Tiểu luận: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ở Đại học
lượt xem 10
download
Mục đích để ra việc mà mình mong muốn đạt được sau quá trình tự học, đó chính là hướng đi cho cá nhân tránh bị lệch mục tiêu trong quá trình tự học, động lực cho người học cố gắng từng ngày để hoàn thành công việc đề ra. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung bài viết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận: Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ở Đại học
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC
- A. Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, sinh viên học theo hệ tín chỉ số lượng kiến thức cần tiếp nhận là rất nặng với số lượng lớn và các học phần cũng đa dạng đảm bảo cho học sinh lượng kiến thức toàn diện về chương trình học của mỗi sinh viên. Chưa kể đến có một lượng lớn các bạn sinh viên đăng ký theo học hai chương trình cùng một lúc hoặc nói đơn giản là học song ngành, yêu cầu lượng kiến thức đa dạng và phong phú cần tiếp thu mỗi buổi học, yêu cầu các bạn có phương pháp học thật hiểu quả để đảm bảo lượng kiến thức học được được áp dụng có hiểu quả nhất. Đồng thời các giảng viên tại giảng đường không đảm bảo cung cấp lượng kiến thức đầy đủ và toàn vẹn nhất cho sinh viện vì yếu tố thời gian và nội dung bài giảng với lượng kiến thức rất nhiều, cũng như nhiểu giáo viên hiện nay rất hạn chế việc giảng bài và chép bài truyền thông. Từ đó, yêu cầu các bạn sinh viên phải chủ động tìm những phương pháp phù hợp với yêu cầu học tập ngày càng nặng, lượng kiến thức khổng lồ, cũng như thời gian học bị hạn chế do nhiều yếu tố ảnh hưởng khác. Và một trong những biện pháp chủ yếu mà các bạn sinh viên lựa chọn cho mình đó chính là phương pháp tự học. Hiện nay ở đại học đa số các bạn sinh viên đều sử dụng phương pháp học tập tự học cho mình, với vô vàng các hình thức khác nhau như: học online tại nhà, học online khi rảnh rỗi, tận dụng thời gian rảnh khi đi làm, học qua việc đọc sách, xem video clip,… Nhờ đó mà các bạn có thể tận dụng được thời gian cũng như sắp xếp thời gian hợp lý, để lựa chọn hình thức tự học với chính bản thân mình. Nhưng khi có quá nhiều hình thức tự học diễn ra với các nội dung ngày càng đa dạng về nhiều khía cạnh thì chất lượng cũng như phương pháp học của các bạn sinh viên liệu có còn phù hợp, đảm bảo lượng kiến thức bổ sung, cần tiếp thu còn đủ hay không, cũng như các bạn sinh có còn mặn mà với tự học hay không, hãy chỉ xem tự
- học là một phương pháp học tập khi rảnh rỗi và dành ít thời gian cho nó thay vào đó là chểnh mảng sang mảng giải trí của tự học nhiều hơn. Khiến bao công học tập trở nên vô nghĩa và không có kết quả. Tư tưởng Hồ Chí Minh bàn về việc “lấy tự học làm gốc” đã được nhân dân ta luôn coi trọng. Điều 5 của Luật Giáo dục 2005 quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”; “… đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh phát triển phong trào tự học, tự đào tạo…”; “… tạo ra năng lực tự học sáng tạo của mỗi học sinh”. Từ những lý do trên, em chọn đề tài “Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ở Đại học” để làm đề tài cho bài tiểu luận của mình. B. Nội dung 1. Các khái niệm liên quan 1.1 Tự học Nhà tâm lý học N.ARubakin coi: Tự tìm lấy kiến thức – có nghĩa là tự học. Tự học là quá trình lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử trong thực tiễn hoạt động cá nhân bằng cách thiết lập các mối quan hệ cải tiến kinh nghiệm ban đầu, đối chiếu với các mô hình phản ánh hoàn cảnh thực tại, biến tri thức của loài người thành vốn tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng , kỹ xảo của chủ thể”. Theo Giáo sư Đặng Vũ Hoạt và Phó giáo sư Hà Thị Đức trong cuốn “Lý luận dạy học đại học” thì “Tự học là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở đại học. Đó là một hình thức nhận thức của cá nhân, nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính người học tự tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chương trình và sách giáo khoa đã được qui định”.
