Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Các Hormon tuyến giáp
lượt xem 9
download
Việc tìm hiểu và nghiên cứu về các loại hormon tuyến giáp có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sức khỏe con người và nghiên cứu khoa học nói chung. Cùng tham khảo bài tiểu luận "Các Hormon tuyến giáp" sau đây để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé các bạn!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Các Hormon tuyến giáp
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC ******* TIỂU LUẬN MÔN HÓA SINH CÁC HOEEMONE TUYẾN GIÁP Giảng viên hướng dẫn: TS. Giang Phương Ly Sinh viên thực hiện:Lê Thị Huệ Mã số sinh viên: 20174735 Lớp: HH01.K62 Hà Nội, 5/2020 Mục lục
- I. Phần giới thiệu:………………………………………………….. 1 II. Phần nội dung: 1. Thực trạng các ảnh hưởng của cơ thể từ hormon tuyến giáp…3 2. Đặc điểm tuyến giáp………………………………………….10 3. Sinh tổng hợp T3 và T4 …….………………………………...11 4. Nhu cầu idod và phân bố iod vào trong tuyến giáp…………...15 5. Nồng độ hormon trong máu: ……... …………………………..16 6. Tác dụng của T3 và T4:…………………………………. …...16 7. Điều hòa hormon tuyến giáp.………………………………… 22 8. Rối loạn hoạt động tuyến giáp: .……………………………… 22 9. Hormon calcitonin. …………………………………………...24
- III. Phần kết luận…………………………………………………..26 Tài liệu tham khảo ………………………………………………..27
- P a g e | 4 Đề tài Các hormon tuyến giáp Phần mở đầu Các hormon tuyến giáp hoạt động hầu hết trên các tế bào của cơ thể. Chúng có tác dụng giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, ảnh hưởng đến sinh tổng hợp protein, giúp điều hòa sự tăng trưởng và làm dài xương và sự phát triển của hệ thần kinh và tăng độ nhạy cảm của cơ thể đối với catecholamine. Các hormon tuyến giáp là rất cần thiết cho sự phát triển và biệt hóa thích hợp của tất cả các tế bào trong cơ thể con người. Các hormone này cũng giúp điều hòa sự chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate, và ảnh hưởng đến cách các tế bào của con người sử dụng các hợp chất năng lượng. Chúng cũng giúp kích thích quá trình chuyển hóa vitamin. Nhiều kích thích sinh lý và bệnh lý ảnh hưởng đến việc tổng hợp hormone tuyến giáp. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về các loại hormon tuyến giáp có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể sức khỏe con người và nghiên cứu khoa học nói chung. Hormone tuyến giáp gồm Thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3) có vai trò cho sự phát triển bình thường của cơ thể và chuyển hóa
- P a g e | 5 năng lượng, Ngoài ra còn hormone phụ là Calcitonin (Thyrocalcitonin) điều hòa chuyển hóa calci và phospho. Mỗi loại hormone tuyến giáp lại có một cách tổng hợp, tác dụng, nhu cầu đối với cơ thể và cách điều hòa khác nhau. Khi không thể điều hòa chúng trong cơ thể sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động tuyến giáp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người, để lại những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Phân tích các dạng hormone tuyến giáp”. Phần nội dung. 1.Thực trạng các ảnh hưởng của cơ thể từ hormon tuyến giáp. * Làm tăng cường trao đổi chất (increase in metabolic rate)
- P a g e | 6 Hormon tuyến giáp làm tăng TĐC ở hầu hết các loại mô bào loại trừ một ở não, lách, dịch hoàn và phổi. Nếu một lượng lớn hormon tuyến giáp được tiết ra, tốc độ các phản ứng trao đổi chất có thể tăng 60100% so với bình thường, khả năng sử dụng thức, quá trình tổng hợp protein cũng như sử dụng protein tăng. Tỷ lệ tăng trưởng ở người trẻ tuổi tăng nhanh. Hoạt động tinh thần dễ hưng phấn; hoạt động của hầu hết các tuyến nội tiết khác cũng được tăng cường. Tuy nhiên, nhiều cơ chế dẫn đến tác động này vẫn đang đang được tìm hiểu. * Tăng tổng hợp protein Khi tiêm hormon tuyến giáp (thyroyxine hay triiodothyronine) cho động vật, tổng hợp protein tăng rất sớm ở hầu hết các mô do qua trình dịch mã được tăng cường và sự hình thành protein tại các ribosome tăng lên. Ở giai đoạn sau (vài giờ đến vài ngày), quá trình sao mã hình thành RNA từ các gene tăng lên dẫn đến tăng tổng hợp protein theo phương thức: (1) hormon (chủ yếu là triiodothyronine từ deiodinated thyroxine trong tế bào kết hợp với các receptor protein trong tế bào; (2) Phức hợp receptorhôrmn hoạt hóa các gene, xúc tiến sao mã và tổng hợp RNA dẫn đến tăng cường tổng hợp protein. * Tác động đến hệ thống enzyme tế bào Ít nhất có khoảng 100 enzyme trong tế bào tăng về số lượng do tổng hợp protein được tăng cường dưới tác động của hormon tuyến giáp. Ví dụ α glycerophosphate dehydrogenase có thể tăng đến 6
- P a g e | 7 lần so với bình thường. Enzyme này đóng vai trò quan trọng trong phân giải carbonhydrate nên có thể cho rằng hormon tuyến giáp làm tăng sử dụng carbonhydrate. Bên cạnh đó, các enzyme oxi hóa và các hệ thống vận chuyển electron nội bào cũng được tăng cường (cả hai được thể hiện trong các ty thể). * Tác động đến ty thể Dưới tác động của hormo tuyến giáp, ty thể tăng cả về số lượng lẫn kích thước. Diện tích bề mặt của màng ty thể tăng cùng với tăng cường trao đổi chất. Như vậy tác dụng của hormonn tuyến giáp đến TĐC thông qua ảnh hưởng đến hệ thống ty thể của tế bào từ đó tăng ATP cung cấp năng lượng cho tế bào. Tuy vậy tăng số lượng và hoạt động của ty thể cũng có thể là kết quả của tăng hoạt động của tế bào. Nếu tiêm một lượng lớn hormon tuyến giáp cho động vật, ty thể có thể phồng lên một cách bất thường nhưng không đi cùng với quá trình phosphoryl hóa, sinh nhiệt nhưng số lượng ATP ít. Tuy vậy, ở điều kiện bình thường câu hỏi được đặt ra là hormon ở nồng độ nào có thể gây ra ảnh hưởng này kể cả ở những người bị nhiễm độc tuyến giáp. * Tăng vận chuyển ion qua màng tế bào Dưới tác động của hormon, một trong những enzyme tăng về số lượng và hoạt tính là NaK ATPase làm tăng vận chuyển Na và K qua màng tế bào ở một số mô. Mặc dù quá trình vận chuyển này cấn đến năng lượng và sinh nhiệt, nó có thể được coi là một trong
- P a g e | 8 các cơ chế qua đó hormon tuyến giáp làm tăng cường trao đổi chất của cơ thể. Tóm lại: Một điều rõ ràng là nhiều ảnh hưởng của hormon tuyến giáp đến tế bào đã được quan sát nhưng cơ chế đặc hiệu để dẫn đến những ảnh hưởng đó vẫn cần được làm rõ. Một trong những cơ chế ứng cử viên là khả năng hoạt hóa quá trình sao mã của các DNA trong nhân tế bào dẫn đến làm tăng cường quá trình tổng hợp protein. * Tăng vận chuyển ion qua màng tế bào Hormon tuyến giáp có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cơ thể. Đã từ lâu chúng ta biết rằng chúng cần thiết cho quá trình biến thái (metaphormic change) của nòng nọc. Ở người, ảnh hưởng rõ ràng nhất là đối với quá trình sinh trưởng trong gia đoạn trẻ thơ. Nếu trẻ bị thiểu năng tuyến giáp, quá trình phát triển sẽ chậm thậm chí dừng lại. Nếu cường tuyến giáp (tuyến hoạt động quá mức) sẽ dẫn đến hiện tượng phát triển nhanh làm trẻ cao to một cách khác thường. Tuy nhiên đĩa sinh trưởng của xương có thể hợp nhất với phần thân xương rất sớm và dẫn đến giảm chiều cao ở tuổi trưởng thành. Một tác động quan trọng của hormon tuyến giáp là kích thích bộ não phát triển trong thời kỳ bào thai và năm đầu tiên sau khi trẻ chào đời. Nếu tuyến giáp của bào thai không tiết đủ hormon, bộ não phát triển chậm trong suốt thời kỳ bào thai và trong năm đầu tiên sau khi ra đời. Nếu trẻ không được dùng liệu pháp hormon tuyến
- P a g e | 9 giáp thích hợp để điều trị sẽ có thể phải sống trong tình tạng thiểu năng trí tuệ suốt đời ( Bên cạnh khả năng làm tăng cường quá trình tổng hợp protein, quá nhiều hormon tuyến giáp có thể làm tăng tốc quá trình trao đổi chất, protein đưa vào trao đổi nhiều hơn lượng được tổng hợp vì vậy kho dự trữ protein được huy động và các amino acid được giải phóng vào dịch ngoại bào. Ảnh hưởng đến các cơ chế đặc biệt * Ảnh hưởng đến trao đổi carbohydrate Hormon tuyến giáp kích thích tất cả các yếu tố liên quan đến trao đổi carbohydrate bao gồm tăng khả năng thu nhận glucose của tế bào, tăng dự trữ glycogen, tăng tổng hợp glucose từ các chất không phải carbohydrate (như lactate, một số amino acid và glycerol; các quá trình tổng hợp glucose theo con đường này hay sảy ra ở gan, thận ở thực vật, hay ở trong hạt). Hormon tuyến giáp cũng làm tăng khả năng hấp thu của dạ dày ruột, thậm chí làm tăng tiết insulin dẫn đến ảnh hưởng thứ cấp đến trao đổi chất. Tất cả những ảnh hưởng này có thể được giải thích dựa trên khả năng làm tăng cường các enzyme của hormon tuyến giáp. * Ảnh hưởng đến trao đổi chất béo Tất cả các yếu tố trong trao đổi chất béo đều chịu ảnh hưởng của hormon tuyến giáp. Tuy nhiên, vì mô mỡ là "kho dự trữ năng lượng dài hạn" nên nếu được huy động quá mức sẽ làm tăng nồng độ các
- P a g e | 10 axít béo tự do trong huyết tương. Hormon tuyến giáp đồng thời cũng làm tăng cường quá trình oxi hóa các axit béo trong tế bào. * Ảnh hưởng đễn mỡ trong máu và trong gan Tăng nồng độ hormon tuyến giáp làm giảm lượng cholesterol, phospholipid và triglyceride trong máu mặc dù nồng độ axít béo tự do tăng. Nếu giảm tiết hormon tuyến giáp sẽ làm tăng nồng độ cholesterol, phospholipid và triglyceride dẫn đến tăng dự trữ mỡ trong gan. Hiện tượng tăng nồng độ chất béo trong máu kéo dài do thiểu năng tiết của tuyến giáp thường liên quan đến tạo huyết khối trong mạch quản. * Ảnh hưởng đến trao đổi vitamin Vitamin là cấu phần quan trọng của một số enzyme và coenzyme. Hormon tuyến giáp làm tăng tổng hợp protein trong đó có các enzyme nên chắc chắn phải cần đến các vitamin. Vì vậy, hiện tượng thiếu các vitamin tương ứng cho tổng hợp enzyme có thể sảy ra khi tuyến giáp tăng cường hoạt động tiết mà lượng vitamin thu nhận không đủ. * Ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất Vì hormon tuyến giáp làm tăng cường TĐC ở hầu hết các loại mô bào nên thiếu hormon tuyến giáp sẽ làm giảm trầm trọng quá trình TĐC. * Ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể Tăng tiết hormon tuyến giáp thường làm giảm khối lượng cơ thể và ngược lại. Tuy nhiên, không phải điều này luôn luôn sảy ra vì
- P a g e | 11 hormon tuyến giáp còn có tác dụng tăng cường khẩu vị, làm ta có thể ăn nhiều hơn và có thể dẫn đến sự thay đổi của tốc độ trao đổi chất. * Ảnh hưởng đến hệ tim mạch (cardiovascular system) Tăng cường TĐC sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng oxy và làm tăng các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi ở các mô, tăng nhịp tim, tăng tuần hoàn máu đặc biệt là tuần hoàn da giúp cơ thể thải nhiệt. Nhịp tim là một căn cứ để chẩn đoán ưu năng tuyến giáp. Nếu nồng độ hormon tuyến giáp tăng nhẽ sẽ dẫn đến tăng cường độ tim nhưng nếu tăng quá cao sẽ giảm co bóp cơ tim có thể gây suy tim. *Có thể làm thể tích máu tăng nhẹ Làm giảm huyết áp tâm thu (systolic pressure) và tăng huyết áp tâm trương (diastolic pressure). * Ảnh hưởng đến hô hấp Tăng cường TĐC làm tăng nhu cầu sử dụng oxy và tạo CO2 sẽ kích thích tầm số và cường độ hô hấp. * Ảnh hưởng đến tiêu hóa Tăng khẩu vị, tăng tiết dịch tiêu hóa và nhu động dạ dàyruột, có thể dẫn đến ỉa chảy. Nếu thiếu hormon, ngược lại, sẽ gây táo bón. * Hệ thần kinh trung ương Thông thường hormon tuyến giáp làm tăng cường "tốc độ" các hoạt động trí não và ngược lại. Ưu năng tuyến giáp dễ có khuynh hướng
- P a g e | 12 gây rối loạn thần kinh chức năng, lo lắng quá mức, bồn chồn, hoang tưởng v.v. * Chức năng cơ Làm tăng cường phản ứng của cơ. Nếu nồng độ hormon cao quá mức sẽ làm yếu cơ do protein bị phân giải. Thiếu hormon tuyến giáp làm yếu cơ, cơ thể lờ đờ, uể oải do thời gian nghỉ sau khi co của cơ kéo dài. Ưu năng tuyến giáp gây rung cơ một dấu hiệu dễ thấy của bệnh này. Kiểu rung cơ trong trường hợp này khác với rung cơ của bệnh Parkinson hoặc khi run. Có thể kiểm tra sự rung cơ do ưu năng tuyến giáp bằng cách đặt một mảnh giấy trên các ngón tay duỗi thẳng và quan sát độ rung của mảnh giấy. Triệu chứng rung cơ được cho là do tăng độ mẫn cảm của các synap thần kinh của vùng tủy sống điều khiển trương lực cơ. Rung cơ là yếu tố để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hormon tuyến giáp đến trung ương thần kinh. * Ảnh hưởng đến giấc ngủ Ưu năng tuyến giáp gây mệt mỏi do tác động đến cơ nhưng lại gây khó ngủ do các kích thích thần kinh. * Ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết khác Tăng tiết của tuyến giáp làm tăng cường tiết hormon của hầu hết các tuyến nội tiết khác. * Ảnh hưởng đến chức năng sinh dục
- P a g e | 13 Cơ thể chỉ cần một lượng hormon tuyến giáp vừa đủ, không thừa không thiếu cho hoạt động sinh dục bình thường. Thiếu hormon tuyến giáp ở nam giới sẽ làm giảm hay mất ham muốn tình dục nhưng nếu quá thừa hormon này lại có thể bị liệt dương. Ở phụ nữ, thiếu hormon tuyến giáp có thể dẫn đến chứng rong kinh (menorrhagia), loạn chu kỳ kinh nguyệt hay mất kinh. Thiểu năng tuyến giáp có thể làm giảm ham muốn tình dục. Nếu ưu năng tuyến giáp làm giảm quá trình chảy máu và thường mất kinh. Ảnh hưởng của hormon tuyến giáp đến dịch hoàn và buồng trứng có thể thông qua các ảnh hưởng kết hợp đến trao đổi chất và ảnh hưởng đến tuyến yên. 2. Đặc điểm tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng, và lớn nhất trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ, lượng khoảng 2025 gram, hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 T1, phía trước có lớp da và cơ thịt, phía sau giáp khí quản.Tuyến giáp có 2 thùy (thùy phải và thùy trái), mỗi thùy áp vào mặt trước bên của sụn giáp và phần trên khí quản, và 1 eo tuyến nối 2 thùy với nhau. Tuyến màu nâu đỏ được cấu tạo bên ngoài bởi 1 lớp bao xơ được tạo ra bởi lớp cân sau gắn tuyến vào sụn giáp, nên khi nuốt tuyến di động theo thanh quản.
- P a g e | 14 Giáp trạng tiết các hormone thyroxyne (T4) và triiodothyronine (T3), nhận ảnh hưởng diều hòa của hormone TSH từ tuyến yên trên não. T4/T3 có chức năng điều hòa nhiều chuyển hóa trong cơ thể. 3. Sinh tổng hợp T3 và T4. 3.1 Bắt iod Iod của thức ăn được hấp thu vào máu và được máu đưa đến các tế bào tuyến giáp bằng cơ chế vận chuyển tích cực đó là bơm iod. Màng đáy tế bào nang giáp có khả năng đặc biệt đó là khả năng bơm iod vào tế bào nang giáp. Quá trình bơm iod từ máu vào tế bào nang giáp và giữ iod lại được gọi là quá trình bắt iod.
- P a g e | 15 Dùng iod phóng xạ (I131) để kiểm tra mức độ bắt iod ta có thể biết được tình trạng hoạt động của tế bào tuyến giáp. Ở những người ưu năng tuyến giáp hoặc bướu cổ do thiếu cung cấp iod, độ tập trung iod phóng xạ trong tuyến giáp thường cao. Một số ion hoá trị một như perclorat, thyocyanat có khả năng ức chế cạnh tranh sự vận chuyển iod vào tế bào tuyến giáp do chúng sử dụng cạnh tranh cùng loại bơm với bơm iod. 3.2 Oxy hoá ion iodua thành dạng oxy hoá của iod nguyên tử
- P a g e | 16 Tại đỉnh của tế bào nang giáp, ion iodua được chuyển thành dạng oxy hoá của nguyên tử iod đó là iod mới sinh (I0) hoặc I3. Những dạng này có khả năng gắn trực tiếp với acid amin là tyrosin. Phản ứng oxy hoá ion iodua được thúc đẩy nhờ enzym peroxidase và chất phối hợp với enzym này là hydrogen peroxidase. Khi hệ thống enzym peroxidase bị ức chế hoặc thiếu peroxidase bẩm sinh thì mức bài tiết T3 , T4 có thể giảm bằng không. Các thuốc kháng giáp trạng thông thường loại thioure như methylthiouracil ức chế enzym peroxidase nên ức chế tổng hợp hormon T3 , T4.
- P a g e | 17 3.3 Gắn iod nguyên tử ở dạng oxy hoá vào tyrosin để tạo thành hormon dưới dạng gắn với thyroglobulin Trong tế bào nang giáp, iod ở dạng oxy hoá liên kết với enzym iodinase nên quá trình gắn với tyrosin xảy ra rất nhanh chỉ trong vài giây đến vài phút để tạo thành 2 dạng tiền chất là monoiodotyrosin (MIT) và diiodotyrosin (DIT). Hai tiền chất hormon là MIT và DIT sẽ trùng hợp với nhau để tạo thành hai hormon tuyến giáp là triiodothyronin (T3) và tetraiodothyronin ( T4). Ngay sau khi được tạo thành, cả MIT, DIT, T3 và T4 đều gắn với thyroglobulin và được vận chuyển qua thành tế bào nang giáp để dự trữ trong lòng nang. Lượng hormon dự trữ trong tuyến giáp đủ để cung cấp trong 23 tháng. Vì vậy khi ngừng trệ quá trình sinh tổng
- P a g e | 18 hợp hormonT3 , T4 ảnh hưởng của thiếu hormon thường chỉ quan sát được sau vài tháng. 3.4. Giải phóng hormon tuyến giáp vào máu Các giọt keo có gắn T3 , T4 từ lòng nang được đưa vào tế bào nang giáp theo kiểu ẩm bào. Ngay sau đó các enzym tiêu hoá được tiết từ các bọc lysosom thấm vào các túi ẩm bào trộn lẫn với chất keo để tạo thành các túi tiêu hoá. Dưới tác dụng của các enzym phân giải protein, các phân tử thyroglobulin sẽ được tiêu hoá và giải phóng T3 , T4 ở dạng tự do. Hai hormon sẽ được khuếch tán qua màng của tế bào nang giáp để vào các mao mạch nằm quanh nang giáp. 4. Nhu cầu idod và phân bố iod vào trong tuyến giáp Iod của tuyến giáp được cung cấp từ thức ăn. Nhu cầu iod khoảng 1mg cho một tuần. Ở trẻ em và phụ nữ có thai nhu cầu iod cao hơn bình thường. Để ngăn ngừa tình trạng thiếu iod, trong muối ăn có thể cho thêm một lượng iod với tỷ lệ NI/NaCl là 1/100.000. Lượng hormon được dự trữ trong tuyến giáp có đủ khả năng duy trì tình trạng bình thường từ 23 tháng. Tổng lượng iod được chứa
- P a g e | 19 trong tuyến giáp khoảng 10mg trong đó 95% lượng iod nằm ngoài tế bào và 5% lượng iod nằm trong tế bào nang giáp. 5. Nồng độ hormone trong máu. 93% hormon tuyến giáp ở trạng dạng T4, chỉ có 7% là T3. Tuy nhiên chỉ sau vài ngày hầu hết T4 sẽ được chuyển thành T3 và T3 chính là dạng hoạt động tại tế bào. Bảng Nồng độ T3 T4 của người Việt Nam. Tuổi T4 (nMol/l) T3 (nMol/l) Sơ sinh (máu 130,87 ± 22,55 0,79 ± 0,28 cuống rốn) n = 31 1 5 tuổi 122,60 ± 23,66 2,49 ± 0,36 n = 22 6 10 tuổi 119,24 ± 26,25 2,34 ± 0,51 n = 30 11 15 tuổi 112,14 ± 23,54 2,13 ± 0,43 n = 30 16 60 tuổi 106,92 ± 21,16 2,04 ± 0,41 n = 148 61 88 tuổi 94,31 ± 16,94 1,50 ± 0,37 n = 30 6. tác dụng của T3T4 6.1. Tác dụng lên sự phát triển cơ thể Làm tăng tốc độ phát triển. + Ở những đứa trẻ bị ưu năng tuyến giáp, sự phát triển của xương
- P a g e | 20 nhanh hơn nên đứa trẻ cao sớm hơn so với tuổi nhưng đồng thời xương cũng trưởng thành nhanh hơn, cốt hoá sớm hơn làm cho thời kỳ trưởng thành của đứa trẻ ngắn lại và đứa trẻ có chiều cao của người trưởng thành sớm hơn. + Ở những đứa trẻ bị nhược năng tuyến giáp, mức phát triển sẽ chậm lại, nếu không được phát hiện và điều trị sớm đứa trẻ sẽ bị lùn. Thúc đẩy sự trưởng thành và phát triển não trong thời kỳ bào thai và trong vài năm đầu sau khi sinh. Nếu lượng hormon tuyến giáp không được bài tiết đủ trong thời kỳ bào thai thì sự phát triển và trưởng thành của não sẽ chậm lại, não của đứa trẻ sẽ nhỏ hơn bình thường. Nếu không được điều trị bằng hormon tuyến giáp ngay vài ngày đến vài tuần sau khi sinh thì trí tuệ của đứa trẻ sẽ không phát triển. 6.2. Tác dụng lên chuyển hoá tế bào. Hormon tuyến giáp làm tăng hoạt động chuyển hoá của hầu hết các mô trong cơ thể. Mức chuyển hoá cơ sở có thể tăng từ 60 100% trên mức bình thường nếu hormon tuyến giáp được bài tiết nhiều. Tăng tốc độ các phản ứng hoá học, tăng tiêu thụ và thoái hóa thức ăn để cung cấp năng lượng. Tăng số lượng và kích thước các ty thể do đó làm tăng tổng hợp ATP để cung cấp năng lượng cho các hoạt động chức năng của cơ thể.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Lịch sử phát triển và ứng dụng của xà phòng và chất tẩy rửa
24 p | 31 | 16
-
Báo cáo tiểu luận Hóa sinh đại cương: Hormon và Vitamin
55 p | 42 | 14
-
Báo cáo tiểu luận Hóa sinh đại cương: Vitamin
31 p | 41 | 13
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về Axit nucleic
43 p | 35 | 13
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Trình bày hiểu biết về protamine, prolamine, gluteline và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống
28 p | 28 | 13
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Đường đơn glucose và các ứng dụng của nó trong thực tiễn đời sống
29 p | 43 | 12
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về messenger RNA
20 p | 20 | 11
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Tìm hiểu về glycogen và ứng dụng trong đời sống
13 p | 28 | 11
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Glyceride và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống
24 p | 34 | 11
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Trình bày các hiểu biết của các em về các hormone tuyến yên
35 p | 38 | 11
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Cấu tạo của Enzyme
22 p | 31 | 11
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Trình bày những hiểu biết của em về rARN
35 p | 26 | 10
-
Tiểu luận môn Hóa sinh đại cương: Trình bày về tRNA
23 p | 40 | 10
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Aminoacid chứa lưu huỳnh và các ứng dụng thực tiễn của chúng trong đời sống
26 p | 34 | 9
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Đường đơn Ribulose và các ứng dụng thực tiễn của nó trong đời sống
10 p | 32 | 8
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Đường đơn Mannose và các ứng dụng của nó trong đời sống
20 p | 27 | 8
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Đường galactose và các ứng dụng của nó trong thực tiễn đời sống
22 p | 29 | 8
-
Tiểu luận Hóa sinh đại cương: Hãy nêu những hiểu biết của em về chất trợ sinh
31 p | 23 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn