intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung

Chia sẻ: Bcjxc Gdfgf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

176
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, nằm ở phía bắc nước Việt Nam. Có thể nói, trong lich sử Việt Nam không có một đất nước nào lại có nhiều ảnh hưởng và nhiều vấn đề với Việt Nam như nước láng giềng này. Quan hệ hai nước cũng có những bước thăng trầm, có khi là kẻ thù, cũng có khi Việt Nam chỉ là một quận huyện của Trung Quốc

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung

  1. Vũ Thị Lệ H33 Tiểu luận Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung 1
  2. Vũ Thị Lệ H33 Lời mở đầu. Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, nằm ở phía bắc nước Việt Nam. Có thể nói, trong lich sử Việt Nam không có một đất nước nào lại có nhiều ảnh hưởng và nhiều vấn đề với Việt Nam như nước láng giềng này. Quan hệ hai nước cũng có những bước thăng trầm, có khi là kẻ thù, cũng có khi Việt Nam chỉ là một quận huyện của Trung Quốc, Có lúc Việt Nam chịu thần phục Trung Quốc nhưng có lúc lại liên minh với Liên Xô để đối đầu lại Trung Hoa. Với lịch sử không mấy tốt đẹp ấy thì thật là không dễ dàng gì để kéo hai nước sát gần lại với nhau. Đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung1979, và tiếp theo đó là việc Việt Nam đưa quân tình nguyện sang Campuchia để giúp chính quyền Campuchia chống lại bọn diệt chủng Pônpốt mà Trung Quốc cho là Việt Nam đã đưa quân sâm chiếm Campuchia. Điều đó càng làm cho quan hệ giữa hai nước càng trở nên căng thẳng hơn vào những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Như vậy thì liệu có phải vấn đề Campuchia đã làm đứt đoạn tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước không? Hay thực sự Trung Quốc chỉ đưa vấn đề đó ra như là một cái cớ để làm chậm lại tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước? Liệu Trung Quốc có thực sự mong muốn bắt tay với Việt Nam vì mục đích cùng cùng phát triển của hai nước? Vấn đề này còn nhiều sự tranh cãi, xong có lẽ đó chỉ là cách để Trung Quốc thể hiện cái thế lực của mình tại Châu Á, và ý đồ trở thành một siêu cường trên thế giới. Cả hai nước đã giải quyết vấn đề Campuchia như thế nào để tiến tới bình thường hóa? Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung đối với Việt Nam mà nói thì là cả một quá trình nỗ lực và bền bỉ. Như thế thì liệu có mâu thuẫn không khi Trung Quốc không mặn mà khi bắt tay với Việt Nam, còn phía Việt Nam ta lại có sự nhiệt tình hơn, triển khai một cách mạnh mẽ hơn? Chúng ta cố gắng để làm được điều đó bởi vì lợi ích cao nhất của dân tộc ta, bình thường hóa với một đất nước đầy tiềm năng và triển vọng là một siêu cường như Trung Quốc là một việc chúng ta nên làm, vì nó có lợi hơn là có hại. Tất cả những câu hỏi đó cần phải được trả lời khi nghiên cứu về vấn đề bình thường hóa 2
  3. Vũ Thị Lệ H33 quan hệ Việt – Trung. Trong bài tiểu luận này, em chỉ xin nghiên cứu vấn đề này xét trên góc độ là một người dân Việt Nam, đứng trên lập trường của phía Việt Nam. I. Nội dung. 1. Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung. Bình thường hóa là một tiến trình tương đối khó khăn và phức tập đối với các nước. Nó càng khó khăn hơn với Trung Quốc và Việt Nam khi mà quan hệ hai nước ngày càng xấu đi trong những thập niên 80 của thế kỷ trước. Muốn tiến tới bình thường hóa quan hệ, thì cần phải có sự tác động của cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Yếu tố bên ngoài ở đây chính là tình hình thế giới, tình hình khu vực, và những xu thế phát triển mới của thời đại. Còn yếu tố bên trong chính là tình hình ở hai nước, và những nhận thức của hai bên về sự biến đổi sâu sắc của tình hình thế giới. Và điều quan trọng là cả hai nước đã tìm thấy được lợi ích chung từ việc bình thường hóa quan hệ. Trước tiên, xét về tình hình thế giới mà có sự tác động tích cực đến tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Trung. 1.1 Bối cảnh quốc tế và chính sách của hai nước. a. Bối cảnh quốc tế và khu vực. Thời kỳ 1989- 1991, tình hình quốc tế xảy ra rất nhiều biến động, nhiều sự thay đổi lớn trong đời sống quốc tế. Về những chuyển biến trong lĩnh vực kinh tế nổi bật lên một số vấn đề sau: Thứ nhất, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nến kinh tế thế giới và đời sống xã hội; Thứ hai, xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa phát triển ngày càng nhanh chóng làm cho trao đổi thương mại giữa các quốc gia được xúc tiến nhiều hơn, sự liên kết hay xu hướng tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia cũng được đâye mạnh; Thứ ba, Trong chiến lược phát triển của các nước, các nước lớn nhỏ đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở, các nước đều có xu hướng dần dần mở cửa, hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực; Thứ tư, tiến trình tự do hóa kinh tế ngày càng được đẩy mạnh, đưa nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng, có kết quả cao. 3
  4. Vũ Thị Lệ H33 Cùng với những thay đổi về mặt kinh tế, chính trị quốc tế cũng có những bước ngoặt lớn. Sự thay đổi đầu tiên mà ta nhận thấy dõ chính là xu thế đối thoại thay cho xu thế đối đầu. Các quốc gia đều tăng cường giao lưu hợp tác. Quá trình giải quyết những vấn đề toàn cầu càng làm cho các nước xích lại gần nhau. Xung đột nóng ở một số khu vực cũng giảm đi nhiều. Chiến tranh lạnh kết thúc ( khi bức tường Beclin sụp đổ năm 1989) và Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, đã dẫn tới chỗ phá vỡ hình thái phe hai cực, đồng thời tạo ra một trật tự thế giới mới: Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới song cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các cường quốc khac trên thế giới như Nga, Nhật, Trung Quốc và EU. b. Tình hình khu vực. Tại khu vực Đông Nam Á, tình hình có xu hướng ổn định và phát triển kinh tế năng động. Từ những năm 1990, các nước ASEAN “mọc lông mọc cánh”, sức mạnh kinh tế gia tăng. Vai trò của ASEAN vì thế cũng ngày càng cao trong việc giải quyết các vấn đề ở khu vực. Những chuyển biến sâu sắc vào đầu những năm 1990 trong tình hình thế giới cũng như ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng, trong đó có việc đàm phán và Ký Hiệp định về giải pháp chính trị toàn bộ cho vấn đề Campuchia đã có những thay đổi sâu sắc. Như vậy là tình hình quốc tế đầy biến động đó có tác động đên chính sách đối ngoại của hai nước không? Khẳng định là có tác động rất nhiều. 1.2 Tình hình và những chính sách đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc a. Tình hình và chính sách của Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam: “gần không thân, xa không lạnh” Trước hết cần phải khẳng định Việt Nam không phải là trọng tâm chiến lược của Trung Quốc. Nhưng Việt Nam luôn chiếm vị trí quan trọng trong chính sách khu vực cũng như toàn cầu của Trung Quốc. Việt Nam là nước láng giềng có đường biên giới chung trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Giữa Trung Quốc và Việt Nam tồn tại nhiều vấn đề mang tính lịch sử. Việt Nam lại 4
  5. Vũ Thị Lệ H33 án ngữ con đường “ tiến xuống phía Nam ” của Trung Quốc. Trong lịch sử, Việt Nam là nước duy nhất trong số các nước Đông Nam Á đã từng có xung đột vũ trang trực tiếp với Trung Quốc, lịch sử và văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành và xây dựng chủ yếu xung quanh chủ đề chống xâm lược phương Bắc và chính sách Hán hóa của các triều đại phong kiến Trung Hoa… Chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam gắn liền với các yêu cầu chiến lược của Trung Quốc ở trong nước, khu vực và thế giới. Lợi ích của Trung Quốc là có một Việt Nam “ độc lập ” với các cường quốc khác nhưng “ không đủ mạnh và độc lập với Trung Quốc ”. Việt Nam không được đi theo một cường quốc bất kỳ chống lại Trung Quốc và lợi ích của Trung Quốc. Đồng thời, khi tình hình đòi hỏi và cho phép, Trung Quốc sẵn sang sử dụng Việt Nam như con bài mặc cả phục vụ cho chính sách khu vực và toàn cầu của Trung Quốc. b. Tình hình và những chính sách của Việt Nam Trong những năm 1986- 1988, cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội ở nước ta lên tới đỉnh cao. Trước thúc bách của toàn cảnh thế giới và trong nước, về đối ngoại, Đảng đã quyết định chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới trong cùng tồn tại hòa bình với Trung Quốc, ASEAN, Mỹ để nhanh chóng phục hồi kinh tế, phát triển trong hòa bình. Tiếp tục đổi mới tư duy trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, Hội nghị Trung ương 8 (khóa VI), tháng 3/1990, xác định quan điểm phải đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu, đi đôi với phương châm “ thêm bạn bớt thù” và không để những vấn đề cục bộ, tạm thời, thứ yếu cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược này. Hội nghị nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, đoàn kết quốc tế phù hợp với tình hình mới. Đại hội VII (6/1991) chủ trương thúc đẩy quá trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, từng bước mở rộng sự hợp tác hữu nghị Việt Trung, giải quyết những vấn đề tồn tại giữa hai nước thông qua thương lượng. Triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng với tư duy mới về quan hệ láng giềng, khu vực, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung giải quyết những trở ngại, vướng mắc trong quan hệ với các nước láng giềng, khu vực. Việt Nam tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế về giải pháp cho vấn đề Campuchia, trong đó có Hội nghị Pari về Campuchia vào tháng 7-1989. Bằng cố gắng của các lực lượng hoà bình, tiến bộ trên thế giới, đặc biệt là những sáng kiến của hai nhóm nước Đông Dương và 5
  6. Vũ Thị Lệ H33 ASEAN cùng với các bên Campuchia, các bên đã tham gia ký kết 4 văn kiện quan trọng tại Trung tâm quốc tế Clebe (Pari) ngày 23-10-1991. Như vậy, với những cố gắng và thiện chí của Việt Nam, cùng với sự nỗ lực của quốc tế, vấn đề Campuchia đã được giải quyết qua đó, vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. 2. Tại sao phải bình thường hóa Như vậy là chất xúc tác nào đã khiến cho hai nước gạt bỏ đi hết những ân oán cũ, để cùng tiến đến gần nhau hơn? Câu trả lời ở đây là có cả sự tác động khách quan lẫn chủ quan. Về mặt khách quan: Chính những biến động trong tình hình thế giới và những xu hướng phát triển của nó, buộc hai nước phải tự xem xét và điều chỉnh chính sách của mình sao cho phù hợp. Xu thế phát triển của thế giới có những thay đổi nhất định đã phần nào tác động đến bước chuyển này của Việt Nam. Trước hết là xu hướng hòa hoãn, từ đối đầu phe khối gay gắt sang hòa dịu, quan điểm bị chi phối bởi ý thức hệ thời chiến tranh lạnh không còn nữa. Thứ hai, bản thân những nước XHCN dẫn đầu như Liên Xô, Trung Quốc cũng có những thay đổi, nền tảng ý thức hệ ràng buộc các nước này với Việt Nam trở không còn vững chắc nữa khi hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc thì tuyên bố không giương cao ngọn cờ XHCN thế giới, mà chỉ bảo vệ XHCN của nước mình, phát triển theo con đường XHCN mang màu sắc Trung Quốc. Đổi mới trở thành nhu cầu tất yếu, Việt Nam không còn lối đi nào khác ngoài việc tuân theo sự phát triển của quy luật khách quan. Chính nhu cầu đổi mới đã góp phần thúc đẩy Việt Nam giải quyết vấn đề Campuchia, xích lại gần Trung Quốc, khai thông quan hệ với các nước ASEAN và các nước lớn đặc biệt là Mĩ. Vế mặt chủ quan: Phía Trung Quốc: Vốn dĩ một nước lớn như Trung Quốc lại quay sang bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là bởi vì: Thứ nhất học chấp nhận khi họ không làm khác được. Trung Quốc luôn ấp ủ tham vọng trở thành một siêu cường trên thế giới. phấn đấu trở thành cường quốc kinh tế - chính trị thế giới, tham gia tích cực vào các diễn đàn đa phương, sử dụng các diễn đàn này như là công cụ cho chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhằm mục tiêu được cộng nhận như là cường quốc có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề quan hệ 6
  7. Vũ Thị Lệ H33 quốc tế. Muốn như thế trước hết Trung Quốc phải tập trung ổn định các vùng biên giới cần kề, tăng cường ảnh hưởng lên các nước láng giềng, khẳng định tư cách cường quốc khu vực và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Á thông qua việc thúc đẩy quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau với các nước láng giềng , chủ động đi đầu lãnh đạo các sáng kiến hợp tập hợp lực lượng và hợp tác kinh tế trong khu vực. Việt Nam lại có vị trí địa lý và cũng có tiếng nói ở khu vực Đông Nam Á. Vì thế, thực hiện bình thường hóa với Việt Nam sẽ tạo đà cho Trung Quốc tiến tới bình thường hóa quan hệ với các nước khác ở Đông Nam Á, phục vụ cho ý đồ bành chướng của mình. Thứ hai, phía Trung Quốc nhận thấy rằng sau khi Liên Xô tan rã thì thế giới sẽ thoát khỏi chiến tranh lạnh, và vai trò lãnh đạo thế giới cũng có thể có sự thay đổi – Trong đó những nước như Trung Quốc có cơ hội vươn lên trở thành nước lãnh đạo thế giới. Do đó, Trung Quốc cần phải xây dựng một chiến lược đối ngoại phù hợp, trong đó có mối quan hệ bình đẳng với các nước lớn và có thật nhiều các nước nhỏ làm đồng minh, là đối tác, đặc biệt là các nước ở gần Trung Quốc như Việt Nam. Trung Quốc thấy rằng nếu cứ duy trì tình trạng căng thẳng với Việt Nam như trước kia sẽ chỉ bất lợi cho Trung Quốc chứ không hề có lợi, nên phải tiến tới bình thường hóa quan hệ với Việt Nam theo nhiều cách khác nhau như thông qua đàm phán trực tiếp với Việt Nam và thông qua bình thường hóa quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa.. Về phía Việt Nam: Trong những năm 1986- 1988, cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội ở nước ta lên tới đỉnh cao. Trước thúc bách của toàn cảnh thế giới và trong nước, về đối ngoại, Đảng đã quyết định chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới trong cùng tồn tại hòa bình với Trung Quốc, ASEAN, Mỹ để nhanh chóng phục hồi kinh tế, phát triển trong hòa bình. Vì thế muốn thoát khỏi khủng hoảng, thoát khỏi tình trạng bao vây cô lập, thì việc tạo dựng mối quan hệ với các nước, đặc biệt là một nước láng giềng khổng lồ như Trung Quốc, là một việc mà chúng ta nên làm. Việt Nam đã ngót hai mươi lần gửi công hàm đề nghị đàm phán bình thường hóa cho Trung Quốc nhưng đều không nhận được thiện chí. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là việc Trung Quốc một mực lấy việc giải quyết vấn đề Campuchia là điều kiện tiên quyết cho bình thường hóa Việt – Trung. Điều này nghe có vẻ vô lý khi mà quan hệ song phương lại chịu sự chi phối chủ yếu của tác nhân là bên thứ ba. Song trên thực tế, kể từ khi Việt Nam đưa quân 7
  8. Vũ Thị Lệ H33 tình nguyện vào Campuchia để giúp nhân dân nước này đối phó với nạn diệt chủng Pol Pot (cuối năm 1978) thì Trung Quốc luôn dùng “con bài” này để xử lý quan hệ với các nước lớn và “mặc cả” hay gây sức ép đối với Việt Nam. Sở dĩ như thế là vì Trung Quốc đã ra sức tuyên truyền Việt Nam xâm lược Campuchia và mưu đồ lập Liên bang Đông Dương trên cộng đồng quốc tế. Trung Quốc muốn quốc tế hóa vấn đề Campuchia để có cơ hội thể hiện vai trò nước lớn của mình, để tranh thủ Mĩ và Liên Xô, để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Ngược lại, mục đích ban đầu của phía Việt Nam là giúp nhân dân Campuchia chống lại bọn diệt chủng tàn bạo, duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Đông Dương song việc dính líu quá sâu và quá lâu của Việt Nam tại đó đã vấp phải sự nghi ngại từ các nước ASEAN và thái độ không đồng tình của các nước phương Tây. Bị bao vây, cô lập trong thời gian dài sau khi đất nước mới giành được độc lập năm 1975, Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng và kém phát triển. Ngoại giao thì như thế, kinh tế trì trệ đã buộc Việt Nam phải tiến hành mở cửa, cải cách, mở rộng quan hệ giao lưu với bên ngoài. Như vậy là việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là một việc bức thiết đặt ra cho hai nước. Bản thân hai nước đều nhận thấy rằng bình thường hóa là một việc có lợi đối với đất nước mình. Thế nên việc bình thường hóa quan hệ hai nước đã được xúc tiến, và được tiến hành vào năm 1991. 3. Tiến trình bình thường hóa. Sự suy sụp của Liên Xô và Chiến tranh Lạnh chấm dứt năm 1989 -1990 thúc đẩy Việt Nam và Trung Quốc xét lại quan hệ. Campuchia là trở ngại chính. Ngay từ tháng 2/1985, Lê Duẩn đã bày tỏ niềm tin rằng tình hữu nghị Việt - Trung sẽ phải được phục hồi. Sau đó, có tin nói Lê Đức Thọ thăm Paris, ngoài là để dự hội nghị đảng Cộng sản Pháp, nhưng cũng để bí mật gặp phía Trung Quốc. Ngày 24/12/1988, trả lời thư ngày 15/12 của Bộ trưởng ngoại giao ta, phía Trung Quốc mời một thứ trưởng ngoại giao Việt Nam tới Bắc Kinh để trao đổi ý kiến giữa thứ trưởng ngoại giao hai nước chuẩn bị cho cuộc gặp cấp ngoại trưởng Trung – Việt. Sau 10 năm đối đầu gay gắt và sau 8 năm một mực từ chối đàm phán với ta, đây là lần đầu tiên Trung Quốc nhận đàm phán với Việt Nam về vấn đề Campuchia và về bình thường hóa quan hệ hai nước, 8
  9. Vũ Thị Lệ H33 thực hiện bước chuyển sách lược ở Đông Nam Á phục vụ cho việc chuyển chiến lược chung của Trung Quốc trên thế giới và trong quan hệ với Xô, Mỹ. Tháng 1/1989, ta nối lại đàm phán với Trung Quốc để cố gắng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc đồng thời khẳng định thái độ ủng hộ Nhà nước Campuchia giữ vững thành quả cách mạng.Nhưng sự khôi phục quan hệ còn phải chờ việc giải quyết mâu thuẫn Xô - Trung. Và điều này diễn ra trong tháng Năm 1989, khi Gorbachev lần đầu thăm Trung Quốc, gần ba năm sau diễn văn cột mốc của ông tại Vladivostok, trong đó ông bày tỏ ý định cải thiện quan hệ với Trung Quốc, niềm tin rằng tương lai Campuchia phải do người Campuchia định đoạt và cũng kêu gọi Việt - Trung bình thường hóa. Trong nửa đầu năm 1989, đã có hai vòng đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao giữa ta với Trung Quốc ( Đinh Nho Liêm và Lưu Thuật Khanh) tại Bắc Kinh. Vòng đầu (16- 19/11/1989) Trung Quốc chỉ trao đổi lướt qua về quan hệ hai nước rồi lại tập trung đàm phán vấn đề Campuchia. Hai bên thỏa thuận tương đối nhanh mấy vấn đề về mặt quốc tế của giải pháp Campuchia. Vòng hai (8-10/5/1989) vẫn tại Bắc Kinh, cuộc đàm phán vấp ngay vào hai tảng đá lớn vấn đề diệt chủng và việc xử lý các vấn đề nội bộ của Campuchia. Phía Trung Quốc công bố “Bình thường hóa quan hệ hai nước chỉ có thể thực hiện sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết, không phải là trước đó”. Như thế, việc Trung Quốc nối lại đàm phán với Việt Nam lúc này, mà phía Trung Quốc gọi là “gặp gỡ nội bộ”, chỉ là với mục đích chính để biểu diễn cho thế giới thấy là Trung Quốc đã nắm con chủ bài giải quyết vấn đề Campuchia. Thông qua cuộc nói chuyện với Kayson ngày 7/10/1989, Đặng Tiểu Bình cũng đã bày tỏ được ý đồ của mình là khuyên Việt Nam giải quyết dứt khoát vấn đề Campuchia, nếu giải quyết được vấn đề này thù sẽ khôi phục được uy tín của Việt Nam. Cho đây là việc Việt Nam phải làm , vì những gì Việt Nam đang làm là sai lầm, mong muốn bình thường hóa quan hệ với Việt Nam trước khi Nguyễn Văn Ninh nghỉ hưu. Về điều kiện bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, Đặng nhấn mạnh Việt Nam phải rút hết quân, rút triệt để, rút thật sự khỏi Campuchia thì sẽ có bình thường hóa quan hệ. 9
  10. Vũ Thị Lệ H33 Đến ngày 3/4/1990, Trung Quốc đột nhiên lại biểu thị hoan nghênh việc thứ trưởng Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh “ Kiểm tra sứ quán” và công bố tin Trung Quốc sẽ đàm phán với thứ trưởng ngoại giao Việt Nam về vấn đề Campuchia. Ngày 2/5/1990 với danh nghĩa “ đi kiểm tra sứ quán”, đồng chí Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh để có cuộc “trao đổi ý kiến không chính thức” với Trung Quốc. Tuy nhiên cuộc đàm phán không có mấy tiến triển về thựuc chất. Về bình thường hóa quan hệ hai nước, phía Trung Quốc không mặn mà gì với gợi ý của ta về việc xích lại gần hơn nữa giữa hai nước xã hội chủ nghĩa để cứu vãn sự nghiệp xã hội chủ nghĩa chung trên thế giới đang lâm nguy. Trung Quốc chỉ đặt quan hệ với Việt Nam trong khuôn khổ chung sống hòa bình như các nước láng giềng khác. Khi nói tới tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung không thể không nói tới Hội Nghị Thành Đô. Đây là hội nghị mở đầu, mang lại những dấu hiệu tốt cho tiến trình bình thường hóa quan hệ của hai nước. Hội nghị Thành Đô Không lâu sau hội nghị Xô - Trung, một cuộc họp bí mật diễn ra tại Thành Đô tháng 9/1990, Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy xin gặp tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Đỗ Mười chuyển thông điệp của tổng bí thư Giang Trạch Dân và thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày 3/9/1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước. Đây là một sự chuyển biến đột ngột của phía Trung Quốc. Trước đây Trung Quốc nói rằng chỉ sau khi giải quyết xong vấn đề Campuchia mới gặp cấp cao ta và mời bàn vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước Ngày 2/9/1990, ba đồng chí lãnh đạo cấp cao của ta đến Thành Đô đúng hẹn. Sau hai ngày nói chuyện, kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là “ Biên bản tóm tắt” gồm 8 điểm, nhưng trong đó 7 điểm là nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ Việt Trung mà thực chất là nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc gắn với việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hóa guan hệ hai nước. Như vậy thì ta được gì và mất gì từ hội nghị Thành Đô? Trung Quốc nói cuộc gặp Thành Đô sẽ đàm phán cả vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hoá quan hệ, nhưng thực tế chỉ bàn vấn đề Campuchia, còn vấn đề bình thường hoá 10
  11. Vũ Thị Lệ H33 quan hệ hai nước Trung Quốc vẫn nhắc lại lập trường cũ là có giải quyết vấn đề Campuchia thì mới nói đến chuyện bình thường hoá quan hệ hai nước; Trung Quốc nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể gặp Cố vấn Phạm Văn Đồng, nhưng đó chỉ là cái “mồi” để kéo anh Đồng tham gia gặp gỡ cấp cao. Trung Quốc nói giữ bí mật việc gặp cấp cao hai nước, nhưng ngay sau cuộc gặp hầu như tất cả các nước đã được phía Trung Quốc trực tiếp hay gián tiếp thông báo nội dung chi tiết bản Thoả thuận Thành Đô theo hướng bất lợi cho ta. Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tự ảo tưởng là Trung Quốc sẽ giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và chủ nghĩa xã hội trên thế giới, chống lại hiểm họa “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Hội nghị Thành Đô hoàn toàn không phải là một thành tựu ngoại giao của ta, trái lại nó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với Trung Quốc, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc, tưởng rằng thỏa thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại thỏa thuận Thành Đô đã làm chậm việc giải quyết vấn đề Campuchia và do đó chậm việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, uy tín quốc tế của ta bị hoen ố. Sau Thành Đô, trong khi ta nới rộng phạm vi hoạt động của sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam thì phía Trung Quốc tỏ ra lạnh nhạt với bộ ngoại giao, công kích lãnh đạo Bộ ngoại giao Việt Nam. Và một loạt các hoạt động thể hiện sự coi thường ta. Trung Quốc một mặt khẳng định là vấn đề Campuchia chưa giải quyết thì quan hệ Trung – Việt “ chỉ có bước đi nhỏ”. Tháng 3/1991, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa 7, Lý Băng tuyên bố “ quan hệ Trung- Việt đã tan băng” và có một số điều chỉnh mềm dẻo hơn trong vấn đề Campuchia. Những chuyển biến trong quan hệ hai nước ở giai đoạn sau Hội nghị Thành Đô. Từ sau Đại hội Đảng VII của ta (17-27/6/1991), tiến trình bình thường hóa quan hệ hai nước như cỗ máy đã được tra dầu đầy đủ diễn biến chơn chu hơn theo trình tự đã định. Ngày 5- 10/11/1991, sau hiệp định về Campuchia đã được ký kết ở Paris, tổng bí thư Đỗ Mười và 11
  12. Vũ Thị Lệ H33 Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm chính thức CHND Trung Hoa để hoàn thành việc bình thường hóa mối quan hệ bị trục trặc lớn từ tháng 2/1979. Nhưng trong khi lãnh đạo ta bị ôm kỳ vọng cùng Trung Quốc “ bảo vệ xã hội chủ nghĩa chống đế quốc” thì họ đã xác định quan hệ với ta là thân nhưng không gần, sơ nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau. Trung Quốc nói thế song luôn lấy thế nước lớn để lắn chiếm lãnh thổ lãnh hải nước ta, và hiểm độc nhất là không ngừng tác động vào nội bộ của ta. Tháng 8/1991, Lê Đức Anh, khi đó là Bộ trưởng Quốc phòng, có chuyến thăm không loan báo tới Trung Quốc. Lúc này, thế hệ lãnh đạo Việt Nam giữ vai trò chủ chốt thời Chiến tranh Lạnh, như Lê Duẩn, Trường Chinh, Lê Đức Thọ, đã qua đời. Tin Trung Quốc và Việt Nam sẽ bình thường quan hệ được chính thức loan báo tháng 9/ 1991, khi Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm thăm Bắc Kinh. Như vậy từ sau chiến tranh biên giới Việt Trung 1979, 12 năm sau, vấn đề về Campuchia coi như đã kết thúc, tiếp sau đó là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Theo thỏa thuận giữa hai bên, ngày 5/11/1991, Tổng bí thư Đỗ Mười và thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc đi thăm chính thức nước CHND Trung Hoa, đánh dấu sự bình thường hóa quan hệ hai nước. “ Quan hệ Việt Trung tuân thủ các nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.... Quan hệ Việt Trung không phải là quan hệ đồng minh, không trở lại quan hệ những năm 50- 60...”. 4. Bài học rút ra từ quá trình bình thường hóa: Như vậy, chúng ta có thể rut ra được điều gì từ quá trình bình thường hóa với Trung Quốc. Rõ ràng là Trung Quốc luôn nắm thế chủ động, và chúng ta nhận thấy là Trung Quốc luôn lần chần trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Tại sao vậy? Thứ nhất là bởi vì khi Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan dã, các đối thủ chính của Trung Quốc đang lâm vào khó khăn. Mỹ giảm bớt sự có mặt về quân sự ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Như thế, Trung Quốc càng tỏ rõ vai trò ngày càng lớn của mình. Thứ hai khi khu vực Đông Nam Á ngày càng trở thành khu vự phát triển đầy tiềm năng, Trung Quốc lo sợ cản trở ý đồ trở thành bá quyền của mình, nên ra sứcchia rẽ, cản phá xu thế hợp tác của khu vực mà chủ yếu là Việt Nam, tạo ra một lực lượng thân Trung Quốc ở Đông Nam Á để khuất phục Việt Nam. Hơn nữa, lúc này tình hình Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, bất 12
  13. Vũ Thị Lệ H33 lợi. Bản thân Việt Nam còn đangh lúng túng về vấn đề chiến lược trong tình hình mới sau khi Liên Xô ta rã, quan hệ với Mỹ chư bình thường hóa. Vì thế Trung Quốc muốn bình thường hóa với ta trong thế mạnh. Như thế, Trung Quốc nhẩn nha trong vấn đề bình thường hóa với Việt Nam, vừa tạo bề ngoài gắn bó thân mật, vừa xiết chặt bên trong giành lợi thế cho mình trên mọi lĩnh vực quan hệ. Và mục tiêu cao nhất của Trung Quôc là muốn khẳng định Việt Nam- Đông Dương là thuộc khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc. Vai trò của Nguyễn Văn Linh trong vấn đề bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung, chúng ta thấy nổi bật được lên vai trò của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh. Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cho rằng ông là người kế thừa có hy vọng nhất của Việt Nam. Sau khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc, Nguyễn Văn Linh không tán thành đường lối đối nội, đối ngoại sai lầm của người lãnh đạo lúc đó, đã từng bị chèn ép. Khi giữ chức Tổng Bí thư, Nguyễn Văn Linh nhanh chóng uốn nắn toàn bộ cách làm sai lầm của người tiền nhiệm, đề xuất khẩu hiệu “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Ông cho rằng, đối với Việt Nam, hai nhiệm vụ cấp bách đương thời là phải rút quân đội khỏi Campuchia và cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Thế nhưng do thân tín của Tổng Bí thư khóa trước, ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nắm quyền tại Bộ Ngoại giao, tiếp tục làm việc theo tư duy của Lê Duẩn, trăm phương ngàn kế quấy rối và ngăn cản bố trí chiến lược của Nguyễn Văn Linh. Còn Nguyễn Văn Linh với tư cách là người lãnh đạo mới lên nắm quyền, trong tầng nấc quyết sách trung ương còn chưa có gốc rễ sâu chắc, một số ý tưởng của ông cũng chưa được nhiều người lãnh đạo hiểu biết và ủng hộ. Trong tình hình đó, làm thế nào thực hiện được mục tiêu nói trên là một vấn đề hắc búa và đau đầu mà lại cần phải giải quyết. Như vậy, với óc nhìn xa trông rộng và tài phán đoán, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh của chúng ta đã biết nhìn thời cuộc mà điều chỉnh chính sách đối ngoại.Biết gạt bỏ những tư duy cũ để mạnh dạn đổi mới lại cách nhìn nhận đối với Trung Quốc. Tuy rằng chúng ta xác định, chơi với Trung Quốc là nguy hiểm, như là đang cưỡi trên mình cọp, mặt khác, trong lịch sử thì Trung Quốc luôn là kẻ thù chống phá ta. Thế nhưng, trước tình hình thế giới và khu vực đang có biến đổi, nếu cứ giữ mối thâm thù với Trung Quốc thì sẽ hoàn toàn không 13
  14. Vũ Thị Lệ H33 có lợi, hơn nữa Trung Quốc ngày càng phát triển trở thành một siêu cường. Vậy thì tại sao ta lại không bình thường hóa với họ thay vì đối đầu? 5. Ý nghĩa của việc bình thường hóa quan hệ Việt Trung Bình thường hóa là một tiến trình rất khó kăn và phức tạp, khi hai nước phải có cùng điểm chung thì mới tiến đến gần nhau được. Đối với cả Trung Quốc và Việt Nam, sự kiện này có ý nghĩa rất lớn. Trước hết, vì Trung Quốc là láng giềng của Việt Nam nên việc bình thường hóa sẽ cắt giảm được chi phí quân sự, tập chung phát triển kinh tế. Bởi vì khi bình thường hóa rồi thì hai nước sẽ không cần phải điều động nhiều lực lượng quân sự trên các vùng biên giới. Với Trung Quốc, việc bình thường hóa sẽ mở cửa tạo điều kiện cho Trung Quốc xâm nhập vào Đông Nam Á, bởi vì Việt Nam có vị trí rất quan trọng ở khu vực này. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam sẽ tạo đà cho Trung Quốc tiến tới bình thường hóa với các nước khác, và như thế thì cơ hội hợp tác kinh tế với khu vực Đông Nam Á cũng sẽ nhiều hơn, nâng cao được vị thế của Trung Quốc trên thế giới, phục vụ cho mưu tính trở thành một siêu cường trên thế giới của Trung Quốc. Trong thời gian từ 1979 đến 1990, Trung Quốc sử dụng vấn đề Campuchia nhằm cô lập Việt Nam, tập hợp các nước ASEAN ủng hộ Trung Quốc, làm tăng thêm hiềm khích giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Cuối những năm 1990, Trung Quốc cùng Việt Nam đi vào bình thường hóa quan hệ nhằm thúc đẩy giải quyết vấn đề Campuchia, sử dụng giải pháp cho vấn đề Campuchia nhằm thoát ra khỏi lệnh cấm vận của phương Tây đối với Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn tháng 6/1989, đồng thời qua việc giải quyết vấn đề Campuchia tạo dựng bộ mặt mới cho Trung Quốc, với tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, sau những dính líu trong suốt hai thập kỷ với lực lượng Khmer Đỏ và chế độ diệt chủng Pônpốt ở Campuchia. Việc Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1991 cũng nhằm đưa Trung Quốc từng bước thoát khỏi cấm vận của phương Tây, triển khai chiến lược “Nam tiến” mới nhằm vào khu vực Đông Nam Á và Biển Đông trong bối cảnh các nước lớn Hoa Kỳ và Nga giảm dần sự hiện diện trong khu vực và để lại một “khoảng trống quyền lực”. 14
  15. Vũ Thị Lệ H33 Với Việt Nam, bình thường hóa quan hệ với một nước lớn như Trung Quốc cũng đem lại nhiều lợi thế: vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; Tạo tiền đề cho Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. III. Kết luận Mối quan hệ Việt – Trung trải qua mấy nghìn năm với những thăng trầm, biến động phức tạp đến năm 1991 đã được bình thường trở lại. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ Việt Trung. Tuy có những khó khăn cản trở, có những yếu tố bên ngoài mà điển hình là vấn đề Campuchia làm cản trở quá trình thỏa thuận và đi đến việc ký hiệp định bình thường hóa, xong với sự cố gắng đây quyết tâm, bền bỉ của hai nước mà đặc biệt là của bên Việt Nam ta, cuối cùng thì mối quan hệ này cũng đi đến được cái đích mà nó cần đến. Xét từ góc độ của bên Việt Nam, cho đến tận bây giờ, việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là quyết định hòan toàn sáng suốt của ta. Tuy rằng không thể giải quyết được hết những mâu thuẫn xảy ra giữa hai bên, nhưng từ khi bình thường hóa đến nay, quan hệ hai nước về các lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao đều rất tốt đẹp, mang lại những thành quả nhất định đối với cả hai nước. Hy vọng rằng quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước sẽ được phát huy trên tinh thần hợp tác cùng có lợi, cùng chung sống hòa bình, để xây dựng một khu vực Châu Á ngày một vững mạnh, một thế giới văn minh trong đó các quốc gia hợp tác cùng phát triển. 15
  16. Vũ Thị Lệ H33 Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Hồi ký Trần Quang Cơ. 2. Giáo trình chính sách đối ngoại II. 3. http://www.mofa.org 4. BBC.com 16
  17. Vũ Thị Lệ H33 Mục lục Trang I. Lời mở đầu ...................................................................................................... 1 II. Nội Dung ...................................................................................................... 2 1. Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Trung .............................................. 2 1.1 Bối cảnh quốc tế và chính sách của hai nước ................................... 2 1.2 Chính sách đối ngoại của Việt Nam và Trung Quốc ........................ 3 2. Tại sao phải bình thường hóa .................................................................... 5 3. Tiến trình bình thường hóa ..................................................................... 7 4. Bài học rút ra từ quá trình bình thường hóa .............................................. 11 5. Ý nghĩa của việc bình thường hóa quan hệ Việt Trung ................................. . 13 III. Kết luận ..................................................................................................... 14 17
  18. Vũ Thị Lệ H33 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0