- Theo tác giả Nguyễn Văn Đạo: “Tự học phải là công việc tự giác của mỗi người do nhận thức được đúng vai trò quyết định của nó đến sự tích luỹ kiến thức cho bản thân, cho chất lượng công việc mình đảm nhiệm, cho sự tiến bộ của xã hội”. Từ đó có thể rút ra tự học là quá trình học tập chủ động vào thời gian rảnh bằng nhiều phương pháp khác nhau sau quá trình học tập ở lớp nhằm củng cố kiến thức đã tiếp nhận ở giảng đường cũng như bổ sung thên những kiến thức mới ở trường lớp chưa cung cấp đủ. Không những thế tự học còn là quá trình các bạn sinh viên tự biến đổi kiến thức của giảng viên ở lớp thành kiến thức của riêng mình. 1.2 Quản lý Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý ) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến”. Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý. Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển”.[8,tr.78] Theo các thuyết quản lý hiện đại thì: “Quản lý là quá trình làm việc với và thông qua những người khác để thực hiện các mục tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn biến động”.[15,tr.36] Quản lý là quá trình bao gồm một chuỗi các hoat đông có hệ thống như: định hướng, thực hiện và kiểm tra… để thực hiện mục tiêu đặt ra và đảm bảo mục tiêu đó được hoàn thành đúng và hiệu quả. Có thể định nghĩa dễ hiểu hơn quản lý là quá trình cá nhân làm chủ các hoạt động của mình theo nhưng gì mình hoạch định sẵn tránh để nó phát triển theo chiều hướng lệch lạc. 1.3 Quản lý hoạt động tự học của sinh viên ở Đại học
- Là quá trình các hoạt động có chủ đích của sinh viên như: tự định hướng, lưa chọn kế hoạch, nội dung, mục tiêu học tập của bản thân để đam bảo nhu cầu học tập, tiếp nhận thông tin phục vụ quá trình học tập một cách hiệu quả nhất của các bạn sinh viên, giúp các bạn tận dụng được thời gian và tìm được phương pháp tự học hiệu quả cho mỗi cá nhân cũng như hỗ trợ các ban trong quá trình học tập và tiếp nhận nguồn thông tin mới. 1.4 Vai trò của tự học Đầu tiên, tư học giúp tăng khả năng tư duy, sáng tạo của sinh viên, việc tự học yêu cầu các bạn sinh viên phải tự mình nỗ lực chinh phục các kiến thức mới, chính vì kiến thức mới đó sẽ kích thích khả năng tìm tòi phát triển của bản thân hướng đến đỉnh cao của kiến thức đã đề ra trước đó. Thứ hai, tự học nâng cao tính chủ động của sinh viên, chủ động trong việc đặt ra mục tiêu học tập cho bản thân, phương pháp tự học, chủ động thực hiện đánh giá nhưng gì mình đề ra, chủ động tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập. Nhờ tự học mà học sinh có thể phát triển nhân cách của mình, chủ động trong các tình huống có vấn đề, các khó khăn phát sinh trong học tập cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, quyết đoán, tự tin, chủ động giải quyết những vấn đề của bản thân mà không bị động trì hoãn. Tự học giúp các bạn sinh viên có thể linh hoạt, chủ động học tập những gì mình thích, học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời, tiếp thu nhưng tinh hoa mới của nhân loại mà không cần ai nhắc nhở, giúp sinh viên biết nhìn xa trông rộng, không bị tụt hậu mà còn nhạy bén trong việc sử dụng kiến thức tự học đó vào thực tiễn. Tự học giúp các bạn sinh viên tiếp cận vấn đề từ nhiều khía cạnh hơn so với việc học tập ở giảng đường do sự giới hạn về kiến thức và thời gian giảng dạy, từ đó các bạn sẽ nắm trọn vẹn vấn đề, bản chất của sự việc.
