Tiểu luận: Công ty 100% vốn nước ngoài
lượt xem 27
download
Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Công ty 100% vốn nước ngoài
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh Tiểu luận Công ty 100% vốn nước ngoài Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 1
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG 1. 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) 1.1.1. Khái niệm: Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi công dân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư). Trong khái niệm này, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giao ròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gia này sang quốc gia khác. Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiều quốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc gia hay các công ty toàn cầu. Sự phát triền hoạt động của các công ty này chính là động lực thúc đẩy sự phát triển trong thương mại quốc tế thông qua hình thức đầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới. 1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau: a)Phân theo hình thức đầu tư: * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm. - Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ. - Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty mới. - Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng. Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 2
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thiết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh. * Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty liên doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầy tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. Một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. Đặc điểm của hình thức liên doanh này là: - Cho ra đời một công ty hay một xí nghiệp mới, với tư cách pháp nhân mới và được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn. - Thời gian hoạt động, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, xí nghiệp liên doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp cụ thể của mỗi nước. - Các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ra theo tỉ lệ góp vốn. * Hình thức công ty hay xí nghiệp 100% vốn từ nước ngoài: Đây là hình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Đặc điểm của các công ty này là: - Được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và là một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư. - Hoạt động dưới sự chi phối của Luật pháp nước nhận đầu tư. -Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật nước ta đã ban hành. * Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế, thực hiện những hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (B.O.T). Những dự án B.O.T thường được chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế. BOT: Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 3
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam Một số hình thức đầu tư khác: . - Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh) - Hợp đồng BTO (hợp đồng xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh) - Hợp đồng BT (Hợp đồng xây dựng – Chuyển giao). Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác.Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định. Chính phủ quy định lĩnh vực đầu tư, điều kiện, trình tự, thủ tục và phương thức thực hiện dự án đầu tư; quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BTO và hợp đồng BT. Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh. Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 4
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh. b) Phân theo bản chất đầu tư: * Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. * Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. Nhà đầu tư có quyền sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. . Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hoạt động sáp nhập và mua lại được coi là một hình thức đầu tư khá phổ biến và được nhiều nhà đầu tư nước ngoài áp dụng. Đây là hình thức đầu tư vào nhau để trở thành đối tác chiến lược nhằm tận dụng lợi thế của nhau cùng phát triển. c)Phân theo tính chất dòng vốn * Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. * Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 5
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh * Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. d)Phân theo động cơ của nhà đầu tư * Nguồn vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. * Nguồn vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v... * Nguồn vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 1.1.3. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài * Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. * Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 6
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. * Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. * Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. * Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50% số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. 1.1.4. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những tác động to lớn đến sự phát triển của thương mại quốc tế. Những tác động này ảnh hưởng không chỉ đến những nước nhận đầu tư mà ngay cả những nước xuất khẩu tư bản (đầu tư). Những tác động đó bao gồm: * Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo điều kiện thu hút nguồn nhu cầu mới. Tìm kiếm thị trường mới (nước ngoài) mới có những nhu cầu tiềm ẩn cho các sản phẩm của công ty khi mà thị trường trong nước đã bão hòa. Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 7
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh * Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp thâm nhập vào những thị trường nơi có thể đạt được lợi nhuận cao. Các công ty đa quốc gia có thể thâm nhập vào những thị trường khác, nơi họ có thể đạt được lợi nhuận cao. * Đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm tăng năng suất. Một công ty có nỗ lực muốn bán sản phẩm ban đầu của mình tại các thị trường mới có thể làm tăng mức thu nhập cổ phần của mình do tăng năng suất. Điều này làm giảm chi phí bình quân từng đơn vị sản phẩm. Công ty càng sử dụng nhiều máy móc thiết bị thì khả năng này càng có điều kiện thuận lợi để thực hiện. * Sử dụng yếu tố nuớc ngoài trong sản xuất. Các chi phí sử dụng đất đai và lao động có thể khác biệt nhau rất xa giữa các quốc gia. Các công ty đa quốc gia thường cố gắng thiết lập việc sản xuất tại địa điểm có giá lao động và đất đai rẻ. Họ thực hiện việc nghiên cứu thị trường để xác định xem họ có thể thu được lợi nhuận không từ các chi phí rẻ hơn khi sản xuất ở những thị trường đó. * Sử dụng nguyên liệu nước ngoài. Do các chi phí vận chuyển, một số công ty cố gắng tránh nhập khẩu nguyên vật liệu từ một đất nước khác, đặt biệt là khi công ty dự tính sẽ bán thành phẩm ngược lại cho người tiêu dùng nước đó, một giải pháp khả thi hơn là phát triển việc sản xuất sản phẩm tại một nước mà nguyên vật liệu có sẵn. * Sử dụng công nghệ nước ngoài. Các công ty đa quốc gia thiết lập ngày càng nhiều các nhà máy ở nước ngoài hay mua lại các nhà máy hiện hữu của nước ngoài để học hỏi thêm về công nghệ của các quốc gia khác. Công nghệ này sau đó được sử dụng để cải tiến quy trình sản xuất tại các nhà máy của các công ty con trên khắp thế giới. * Khai thác các thuận lợi về độc quyền. Các công ty có thể trở nên quốc tế hóa nếu như họ sở hữu các tiềm lực hay kỹ năng mà các đối thủ cạnh tranh không bao giờ có. Trong một chừng mực nào đó, công ty sẽ có được thuận lợi hơn các đối thủ và có thể thu được lợi nhuận từ việc trở nên quốc tế hóa. * Đa dạng hóa ở tầm cỡ quốc tế. Một trong những lý do tại sao các công ty tiến hành kinh doanh ở tầm cỡ quốc tế là sự đa dạng hóa quá trình sản xuất. Nhu cầu cho tất cả các loại sản phẩm được sản xuất trong cùng một nước có phần nào chịu ảnh hưởng của nền kinh tế nước đó. Công ty có thể giảm bớt rủi ro bằng cách chào hàng bán Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 8
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh các nguyên liệu và sản phẩm giữa các quốc gia khác nhau. Với việc đa dạng hóa kinh doanh và cả trong sản xuất ở tầm cỡ quốc tế, công ty có thể giữ cho nguồn tiền mặt thực của mình ít bị chao đảo. Mức độ của sự đa dạng hóa quốc tế có thể làm ổn định nguồn tiền mặt của các công ty đa quốc gia lại tùy thuộc vào tiềm năng của thị trường nước ngoài. * Phản ứng với giá trị thay đối của ngoại tệ. Khi một công ty cho rằng ngoại tệ của một quốc gia nào đó bị giảm giá, công ty đó có thể tính đến khả năng đầu tư trực tiếp vào đất nước đó. Do sự giảm giá ngoại tệ, mức phí tổn ban đầu có khả năng thấp. Nếu đồng ngoại tệ đó mạnh lên theo thời gian, thu nhập được chuyển về công ty mẹ sẽ tăng lên. Một nguyên nhân khác dẫn đến việc đầu tư trực tiếp là nhằm bù đắp nhu cầu đang thay đổi cho việc xuất khẩu của công ty do những dao động về tỷ giá hối đoái. * Phản ứng với các kiềm hãm thương mại. Trong một số trường hợp, một công ty đa quốc gia sử dụng việc đầu tư trực tiếp như là một chiến lược phòng ngự hơn là tấn công. * Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại những thuận lợi về mặt chính trị. Một số công ty đa quốc gia đóng tại những nước có nền chính trị không ổn định đang cố gắng phát triển sang những nước ổn định hơn. Mặt khác khi hoạt động của một công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế đó là cơ sở để có được những thuận lợi về mặt chính trị. 1.2. CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Khái niệm: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một trong các hình thức của FDI. Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam quy định doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của cá nhân hay tổ chức nước ngoài và tổ chức thành lập theo quy định pháp luật nước ta cho phép trên cơ sở tự quản lý. Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 9
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh 1.2.2 Đặc điểm: Doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài được thành lập sau khi cơ quan có thẩm quyền về hợp tác đầu tư nước sở tại cấp giấy phép và chứng nhận doanh nghiệp đã tiến hành đăng ký kinh doanh hợp pháp. Người đại diện cho doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là Tổng giám đốc doanh nghiệp. Nếu Giám đốc doanh nghiệp không thường trú tại nước sở tại thì phải uỷ quyền cho người thường trú tại nước sở tại đảm nhiệm. Trong thực tế các nhà đầu tư thường rất thích đầu tư theo hình thức này nếu có điều kiện vì rất nhiều lý do khác nhau trong đó quan trọng nhất là quyền tự quyết trong mọi vấn đề, ít chịu sự chi phối của các bên có liên quan ngoại trừ việc tuân thủ các quy định do luật đầu tư của nước sở tại đưa ra. Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vốn pháp định của Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bán khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận. Điều -16 Chương II -Hình thức đầu tư-Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này có thể thấp hơn 30%, nhưng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được giảm vốn pháp định. (Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 12 tháng 11 năm 1996) Ngoài các loại hình doanh nghiệp kể trên, còn một số loại hình doanh nghiệp đặc thù khác được thành lập và tổ chức theo luật chuyên ngành như văn phòng luật sư, công ty luật, ngân hàng, tổ chức tín dụng… Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 10
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh Nhược điểm: * Đối với nước nhận đầu tư: sự kiểm tra, kiểm soát đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bị hạn chế. Nguồn nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp nằm ngoài hệ thống cân đối quốc gia dễ dẫn đến hiện tượng trốn thuế, chuyển giá. * Đối với công ty đầu tư: việc huy động vốn của công ty bị hạn chế do là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn nên không có quyền phát hành cổ phiếu. Công ty chỉ có thể phát hành trái phiếu (chứng chỉ nợ) để huy động vốn. Điều này gây khó khăn cho công ty khi chủ đầu tư muốn huy động thêm vốn bên ngoài để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2.3. Thủ tục thành lập công ty 100% vốn nước ngoài Thông tin công ty cần thiết trước khi thành lập. Bản đăng ký – đề nghi cấp Giấy chứng nhận đầu tư ( mẫu I-3). Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm. Dự thảo Điều lệ Công ty phải có chữ ký chủ sở hữu Công ty, đại diện pháp luật, Cổ đông sáng lập. Danh sách thành viên tương ứng với loại hình Doanh nghiệp (mẫu I-8 hoặc I-9). Văn bản xác nhận tư cách pháp lý thành viên sáng lập. Văn bản ủy quyền của nhà đầu tư được ủy quyền đối với nhà đầu là tổ chức. Giấy tờ sao y công chứng hợp lệ liên quan: Bản sao giấy tờ chứng thực của nhà đầu tư, người đại diện được ủy quyền. Bản sao Hợp đồng thuê nhà – văn phòng để thực hiện dự án. Bản sao Giấy phép kinh doanh của tổ chức. Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 11
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2012 : Dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được tới thời điểm hiện tại, Cục Đầu tư nước ngoài báo cáo tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài đến ngày 15/12 tháng năm 2012 như sau: Trong 12 tháng đầu năm 2012, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) đã giải ngân được 10,46 tỷ USD, bằng 95,1 % so với cùng kỳ năm 2011. Biểu đồ 1: Vốn đăng ký và vốn thực hiện FDI giai đoạn 2006 đến tháng 7/2012 Đơn vị: tỷ USD Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2.1.1 Tình hình xuất, nhập khẩu: Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 12 tháng đầu năm 2012 dự kiến đạt 73,4 tỷ USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 64% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 12 năm 2012 đạt 60,33 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2011 và chiếm 52,76% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 12 tháng năm 2012, khu vực ĐTNN xuất siêu 13,07 tỷ USD. Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 12
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 15 tháng 12 năm 2012 cả nước có 1100 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đăng ký 7,85 tỷ USD, bằng 64,9% so với cùng kỳ năm 2011. Đến 15 tháng 12 năm 2012, có 435 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,15 tỷ USD, chỉ tăng 7,4% về số dự án tăng vốn nhưng số vốn tăng 58,5% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 12 tháng đầu năm 2012, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,013 tỷ USD, bằng 84,7% so với cùng kỳ 2011. 2.1.1.1 Theo lĩnh vực đầu tư: Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 498 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 9,1 tỷ USD, chiếm 69,9% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 12 tháng. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 10 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,85 tỷ USD, chiếm 14,2%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 175 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 483,25 triệu USD, chiếm 3,7%. Tiếp theo là lĩnh vực thông tin và truyền thông với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 411,25 triệu USD. Biểu đồ 2: Tỷ trọng các ngành thu hút FDI đến tháng 7/2012 Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 13
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh 2.1.1.2 Theo đối tác đầu tư: Tính từ đầu năm 2012 đến nay, đã có 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 5,13 tỷ USD, chiếm 39,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 12 tháng năm 2012; Singapore đứng vị trí thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,72 tỷ USD, chiếm 13,3% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,17 tỷ USD, chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Samoa đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 907,8 triệu USD, chiếm7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. British Virgin Islands đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 788 triệu USD, chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam Biểu đồ 3: Các quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam 7 tháng đầu 2012 Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê 2.1.1.3 Theo địa bàn đầu tư: Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 2,53 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,16 tỷ USD, chiếm 9%. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3 với 1,116 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 14
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh Đồng Nai, Hà Nội, Bắc Ninh với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 1,115 tỷ USD; 1,111 tỷ USD và 1,105 tỷ USD. Xét theo vùng thì vùng Đông Nam Bộ là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 5,55 tỷ USD, chiếm 42,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đồng bằng sông Hồng với tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 4,69 tỷ USD, chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tây Nguyên là vùng thu hút được ít vốn FDI nhất, trong 12 tháng chỉ chiếm 0,7% tổng vốn đầu tư của cả nước. Một số dự án lớn được cấp phép trong 12 tháng đầu năm 2012 là: dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của Công ty TNHH Wintek Việt Nam tại Bắc Giang và dự án của Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tại Khu công nghiệp Bắc Ninh với số vốn là 830 triệu USD; dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD; dự án Công ty sản xuất toàn cầu LIXIL Việt Nam tại Đồng Nai với tổng vốn đầu tư 441 triệu USD. Biểu đồ 4: Địa phương thu hút FDI tháng 7/2012 Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 15
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh 2.1.2 Thực trạng đầu tư nước ngoài trong một số ngành công nghiệp Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam từ đầu năm đến thời điểm 20/11/2012 đạt 12,2 tỷ USD (bằng 78,6% cùng kỳ năm trước) với 980 dự án được cấp phép mới (7,3 tỷ USD), 406 lượt dự án đăng ký bổ sung được cấp phép từ các năm trước (4,9 tỷ USD); trong đó đầu tư vào một số ngành công nghiệp có vốn đầu tư lớn như công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo... đạt 8,5 tỷ USD, chiếm 69,8% tổng vốn đăng ký. Khu vực ĐTNN đang chiếm hầu hết sản lượng một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, ô tô, xe máy, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, điện tử); 60% cán thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 25% thực phẩm đồ uống… Nhiều ngành công nghiệp quan trọng (điện tử, hóa chất, ô tô, xe máy, may mặc, giày dép) đã được hình thành và phát triển thông qua thu hút vốn FDI. Một số địa phương có nhiều dự án ĐTNN trong khu vực chế tạo phải kể đến là Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, khu vực ĐTNN chiếm tỷ trọng từ 70% - 80% giá trị sản xuất công nghiệp ở các địa phương này. Với việc tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đã giải quyết việc làm và cải thiện nguồn nhân lực cho ngành Công nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp ĐTNN đã tạo hơn 2,3 triệu việc làm trực tiếp, bằng khoảng 22% tổng số lao động đang làm việc trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam; trong đó có hàng vạn kỹ sư, nhà quản lý trình độ cao, đội ngũ công nhân lành nghề, với thu nhập ngày càng tăng; đồng thời, góp phần du nhập phương thức lao động, kinh doanh và quản lý tiên tiến của các nước. Thời gian qua, có nhiều dự án FDI lớn đầu tư vào một số ngành như Công nghiệp Điện tử, mang lại những kỳ vọng lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử của Việt Nam. Trong đó có các dự án: Nhà máy Sản xuất điện thoại di động, trị giá 302 triệu USD của Nokia, công suất 45 triệu sản phẩm/quý, tạo việc làm cho 10.000 lao động được khởi công vào ngày 23/4/2012 tại Khu công nghiệp - Đô thị VSIP Bắc Ninh; Dự án Công ty TNHH Wintek Việt Nam tại Bắc Giang, sản xuất các loại màn hình cảm ứng cho điện thoại di động, với tổng số vốn đăng ký 250 triệu USD, giải quyết việc làm cho 7.000 lao động đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2011. Ngoài ra, một số dự án khác đã được đầu tư trước đó vào Việt Nam như Dự án sản xuất chipset, vốn đầu tư giai đoạn I là 300 triệu Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 16
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh USD và tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD của Intel; Dự án 670 triệu USD và dự kiến nâng lên 1,5 tỷ USD của Samsung; các dự án của Compal, Foxconn... Khi các nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới cùng đứng chân ở Việt Nam, sẽ tạo thêm lực hút kéo các nhà đầu tư vệ tinh tới, góp phần tăng cường xuất khẩu. Năm 2011, chỉ riêng Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Samsung đã xuất khẩu tới 5,8 tỷ USD, góp phần quan trọng đưa các sản phẩm điện thoại, linh kiện điện tử trở thành mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn đứng thứ hai của cả nước. 2.2 Tác động đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam Theo kết quả tổng hợp Điều tra doanh nghiệp năm 2011, tính đến thời điểm 31/12/2010 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 96.206 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 23,3% so với 31/12/ 2009 (tăng 18.138 doanh nghiệp), chủ yếu do tăng ở khu vực ngoài nhà nước (+ 23,7%), khu vực có vốn nước ngoài hiện có 2.066 doanh nghiệp và khu vực nhà nước 455 doanh nghiệp. Số lao động đang làm việc tại thời điểm 31/12/2010 của các doanh nghiệp 2.321 ngàn người, tăng 20,9% so cùng thời điểm năm, tổng doanh thu trong năm 2010 là 2.298,2 ngàn tỷ đồng, tăng 29,4%. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có 2.066 doanh nghiệp với số lao động là 978,8 ngàn người. Chiếm tỷ trọng 2,1% về doanh nghiệp, 20,2% về lao động và 12,3% về doanh thu. Bảng 1: Doanh nghiệp đang hoạt động (Thời điểm 31/12/2010) Số lao % so sánh với năm 2009 Số Doanh động doanh thu Doanh Lao Doanh (ngàn nghiệp (tỷ đồng) nghiệp động thu người) Tổng số 96.206 2.321,0 2.298.182 123,2 120,9 129,4 Nhà nước 455 219,8 529.408 103,9 100,5 152,3 Ngoài nhà nước 93.685 1.632,5 1.485.939 123,8 128,6 124,5 Có vốn nước 2.066 468,7 282.835 107,2 108,5 120,3 ngoài Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 17
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh Quy mô lao động của doanh nghiệp ngoài nhà nước bình quân 17 lao động/doanh nghiệp, chỉ bẳng 3,6% quy mô của 1 doanh nghiệp nhà nước và bằng 7,7% quy mô của 1 doanh nghiệp có vốn nước ngoài. Trong những năm gần đây, ĐTNN vào ngành Công nghiệp ở Việt Nam đã tạo được những bước phát triển mới, từng bước đẩy mạnh sản xuất công nghiệp phát triển, tăng hàm lượng giá trị gia tăng, chuyển giao công nghệ, đa dạng hóa các nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động và mở rộng thị trường trong nước và tăng trưởng xuất khẩu. Biểu đồ 5 : Tỷ lệ đóng góp FDI so với tăng trưởng GDP Việt Nam (2006 – 2011) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Biểu đồ 6: Tỷ lệ đóng góp FDI vào vốn đầu tư toàn xã hội (2006 – 6/2012) (%) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 18
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh ĐTNN trong các ngành công nghiệp tuy có một số khởi sắc và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, nhưng quy mô và hiệu quả đầu tư vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Chẳng hạn đầu tư vào ngành Công nghiệp hỗ trợ ở nước ta hiện nay còn hết sức đơn giản, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn, giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra, còn có sự chênh lệch về năng lực giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa của Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu. Hiện nay, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này chủ yếu là từ Nhật Bản và Đài Loan... Môi trường đầu tư còn hạn chế và các doanh nghiệp chưa tính toán được mức lợi nhuận so với chi phí đầu tư nên chưa mặn mà đầu tư vào công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam. Về mặt thương mại, các công ty 100% vốn nước ngoài có hai thị trường tiêu thụ hàng. Thứ nhất là doanh nghiệp hướng vào thị trường trong nước. Điển hình như các công ty P&G, Unilever, Amway, nước giải khát Coca cola, Pepsi co…các công ty này có lợi thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm kinh doanh do vậy mà sản phẩm của chúng chiếm thị phần rất lớn trên thị trường Việt Nam. Thứ hai là công ty sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài. Các doanh nghiệp nắm bắt được lợi thế dân số trẻ và đông dân của ta nên họ đầu tư vào các ngành có sử dụng lao động thủ công cao như dệt may, da dày, điện tử… thị phần của họ chủ yếu là xuất khẩu qua châu Âu, Mỹ và Nhật bản. Tóm lại nhờ chính sách mở cữa thông thoáng của chính phủ, dân số trẻ, đông và lợi thế về cung lao động lớn mà các doanh nghiệp vốn nước ngoài rất chú trọng đến thị trường Việt Nam và đang kinh doanh tốt tại Việt Nam. Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 19
- CÔNG TY 100% VỐN NƯỚC NGOÀI GVHD: ThS. Đinh Tiên Minh PHẦN 3 MÔ HÌNH CỦA CÔNG TY PIAGGIO TẠI VIỆT NAM 3.1 Một số hoạt động Marketing tiêu biểu của Công ty TNHH Piaggio Việt Nam : Ngày 24/6/2009, lễ khánh thành nhà máy Piaggio Việt Nam đã diễn ra trọng thể cùng sự kiện ra mắt mẫu Vespa LX mới với 4 màu sắc ban đầu là trắng, đen, đỏ dâu tây và xanh da trời. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt mới của công ty Piaggio Việt Nam tại thị trường Việt Nam và đem đến cho người tiêu dùng Việt Nam cơ hội được tiếp cận với dòng sản phẩm thời trang, đẳng cấp với giá thành phù hợp với mức thu nhập. Tháng 6/2009 Với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu đôla Mỹ, ngày 24/6/2009, nhà máy Piaggio Việt Nam hoàn thành chỉ sau hơn 1 năm khởi công xây dựng (10/2007) và dự kiến sản xuất hơn 100.000 chiếc scooter một năm khi đi vào hoạt động tối đa công suất. Nằm trong chiến lược phát triển của Piaggio, nhà máy Piaggio Việt Nam là một trong những bước tiến quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất mang tính toàn cầu của hãng. Với model lần đầu tiên sản xuất tại Việt Nam, Piaggio tập trung khẳng định thương hiệu Vespa là biểu tượng của sự đổi mới, chất lượng, công nghệ và thiết kế. Tháng 3/2010 Piaggio Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ ra mắt model xe thứ 2 được sản xuất tại Việt Nam – chiếc Vespa S. Vespa S là kết tinh của những mẫu Vespa huyền thoại của thập niên 70 thế kỷ trước với cá tính nổi bật của Vespa 50 Special và phong cách thể thao của Vespa Primavera. Với đèn và gương vuông được thiết kế phá cách, đây chính là điểm mang lại sự khác biệt cho dòng xe này. Tháng 10/2009 Đúng 17h ngày 2 tháng 10 năm 2009, chiếc Vespa LX thứ 10.000 đã vượt qua những khâu kiểm tra tiêu chuẩn kỹ thuật để trở thành mốc son lịch sử của Piaggio Việt Nam. Nhân sự kiện quan trọng này, Tổng giám đốc Piaggio Việt Nam Costantino Sambuy phát biểu: Nhóm 8 – Lớp NT02VB2K15 Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận:Phương pháp nghiên cứu khoa học về ngân hàng
23 p | 1728 | 323
-
Tiểu luận: Chiến lược marketing của công ty Acecook và sản phẩm mì hảo hảo
11 p | 3986 | 256
-
LUẬN VĂN: Xây dựng kênh phân phối, tiếp cận người tiêu dùng sản phẩm nước giải khát của công ty Cocacola tại các khu vực chợ trên địa bàn Hà Nội
58 p | 1132 | 135
-
LUẬN VĂN ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI, TIẾP CẬN NGƯỜI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM NƯỚC GIẢI KHÁT CỦA CÔNG TY COCA-COLA TẠI CÁC KHU VỰC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
67 p | 384 | 114
-
TIỂU LUẬN:Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm chè đen của Công ty chè Long Phú và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.Phần mở đầu Hiện nay, chè đã trở thành một trong những đồ uống phổ biến trên thế giới. ở nước ta, ngành chè đ
79 p | 348 | 108
-
Bài tập nhóm Tái định vị thương hiệu Vinacafe với sản phẩm mới là: Café rang xay 100% nguyên chất
24 p | 268 | 61
-
Phân tích tình hình tài chính tại công ty dệt may 23/9 - p3
11 p | 144 | 55
-
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY SẢN XUẤT ĐẦU TƢ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH ĐỊNH
26 p | 125 | 31
-
Luận văn: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỰA CAO CẤP HÀNG KHÔNG
43 p | 156 | 29
-
Tiểu luận: Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lí nước thải công ty cổ phần chế biến thực phẩm – Thái Nguyên công suất 100 m3/ngđ
27 p | 152 | 26
-
Tiểu luận: Bức tranh của hệ thống tổ chức tín dụng tại Việt Nam
29 p | 136 | 25
-
TIỂU LUẬN: Tình hình xuất khẩu chè trong những năm qua
16 p | 156 | 23
-
Tiểu luận đề tài : Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật trong những năm gần đây
30 p | 99 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Giải pháp tài chính phát triển khoa học - công nghệ trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam
204 p | 98 | 14
-
TIỂU LUẬN: Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Đá Quý Việt Nhật trong những năm gần đây
40 p | 87 | 13
-
TIỂU LUẬN: CÔNG TY TNHH DU LỊCH VÀ THƯƠNG MẠI BIG HEART (BIG HEART Co.,Ltd)
17 p | 80 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Mối tương quan giữa quản trị công ty và giá trị doanh nghiệp - Bằng chứng ở Việt Nam
65 p | 15 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn