dương lăng Tuyền (Đ.34), Thái Xung (C.3) . . Tỳ vị hư yếu thêm Tỳ Du (Bq.20), Chương Môn (C.13). • Ý nghĩa: Trung Quản , Vị Du là cách phối hợp Du + Mộ huyệt, thêm Túc Tam Lý để cùng thông giáng Vị khí; Nội Quan tuyên thông khí cơ ở Thượng và Trung tiêu; Công Tôn điều hòa Trung tiêu, bình được khí xung
  5. nghịch; Thượng Quản, cứu để ôn Vị, tán hàn; Nội Đình, Hợp Cốc để tiết nhiệt ở Vị; Phong Long vận chuyển khí của Tỳ Vị; Đàn Trung điều hòa khí của toàn thân, làm cho khí hành mà hóa được thức ăn bị đọng lại; Dương lăng Tuyền, Thái Xung, tả kinh khí của Can, Đởm, b ình Can; Tỳ Du, Chương Môn để điều bổ Tỳ khí, giúp trung khí vận hóa, thuỷ cốc mới đ ược tiêu hóa, hồi phục được sự thăng giáng. 2- Nhóm 1- Thiếu Thương (P.11) + Lao Cung (Tb.8) . Nhóm 2 - Du Phủ(Th.27) + Linh Khư (Th.24) + Thần Tàng (Th.25) + Cự Khuyết (Nh.14) (Thiên Kim Phương.). 3- a* Trung Đình (Nh.16) + Du Phủ(Th.27) + Ý Xá (Bq.49) . b* Thừa Quang (Bq.6) + Đại Đô (Ty.2) (Tư Sinh Kinh). 4- U Môn (Th.21) + Ngọc Đường (Nh.18) (Bách Chứng Phú). 5- Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Quan (Tb.6) + Công Tôn (Ty.4) + Trung Quản(Nh.12) (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu). 6- * Nôn do ngoại cảm: Vị Du (Bq.21) + Tam Tiêu Du (Bq.22) + Nội Đình (Vi.44), Ngoại Quan (Ttu.5), đều tả.
  6. * Nôn do Vị nhiệt: Trung Quản(Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Gia?i Khê (Vi.41) + Nội Quan (Tb.6), đều tả. * Nôn do đờm nhiệt: Phong Long (Vi.40) + Đàn Trung (Nh.17) + Khí Hải (Nh.6) + Trung Quản(Nh.12) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều tả. * Nôn do thực tích: Toàn Cơ (Nh.21) + Túc Tam Lý (Vi.36), đều tả, Công Tôn (Ty.4) + Tỳ Du (Bq.20), đều bổ. * Nôn do Can nghịch: Hành Gian (C.2) [tả] + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4) (đều bổ). * Nôn do Vị hư: Cứu Trung Quản(Nh.12) + Chương Môn (C.13) + châm bổ Tỳ Du (Bq.20) + Nội Quan (Tb.6) + Quan Nguyên (Nh.4) (Châm Cứu Trị Liệu Học) 7- Nhóm 1: Châm Thân Trụ (Đc.13) + Phong Trì (Đ.20) + Đại Trữ (Bq.11) + U Môn (Th.21) + Trung Quản(Nh.12) + Thiên Đột (Nh.22). Nhóm 2: Thái Uyên (P.9) + Đởm Du (Bq.19) + Xích Trạch (P.5) + cứu Gian Sư? (Tb.5) + Ẩn Bạch (Ty.1) + Chương Môn (C.13) + Nhũ Căn (Vi.18) (Lâm Sàng Đa Khoa Tổng Hợp Trị Liệu Học).
  7. 8- Trung Quản(Nh.12) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4) (Tứ Bản Giáo Tài Châm Cứu Học). 9- Cường Gian (Đc.18) + Thiên Đột (Nh.22) + Ngọc Đường (Nh.18) + Trung Đình (Nh.16) + Cưu Vĩ (Nh.15) + Cự Khuyết (Nh.14) + Thượng Quản(Nh.13) + Trung Quản(Nh.12) + Kiến Lý (Nh.11) + Gian Sư? (Tb.5) + Nội Quan (Tb.6) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Lư Tức (Ttu.14) + Hoạt Nhục Môn (Vi.24) + Triếp Cân (Đ.23) + Phách Hộ (Bq.42) + Y Hy (Bq.45) + Cách Quan (Bq.46) + Ý Xá (Bq.49) + V ị Thương (Bq.50) + Công Tôn (Ty.4) + Chương Môn (C.13) + Thông Cốc (Th.20) + Linh Khư (Th.24) + Thần Tàng (Th.25) + Quắc Trung (Th.25) + Du Phủ(Th.27) + Ngạch Trung + Tụy Du + Tuyền Sinh Túc (Châm Cứu Học HongKong). 10- * Nôn do Phong: Khứ Phong, hòa vị. Châm bình bổ bình tả Phong Trì (Đ.20) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Trung Quản(Nh.12) + Đại Chùy (Đc.14) . * Nôn do Thử: Khư? Thử, hòa Vị. Châm tả Đại Chùy (Đc.14) + Ngoại Quan (Ttu.5) + Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Thiên Xu (Vi.25) + Túc Tam Lý (Vi.36) .
  8. * Nôn do Thấp: Gia?i Biểu, hóa Thấp. Châm bình bổ bình tả Đại Chùy (Đc.14) + Đàn Trung (Nh.17) + Trung Quản (Nh.12) + Phong Long (Vi.40) + Tỳ Du (Bq.20) + Bàng Quang Du (Bq.28) . * Nôn do Hoả: Giáng Khí, cầm Nôn. Châm tả Hợp Cốc (Đtr.4) + Nội Quan (Tb.6) + Lệ Đoài (Vi.45) +Kim Tân, Ngọc Dịch + Thần Môn (Tm.7). * Nôn do Hàn: Ôn Trung, tán hàn. Châm bổ + cứu Trung Quản (Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Thần Khuyết (Nh.8) + Quan Nguyên (Nh.4) . * Nôn do Nhiệt: Tả Nhiệt, giáng nghịch. Châm tả Trung Quản(Nh.12) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Khúc Trì (Đtr.11) + Nội Đình (Vi.44) + Kim Tân, Ngọc Dịch. * Nôn do Hư: Kiện Tỳ, hòa trung. Châm bổ + cứu Trung Quản(Nh.12) + Vị Du (Bq.21) + Tỳ Du (Bq.20) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Công Tôn (Ty.4) . * Nôn do Thực: Hóa trệ, hòa trung. Châm tả Hạ Quản(Nh.10) + Toàn Cơ (Nh.21) + Công Tôn (Ty.4) + Nội Quan (Tb.6) + Túc Tam Lý (Vi.36) + Nội Đình (Vi.44) (Thực Dụng Châm Cứu Đại Toàn).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0