- Cuối cùng, tự học giúp học sinh có một phương pháp học tập mới so với các phương pháp học tập truyền thống, giúp sinh viên hứng thứ,chủ động, siêng năng hơn trong quá trình học tập của bản thân, tạo tiền đề cho việc nâng cao và phát huy khả năng tự học lên tầm cao mới sau nay để phục vụ nhu cầu tiếp nhận tri thức và công việc sau này. 1.5 Đặc điềm của tự học Mang đặc tính của cá nhân, cá thể được thực hiện giữa trên ý chí sự chủ động của bản thân người học, yếu tố cá nhân giữ vai trò cao nhất trong khả năng tự học của cá nhân đó đảm bảo tiến trình thực hiện của chủ thể học tập có tốt hay không có theo mục tiêu đề ra hay không. Nhanh hơn hay chậm đi cũng như lượng kiến thức tiếp thu đã thực sự đạt đươc yêu cầu . Nên đặc điểm của tự học chính là đặc tínhchịu sự quản lý của quá trình tự chủ, chủ động, tự giác của mỗicá nhân người học 1.6 Nguyên tắc của tự học Đảm bảo được tính tự giáo dục trong quá trình tự học. Trong quá trình tự học các kiến thức chúng ta tiếp thu được không chỉ là các kiến thức chuyên môn mà còn là những kiến xã hội, giáo dưỡng. Vì thế tự học không chỉ là quá trình ôn tập lại các kiến thức cũ ở lớp mà còn là tiếp thu, lĩnh hội các kiến thức mới, tăng khả năng hiểu biết xã hội. Hơn thế nữa qua quá trình tự học sinh viên phải mài dũa, rèn luyện nhân cách tốt đẹp của bản thân để phát triển một cách trọn vẹn nhất. Đảm bảo tính khoa học trong quá trình tự học. Lượng kiến thức bên ngoài là vô hạn và rộng lớn, có nhiều nguồn kiến thức, việc chọn kiến thức phải khoa học phù hợp với mục tiêu bản thân đặt ra, tránh lệch lạc thông tin trong quá trình tìm kiếm, gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của bản thân. Qúa trình tự học phải được chủ thể thực hiện một cách khoa học, theo các mục tiêu đặt ra, vd: nhiều bạn sinh viên tự học ở nhà nhưng laptop điện thoại ngay bên cạnh để lướt MXH, hay đang ăn mà lại đọc sách, … thật sự là chưa khoa học. Qúa trình tự học có khoa học thì lượng kiến thức
- tiếp thu được mới đảm bảo được hiểu và vận dụng hiệu quả, nếu không chỉ gây tốn thời gian học mà lại không tiếp thu được những gì mình mong muốn. Đảm bảo “Học đi đôi với hành” trong quá trình tự học. Bất cứ hình thức học tập nào thì cũng cần tới quá trình thực nghiệm. Tự học cũng vậy, lượng kiến thức trọn vẹn bao nhiêu thì càng phải có quá trình thực nghiệm để đảm bảo những kiến thức đó có được vận dụng hiệu quả hay không, có phù hợp với bản thân người học không, giúp người học “cọ xát”với thế giới bên ngoài, có thêm kinh nghiệm mới từ đó có hướng phát triển tiếp theo cũng như có sự bổ sung nếu như còn thiếu soát. Nếu không thực hành thì lượng kiến thức tiếp nhận từ quá trình tự học cũng chỉ là kiến thức mà thôi. Nâng cao phát triển đến mức nghiêm túc, kỷ luật, tự giác, tích cực trong quá trình tự học. Người học phải thật sự nghiệm túc với bản thân, tự kỷ luật khi bản thân chểnh mảng rèn luyện cho mình khả năng học tập đúng đắn. Khi cá nhân người học đã tìm thấy sự hứng thú trong quá trình tự học của mình thì người học sẽ có đam mêdẫn đến việc chủ động, tự giác và tích cực trong học tập, nâng cao hiệu quả cũng như rút ngắn được thời gian học tập và cải thiện được kết quả học tập của bản thân. Kế hoạch mục tiêu tự học đề ra ban đầu có được thực hiện hiệu quả hay không là do những yếu tố tự giác, tích cực, chủ động quyết định. Đảm bảo nâng cao và củng cố dần kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình tự học. Qúa trình tự học lâu dài, dần dần sẽ tạo cho người học những thói quen như sắp xếp thời gian, chia thời gian, sắp xếp công việc,…hình thành cho cá nhân người tự học các kĩ năng, kĩ xảo để giúp việc học của mình đạt được hiểu quả cao nhất và từ những điều vốn có là tiền đề cho những phát kiến hiệu quả cao sau này. Những nguyên tắc trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nguyên tắc này hỗ trợ nguyên tắc kianhằm giúp các bạn sinh viên phát triển toàn diện khả năng của mình.
- Mỗi bạn sinh viên cần có sự sắp xếp hợp lý và khoa học để đạt được mục tiêu cao nhất. 1.7 Điều kiện của tự học Điều kiện bên trong: Yếu tố tiên quyết đầu tiên chính là nhu cầu, khát vọng muốn học của cá nhân. Bản thân cá nhân người học muốn học đó chính là động lực, ý chí và khát vọng lĩnh hội và chinh phục kiến thức, dám đương đầu với khó khăn, vững lòng, không nản chí bỏ cuộc trước những khó khăn ban đầu. Chủ động và độc lập trong quá trình tự học, tự giác trong quá trình tìm kiếm thông tin, tránh dựa dẫm vào người khác, chủ động trong mọi việc, có trách nhiệm với những gì bản thân đề ra để thực hiện cho hợp lý và có hiệu quả. Thời gian tự học hợp lý, sắp xếp thời gian rảnh hiệu quả, tránh việc tập trung nhiều việc gây ảnh hưởng tới quá trình tự học và không hiệu quả. Có động cơ học tập mạnh mẽ, động cơ là yếu tố thúc đẩy bản thân người học có điểm để hướng đến. Có những thành công trong học tập, kết quả khả quan đó chính là cảm giác thành công ban đầu động cơ lớn nhất để cá nhân cố gắng. Ngoài ra người học còn phải có kĩ năng học tập cũng như các kĩ năng mềm và kĩ năng xã hội, giúp người học nhìn vấn đề một cách khách quan và trọn vẹn hơn và tránh gặp khó khan trong quá trình tự học. Điều kiện bên ngoài: Nội dung, tài liệu học tập phù hợp với nhu cầu và lợi ích của bản thân người học giúp họ dễ tiếp thu và không bị nhàm chán. Các nguồn hỗ trợ đa dạng như thầy cô, sách báo, thuyết bị điện tử giúp các bạn dễ tiếp cận với nguồn tài liệu. Môi trường học tập thân thiện cởi mở không gò ép, có không gian riêng tạo điều kiện cho sinh trải nghiệm, sáng tạo và phát triển hết khả năng của bản thân. Nhà
- trường gia đình cộng đồng tạo điều kiện để cá nhân phát triển tính chủ động, tích cực của mình trong học tập. 1.8 Hình thức của tự học Tự học trên lớp: Nghe giảng là một hình thức tự học truyền thống, thể hiện ở việc sinh viên nghe thầy cô giảng bài trên giảng đường, không chỉ những kiến thức trong giáo trình mà còn là những kiến thức bên ngoài do thầy cô truyền đạt, từ đó các bạn tiếp thu, tư duy, hiểu những kiến thức đó theo cách hiểu của bản thân sao cho phù hợp để dễ nhớ và vận dụng. Đó cũng là một hình thức của tự học. Ghi chép là quá trình lưu giữ kiến thức của sinh viên qua quá trình nghe giảng trong lớp, việc ghi chép hiệu quả giúp cá nhân có thể lưu lại những kiến thức quan trọng mà trong quá trình tiếp thu kiến thức với dữ liệu lớn mà cá nhân không ghi nhớ hết được. Việc ghi chép có khoa học cũng là một hình thức của quá trình tự học giúp người học có thể nắm vững những ý chính của chủ đề tránh sai xót cũng như giảm đi một lượng lớn kiến thức cần nhớ. Làm bài tập, các bài tập nâng cao yêu cầu người học phải tư duy nhiều hơn, có kiến thức thật sự vững mới có thể giải được, chính quá trình tìm kiếm tài liệu để giải bài tập cũng chính là một hình thức của tự học, việc chủ động đi tìm tài liệu sẽ giúp người học nhớ kiến thức đó kĩ hơn, vận dụng tốt hơn cũng như bổ sung thêm những kiến thức mới cho bản thân người học. Tự học ngoài lớp: Đọc sách và tài liệu tham khảo là một trong những hình thức tự học ưa chuộng của các bạn sinh viên vừa giúp các bạn giải trí, thuận tiện cho mọi trường hợp, vừa giúp cung cấp thêm những kiến thức mới, nguồn sách và giáo trình vô cùng đa dạng nên việc tiếp nhận kiến thức của đa dang và trọn vẹn hơn.
- Làm đề cương, thảo luận nhóm, thảo luận lớp, làm việc nhóm giúp cá nhân tiếp nhận được nhiều hướng ý kiến khác nhau, tiền đề cho việc chọn lọc và tiếp thu có hiệu quả, tăng tính chủ động, tìm tòi và học hỏi của sinh viên. Làm đề cương ôn tập và bài tập thực hành, yêu cầu các bạn sinh viên tìm tòi một lượng lớn kiến thức lớn để phục vụ đề cương, sinh viên được trải nghiệm, cọ xát thực tế với các hoạt động học của cá nhân, bài tập thực hành, phát triển nhân cách trọn vẹn nhất. Làm tiểu luận, văn bằng tốt nghiệp, gia tăng độ chính xác, khoa học của kiến thức được tiếp thu, phát triển tư duy cao nhất, rèn luyện ý chí của người học trong quá trình thực hiện tiểu luận, văn bằng kéo dài. Các hình thức tự học của sinh viên ngày càng đa dạng và phát triển, các bạn có thể học mọi lúc mọi nơi, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, có thể hỗ trợ tốt nhất cho sinh viên trong quá trình tự học để hoàn thiện trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người. 1.9 Yếu tố ảnh hưởng đến tự học 1.9.1 Yếu tố chủ quan Trước hết là những yếu tố nằm ngày trong bản thân người học. Sinh viên chưa có hứng thú học tập, không có động cơ để cố gắng học tập, nhiều bạn có suy nghĩ tiêu cực về ngành học về nghề nghiệp sau này, tạo động thái bi quan học cho có chứ không cố gắng vươn lên ở môi trường đại học.Cũng như có nhiều bạn sinh viên tận dụng thời gian rảnh của bản thân để vào mục đích chính đáng, tư tưởng lên Đại học đi chơi cho bù cho thời gian ôn thi đại học, đi làm thêm cũng có nhiều điểm tốt nhưng nhiều bạn "ham" kiếm tiền nên dành toàn bộ thời gian cho việc đi làm mà bỏ bê việc học. Chưa nhận thức được tầm quan trọng của tự học , thái độ với học tập là học đối phó qua môn là được , nhiều sinh viên không học đúng ngành mà mình mong muốn tại nên động thái tiêu cực không chú tâm vào học hành, nhiều bạn vốn kiến thức chưa đủ
- cộng với việc chưa có các kỹ năng tự học nên sẽ bị nản và chán khi bắt đầu vào tự học dẫn đến bõ ngay từ đầu . Vì vậy chủ động trong mỗi cá nhân là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong tự học giúp sinh viên làm chủ được việc học tập của mình. 1.9.2 Yếu tố khách quan Không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan mà các yếu tố khách quan cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình tự học của các bạn sinh viên ở đại học. Đầu tiên là nội dung học, chương trình học chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như khả năng học tập của các bạn sinh viên nhất là đối với việc học theo hệ tín chỉ, các bạn sinh viên bị chi phối bởi nhiều nội dung chương trình học khác nhau, cách giảng dạy và khuyến khích của giáo viên, nhiều giảng viên vào lớp chỉ giảng và không quan tâm sinh viên có học hay không, hết tiết thì xuống lớp , điều đò làm học sinh không có hứng thú học tập cũng như là tự học thêm ở nhà về môn đó, giảng viên không khuyến khích tạo động lực cho sinh viên tìm tòi thêm kiến thức. Môi trường học tập không tốt cũng gây ảnh hưởng đến việc tự học của sinh viên, đa phần học sinh ở trọ thì môi trường học tập bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các bạn sinh viên ở Ký túc xã hay có gia đình tại nơi mình học. Cơ sở vất chất của nhà trường không đáp ứng đủ cho sinh viên trong quá trình tự học như: thư viên, khu tự học nhỏ không đủ vị trí ngồi, khi sinh viên cần tìm kiếm tài liệu hay chỗ ngồi lúc học. Ngoài ra còn có những yếu tố khách quan khác gây ảnh hưởng nhưng với tỉ lệ thấp hơn, như: quy định của nhà trường và giáo viên, điều kiện gia đình, hoạt động tập thể của lớp, các môi trường học thuật ,... Việc thực hiện quá trình tự học có tốt hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan yêu cầu các bạn sinh viên phải có sự chuẩn bị cũng như sắp xếp thật hợp lý để tránh bị các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học của bản thân. 3. Quản lý việc tự học 3.1 Lập kế hoạch tự học
- Khi muốn làm bất cứ điều gì chúng ta đều cần phải có kế hoạch, nhất là trong quá trình tự học, mỗi bạn sinh viên phải có cho mình một kế hoạch học tập hoàn chỉnh, cụ thể và rõ ràng. Kế hoạch ngắn hay dài, bao gồm những nội dung gì, thời gian đề ra là bao lâu, và kết quả ta hướng đến là như thế nào. Xác định một cách chi tiết có trọng tâm để ta bám vào để thực hiện, ngoài ra còn có các hướng để giải quyết các tình huống phát sinh mang tính bất ngờ làm ảnh hưởng đến hoạt động tự học. Từ đó yêu cầu bản thân các bạn sinh viên trước khi bước vào con đường tự học thì phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh để giúp mình thực hiện tốt nhất. 3.1.1 Các loại kế hoạch tự học (dưới góc độ thời gian) Kế hoạch ngắn hạn: Mục tiêu đề ra đơn giản hơn và thời gian hoàn thành ngắn trong 1 tuần, 1 tháng các vấn đề học tập được đề ra như: tìm tài liệu cho bài thuyết trình, bài tiểu luận cuối kì, học đoạn hội thoại anh văn để thi nói cuối kì. Dựa trên kế hoạch ngắn cũng như các kiến thức đã tiếp thu trên giảng đường mà phương pháp tự học của các bạn cũng sẽ hạn chế hơn: đọc sách, đọc tài liệu, tra cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng để hoàn thành mục tiêu bản thân đề ra. Kế hoạch tự học ngắn hạn rất phổ biến với các bạn sinh viên hiện nay, vì yêu cầu của giảng viên về nhà làm bài tập là rất nhiều. Kế hoạch tự học ngắn hạn không phát triển mức độ phát triển cũng như hoàn thiện bản thân của sinh viên nhiều, bởi thời gian ngắn và trên hình thức là làm bài tập, không có bài tập dạng về nhà thì đa số ít bạn nào hứng thú với việc tự học trong 1 thời gian ngắn. Nhưng nếu các bạn chủ động hơn không cần có bài tập mới làm thì đây cũng là một trong những dạng tự học rất tốt. Kế hoạch dài hạn: Mục tiêu của kế hoạch dài hạn rất quan trọng và thời gian thực hiện kế hoạch rất dài như: một học kì , một năm học, 4 năm đại học, học suốt đời. Kế
- hoạch dài hạn quyết định sự thành công phát triển của một cá nhân và yêu cầu phải có phương pháp học hiệu quả và đa dạng không những kiến thức trên lớp hay đọc sách , tra cứu thông tin mà còn là tự nguyên cứu, tự tìm tòi, hỏi những người có kiến thức sâu hơn để họ truyền đạt. Từ những điều đó sinh viên phải chuẩn bị kế hoạch thật chu đáo, rõ ràng cụ thể. Xác định trọng tâm, mình muốn học gì, thời gian học là bao lâu, nội dung mình học gồm bao nhiêu chương, và mỗi chương ứng với việc chúng ta phải làm gì Tự học không khó nhưng cũng không dễ , nên các bạn sinh viên cần phải chuẩn bị kế hoạch học tập hợp lý để quá trình tự học diễn ra suôn sẻ và đem tới những thành công. 3.1.2 Nội dung trong lập kế hoạch tự học Mục đích, để ra việc mà mình mong muốn đạt được sau quá trình tự học, đó chính là hướng đi cho cá nhân tránh bị lệch mục tiêu trong quá trình tự học, động lực cho người học cố gắng từng ngày để hoàn thành công việc đề ra. Nội dung thời gian, đưa ra những hoạt động cụ thể, chính xác và chắc chắn là mình sẽ thực hiện trong quá trình học, chia ra từng mảng, phần mỗi phần đó gồm những công việc gì, thời gian thực hiện cho từng việc là bao lâu, ấn định thời gian tránh việc trễ nải, chậm tiến trình, kết hợp với việc học ở trường để đưa ra nội dung hiệu quả nhất Nhiệm vụ phương pháp, từ mục đích nội dung thời gian đã đưa ra ở trên thì nhiệm vụ của cá nhân người học phải thực hiện như thế nào cho đúng với nội dung để ra, đảm bảo các yếu tố được hoàn thành tốt , từ đó phải có phương pháp phù hợp với từng cá nhân, có bạn thì đọc sách nhiều hơn các phương pháp khác, nhưng cũng có bạn lại xem phim tài liệu nhiều hơn, mỗi người có mỗi khả năng riêng nên cần lựa chọn cho phù hợp. Vận dụng, sau một quá trình tự học theo những yếu tố ở trên thì phải thực hành những điều mình học được vào học tập cũng như cuộc sống để đánh giá mức
- độ của mình đã hoàn thiện chưa cần chỉnh sửa hay không, hay có những động cơ phát triển nếu kết quả đạt được tốt. 3.2 Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch tự học Người tổ chức chỉ đạo cũng như thực hiện kế hoạch không ai khác đó chính là bản thân người học, cá nhân người học là người hiểu rõ nhất những nhu cầu, yếu tố của bản thân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tiểu luận: Nguyên lý hoạt động của hệ thống bánh răng hành tinh trong các loại hộp số tự động
108 p | 303 | 77
-
Bài tiểu luận: Nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển trong các loại hộp số tự động
47 p | 227 | 53
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018
119 p | 24 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản lý hoạt động trải nghiệm theo hướng tiếp cận năng lực cho học sinh tiểu học tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
102 p | 30 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học tích hợp trong môn Toán cấp tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh
218 p | 17 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Khoa học thư viện: Quản lý hoạt động thư viện tại viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
83 p | 21 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thành phố Sơn La
138 p | 20 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
124 p | 38 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh người dân tộc thiểu số ở trường tiểu học huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh
137 p | 39 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động chào cờ đầu tuần tại các trường trung học cơ sở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương
214 p | 14 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh
27 p | 4 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở Thành phố Hồ Chí Minh
227 p | 2 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long trong bối cảnh đổi mới giáo dục
123 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh tại các trường tiểu học huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum
123 p | 5 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thủ Dầu Một – tỉnh Bình Dương
115 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học thành phố Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
116 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
167 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tại các trường tiểu học quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng
130 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn