intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Góc nhìn đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng năm 2023

Chia sẻ: Pham Thi Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

24
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của tiểu luận "Góc nhìn đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng năm 2023" bao gồm ba phần: trình bày lý thuyết về cổ phiếu, cổ phiếu ngân hàng và tổng quan ngành ngân hàng; nêu lên thực trạng hoạt động của ngành ngân hàng trong năm 2022, cũng như kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng trong năm kế tiếp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Góc nhìn đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng năm 2023

  1. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................5 CHƢƠNG 2: NỘI DUNG .............................................................................................6 2.1. Lý thuyết .................................................................................................................6 2.1.1. Cổ phiếu ..............................................................................................................6 a) Khái niệm .................................................................................................................6 b) Phân loại ..................................................................................................................6 c) Đặc điểm ..................................................................................................................7 d) Đầu tư cổ phiếu .......................................................................................................7 2.1.2. Cổ phiếu Ngân hàng ..........................................................................................8 a) Khái niệm .................................................................................................................8 b) Đặc điểm ..................................................................................................................8 c) Vị thế cổ phiếu Ngân hàng trên thị trường ............................................................9 2.1.3. Tổng quan ngành Ngân hàng .........................................................................10 a) Các giai đoạn phát triển ........................................................................................10 b) Đặc điểm ................................................................................................................11 c) Thống kê ................................................................................................................13 2.2. Thực trạng ngành Ngân hàng ............................ Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Kết quả kinh doanh 2022 ...............................................................................15 2.2.2. Tăng trƣởng tín dụng .....................................................................................16 2.2.3. Lãi suất ............................................................................................................20 2.2.4. Thanh khoản ...................................................................................................23 2.2.5. Chất lƣợng tài sản ..........................................................................................25 2.2.6. Khả năng sinh lời ............................................................................................29 2.2.7. Kế hoạch kinh doanh 2023.............................................................................32 2.3. Đánh giá ............................................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Khó khăn của cổ phiếu ngành Ngân hàng .................................................. 34 2.3.2. Cơ hội đầu tƣ...................................................................................................34 2.3.3. Chiến lƣợc đầu tƣ cổ phiếu ngành Ngân hàng ............................................36 2.3.4. Biện pháp quản trị rủi ro ...............................................................................38 2.3.5. Gợi ý một số cổ phiếu để đầu tƣ ....................................................................38 a) Cổ phiếu VCB .......................................................................................................38 3
  2. b) Cổ phiếu CTG .......................................................................................................39 c) Cổ phiếu BID ........................................................................................................39 CHƢƠNG 3: KẾT LUẬN ...........................................................................................40 DANH MỤC CÁC MÃ CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG ĐÃ ĐỀ CẬP ..........................41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................42 4
  3. CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2023, thị trường chứng khoán vẫn là kênh đầu tư nên được xem xét tình hình doanh nghiệp vẫn được dự báo tích cực, GDP dù tăng thấp hơn năm 2022 song vẫn ở mức khá, lạm phát được kiểm soát. Tình hình sản xuất, kinh doanh, khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng tương đối khả quan. Các đợt điều chỉnh vừa qua khiến mức giá của các cổ phiếu đã về mức hấp dẫn, đặc biệt để đầu tư dài hạn. Đặt trong tương quan so sánh với các kênh đầu tư khác như tiền gửi tiết kiệm, vàng, trái phiếu, bất động sản,… thì thị trường chứng khoán nói chung sẽ có nhiều tiềm năng để được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn trong năm 2023. Trong số đó, dòng chứng khoán ngân hàng nói riêng tuy không mới mẻ nhưng vẫn duy trì được sức hút của mình. Là nhóm cổ phiếu chiếm hơn 1/3 tỷ trọng vốn hóa của thị trường chứng khoán, dòng cổ phiếu ngân hàng luôn nhận được nhiều sự quan tâm khi nhìn về triển vọng đầu tư trong năm mới. Hầu hết nhận định từ giới chuyên gia và các công ty chứng khoán đều cho rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ chậm lại trong năm 2023 so với mức nền cao của năm 2022, trước những áp lực giảm biên lãi ròng (NIM) và chất lượng tài sản trong trung hạn, đặt dưới bối cảnh lãi suất tăng, thị trường vốn và bất động sản thắt chặt hơn. Từ những ý tưởng nêu trên, nhóm quyết định lựa chọn một đề tài không những mang tính thức thời mà còn có độ ứng dụng cao, đó là: “Góc nhìn đầu tƣ cổ phiếu ngành ngân hàng năm 2023”. Nội dung của tiểu luận bao gồm ba phần: - Thứ nhất, trình bày lý thuyết về cổ phiếu, cổ phiếu ngân hàng và tổng quan ngành ngân hàng. - Thứ hai, nêu lên thực trạng hoạt động của ngành ngân hàng trong năm 2022, cũng như kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng trong năm kế tiếp. - Thứ ba, đưa ra những nhận xét, đánh giá về cổ phiếu ngành ngân hàng trong năm 2023. Từ đó, đề xuất các chiến lược đầu tư và biện pháp quản trị rủi ro. 5
  4. CHƢƠNG 2: NỘI DUNG 2.1. Lý thuyết 2.1.1. Cổ phiếu a) Khái niệm Căn cứ theo khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu là một loại chứng chỉ được phát hành bởi công ty cổ phần hay ở dạng bút toán ký sổ hoặc dạng dữ liệu điện tử với vai trò xác nhận quyền sở hữu của người nắm giữ cổ phiếu đối với một số cổ phần của công ty đó. Theo khoản 1 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, cổ phiếu được hiểu là một loại chứng khoán, là tài sản được giao dịch trên sàn chứng khoán. b) Phân loại Theo Điều 114 Luật doanh nghiệp 2020, cổ phiếu được phân chia thành các loại sau đây: - Cổ phiếu thường (hay còn gọi là cổ phiếu phổ thông): là loại cổ phiếu có vai trò xác định quyền sở hữu của các cổ đông. Cổ đông khi sở hữu cổ phiếu này sẽ có quyền tham gia vào các cuộc họp hội đồng quản trị, quyền được biểu quyết cũng như quyền được quản lý và kiểm soát đối với công ty phát hành. - Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu mà người sở hữu có thể được nhận những ưu đãi bao gồm nhận cổ tức, quyền biểu quyết cũng như quyền được hoàn lại phần vốn góp từ công ty phát hành. Cổ phiếu ưu đãi được phần thành ba loại phổ biến nhất: cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi hoàn lại và cổ phiếu ưu đãi biểu quyết.  Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: người nắm giữ cổ phiếu này được hưởng ưu đãi nhận cổ tức cao hơn so với người nắm giữ cổ phiếu phổ thông. Tuy nhiên lại không được quyền tham gia họp Hội đồng quản trị hay biểu quyết các vấn đề lớn và đề cứ người vào Ban kiểm soát và Hội đồng quản trị công ty.  Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi hoàn lại sẽ được hoàn lại số vốn góp từ công ty khi có yêu cầu ở bất cứ khi nào hoặc tuân theo các điều kiện đã thỏa ước từ trước. Tuy nhiên lại không được biểu quyết, tham gia họp đại hội cổ đông cũng như đề cử người vào Hội đồng quản trị công ty và Ban kiểm soát. 6
  5.  Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết sẽ có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với người nắm giữ cổ phiếu phổ thông. Ngoài ra, họ được hưởng quyền dự cuộc họp đại hội cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị công ty và Ban kiểm soát công ty. Tuy nhiên, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng lại cho người khác cổ phiếu đó. c) Đặc điểm Cổ phiếu có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: - Mỗi cổ phiếu đều có giá trị ban đầu được xác định bằng tiền hay còn gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một số công ty nước ngoài ban hành Luật quy định về mệnh giá tối thiểu của cổ phiếu. Tuy nhiên, tại các công ty Việt Nam thì Luật Doanh nghiệp không quy định về vấn đề này. Giá trị thực tế của cổ phiếu được xác định bởi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các yếu tố thị trường khác. - Cổ phiếu là một loại giấy tờ có giá trị xác nhận tư cách chủ sở hữu cổ phần cũng như tư cách là một thành viên trong công ty cổ phần. Vì thế cổ phiếu không có tính giới hạn. Thời hạn của cổ phiếu sẽ gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp phát hành. - Cổ phiếu là một loại tài sản được lưu thông trên thị trường. Tài sản này có thể được chuyển nhượng qua lại giữa nhiều người khác nhau trên thị trường chứng khoán. d) Đầu tư cổ phiếu Đầu tư cổ phiếu là việc mua bán cổ phiếu (hoặc chứng khoán) của một công ty được niêm yết với hy vọng tạo ra lợi nhuận. Đầu tư cổ phiếu online là quá trình giao dịch cổ phiếu trực tuyến thông qua máy tính, laptop hoặc điện thoại. Đầu tư cổ phiếu là một hình thức đầu tư đã và đang được rất nhiều nhà đầu tư ưa chuộng vì những lý do sau: - Là hình thức đầu tư đem lại lợi nhuận cao trong dài hạn. Bản chất việc nắm giữ chứng khoán là nhà đầu tư đang sở hữu một phần của doanh nghiệp và được hưởng lãi suất dựa theo mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp đó. Hiện nay, mức độ tăng trưởng trung bình của các công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán là khoảng 20%/năm, cao hơn nhiều so với mức lợi nhuận 6-7%/năm mà 7
  6. cá nhân nhận được nếu gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Do vậy, nhà đầu tư chỉ cần lựa chọn những công ty cổ phần tiềm năng tăng trưởng cao để đầu tư vào thì khi giá cổ phiếu công ty đó tăng lên, bạn sẽ thu về lợi nhuận từ chênh lệch giá mua cổ phiếu và giá bán cổ phiếu. Đồng thời có thể được nhận cổ tức do công ty chi trả khi kinh doanh có lãi. - Là tài sản có tính thanh khoản cao nhất chỉ sau tiền mặt Tính thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển đổi thành tiền mặt của một tài sản nào đó. Thị trường chứng khoán là nơi những người bán và mua chứng khoán tập trung lại. Dù bạn muốn mua cổ phiếu hay bán cổ phiếu thì đều sẽ được đáp ứng dễ dàng và nhanh chóng bởi những người tham gia thị trường. Từ đó, cổ phiếu đang nắm giữ có thể chuyển thành tiền mặt một cách đơn giản và thuận lợi. - Là hình thức đầu tư có tính linh hoạt cao Để đầu tư cổ phiếu thì bạn không nhất thiết phải có nhiều vốn như khi đầu tư bất động sản, vàng,… Số tiền để có thể tham gia thị trường đầu tư cổ phiếu chỉ cần từ vài triệu đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng không phải chờ đến vài tháng hay vài năm để số vốn đầu tư vào sinh lời. Đối với đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư nắm giữ một cổ phiếu tối thiểu hai ngày và có thể bán cổ phiếu đó đi khi cổ phiếu đã tăng giá đạt kỳ vọng của bản thân và thu về lợi nhuận nhanh chóng ngay sau đó. 2.1.2. Cổ phiếu Ngân hàng a) Khái niệm Cổ phiếu ngân hàng là tên gọi của nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Tại Việt Nam có nhiều hình thức ngân hàng khác nhau như ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng doanh nghiệp,… đều hoạt động dưới sự giám sát của NHNN và quốc gia. Ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho cá nhân và doanh nghiệp bao gồm cung cấp dịch vụ tài chính và lưu trữ tiền mặt của khách hàng. Các ngân hàng cũng cung cấp các cơ hội tín dụng cho cá nhân và tổ chức. Tiền gửi ngân hàng và tiền mặt ngắn hạn sẽ được sử dụng để cho người khác vay các khoản nợ dài hạn giúp tạo ra tính thanh khoản trên thị trường và duy trì nguồn cung tiền. b) Đặc điểm 8
  7. Cổ phiếu ngành ngân hàng có những đặc thù riêng do xuất phát từ ngành nghề kinh doanh vốn đã riêng biệt, bao gồm những đặc điểm nổi bật sau đây: - Tiền là sản phẩm kinh doanh chính, các dịch vụ bao gồm tín dụng, đầu tư và vay vốn,… - Ngân hàng chịu sự giám sát gắt gao đến từ NHNN để đảm bảo sự an toàn, uy tín và minh bạch cho tất cả mọi người. - Ngân hàng rất khó phá sản. Các lý do bao gồm việc chịu sự quản lý chặt chẽ đến từ NHNN, nếu có dấu hiệu bất lợi, NHNN ngay lập tức hỗ trợ và giám sát tránh trường hợp phá sản. Bên cạnh đó, ngân hàng là niềm tin của người dân dành cho Nhà nước nên rất khó để phá sản vì sẽ đánh mất niềm tin của nhân dân. - Tỷ trọng vốn hóa các cổ phiếu ngân hàng chiếm khoảng 25% thị trường chứng khoán, nên cổ phiếu ngân hàng có xu hướng điều phối phần lớn thị trường chung. - Cổ phiếu ngân hàng khá nhạy cảm với tin tức kinh tế, chính trị và sự ổn định của các quốc gia nên có thể tăng hoặc giảm một cách khó lường. c) Vị thế cổ phiếu Ngân hàng trên thị trường Cổ phiếu ngân hàng được coi là cổ phiếu “vua” tại Việt Nam không chỉ về số lượng cổ phiếu mà còn về vốn hóa ngành ngân hàng trong tổng vốn hóa thị trường. - Cổ phiếu ngân hàng dẫn dắt thị trường Tính đến tháng 12/2022, tổng vốn hóa của các ngân hàng là 1,55 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 25% tổng vốn hóa thị trường chứng khoán. Do đó, khi các điều kiện kinh tế tốt, GDP và tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu tích cực thì cổ phiếu ngân hàng sẽ đi những bước đầu tiên dẫn dắt thị trường trong xu hướng tăng giá. Thông thường, khi các cổ phiếu có vốn hóa lớn như ngân hàng tăng trưởng, thường kéo theo các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng trưởng theo. Vì vậy việc dẫn dắt thị trường phần lớn đều phụ thuộc vào cổ phiếu ngân hàng. - Cổ phiếu ngân hàng có vai trò nâng đỡ thị trường Khi tổng quan thị trường có diễn biến tiêu cực, các ngành nghề kinh doanh tăng trưởng kém; các yếu tố trên không ủng hộ sẽ làm thị trường chứng khoán lao dốc. Khi đó, cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ thị trường; bởi cổ phiếu “nhà băng” chiếm đến 25% tổng vốn hóa. Khi các cổ phiếu ngân hàng lớn không 9
  8. giảm và tăng nhẹ; đây được xem là lực đỡ rất lớn cho thị trường trong những tình huống khó khăn. Nếu tin tức xấu lan toàn bộ hệ thống ngân hàng, việc xảy ra bán tháo các cổ phiếu ngân hàng sẽ khiến thị trường sụt giảm đáng kể. 2.1.3. Tổng quan ngành Ngân hàng Ngân hàng thường được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế từng quốc gia và toàn cầu. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, Ngân hàng là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó thanh toán giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với đặc điểm hoạt động riêng có của mình ngành Ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. a) Các giai đoạn phát triển Các giai đoạn phát triển của ngành ngân hàng chia ra làm 2 giai đoạn chính: - Trước năm 1990: Hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp. Không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và kinh doanh. NHNN vừa đóng vai trò là ngân hàng Trung ương, vừa là ngân hàng thương mại. - Từ tháng 5/1990; Hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được luật pháp phân biệt rạch ròi:  NHNN thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung ương – là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; là ngân hàng của các ngân hàng và là NHNN; Ngân hàng Trung ương là cơ quan tổ chức việc điều hành chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2.  Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện. 10
  9. b) Đặc điểm Việt Nam là một nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển. Chính mức độ phát triển thấp và chưa hoàn chỉnh của nền kinh tế sẽ khiến cho thị trường tài chính ở Việt Nam lệch pha so với thị trường tài chính ở những quốc gia phát triển khi tập trung xoay quanh ngân hàng thay vì thị trường vốn bao gồm thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Trong đó, ngân hàng là nơi cung cấp nguồn vốn cả ngắn và trung hạn còn thị trường chứng khoán thì không nhiều doanh nghiệp có thể huy động được nguồn vốn. Một số đặc điểm sau có thể góp phần làm rõ đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. - Ngành ngân hàng chiếm tỷ trọng tuyệt đối Nguồn vốn ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống thị trường vốn tại Việt Nam đối với việc cung ứng nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế. Thị trường vốn được cấu thành bao gồm thị trường nợ vay dài hạn của ngân hàng, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Tại những thị trường phát triển như Mỹ, đây là một chiếc kiềng ba chân cung cấp nguồn vốn đa dạng cho các doanh nghiệp, với tỷ trọng nguồn vốn từ ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ so với nguồn vốn các doanh nghiệp tự huy động. Tuy nhiên, tại Việt Nam có đến hơn 2/3 nguồn vốn dài hạn cho doanh nghiệp đang được cung cấp bởi hệ thống ngân hàng. Như chúng ta cũng đã thấy, có một sự tương đồng trong tỷ lệ tài trợ từ hệ thống ngân hàng giữa những quốc gia Châu Á. 11
  10. - Ngành ngân hàng trong xu hướng giảm tỷ trọng nguồn vốn trung – dài hạn Việc ngân hàng thực hiện liên tục giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn, cho vay trung dài hạn liên quan đến các vấn đề về đảm bảo tính an toàn, cơ cấu lại hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng cũng như nhằm đáp ứng được những chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng. Đặc biệt, từ 2016 xảy ra hiện tượng giá đất tăng nhanh và sốt cục bộ, việc giảm tỷ lệ cho vay đối với ngành bất động sản được kỳ vọng sẽ giảm nguy cơ dẫn đến hiện tượng bong bóng bất động sản. Mặt khác, hệ thống tài chính của Việt Nam đang có sự mất cân bằng do nguồn vốn phân bổ lệch quá nhiều vào hệ thống ngân hàng. Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn, cho vay trung – dài hạn thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực huy động vốn hơn trên thị trường chứng khoán, qua đó, khắc phục được sự mất cân bằng trong hệ thống tài chính. - Xu hướng tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Câu chuyện về việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là xu hướng chính của các ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây sau giai đoạn tăng trưởng quá nóng trong quá khứ. Trong giai đoạn trước thì hệ thống ngân hàng phát triển rất nhanh về quy mô dư nợ. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh, các doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn vốn giá rẻ, trước đó đã đầu tư tràn lan kém hiệu quả và nợ xấu chính là vấn đề đáng quan tâm của ngành ngân hàng. Không ít các ngân hàng sau đó đã gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu cao, có nguy cơ đổ vỡ, đe dọa sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Khi đó, yêu cầu đặt ra là hệ thống ngân hàng cần phải thực hiện tái cơ cấu, nhằm khắc phục những yếu kém nội của ngành Ngân hàng, lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt 12
  11. động của toàn hệ thống. Qúa trình tái cơ cấu đã khiến cho số lương ngân hàng giảm dần trong những năm gần đây, thông qua việc xử lý các ngân hàng hoạt động không hiệu quả. Các cuộc khủng hoảng tài chính thường liên quan đến 4 lý do chính kéo theo khủng hoảng ngành ngân hàng sau: Thứ nhất là thiếu vốn tự có, thứ hai là khó khăn về thanh khoản, thứ ba là chất lượng tài sản kém, thứ tư là yếu kém về quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro. Trong đó, vấn đề chất lượng tài sản kém và việc thiếu vốn tự có là hai vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến xu hướng phát triển của ngành ngân hàng, cũng như quá trình phát triển của thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Từ giai đoạn năm 2007 đến nay, hệ thống ngân hàng luôn nỗ lực giải quyết nợ xấu, đây là một vấn đề lớn đã giải quyết trong suốt chiều dài phát triển, đặc biệt tỷ lệ nợ xấu chiếm khá cao trong lĩnh vực bất động sản. c) Thống kê Tính đến 05/04/2023, có 49 ngân hàng tại Việt Nam. Trong đó có 04 Ngân hàng 100% vốn Nhà nước, 31 Ngân hàng Thương mại Cổ phần, 09 Ngân hàng 100% vốn Nước ngoài, 02 Ngân hàng Chính sách, 01 Ngân hàng Hợp tác xã và 02 Ngân hàng Liên doanh. 13
  12. Tính đến tháng 03/2023, trên thị trường chứng khoán đã xuất hiện 28 mã cố phiếu ngân hàng. 14
  13. 15
  14. 2.2. Thực trạng ngành Ngân hàng 2.2.1. Kết quả kinh doanh năm 2022 Theo thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 của ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, có 22 nhà băng ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng so với năm trước và phần lớn đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tương ứng với mức lợi nhuận "khủng", giới ngân hàng cũng đang đóng góp lớn vào thu ngân sách nhà nước. Thu nhập lãi thuần của phần lớn ngân hàng đều tăng trưởng tốt so với 2021. Trong năm 2022 đã chứng kiến sự sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán nói chung và cổ phiếu ngân hàng nói riêng. Hầu hết thị giá các cổ phiếu ngân hàng đều giảm mạnh từ 10-60%. Năm 2022, bức tranh lợi nhuận ngân hàng có sự phân hóa mạnh, cùng sự trở lại của nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước với việc lợi nhuận của khối ngân hàng này đã tăng mạnh trở lại. Tín dụng được rót vào lĩnh vực ưu tiên, lãi suất được kiểm soát ở mức hợp lý, chất lượng tài sản tốt… là những lý do khiến các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước được Ngân hàng Nhà nước cấp room tín dụng, từ đó cải thiện kết quả kinh doanh. Dựa trên báo cáo tài chính của NHTM niêm yết cho thấy, lợi nhuận của các NHTM tăng với tốc độ khá ổn định, chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động tín dụng vẫn ở mức cao. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, nhưng lợi nhuận trước thuế của các NHTM vẫn có sự gia tăng so với năm 2019 (tăng 16,12%). Nguyên nhân chính của sự tăng trưởng lợi nhuận này là do với đặc thù của ngành Ngân hàng, trong bối cảnh dịch bệnh, người dân và các doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùn g tiền mặt tăng mạnh trong năm 2022. Hơn nữa, để kích cầu vốn vay và hỗ trợ nền kinh tế phát triển trong giai đoạn này, mặt bằng lãi suất cho vay của các NHTM có xu hướng giảm, tỉ lệ lãi suất điều chỉnh giảm cho một số đối tượng và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh vay vốn. Năm 2022, tín dụng của các ngân hàng này đều tăng mạnh, trong khi nợ xấu được kiểm soát chặt. Kết quả khảo sát mới đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, theo nhiều tổ chức tín dụng, kết quả kinh doanh quý IV/2022 không đạt mức kỳ vọng. Dù vậy, tính chung trong năm 2022, có 80% tổ chức tín dụng nhận định tình hình kinh doanh tổng thể cải thiện so với năm 2021. Báo cáo tài chính của 28 NHTM niêm yết trong giai đoạn nghiên cứu cho thấy, hoạt động tín dụng vẫn chiếm khoảng 60% - 80% tổng tài sản của NHTM, do vậy thu 16
  15. nhập từ hoạt động này cũng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các NHTM. Ngoài nguồn tín dụng, các ngân hàng còn có các khoản thu khác đến từ thu phí dịch vụ, kinh doanh ngoại hối hay chứng khoán đầu tư. Tuy nhiên, trong bối cảnh tỷ giá có nhiều biến động, trái phiếu doanh nghiệp "đóng băng" và lợi suất trái phiếu chính phủ tăng vào cuối năm, các khoản đầu tư hay kinh doanh ngoại hối và chứng khoán trở nên kém thuận lợi. Bên cạnh đó, tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn giá rẻ tại các ngân hàng, đã sụt giảm tại phần lớn nhà băng. Điều này đang gây áp lực lên biên lãi thuần (NIM) của giới ngân hàng. 2.2.2. Tăng trƣởng tín dụng - Tăng trưởng tín dụng 2022 cao nhất 5 năm: Tăng trưởng tín dụng tăng tốc vào quý 4/2022: Đến hết quý 4/2022, tăng trưởng tín dụng đạt 14.5%, mức cao nhất kể từ năm 2018. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng vẫn thấp hơn dự kiến, do hạn mức tăng trưởng tín dụng mới là 16% được cấp vào thời điểm gần kết thúc năm 2022. - Kỳ vọng tăng trưởng chững lại trong năm 2023: Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng sơ bộ cho năm 2023 ước đạt 14-15%, tuy nhiên mục tiêu hàng đầu vẫn là ổn định và lành mạnh hóa hoạt động của ngành ngân hàng: Phó Thống đốc NHNN cho biết tăng trưởng tín dụng mục tiêu cho năm 2023 là khoảng 14-15%. Tuy nhiên, áp lực lạm phát cao sẽ phần nào kiềm hãm tốc độ tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2023, Việt Nam đưa ra mức lạm phát mục tiêu là dưới 4.5%, điều chỉnh tăng 0.5%p so với mức lạm phát mục tiêu dài hạn, nhưng việc kiềm chế lạm phát cũng không đơn giản. Trong 12 tháng qua, lạm phát cơ bản tăng liên tục từ 0.66% lên 5.21% vào tháng 1/2023. Việc tăng giá các nhóm hàng hóa và dịch vu thiết yếu như ngành như điện, giáo dục và xăng dầu làm tăng áp lực lạm phát. Nguồn tín dụng mới sẽ phần nào tăng thanh khoản của thị trường chung. Tuy nhiên, sự suy giảm chất lượng tài sản trong năm 2022 và các rủi ro nợ xấu do thay đổi môi trường lãi suất sẽ khiến các NHTM cẩn trọng hơn trong việc gia tăng tỷ trọng cho các phân ngành/doanh nghiệp có rủi ro cao. Tỷ giá tạm thời ổn định nhưng rủi ro giảm giá đồng nội tệ theo chúng tôi vẫn còn hiệu hữu do các đợt tăng lãi suất của Fed và nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt. Nhìn chung, dựa trên những yếu tố vĩ mô chưa khả quan, 17
  16. chúng tôi dự phóng tín dụng sẽ chỉ tăng trong khoảng từ 10-12% trong năm 2023, thấp hơn so với mức tăng trưởng mục tiêu của NHNN. - Tìm kiếm giải pháp tăng trưởng tín dụng Tăng trưởng tín dụng tiếp tục tập trung vào phân khúc bán lẻ trong năm vừa qua: Hầu hết các NHTM cố gắng giảm tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp trong năm 2022 nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống. Tiêu biểu hai ngân hàng lớn như BID và CTG, các khoản 18
  17. cho vay mới cho phân khúc bán lẻ chiếm lần lượt 71% và 77% tổng tăng trưởng tín dụng phát sinh trong năm 2022. Tỷ trọng cho vay phân khúc bán lẻ của ngành ngân hàng cũng tăng 5%p trong năm 2022 lên mức 51%. Trước thị trường nợ ảm đạm đặc biệt trong năm 2022, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 65/2022/NĐ-CP: Trong năm 2022, tổng lượng phát hành TPDN giảm 65.6% so với cùng kỳ xuống 255.2 nghìn tỷ. Trong đó, khối lượng phát hành TPDN của các công ty phát triển dự án BĐS và công ty xây dựng lần lượt đạt 52 nghìn tỷ và 21.5 nghìn tỷ, giảm lần lượt 80.8% và 59.7% so với cùng kỳ. Tổng lượng TPDN được phát hành bởi nhóm các tổ chức tín dụng đạt 136.8 nghìn tỷ (-42.1% so với cùng kỳ). Trong các cuộc họp gần đây giữa đại diện chính phủ, NHNN, các doanh nghiệp bất động sản và các bên liên quan, một số giải pháp đã được đề xuất để giải quyết những khó khăn trong vấn đề thiếu thanh khoản của ngành bất động sản, bao gồm: (i) Lùi thời hạn áp dụng các yêu cầu đối với nhà đầu tư chuyên nghiệp và yêu cầu xếp hạng tín dụng đến ngày 1/1/2024; (ii) cho phép gia hạn thời hạn trái phiếu nhưng không quá hai năm; (iii) chuyển đổi thanh toán trái phiếu (thành khoản vay hoặc tài sản khác); và (iv) đề xuất ngân hàng mua lại TPDN. Tuy nhiên, còn thiếu một số cơ sở pháp lý để hỗ trợ các đề xuất, do đó sẽ khó kỳ vọng giải pháp hiệu quả cho thanh khoản của các doanh nghiệp bất động sản trong ngắn hạn. NHNN có động thái mềm mỏng hơn đối với tín dụng bất động sản. Trong khi các ngân hàng lại tương đối thận trọng đối với dư nợ nhóm tài sản rủi ro cao. Thống đốc NHNN khẳng định không cấm tăng tín dụng cho ngành bất động sản, mục tiêu chính của các biện pháp hạn chế là đảm bảo sự ổn định của ngành ngân hàng. Đến cuối năm 2022, tín dụng BĐS đạt 2.58 triệu tỷ đồng, tăng 24.3% so với cùng kỳ và cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành là 14.5%. Tuy nhiên, lượng giải ngân mới được kỳ vọng sẽ tập trung vào mục đích vay mua nhà hơn là tài trợ vốn trực tiếp cho doanh nghiệp bất động sản nhằm giảm thiểu rủi ro tập trung. 19
  18. 20
  19. 2.2.3. Lãi suất Lãi suất hấp dẫn dòng tiền: Tiền gửi của khách hàng tại 27 ngân hàng niêm yết đã tăng đáng kể trong quý 4/2022, do mức lãi suất huy động tăng cao trong giai đoạn này. Cụ thể hơn, 62% tổng số tiền gửi huy động được của nhóm ngân hàng niêm yết trong năm 2022 đến từ quý 4, nâng tổng huy động tăng từ mức 4.1% cuối quý 3 lên tới 10.7% cuối năm 2022. Trong số các loại tài sản có thu nhập cố định, lãi suất tiền gửi hấp dẫn hơn so với trái phiếu chính phủ, trong khi rủi ro thấp hơn nhiều so với so với trái phiếu doanh nghiệp. Cuộc đua lãi suất huy động có phần chững lại trong hai tháng đầu năm 2023: Do tình trạng thiếu thanh khoản vào đầu và giữa quý 4/2022, các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất tiền gửi để cải thiện tình hình. Tuy nhiên, NHNN đã kiềm chế động thái tăng lãi suất, đặc biệt là các ngân hàng vừa và nhỏ, để ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, nhu cầu vốn cho sự tăng trưởng tín dụng giai đoạn cuối năm không quá lớn, đi kèm với sự dồi dào thanh khoản của thị trường liên ngân hàng (lãi suất liên ngân hàng hạ nhiệt). Do đó, lãi suất huy động đã giảm đáng kể và không còn các mức lãi suất huy động vượt 10% (kênh huy động chính thức). 21
  20. 22
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2