intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Đường lối cách mạng ĐCS Việt Nam: Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hiếu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:27

530
lượt xem
86
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua quá trình xác định chính sách xây dựng, kiến thiết đất nước theo đường lối đổi mới toàn diện đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam, đề tài khẳng định sự nhạy cảm chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng đã kịp thời đổi mới chính sách đối ngoại phù hợp với chính sách đối nội và bối cảnh nước nhà lúc bấy giờ để đưa đất nước thoát khỏi những khó khăn trước mắt,đề ra đường lối xây dựng phát triển lâu dài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Đường lối cách mạng ĐCS Việt Nam: Đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945-1954

  1.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU Phụ lục A. Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu B. Nội dung I. Khắc phục nạn đói, khôi phục và bước đầu xây dựng nền kinh tế độc lập  tực chủ 1.  Bối cảnh lịch sử  2. Công cuộc đẩy lùi giặc đói, giặc dốt a. Diệt giặc đói  Thực trạng  Giải pháp  Thành tựu b. Diệt giặc dốt  Thực trạng  Giải pháp  Thành tựu 3. Giải quyết khó khăn vê tài chính và tiền tệ a. Về tài chính  Thực trạng  Giải pháp  Thành tựu                                    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  2.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU b. Về tiền tệ  Thực trạng  Giải pháp  Thành tựu II. Đầy mạng sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế kháng chiến, từng bước giải  quyết vấn đề ruộng đất 1. Đường lối kinh tế kháng chiến a. Kháng chiến toàn dân,toàn diện b. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc c. Kháng chiến trường kì d. Tự lực cánh sinh e. Tự cấp tự túc f. Cần kiệm liêm chính,đồng cam cộng khổ 2. Những thành tựu kinh tế đạt được trong kháng chiến a. Nông nghiệp b. Thủy lợi c. Ruộng đất d. Công nghiệp e. Công nghiệp dụng f. Giao thông vận tải g. Thương nghiệp h. Tài chính tiền tệ Tài liệu tham khảo                                    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  3.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU ­Giáo trình Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam ­Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam ­Tạp chí cộng sản 9/2006 ­Tủ sách thư viện khoa học và một số trang thông tin khác                                    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  4.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài ­Sau cách mạng tháng Tám chính quyền CM non trẻ của nhân dân ta đang đứng trước  muôn vàn khó khăn thử thách. +CM non trẻ mới được thành lập chưa kịp củng cố, chưa ai công nhận và đặt quan hệ  ngoại giao, CM vẫn ở vào thế bị cô lập, lực lượng vũ trang nhân dân ta còn non trẻ  nhất là về trang bị và kinh nghiệm chiến đấu. +Hậu quả của chính sách áp bức bóc lột của Pháp Nhật, chiến tranh tàn phá nặng nề  làm cho kinh tế nước ta bị đình đốn. +Ngân quĩ quốc gia cạn kiệt, kho bạc nhà nước chỉ có khoảng hơn 1,2triệu đồng ĐD  trong đó có 1 nửa rách nát không lưu hành được trong khi ngân hàng ĐD vẫn nằm trong  tay người Pháp và độc quyền phát hành giấy bạc, thêm vào đó quân Tưởng lại tung ra  thị trường các loại tiền quan kim quốctệ đã mất giá càng làm cho nền tài chính nước ta  thêm rối loạn.  +Hậu quả của chính sách ngu dân của chế độ thực dân­phong kiến làm cho hơn 90%  dân số nước ta bị mù chữ, các tệ nạn XH cũ như: trộm cướp, mại dâm, cờ bạc đang  ngày đêm hoành hành. ­Nhu cầu cấp thiết đặt ra cho Đảng là phải cải tổ,xây dựng và phát triển nền kinh tế  để khắc phục những khó khắn trước mắt và xây dựng 1 chiến lược phát triển dài hạn. =>Vậy Đảng ta đã thực hiện đường lối cải cách nền kinh tế như thế nào để đưa nước  ta trở lại quỹ đạo phát triển sau khi giành được độc lập? Chính bởi những lí do trên đã thôi thúc tôi chon đề tài “Đường lối xây dựng và phát  triển kinh tế của Đảng  giai đoạn 1945­1954” 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu  a. Mục đích                                    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  5.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU Thông qua quá trình xác định chính sách xây dựng,kiến thiết đất nước theo đường lối  đổi mới toàn diện đất nước của Đảng cộng sản Việt Nam, khẳng định sự nhạy cảm  chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng của Đảng đã kịp thời đổi mới chính sách đối  ngoại phù hợp với chính sách đối nội và bối cảnh nước nhà lúc bấy giờ để đưa đất  nước thoát khỏi những khó khăn trước mắt ,đề ra đường lối xây dựng phát triển lâu dài b. Nhiệm vụ ­Trình bày những cơ sở dẫn đến sự xác định chính sách đổi mới và giải quyết khó khăn ­Trình bày các giai đoạn phát triển của đường lối phát triển kinh tế trong kháng chiến ­Thông qua việc phân tích thực trạng nước nhà,giải pháp đề ra và những thành tựu đạt  đươc,nhưng yếu kém còn tồn tại để khẳng định chủ trương ,đưởng lối “vừa kháng  chiến vừa kiến quốc” là quyết sách đúng đắn, nhạy bén của Đảng, từ đó bước đầu nêu  lên những kinh nghiệm thực hiện chính sách và sự trưởng thành của Đảng. 3. Phương pháp nghiên cứu Theo phương pháp luận sử học, đồng thời dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa  duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác ­ Lênin và kết hợp chặt chẽ các  phương pháp lịch sử với so sánh, thống kê nhằm làm nổi bật những thắng lợi trong  đường lối xây dựng và phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1945­1954                                    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  6.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU B. NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA ĐẢNG 1945­1954 I.    Khắc phục nạn đói, khôi phục và bước đầu xây dựng nền kinh tế độc lập tực  chủ    1. Bối cảnh lịch sử ­Những khó khăn và hiểm họa kể trên tưởng như khó có thể vượt qua. Song, chính  quyền cách mạng tuy còn non trẻ về nhiều mặt nhưng lại có sức mạnh phi thường, bởi  vì, đó là chính quyền của dân. Mọi người dân đều coi chính quyền cách mạng là chính  quyền của mình và dốc lòng giúp đỡ. Như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Đây  thực sự là chính quyền do dân bầu ra, dựa vào sức dân làm sức mạnh của mình để mưu  cầu hạnh phúc cho dân.  ­Ngày 11/6/1948 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc lời Kêu gọi thi đua ái quốc trước quốc  dân, đồng bào.  Người đã chỉ rõ “Mục đích của thi đua ái quốc là diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại  xâm”, “cách làm là dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân, để gây hạnh phúc cho dân”.  “Vì vậy, bổn phận mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh…”, “bất kỳ  già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu nghèo, lớn, nhỏ đều cần phải trở nên chiến sĩ đấu tranh trên một  mặt trận Quân sự, kinh tế, chính trị , văn hoá…”, “ Chúng ta vừa kháng chiến, vừa kiến  quốc…”, “Thực hiện dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.  Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua ái quốc đã phát triển  rộng khắp các vùng miền và thu hút tầng tầng, lớp lớp nhân dân tham gia. Trong thời kỳ kháng                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  7.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU chiến chống thực dân Pháp xâm lược các phong trào thi đua lớn như: “Diệt giặc đói, diệt giặc  dốt, diệt giặc ngoại xâm”, “Bình dân học vụ”, “Hũ gạo kháng chiến”… đã cuốn hút, cổ vũ,  động viên đồng bào và chiến sĩ cả nước hăng say lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm  chống giặc đói; Thi đua học tập xoá nạn mù chữ, chống giắc dốt và dũng cảm ngoan cường  trong chiến đấu diệt giặc ngoại xâm làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy 5  châu, chấn động địa cầu.    ­ Dân tộc Việt Nam sau 80 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, đại đa số người  dân bị mù chữ. Thiếu văn hóa, thiếu kiến thức, bao nhiêu tệ nạn xã hội, thói hư tật xấu  còn phổ biến.  Nhưng dưới ánh sáng của cách mạng, hình như có một phép màu giúp cho mọi người đều  muốn thoát ra khỏi thân phận cũ, muốn thay đổi kiếp sống cũ để hưởng một kiếp sống mới  tươi sáng hơn, xứng đáng là con dân của một quốc gia độc lập.   Chính với tinh thần đó, cùng với sự dìu dắt, hướng dẫn của Chính phủ, cả dân tộc nhanh  chóng đổi thay về mọi mặt. Dưới đây, có thể kể đến những thành tích to lớn mà chính quyền  cách mạng và toàn dân Việt Nam đã đạt được trong một thời gian ngắn, chỉ 16 tháng kể từ  tháng 8­1945 cho tới ngày toàn quốc kháng chiến vào tháng 12­1946.    => Sức mạnh của sự đoàn kết dân tộc được thể hiện rõ nét qua việc các thành viên  trong bộ máy chính phủ mới kết hợp với hoàng đế Bảo Đại, hoàng hậu Nam  Phương,các quan chức cấp cao trong triều đinh Huế để kiến thiết đất nước. Đó chính  là điều kiện làm nên những kỳ tích sau này. 2.  Đẩy lùi giặc đói, giặc dốt  Giặc đói cùng với giặc dốt là bạn đồng minh của giặc ngoại xâm. Ngay ngày mùng  3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên  nhiệm vụ trước mắt của Chính phủ: Phải làm cho dân có ăn, phải làm cho dân có mặc,  phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành.    a. Diệt giặc đói  Thực trạng                                    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  8.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU ­Giặc đói hoành hành, nạn đói cũ chưa được giải quyết, thì một nạn đói mới sắp diễn  ra. ­Nhật bắt chính quyền Pháp phải cưỡng bức thu mua lúa gạo của nhân dân Việt Nam  theo giá rẻ, đồng thời ép buộc Ngân hàng Đông Dương phát hành thêm tiền để mua  gạo. Đây chính là thời kỳ của nạn mua thóc tạ, một sự cướp bóc trắng trợn đối với  người nông dân khó nhọc trồng nên cây lúa ở Việt Nam nói riêng và đối với dân tộc  Việt Nam nói chung.   Thóc lúa đã không đủ cung ứng nhu cầu chung, phát xít Nhật còn bắt người dân Việt Nam nhổ  lúa, nhổ khoai, nhổ sắn để trồng cây đay_ thứ nguyên liệu dùng làm bao tải đựng cát, phục vụ  cho việc xây dựng các công sự của quân đội Nhật. Hai chính sách tàn bạo đó đã khiến cho cả  vùng Đông Dương, nơi từng đứng thứ nhì thế giới về xuất khẩu lúa gạo (những năm 1936­ 1937, Đông Dương xuất khẩu 1,6 ­ 1,7 triệu tấn, chỉ đứng sau Miến Điện), khi đó trở thành  một dân tộc thiếu đói trên quy mô gần như toàn thể.   Cho đến đầu năm 1945, nguồn lúa gạo ở Đông Dương hầu như đã cạn kiệt. Chính những  người trồng lúa lại là người bị đói trước tiên. Nông dân đói từ Thanh Hoá, Nam Định, Thái  Bình, Hà Nam... lũ lượt kéo ra các thành phố đi ăn xin, kéo lên miền núi đào củ chuối, củ mài  cầm hơi. Trên đường đi, họ chết dần, chết mòn. Số còn lại sống lay lắt thêm ít ngày rồi cũng  chết, vì không còn cái gì có thể ăn được.  ­ Tháng 8­1945, Việt Nam đã có tới 2 triệu người chết đói. Đó là con số chưa từng có  trong lịch sử kinh tế Việt Nam. ­Dịch tả diễn ra ở nhiều nơi, giết chết hàng vạn người. Nạn đói, rét đã sản sinh ra  không biết bao thứ bệnh tật mà trước đó chưa được gọi tên.Trên mọi nẻo đường Việt  Nam, nhất là ở nông thôn, các thị trấn nhỏ, người Việt Nam trông thật tiều tụy, rách  rưới, bẩn thỉu, đầy rẫy bệnh tật. Đó cũng là kết quả của sự “khai sáng” trong 80 năm  Pháp thuộc và 5 năm “cách mạng da vàng” Nhật Bản.  Giải pháp   ­ Chính phủ đề ra hai biện pháp cứu đói khẩn cấp: Nhường cơm sẻ áo là giải pháp  trước mắt và tăng gia sản xuất là giải pháp lâu dài.                                    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  9.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU +Toàn dân thể hiện tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau vượt qua cơn hoạn nạn. Phong  trào nhường cơm sẻ áo được phát động trong cả nước.  +Những thân hào, thân sĩ, những công thương gia... ai có tiền thì góp tiền, ai có thóc thì  góp thóc cho quỹ cứu đói.  +Cán bộ, chiến sĩ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh gương mẫu thực hiện 10 ngày  nhịn ăn một bữa để dành gạo cứu đói.   Trong tuần lễ phát động chiến dịch cứu đói, vị đại biểu Quốc hội cao tuổi nhất là cụ Ngô Tử  Hạ đã đích thân kéo chiếc xe bò, xuất phát từ Nhà hát Lớn để đi quyên gạo, quyên tiền cho  công cuộc cứu đói.   Nhà nước cũng tổ chức những địa điểm phát chẩn để cung cấp cơm, cháo hay bất cứ thức gì  ăn được cho những người đang quá đói.  Nhờ đó, hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn chiếc dạ dày lép kẹp chờ chết, những thân thể chỉ có  da bọc xương đã được cứu sống. Từ cuối tháng 9­1945, cảnh chết đói gần như đã chấm dứt.  ­Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào số lúa gạo có sẵn để cứu đói thì chỉ có tính cầm cự nhất  thời. Biện pháp lâu dài là phải sản xuất. Ngay từ sau ngày tuyên ngôn độc lập, khắp  nơi đều phát động chiến dịch tăng gia sản xuất.     +Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra một khẩu hiệu thật đơn giản nhưng vô cùng thống  thiết:                                               Tăng gia sản xuất                                               Tăng gia sản xuất ngay                                               Tăng gia sản xuất nữa!    +Để thực hiện chủ trương tăng gia sản xuất, khắp nơi đề ra khẩu hiệu “Tấc đất tấc  vàng”, tức là tận dụng mọi nơi mọi chỗ có thể trồng trọt được.   Ở các trường học, học sinh được phép cuốc sân trường lên để trồng khoai, trồng ngô.   Trên các vỉa hè thành phố, thanh niên, chiến sĩ đào đất lên để trồng khoai, trồng sắn. Trên các  bờ đê sông Hồng, thanh niên nam nữ thay phiên nhau ra cuốc đất trồng ngô, khoai, sắn.                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  10.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU  Ở nông thôn, Nhà nước yêu cầu tất cả ruộng đất đều phải được canh tác. Ruộng nào không  canh tác hết thì chính quyền địa phương có quyền tạm trưng dụng để cho những người nông  dân tổ chức sản xuất, tạo ra thu hoạch.     +Một phong trào sản xuất trong cả nước được phát động rầm rộ bằng mọi hình thức,  nhiều sáng kiến mới đã xuất hiện.   Thí dụ: sau khi nước lụt đã rút hết, đã qua mùa cấy lúa, chỉ có thể trồng khoai nhưng khoai thì  phải có dây làm giống.   Trong tình hình khoai giống khan hiếm vì nhu cầu quá lớn, Kỹ sư Hoàng Văn Đức đã tìm ra  một giải pháp: lấy dây khoai trồng tạm trong vòng ba tuần, khoai chưa ra củ nhưng đã ra rễ thì  đào lên cắt từng đoạn giống, nhân lên gấp 5, gấp 10 lần để phát triển diện tích trồng khoai.  Vụ thu hoạch có thể chậm hơn 2­3 tuần, nhưng diện tích và sản lượng thì tăng hơn 5­10 lần.  Chính nhờ sáng kiến đó, đến khoảng tháng 10, tháng 11­1945, trên cả nước đã có những vụ thu hoạch  lúa, ngô, khoai sắn đầu tiên. Nhân dân cả nước có thể nhoẻn miệng cười thoát cơn bĩ cực. Cảnh chết  đói đầy đường chắc chắn sẽ không còn xảy ra dưới chính quyền cách mạng. ­Để đảm bảo sản xuất vững chắc, vấn đề quan trọng muôn thuở của nông nghiệp Việt  Nam là đê điều. Tháng 8­1945, đê vỡ hàng loạt chính là vì những chính quyền cũ bỏ bê  việc củng cố hệ thống đê, khiến cho đê điều sạt lở liên tiếp trong 4­5 năm mà không  được gia cố. Nay, chính quyền cách mạng tổ chức đắp lại, củng cố tất cả những đoạn  đê bị vỡ, sạt lở. Cho đến tháng 10­1945, hầu hết các đoạn đê vỡ đã được tu bổ, những  đoạn đê xung yếu đã được bồi đắp. Thành tựu    ­Nhờ tất cả những cố gắng đó, đến năm 1946, nạn đói đã bị đẩy lùi.     ­Sản lượng lương thực năm 1946 đạt 1.155.000 tấn, gấp đôi năm 1945.  Vì vậy, trong diễn văn kỷ niệm một năm Quốc khánh 2­9­1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ  Võ Nguyên Giáp tuyên bố: “Cách mạng đã chiến thắng nạn đói. Thực là một kỳ công  của chế độ dân chủ” b. Diệt giặc dốt  Thực trạng                                    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  11.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU ­Sau 80 năm chịu sự “khai hoá văn minh” của người Pháp, hơn 90% dân số Việt Nam  vẫn không biết đọc, biết viết. Sự dốt nát dẫn tới những tệ nạn mê tín, dị đoan, những  hủ tục vừa tốn kém, vừa vô ích cho đời sống. ­Nhiệm vụ chống nạn mù chữ được xếp thứ hai sau nhiệm vụ chống giặc đói  Giải pháp    ­Ngày 8.9.1945, Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ (BDHV)  quyết định thành lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối. Việc  học chữ quốc ngữ bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người. Hạn trong một  năm, toàn thể dân chúng Việt nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Lời kêu gọi của Bác về nhiệm vụ chống giặc dốt đã nhanh chóng thấm sâu vào tâm trí của  mọi người dân, làm thức dậy lòng tự tôn dân tộc và thấy rõ trách nhiệm của mình là chỉ trong  vòng một năm, ai ai cũng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.  Những nhà có nhà ở rộng rãi mở lớp học tư gia cho bà con xóm giềng, nhiều hoà thượng, linh  mục cho mượn chùa, nhà thờ để làm lớp. Dùng cánh cửa, chiếu trải xuống đất cho học viên  ngồi... Lớp học khắp nơi, học trưa, học chiều, học tối. Lớp đông giáo viên, lớp một thầy một trò.  Chữ viết sẵn trên bảng, treo trên khóm tre, bụi chuối, bờ ao để bà con học tập.  Để tăng cường và đẩy mạnh việc học, việc hỏi chữ được thiết lập. Những người nào đọc  được các chữ viết trên các bảng đen dựng bên các bến đò, cổng làng, cổng chợ... thì được đi  qua cổng trang trí đẹp gọi là “Cổng vinh quang” để đi vào chợ, sang sông, về làng...  Thành tựu    ­Chỉ sau một năm hoạt động Bình dân học vụ (08/09/1945 đến 08/09/1946) đã có  2.520.678 người thoát nạn mù chữ (dân số lúc đó là 22 triệu người). Thật là một kỳ tích  của nền giáo dục non trẻ!    ­Toàn quốc kháng chiến bùng nổ ngày 19.12.1946. Tại chiến khu Việt Bắc, Bác nói:  “Diệt giặc dốt như diệt giặc Pháp, dốt nát cũng là tên địch. Địch dốt nát giúp cho địch  ngoại xâm”(Báo Công Dân­LKIII­1948), và thế là phong trào BDHV tiếp nối kinh                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  12.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU nghiệm quý báu trong năm đầu hoạt động. Các lớp học đi theo đồng bào tản cư kháng  chiến, đi theo các đoàn dân công tiếp vận. 3. Giải quyết khó khăn về mặt tài chính và tiền tệ a. Về tài chính  Thực trạng  ­Khi cách mạng thành công, kho bạc hoàn toàn trống rỗng. Thực tế đó được Bộ trưởng  Bộ Tài chính Lê Văn Hiến nhận định một cách chua chát: Chính phủ cách mạng lúc đó  là một chính phủ “không tiền”.  Có một địa chỉ giữ tiền và đang in tiền là Ngân hàng Đông Dương nhưng do quân đội Nhật  đóng giữ và chờ trao lại cho quân Đồng minh.   Trong khi đó, tình trạng lạm phát một cách nghiêm trọng trong suốt 5 năm trước đó của Ngân  hàng Đông Dương khiến cho bản thân đồng tiền Đông Dương cũng mất giá nghiêm trọng. Số  tiền do ngân hàng này phát hành năm 1939 là 216 triệu đồng, đến tháng 10­1945, tới 2.483  triệu. Đồng tiền trong tay người dân Việt Nam “teo lại” nhanh chóng. Giá gạo từ chỗ 4­5  đồng/tạ, đến giữa năm 1945 đã lên tới 700­800 đồng/tạ.  Giải pháp ­Chỉ hai ngày sau tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng uy tín của mình đã  đưa ra sáng kiến thành lập “Quỹ độc lập”. Tất cả mọi người, già, trẻ, trai, gái, giàu,  nghèo, người Việt hay người ngoại quốc đều có thể đóng góp giúp Chính phủ có  phương tiện tài chính để duy trì nền độc lập Việt Nam.     ­Sau đó ít lâu, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại phát động “Tuần lễ vàng” để phát động bà  con trong và ngoài nước, ai có vàng bạc châu báu muốn đóng góp cho sự nghiệp giải  phóng dân tộc, bảo vệ độc lập quốc gia đều có thể đóng góp vào quỹ này.  Thành tựu  ­Quỹ độc lập và Tuần lễ vàng đã giúp cho Chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ  Chính phủ không tiền trở thành Chính phủ có tiền. Dù không nhiều, nhưng tiền đóng                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  13.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU góp của toàn dân ít nhất đã giúp Chính phủ có thể lo ở mức tối thiểu những việc quốc  gia đại sự, như cứu đói, đắp đê, chữa bệnh, giáo dục, quốc phòng, ngoại giao... => Tinh thần đoàn kết,tương thân tương ái, nghĩa cử cao đẹp “lá lành đùm lá rách” của  nhân dân và chính quyền cách mạng đã góp phần to lớn cho thắng lợi quan trọng này  của Đảng. b. Về tiền tệ   Thực trạng ­Sau Cách mạng Tháng Tám, tình hình tiền tệ ở Việt Nam rất phức tạp. Ngoài những  đồng tiền Quan kim và Quốc tệ do quân đội Trung Hoa dân quốc mang vào thì đồng  bạc lưu hành chính thức ở Việt Nam vẫn là giấy bạc do Ngân hàng Đông Dương phát  hành. Khi phát xít Nhật đảo chính lật đổ chính quyền thuộc địa Pháp, giấy bạc Đông  Dương vẫn được Nhật cho lưu hành. Quân đội Nhật kiểm soát hoạt động của ngân  hàng này. Đây là vấn đề rất khó khăn và phức tạp.  Giải pháp      ­Chính phủ cách mạng đã tuyên bố đứng về phe Đồng minh và đang ra sức tranh thủ  sự thừa nhận của những cường quốc trong Đồng minh.  ­Để tranh thủ độc lập về chính trị, Chính phủ Việt Nam phải tuyên bố thừa nhận  những quyền lợi về kinh tế của tư bản Pháp trên đất nước Việt Nam. Nếu Chính phủ  phát hành đồng tiền mới, sẽ ảnh hưởng đến vấn đề chính trị nhạy cảm này. Tuy chưa  thể phát hành đồng tiền mới, Việt Nam vẫn tích cực chuẩn bị cho động thái này.  Nhà tư sản đỏ Đỗ Đình Thiện đã hiến cho Chính phủ toàn bộ Nhà máy in Taupin của ông để  phục vụ cho nhu cầu này.  Từ ngày 31­1­1946, những tờ giấy bạc Cụ Hồ đầu tiên đã xuất xưởng. Việc phát hành được  tính toán rất chu đáo. Đầu tiên, tờ giấy bạc này được phát hành ở Nam Trung Bộ, là nơi không  có quân đội Anh và cũng không có quân đội Trung Hoa dân quốc. Nhân dân đón mừng nồng  nhiệt và sẵn sàng đổi giấy bạc Đông Dương lấy giấy bạc Cụ Hồ với tỷ giá 1,2 đồng Đông  Dương bằng 1 đồng bạc Cụ Hồ. Nhờ đó, từ Nam Trung Bộ, chính quyền địa phương đã rút ra  một số lượng khá lớn giấy bạc Đông Dương để cung cấp cho Nam Bộ và Bắc Bộ, đồng thời                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  14.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU tờ giấy bạc Cụ Hồ đã vững chân trên một phần đất nước Việt Nam. Nhân dân nhìn thấy hình  ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, thấy dòng chữ Việt Nam dân chủ cộng hòa thì đón nhận không chỉ  như một đồng tiền, mà như một “chứng chỉ” của một nước Việt Nam độc lập.      ­Từ giữa năm 1946, quân đội Trung Hoa dân quốc rút khỏi miền Bắc Việt Nam, quân  đội Anh cũng ra đi, trên đất nước Việt Nam chỉ còn hai đồng tiền song song tồn tại, đó  là tiền Đông Dương và giấy bạc Cụ Hồ. Đến lúc này thì Pháp đã trở mặt trên nhiều  lĩnh vực. Hy vọng vớt vát hòa bình ngày càng xa vời.    =>Chính phủ ta đã lựa chọn một chủ trương mềm dẻo, để vừa đạt được mục đích,  vừa không tạo ra thêm những bất lợi về mặt chính trị.  Thành tựu ­Buộc chính phủ Pháp phải trả lương cho nhân viên ­Thừa nhận giá trị hiệu lực của tờ 500 đồng ­Các loại tiền mà Pháp tự do phát hành muốn lưu thông được ở Việt Nam thì phải có  đóng dấu của chính quyền cách mạng của ta.  ­Từ tháng 8­1946, Chính phủ cho phép phát hành tiền ra cả Bắc Trung Bộ. Sau đó, giấy  bạc Cụ Hồ đã tràn cả ra miền Bắc, và đến tháng 11­1946, Nhà nước chính thức cho  phát hành giấy bạc Cụ Hồ trên phạm vi cả nước. Như vậy, khi bước vào cuộc kháng  chiến trường kỳ, Việt Nam đã có đồng tiền riêng của mình, một đồng tiền độc lập của  một quốc gia độc lập. II. Đầy mạng sản xuất, xây dựng, phát triển kinh tế kháng chiến, từng bước giải  quyết vấn đề ruộng đất    ­Những nỗ lực cứu vãn hòa bình của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh  không ngăn chặn được cuộc chiến tranh từ phía thực dân Pháp.     ­Ngày 18­12­1946, người Pháp gửi tối hậu thư: nếu không chấp nhận những yêu cầu  của họ thì họ phải tự nắm lấy quyền giữ trật tự, có nghĩa là loại toàn bộ Chính phủ  Hồ Chí Minh khỏi vũ đài chính trị. Đến nước đó, không còn cách nào khác là dùng súng                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  15.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU đạn nói chuyện với súng đạn. Cuộc kháng chiến trường kỳ bắt đầu trên toàn lãnh thổ  Việt Nam. 1. Đường lối kinh tế kháng chiến    a. Kháng chi    ế    n to    à  n d    â   n, kh    á   ng chi    ế    n to    à  n di    ệ   n    ­ Là một chủ trương bao trùm tất cả mọi hoạt động kháng chiến, mọi tầng lớp nhân  dân. Cả dân tộc Việt Nam vùng dậy kháng chiến trên tất cả các mặt: quân sự, chính trị,  kinh tế, văn hóa ­ xã hội và ngoại giao.    b. V    ừ    a kh    á  ng chi    ế    n v    ừ    a ki    ế   n qu    ố   c     ­Là một chủ trương lớn của Đảng, được xác định ngay trong bản Chỉ thị ngày 25­11­ 1945 của Ban Thường vụ Trung ương, trở thành khẩu hiệu công khai lần đầu tiên tại  phiên họp Quốc hội vào tháng 11­1946. Đó là khi cuộc kháng chiến sắp tới gần. Tên  cuộc họp Quốc hội đó được đặt là Quốc hội kháng chiến và kiến quốc. Kiến quốc là xây dựng một cuộc sống toàn diện về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế.  Chính vì vậy, bộ đội, cơ quan đi đến đâu, ngoài việc dựa vào dân về chỗ ở, chỗ ăn, đều phải  tự túc một phần. Trong công nghiệp, Nhà nước tập trung cho mấy lĩnh vực quan trọng, như  công nghiệp quốc phòng, sản xuất vũ khí và đạn dược cho chiến tranh.  Ngoài ra, những ngành sản xuất khác để cho nhân dân tự lo, như vải mặc, đường, mực, phấn  viết, ngòi bút, thuốc lá, các đồ dùng gia đình. Nông dân được Nhà nước khuyến khích tăng gia  để nuôi mình, góp phần nuôi bộ đội. Chợ búa được khuyến khích phát triển, các luồng giao  lưu hàng hoá hầu hết do thương nhân đảm nhiệm và Nhà nước giúp đỡ để có thể lưu thông  hàng hoá từ nơi thừa đến nơi thiếu.    c. Kháng chiến trường kì Vì lực lượng hai bên không cân sức, cho nên không thể tiến hành chiến tranh chớp  nhoáng mà phải kéo dài, phải kháng chiến trường kỳ. Thời gian sẽ ủng hộ lực lượng  kháng chiến và gây bất lợi cho đối phương. =>Chính nhờ tư tưởng vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, cho nên cuộc kháng chiến  chống Pháp của Việt Nam không bị hụt hẫng, suy yếu trong quá trình chiến tranh.  Ngược lại, hậu phương của cuộc kháng chiến ngày càng được củng cố, khả năng cung                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  16.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU ứng cho quân đội, cơ quan và cán bộ càng ngày càng được đảm bảo tốt hơn. Đó chính  là một trong những điều kiện quan trọng để duy trì cuộc kháng chiến trường kỳ, khiến  cho quân đội Pháp ngày càng gặp nhiều khó khăn, bị tiêu hao sức lực, trong khi lực  lượng cách mạng ngày càng trưởng thành lớn mạnh.   d. Đạ    i    đ   o   à   n k    ế    t dân t   ộc   ­Là một tư tưởng lớn về chính trị. Mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam, bất kể thành phần  tôn giáo, tín ngưỡng, đều một lòng đoàn kết dân tộc, hướng tới độc lập, tự do và hạnh  phúc cho toàn dân. Mọi thành phần xã hội đều là thành viên của sự nghiệp kháng chiến  chống Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường dùng chữ: “Sĩ, nông, công, thương, binh” để  nói về các thành phần của cuộc kháng chiến.  Trong nhiều lần trả lời báo chí nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói thẳng: Lúc này  chúng tôi chưa đặt vấn đề đấu tranh giai cấp, mục tiêu số một lúc này là đấu tranh chống thực  dân xâm lược. Chính vì vậy, trong một thời gian dài, tất cả các thành phần xã hội Việt Nam  đều toàn tâm, toàn lực đóng góp cho kháng chiến. Người có khả năng nhiều đóng góp nhiều,  người có khả năng ít đóng góp ít.  Về quan điểm giai cấp, Chủ tịch Hồ Chí Minh có lần đã nói về quan hệ chủ thợ như sau:  “Chủ và thợ hợp tác chặt chẽ, thì hai bên đều có lợi…, mà còn lợi chung cho nền kinh tế của  Tổ quốc, lợi chung cho toàn thể đồng bào”.   e. T    ự     l   ự    c c    á   nh sinh         ­Là một phương châm chiến lược của cuộc kháng chiến.    + Như trên đã nói, cho tới năm 1950, Việt Nam ở trong cảnh bị bao vây cô lập, không  biết trông cậy vào bất cứ ai để tiến hành cuộc kháng chiến. Cách duy nhất có thể là  dựa vào sức mình. Sức mình chính là sức của bộ đội, cán bộ và chủ yếu là sức dân. Dân  nuôi bộ đội, dân cho ăn, dân cho ở, dân cho quần áo... Chính phủ cần chi tiêu thì in tiền  như một biện pháp để giải quyết ngân sách.     +Nhờ vào lòng yêu nước của toàn dân, đồng tiền Việt Nam lúc đó (thường gọi là tiền  tài chính) hoàn toàn không dựa vào thứ bản vị nào. Nói chính xác hơn, bản vị duy nhất                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  17.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU khi đó là lòng dân, thế mà đồng tiền phát huy giá trị rất hiệu quả, phục vụ đắc lực cho  cuộc kháng chiến.   e. T    ự     c    ấ    p t    ự     t   ú   c    ­Tức là từng vùng, từng đơn vị phải tự lo các nhu yếu phẩm cho mình. Cơ quan phải  tăng gia sản xuất để có lương thực, thực phẩm. Bộ đội phải tự cấp tự túc một phần để  đỡ gánh nặng cho dân. Phải tự cấp tự túc vì trong kháng chiến, các vùng bị chia cắt,  giao thông cách trở, vận chuyển khó khăn, khó có thể san bằng nơi thừa nơi thiếu.   Vì thế, ở các vùng như Liên khu V, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Bình Trị Thiên, Việt Bắc,  người dân và cán bộ đều phải tự lo cho mình nào vải, nào gạo, nào thực phẩm, nào quần áo...  Chỉ trừ một số nhu yếu phẩm mà mỗi vùng không tự giải quyết được thì Chính phủ phải tổ  chức, chẳng hạn vấn đề muối.   Việt Bắc là vùng bị bao vây tứ phía, người Pháp biết là Việt Bắc không có muối nên đặt một  hệ thống giám sát rất kỹ các cửa khẩu. Tiên liệu được điều đó, từ trước khi kháng chiến bùng  nổ, Nhà nước đã đưa được một khối lượng muối rất lớn lên Việt Bắc và lập những kho dự  trữ muối ở đây, đồng thời mở nhiều tuyến đường từ biển để đưa muối lên Việt Bắc. Ngoài  những nhu yếu phẩm như muối, có những hàng hóa khác không sản xuất được tại địa phương.  Việc này phải nhờ tới các thương nhân len lỏi vào vùng tạm chiếm để mua về, đó là các loại  thuốc chữa bệnh, hoá chất cần thiết cho việc in tiền và chế tạo vũ khí. Hiện thực này cho  thấy, tư tưởng tự cấp tự túc trong thời chiến hoàn toàn khác với hình thức kinh tế tự nhiên.  Kinh tế tự cấp tự túc là do tình thế đặt ra chứ không phải là một chủ trương đối lập với kinh  tế thị trường. Ngược lại, trong vùng kháng chiến, chợ búa vẫn họp, giao lưu, đường bộ,  đường thuỷ rất phát triển.   f. C    ầ    n ki    ệ   m li    ê  m ch    í  nh,  đồ    ng cam c    ộ    ng kh    ổ       ­Là một khẩu hiệu lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong điều kiện kinh tế khó khăn,  nguyên tắc quan trọng là phải cần cù, chăm chỉ trong công việc và trong nếp sống. Bộ  đội phải lo chiến đấu, cán bộ phải lo làm tròn trách nhiệm, ngoài ra phải ra sức tăng gia  sản xuất.  Trong hoàn cảnh thiếu thốn thì tiết kiệm là một nguyên tắc. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh  cũng mặc áo vá, viết giấy tận dụng cả hai mặt... Tác phong đó đã thấm sâu tới mọi thành viên                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  18.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU của Hội đồng Chính phủ và từ đó, tới chiến sĩ, tới cán bộ, tới toàn dân. Kẻ nào hoang phí trong  hoàn cảnh đó bị cả xã hội lên án. Trường hợp Trần Dụ Châu là một thí dụ tiêu biểu.  Liêm, chính là không tham ô, không lấy của công. Đối với dân, không được lạm dụng. Chủ tịch  Hồ Chí Minh từng dặn chiến sĩ và cán bộ là không được động đến cái kim, sợi chỉ của dân.  Hầu hết, bộ đội và cán bộ thời kỳ này đều thực hiện tốt nguyên tắc đó.     +Để thực hiện “cần kiệm liêm chính” trong điều kiện kinh tế khó khăn, trên dưới  phải bình đẳng không những về trách nhiệm, về công việc, mà phải bình đẳng cả về  mức sống, tức là đồng cam cộng khổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường cùng ăn với cán  bộ chiến sĩ, mức ăn hoàn toàn như nhau; trong hàng ngũ cán bộ chiến sĩ, quần áo đều  giống nhau.      =>Đồng cam cộng khổ không chỉ là một giải pháp của sự thiếu thốn,  mà còn là một yếu tố tinh thần vô cùng quan trọng, làm cho mọi người nhận thấy rằng,  trong công cuộc kháng chiến, mọi người đều dốc lòng cho sự nghiệp chung, không ai  mưu cầu sự giàu sang cho riêng mình.Đó là một trong những vẻ đẹp của thời kỳ kháng  chiến chống Pháp. 2. Những thành tựu kinh tế trong kháng chiến a. Nông nghi    ệ    p      ­Với chính sách toàn dân tăng gia sản xuất, lại được sự giúp đỡ tận tình của Chính  phủ, các cơ quan, các đơn vị bộ đội, cho nên nông nghiệp trong suốt thời kỳ kháng  chiến được đảm bảo ổn định, phát triển và đủ cung cấp cho kháng chiến.    ­Trong kháng chiến, tất cả các cơ quan, đơn vị đều tham gia sản xuất nông nghiệp.  Đi đến đâu cũng phải khai phá thêm đất đai để trồng khoai, trồng sắn, trồng rau...     +Từ Chủ tịch Hồ Chí Minh đến các vị bộ trưởng, ngày nào cũng phải dành thời gian để tăng gia sản  xuất, nhằm tự túc một phần lương thực và thực phẩm, để giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân.     +Liên khu V có thành tích nổi bật về việc sản xuất tự túc của các cơ quan. Một số tỉnh ở Liên khu V  có thể tự túc về ăn từ 4 đến 8 tháng.    +Những bà con tản cư từ thành thị về nông thôn, ngoài các nghề buôn bán, dịch vụ cũng khai phá đất  đai để trồng trọt, chăn nuôi.                                     ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  19.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU => Vì thế, trong suốt thời kỳ kháng chiến, không xảy ra nạn đói. Ở đâu có đất là ở đó  có cái ăn. b. V    ề     th    ủ    y l    ợ    i   ­Tính từ năm 1946 đến năm 1954, diện tích được tưới bằng tiểu thủy nông trong vùng  kháng chiến tăng gần 20 lần: Từ 22.500ha lên 405.300ha.  ­Nhờ những cố gắng kể trên, cho nên sản lượng lúa trong thời kỳ kháng chiến không  những không giảm mà có xu hướng tăng lên. c. Ru    ộ    ng     đấ    t    Là một trong những vấn đề lớn của sản xuất nông nghiệp. Sau Cách mạng Tháng Tám  đến hết năm 1952, Đảng và Chính phủ chưa chủ trương làm cách mạng ruộng đất,  nhưng có nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề ruộng đất một cách hợp tình hợp lý.   ­Ngày 13­11­1945, Nhà nước đã ra thông tư về việc giảm 25% mức địa tô đối với tá  điền, người cấy rẽ, cấy thuê.  ­Đến ngày 28­11­1946, Chính phủ lại ra thông tư nhắc lại việc giảm 25% địa tô cho  những người lĩnh canh.  ­ Đến ngày 14­7­1949, Nhà nước ban hành Sắc lệnh 78/SL về việc giảm địa tô 25%.   Tính đến tháng 4­1952, các tỉnh thuộc Liên khu Việt Bắc, bảy tỉnh thuộc Liên khu III và  bốn tỉnh thuộc Liên khu IV đã có 147.000 mẫu ruộng được giảm tô đúng mức 25%.   Ở Liên khu V, diện tích giảm tô 25% đã lên tới 250.000 mẫu. Số địa chủ thực hiện giảm tô  là 146.000 người, số tá điền được hưởng chính sách giảm tô là 291.000 người, số lúa giảm  tô là 4.262 tấn7...  ­Cùng với việc thực hiện giảm tô, tháng 5­1950, Nhà nước ban hành Quy chế lĩnh  canh, nhằm đảm bảo quyền lợi ổn định cho những người lĩnh canh.   Ngày 1­7­1949, Nhà nước ban hành Quy chế 75/SL về việc tạm cấp ruộng đất của Việt gian  và thực dân Pháp cho nông dân, bộ đội, du kích và những người tá điền đã từng lĩnh canh trên  mảnh đất đó. Mức tạm cấp tối đa ở Bắc Bộ và Trung Bộ là 0,5 ha/người, ở Nam Bộ là  1ha/người…                                    ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
  20.        GVHD: CAO ĐỨC SÁU                                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU  Đến tháng 3­1952, Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về sử dụng công điền công thổ, dựa  trên nguyên tắc chia cấp công điền một cách công bằng, dân chủ và có lợi cho nông dân nghèo.  Với tất cả những biện pháp kể trên, phần lớn ruộng đất đã chuyển về tay người cày.  Ước tính từ năm 1945 đến năm 1953, đã có tất cả 302.840ha ruộng đất từ các nguồn  khác nhau (của thực dân Pháp, ruộng công và nửa ruộng công, ruộng hiến, ruộng trưng  mua, trưng thu của địa chủ) được tạm cấp, tạm giao cho nông dân. Như vậy, là đã giải  quyết tới 58,3% tổng số ruộng đất thuộc loại này (518.710ha). Cho tới trước cải cách  ruộng đất, tháng 12­1953, trên thực tế, thành phần gọi là địa chủ chỉ còn chiếm hữu non  một nửa diện tích đất của họ trước cách mạng.  Riêng ở 3.035 xã thuộc miền Bắc, họ còn chiếm hữu khoảng 215.915ha, tức là khoảng 40%  tổng số diện tích của họ có trước năm 19458.  Ở Liên khu V, chỉ tính riêng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, đã có tới  207.000 mẫu, tức gần 25% diện tích đất của bốn tỉnh đã được chia lại cho nông dân. Ở Nam Bộ, có khoảng 6.000 địa chủ đã bỏ ruộng đất ở vùng nông thôn về ở trong các thành  phố.  Toàn Nam Bộ đã chia khoảng 564.547ha cho 527.153 nhân khẩu, tính trung bình mỗi người  được chia 1ha9…  ­Tuy nhiên, từ năm 1953, chịu ảnh hưởng của những kinh nghiệm nước ngoài, lại do  bệnh ấu trĩ, tả khuynh trong vấn đề giai cấp, đã có phong trào phát động quần chúng  giảm tô tiến tới cải cách ruộng đất, trong đó có việc đấu tố địa chủ, phú nông, gây  những tổn thương đáng kể trong khối đại đoàn kết dân tộc.   ­Đặc biệt từ cuối năm 1953, Nhà nước ban hành Luật cải cách ruộng đất, tiến hành  việc đấu tố tràn lan ở một số nơi làm thí điểm cải cách ruộng đất trong kháng chiến.  Nhất là từ sau khi hòa bình lập lại, nhiều đợt cải cách ruộng đất đã được tiến hành ở  những vùng mới giải phóng, gây nhiều tổn thất về kinh tế, xã hội và đặc biệt là về tình  cảm trong môi trường nông thôn. d. Công nghi    ệ    p                                       ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI CM ĐCSVN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2