intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận: Tái cấu trúc thị trường chứng khoán

Chia sẻ: Uchiha Kin | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:47

113
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiểu luận: Tái cấu trúc thị trường chứng khoán bao gồm những nội dung về lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam; tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam. Mời các bạn tham khảo tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận: Tái cấu trúc thị trường chứng khoán

  1. HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA NGÂN HÀNG  BÀI THẢO LUẬN Đề tài : Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam  Thực hiện  : Nhóm NHB Lớp            :  H306 – Thứ 3.Ca 4 Giảng viên : Nguyễn Thị Phương Luyến
  2. I. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của thị trường  chứng khoán Việt Nam I.1. Giai đoạn 2000­2005: Hình thành và những bước đầu tiên Sự  ra đời của thị  trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng  việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày  20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.  Ở  thời   điểm lúc bấy giờ, chỉ  có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ  phiếu (REE và   SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết  giao dịch. Từ  đó cho đến 2005, thị  trường luôn  ở  trong trạng thái gà gật, loại trừ  cơn sốt vào năm 2001(chỉ  số  VN index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng   đầu năm nhưng chỉ  trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ  tháng 6 đến tháng 10, các  cổ  phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ  số  VN Index sụt từ  571,04   điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001.  Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN)  chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi  tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh  vực ngân hàng). Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được  sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị  trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận  hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. I.2. Giai đoạn 2006: Giai đoạn phát triển đột phá 
  3. Năm 2006 được coi thời điểm phát triển “đột phá”, tạo cho thị trường  chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch  sôi động tại cả 3 “sàn”: Sở giao dịch Tp.Hồ Chí Minh, Trung tâm Giao dịch Hà  Nội và thị trường OTC Thị trường chứng khoán Việt Nam 2006:   VN­Index cuối năm tăng 2,5 lần so đầu năm  Tổng giá trị vốn hóa đạt 13,8 tỉ USD cuối năm 2006 (chiếm 22,7% GDP)  Hàng ngày có khoảng 80­100 công ty có cổ phiếu giao dịch. Trên thị trường  phi tập trung, tổng khối lượng giao dịch gấp khoảng 6 lần so với khối lượng  giao dịch trên Hastc.  Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 đã lên tới 193  công ty, số tài khoản giao dịch đạt hơn 10 vạn gấp 3 lần năm 2005 và 30 lần so  với 6 năm trước.   Số lượng các nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng đông, tính đến  cuối tháng 12­ 2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán được mở,  trong đó gần 2.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài Trong khoảng từ giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu  ở nước ta mang tâm lý “đám đông”, cả người có kiến thức và hiểu biết, cả  những người mua, bán theo phong trào, qua đó đẩy TTCK vào tình trạng  “nóng”, hiện tượng “bong bóng” là có thật. I.3. Giai đoạn 2007: Giai đoạn bùng nổ  Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã góp phần thúc đẩy  thị trường phát triển và tăng cường khả năng hội nhập vào thị trường tài chính  quốc tế. Tính công khai, minh bạch của các tổ chức niêm yết được tăng cường.
  4.  TTCK Việt Nam 2007 ghi lại dấu ấn thăng trầm khi thị trường trải qua  những ba giai đoạn biến động trong năm • Giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm 2007:  Đây là giai đoạn thị trường có những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2  sàn giao dịch đều lập kỷ lục: chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm  sau 7 năm hoạt động và Hastc – Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm sau 2  năm hoạt động. Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với  tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao dịch.  Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng nóng trong giai đoạn này  phải kể đến sức cầu trên thị trường tăng một cách đột biến khiến giá trị giao  dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Tại sàn HCM,  bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1.000 tỷ đồng, sàn HN cũng đạt  con số 300 tỷ đồng.  • Giai đoạn thị trường điều chỉnh từ Tháng 4/2007 đến đầu Tháng 9/2007  Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà  nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện  pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự  tăng trưởng quá nóng của thị trường. Phản ứng trước điều này, TTCK đã có  những đợt điều chỉnh rõ rệt. Một đợt điều chỉnh giảm của thị trường đã diễn ra  trong một khoảng thời gian rất dài (từ cuối Tháng 3 đến đầu Tháng 9).  Giai đoạn này, các NĐTNN cũng tỏ ra khá thờ ơ khi lượng giao dịch của  khối này trên cả 2 sàn giao dịch đều sụt giảm mạnh. Giá trị giao dịch bình quân  của khối NĐTNN trong giai đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới  52% so với giai đoạn đầu năm.  • Giai đoạn phục hồi của thị trường vào những tháng cuối năm 
  5. Thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian  đầu tháng 9 đến cuối Tháng 10/2007.  Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là  các mã cổ phiếu blue – chip trên cả 2 sàn đều lấy lại được những gì đã mất  trong 6 tháng giữa năm, tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh để  đưa các cổ phiếu trở về mức giá đỉnh thiết lập vào tháng 3.  Tuy nhiên, Thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh  giảm vào 2 tháng cuối năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng  có các đợt phục hồi giả với sự tăng lên mạnh mẽ của tất cả các yếu tố. Tuy  nhiên sự phục hồi này không duy trì được lâu, thậm chí đã có dấu hiệu suy  giảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm.  I.4. Giai đoạn 2008: Giai đoạn suy giảm Cùng trong xu thế chung của nền kinh tế, TTCK Việt Nam khép lại năm  2008 với sự sụt giảm mạnh. • Giai đoạn 1: Từ tháng 01 tới tháng 06 ­ Thị trường giảm mạnh do tác  động từ tác động của kinh tế vĩ mô Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đ ầu tư trong giai đoạn này chủ  yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát,  chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép  giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK.  Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều  hành bắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ: (1) UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch;  (2) SCIC tham gia mua vào cổ phiếu;  (3) NHTM được vận động ngừng giải chấp;  (4) Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ.
  6. Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn  hạn, và thị trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng  tác động tới tâm lý các nhà đầu tư.  Trước thực trạng này chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp vào tháng  3/2008 với mục tiêu kiềm chế lạm phát và thâm h ụt thương mại.  • Giai đoạn 2: Tháng 06 tới đầu tháng 09 ­ Phục hồi trong ngắn hạn Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue ­chip như STB, FPT,  DPM…và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác  nước ngoài, cả hai sàn  chứng khoán đã có được những phi ên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này.  VNIndex và Hastc­Index liên ti ếp vượt qua các ngưỡng cản tâm lý quan trọng  và thường xuyên có đư ợc những chuỗi tăng điểm kéo dài. Đây cũng là giai  đoạn thị trường hoạt động sôi động nhất. Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng  giao dịch v à giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao.  • Giai đoạn 3: Từ tháng 09 tới tháng 12 ­ Thị trường rơi trở lại chu kỳ  giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Đây là thời kỳ VNIndex rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ  đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn  này, VNIndex m ất 223,48 điểm, tương đương 41,45%. Khối lượng giao dịch  trung bình đạt 15,82 triệu CP&CCQ, tương đương 497,58 tỷ đồng/phiên. Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự  lan tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Hòa cùng xu  thế giảm điểm của TTCK các nước, 02 chỉ số chứng khoán tại sàn HOSE và  HASTC liên tiếp giảm điểm. Trong 86 phiên giao dịch tại HOSE, 49 phiên  VNIndex mất điểm. Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286,85 điểm vào  ngày 10/12/2008.
  7. Giải pháp tài chính kịp thời trong những tháng cuối năm 2008 được thực  hiện thông qua việc điều chỉnh giảm lãi su ất cơ bản nhằm kích cầu sản xuất  tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vay vốn một cách dễ  dàng hơn, đồng thời giảm áp lực tín dụng cho các ngân hàng thương mại. I.5. Năm 2009 – 2010: Diễn biến bất thường TTCK Việt Nam năm 2009 được coi là có tốc độ tăng trưởng rất cao,  tới 60­70%, nhưng xét một cách toàn diện lại có không ít dấu hiệu bất ổn.  Trước hết, TTCK có dấu hiệu phục hồi nhưng không bền vững: Chỉ số VN­ Index giảm mạnh 22% từ đỉnh 633,2 điểm ngày 23­10 xuống mốc 490,6 điểm  ngày 27­11. Khối lượng giao dịch từ tháng 11 đến hết năm sụt giảm mạnh so  với hai tháng 9, 10. Càng về cuối năm, thanh khoản của thị trường càng trở nên  đáng lo ngại. Bước sang tháng 3­2009, TTCK có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất  kể từ tháng 11­2008: VN­Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng  giao dịch cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30­6, VN­Index đã tăng 132,67  điểm (42,03%), HNX­Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc  năm 2008….  Từ tháng 8 đến tháng 10, TTCK lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy  mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác  lập. Ngày 22­10, TTCK vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10  điểm. Đây cũng là mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ  ngày 14­3­2008.  Nửa đầu năm 2010, thị trường chứng khoán biến động trong biên độ hẹp  480 ­ 550 điểm với thanh khoản ở mức trung bình. Trong giai đoạn này, Chính  phủ áp dụng những biện pháp nhằm hướng dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất và  hạn chế cấp vốn cho các kênh như chứng khoán, bất động sản. Đồng thời, 
  8. lượng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu thưởng tăng lên nhanh chóng làm cho dòng  tiền trên thị trường càng trở nên khan hiếm.  Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, thị trường chứng khoán  bước vào giai đoạn lao dốc khi hai chỉ số chứng khoán đều chạm mốc thấp  nhất trong vòng một năm. Trong vòng 2 tháng, Vn ­ Index mất hơn 16%. Từ cuối tháng 8, những bất ổn của nền kinh tế dần bộc lộ và đỉnh điểm là  đầu tháng 11, Chính sách tiền tệ đột ngột thay đổi ­ thể hiện rõ quyết tâm kiềm  chế lạm phát, kéo theo một cuộc đua  lãi suất gữa các ngân hàng. Với thị trường  chứng khoán, điểm ngạc nhiên là sau một tuần rơi mạnh bởi biến động khó  lường của tỷ giá cùng giá vàng trong và ngoài nước, thị trường đã quay đầu hồi  phục vào cuối tháng 11, đầu tháng 12. Đây có thể coi là thành công của chứng  khoán Việt Nam bởi đa phần các thị trường lớn trên thế giới đều mất điểm  trong thời gian này. I.6. Năm 2011: Năm “đại hạn” Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 có những diễn biến trầm  lắng do sự bất ổn của kinh tế của thế giới kéo theo những tác động nhất định  đến kinh tế Việt Nam. Nhiều chuyên gia nhận định, năm 2011 chứng khiến  những khó khăn to lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam.  Việc thị trường lao dốc mạnh trong năm 2011 đã kéo giá trị tất cả các  cổ phiếu xuống mức giá thấp nhất trong lịch sử. Thị trường chứng khoán Việt  Nam năm 2011 tiếp tục chứng kiến đà lao dốc không phanh của cả hai chỉ số  chính. Trong khi VN­Index giảm từ 486 điểm xuống mức 356,2 điểm (mức  thấp nhất kể từ tháng 5/2010) thì HNX­Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ số  này ra đời, giảm 55,4 điểm xuống 58 điểm tính đến ngày 26/12.  Dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được ban hành  trong năm 2010, nay còn thắt chặt hơn khi lạm phát tăng cao khiến lãi xuất vay 
  9. vốn trong năm có lúc lên tới 22­25%, Đây là những nguyên nhân khiến dòng  tiền chảy vào thị trường ngày càng eo hẹp, thanh khoản chứng khoán luôn ở  mức thấp.Giá cổ phiếu ở mức rất thấp, công ty chứng khoán gặp nhiều khó  khăn Với xu hướng lao dốc mạnh của thị trường trong năm 2011, giá trị tất cả các  cổ phiếu đã được kéo xuống mức thấp nhất nhất trong lịch sử. Tính đến ngày  26/12, tổng cộng cả hai sàn có tới 433 mà có giá trị dưới 10.000 đồng (sàn HSX  chiếm 156 mã, sàn HNX chiếm 277 mã) và 186 mã có giá trị dưới 5.000 đồng  trong tổng cộng 696 mã. I.7. Năm 2012 Ngày 20/12/2012, UBCK họp tổng kết năm 2012, ghi nhận những khó khăn của  TTCK khi phải chịu tác động nặng nề từ diễn biến không mấy tích cực của kinh tế vĩ   mô.  Các chỉ  tiêu kinh doanh, huy động vốn của doanh nghiệp đều sụt giảm. Trong   một năm gian nan như  vậy, điểm sáng đáng ghi nhận là những nỗ  lực của cơ  quan   quản lý trong việc hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường sự  giám sát để  cải thiện  tính minh bạch của TTCK Việt Nam Thống kê của UBCK cho thấy, 9 tháng đầu năm nay, toàn thị  trường có tới 143   doanh nghiệp bị lỗ, tăng 1,7 lần so với cùng kỳ năm 2011. Đặc biệt, có tới 438 doanh   nghiệp có lợi nhuận sụt giảm so với năm trước, khiến chỉ tiêu tỷ lệ sinh lời trên vốn  chủ sở hữu (ROE) giảm về mức 8%, thay vì 12,3% cùng kỳ năm 2011. Tổng huy động   vốn trên TTCK năm 2012 ước đạt 152.600 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm 2011  như chủ yếu là tứ trái phiếu chính phủ Hiện tại, số tài khoản của nhà đầu tư  đã lên tới 1,2 triệu tài khoản. So với năm  2011, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sụt giảm tới 77%. Nhiều CTCK bị thua lỗ  hoặc rút giấy phép kinh doanh. Theo UBCK, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do chi phí đầu vào của  doanh nghiệp tăng cao (như giá xăng dầu, điện, chi phí lãi vay…), khả năng tiếp cận 
  10. vốn của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, hàng tồn kho tăng trong khi đầu ra cho doanh   nghiệp gặp khó khăn  Thị  trường chứng khoán Việt Nam từ  năm 2009 tới nay diễn biến khá phức   tạp và có sự suy giảm rõ rệt: Thị  trường đi xuống, niềm tin nhà đầu tư  sụt   giảm, các tổ  chức kinh doanh thua lỗ, chất lượng hàng hóa chưa đảm bảo   với khung pháp lý chưa hoàn chỉnh…. Do đó, nhà nước Viêt Nam cần thiết   phải có những động thái tích cực và quyết liệt để  tái cấu trúc toàn diện thị   trường chứng khoán Việt Nam II. Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam II.1.  Tái cấu trúc cơ sở hàng hóa và sản phẩm dịch vụ Tái cấu trúc hàng hóa là việc nâng cao tiêu chuẩn phát hành, tiêu chuẩn  niêm yết trên thị trường chứng khoán, tăng cường quản trị và công bố thông tin  đối với các doanh nghiệp niêm yết và các công ty đại chúng có quy mô lớn; mở  rộng đa dạng hơn các sản phẩm hàng hóa, triển khai thị  trường chứng khoán  phái sinh, giao dịch ETF...; tiếp tục thúc đẩy tiến trình cổ  phiếu hóa gắn với   niêm yết để  đưa nhiều hàng hóa có chất lượng cao vào thị  trường. Đưa tín  phiếu kho bạc vào giao dịch trên thị trường chứng khoán. 2.1.1. Cổ phiếu: ­ Khối lượng giao dịch trên thị  trường cổ  phiếu niêm yết tăng trên 50%.  Với 12 doanh nghiệp niêm yết mới trong 2012 đã đưa ra số lượng doanh nghiệp  
  11. niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tính tới thời điểm 31/12/2012 là  396 doanh nghiệp, với tổng khối lượng niêm yết đạt 8,5 tỷ  cổ  phiếu và tổng   giá trị  niêm yết đạt 85,528 tỷ  đồng, tăng 7,05% về  khối lượng niêm yết và  7,71% về giá trị niêm yết năm 2011. ­ Khối lượng giao dịch trên thị  trường Upcom tăng gấp 2,2 lần. Tuy nhiên   quy mô thị  trường Upcom được đánh giá là nhỏ  và chưa tương xứng với tiềm  năng, tính thanh khoản tuy được cải thiện song vẫn ở mức thấp. ­ Thông tư số 130/2012/TT­BTC hướng dẫn việc mua lại cổ phiếu, bán cổ  phiếu quỹ  và một số  trường hợp phát hành thêm cổ  phiếu của công ty đại  chúng. ­ Nhằm nâng cao chất lượng quản trị công ty, quản trị rủ ro tại các doanh  nghiệp niêm yết hướng tới xây dựng khung quản trị  công ty tiến tiến cho các  doanh nghiệp, SGDCK Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt tập huấn về quản trị công  ty, về  nghĩa vụ công bố  thông tin và nhận được sự  quan tâm và tham gia đông   đảo của doanh nghiệp, đồng thời triển khai rộng rãi hệ thống quản lý thông tin  doanh nghiệp (CIMS), cho phép doanh nghiệp niêm yết và các công ty chứng   khoán công bố thông tin tự động qua hệ thống và không phải thực hiện báo các,  công bố  thông tin bằng bản cứng. Đến nay chất công bố  thông tin của doanh   nghiệp niêm yết được cải thiện rõ nét với 80% doanh nghiệp niêm yết và 72%  công ty chứng khoán thành viên. Công bố thông tin tự động qua CIMS. Tỷ lệ vi  phạm công bố thông tin đã giảm từ mức 37,3% năm 2011 xuống mức 11% năm   2012. Tỷ lệ vi phạm công bố thông tin bất thường đã giảm từ mức 26,9% năm  2011 xuống mức 10% năm 2012. 2.1.2. Trái phiếu:
  12. Trong năm qua thị  trường trái phiếu chính phủ  có bước phát triển vượt   bậc. Hệ thống đấu thầu điện tử được triển khai, qua đó góp phần tăng quy mô  huy động vốn TPCP qua thị trường chứng khoán với mức tăng kỷ lục từ trước   đến nay đạt 160 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2011. Những đổi mới về các quy trình, quy chế: ­ Thông tư số 211/2012/TT­BTC hướng dẫn về phát hành trái phiếu doanh  nghiệp. ­ Thực hiện cung cấp trước thông tin về các mã trái phiếu, tín phiếu cho tổ  chức phát hành để thuận tiện cho các bên khi tham gia váo quá trình đấu thầu và   thống nhất thông tin về  mã hóa trái phiếu, tín phiếu từ  khi phát hành trước thị  trường sơ cấp đến giao dịch trên thị trường thứ cấp. ­ Chỉnh sửa hệ  thống đẩy nhanh quy trình thực hiện việc đăng ký Trái  phiếu tại Trung tâm lưu ký chứng khoán để  có thể  hoàn tất việc đăng ký Trái  phiếu đấu thầu đúng ngày, đúng hạn thanh toán tiền mua Trái phiếu (T +2) thay   vì phải đến ngày (T +4) như  trước đây. Đặc biệt đối với Tín phiếu kho bạc  phát hành qua đấu thầu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm lưu ký  chứng khoán đã phối hợp với các bên thực hiện hoàn tất đăng ký Tín phiếu đấu   thầu  vào ngày làm việc ngay sau ngày đấu thầu. ­ Về  lưu ký, hệ  thống Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ  cho phép thành   viên lưu ký có thể  lưu Trái phiếu, Trái phiếu trúng thầu vào tài khoản của Sở  giao dịch Ngân hàng Nhà nước để giao dịch trên thị trường mở. ­ SGDCK Hà Nội chính thức đưa hệ thống đấu thầu điện tử vào vận hành  và cho phép kết nối trực tiếp với các thành viên đấu thầu, tổ chức phát hành cơ 
  13. quan quản lý, điển tử  hóa toàn bộ  quá trình đấu thầu từ  khi bắt đầu đến khi  hoàn tất phiên đấu thầu. Điều này một mặt giúp các thành viên tham gia đấu   thầu nhanh chóng, hiệu quả  hơn, mặt khác giúp cơ  quan vận hành rút ngắn   đáng kể thời gian xét thầu... ­ Ngoài ra thị  trường trái phiếu thứ  cấp cũng được hoàn thiện thông qua  một số  hoạt động khác như  xây dựng hệ  thống giao dịch tín phiếu, tạo ra sự  liên kết giữa thị trường ngắn hạn và thị trường dài hạn, triển khai chương trình  tái cơ  cấu hàng hóa qua việc thực hiện phát hành trái phiếu theo lô lớn, hoán  đổi trái phiếu, nâng cấp hệ thống giao dịch, thông tin trái phiếu chính phủ, triển  khai đường cong lãi suất chuẩn.... 2.1.3.  Công cụ phái sinh. Tại Quyết định 252/2012/QĐ­TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt  Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2020 cũng đã đặt ra việc xây  dựng TTCK phái sinh theo lộ trình thích hợp. Vì vậy, việc xây dựng TTCK phái sinh tại Việt Nam đã được Thủ tướng  Chính phủ chỉ đạo trên cơ sở triển khai xây dựng Đề án về thị trường phái sinh  tại Việt Nam và xây dựng Nghị định của Chính phủ về tổ chức và họa động  của TTCK phái sinh. Về mặt lý thuyết, có rất nhiều loại tài sản khác nhau ở Việt Nam có thể  cho phép thực hiện giao dịch phái sinh. Nhưng thực tế cho thấy các tài sản cơ  sở khác nhau được quản lý bởi các cơ quan chủ quản khác nhau.  Bảng: Cơ quan quản lý tài sản cơ sở tại Việt Nam Tài sản/Cơ quản quản lý Ngoại tệ Chỉ số chứng khoán Cao su Vàng Trái phiếu Chính phủ Hạt điều
  14. Trái phiếu doanh nghiệp Lãi suất Cổ phiếu Cà phê Cơ quan quản lý thị  NHNN UBCKNN Bộ Công Thương trường phái sinh Cơ quan quản lý giao dịch tài  sản cơ sở NHNN UBCKNN Bộ Công Thương Một số khái niệm cơ bản về chứng khoán phái sinh đã được quy định trong   Luật Chứng khoán. Việc lựa chọn các thị trường phái sinh dựa trên công cụ cơ  sở  (gốc) là chứng khoán như  cổ  phiếu, trái phiếu, chỉ  số  chứng khoán… là cơ  sở ban đầu cho hoạt động giao dịch. Các chứng khoán cơ sở phải đáp ứng được  một số tiêu chí về tính thanh khoản, chất lượng của dòng thông tin về giao dịch  tài sản cơ sở  và các liên kết về  công nghệ  thông tin, thẩm quyền quản lý đối  với tài sản cơ sở… a. Thị trường phái sinh tiền tệ TTPS tiền tệ ra đời sớm nhất tại Việt Nam. Đây là thị trương có nhiều biến  động khó lường vì nó liên quan tới mọi hoạt động của nền kinh tế, các sản  phẩm phái sinh tiền tệ chủ yếu được giao dịch trên thị trường phi tập trung  giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa các ngân hàng với các TCTC, DN, cá  nhân. Các sản phẩm chủ yếu trên TTTT chủ yếu là hợp đồng kì hạn, hợp đồng  hoán đổi và các hợp đồng quyền chọn trên lãi suất và tiền tệ, chưa có hợp đồng  tương lai vì chưa có thị trường tập trung Đối với các sản phẩm phái sinh ngoại tệ, hợp đồng kì hạn và hợp đồng  hoán đổi là các công cụ tài chính phái sinh xuất hiện sớm nhất ở VN . Các hợp  đồng kì hạn thường sử dụng nhiều trên TT hàng hóa nhưng ít được sử dụng  trên TT liên ngân hàng
  15. Trong giai đoạn 2007­2009, một sản phẩm phái sinh thu hút được nhiều sự  quan tâm của thị trường là hợp đồng quyền chọn giữa VNĐ và ngoại tệ. Các  DN xuất nhập khẩu thường xuyên sử dụng hợp đồng này để chuyển đổi ngoại  tệ thành VNĐ nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên năm  2009 khi tỷ giá liên tục tăng cao và tạo sự chênh lệch lớn trong tỷ giá của hệ  thống ngân hàng với tỷ giá trên thị trường tự do thì HĐQC này được sử dụng  để lách trần tỷ giá bằng các giao dịch quyền chọn thanh toán kiểu Mĩ cho phép  các bên tất toán trước thời điểm đáo hạn. Do vậy, năm 2009, NHNN đã yêu cầu  dừng việc thực hiện nghiệp vụ này. Đây là trở ngại lớn đối với ngân hàng làm  cho các giao dịch quyền chọn của các ngân hàng giảm sút Đối với các giao dịch phái sinh lãi suất, hợp đồng hoán đổi LS được NHNN  cho phép áp dụng từ năm 2003  theo quyết định 1133/QD/NHNN. Khi được  NHNN cho phép, HSBC là ngân hàng đầu tiên cung cấp gói hoán đổi lãi suất  chéo giữa VNĐ/USD cho 1 công ty đa quốc gia lên tới 15tr USD trên TT Việt  Nam tạo nền tảng cho các giao dịch hoán đổi sau này. Nhiều ngân hàng nước  ngoài như Citibank, ABN Amro, Standard chartered và các ngân hàng trong nước  như VCB, BIDV, Incombank, VIBank .. đã cung cấp các hợp đồng hoán đổi lãi  suất và tiền tệ. Tuy nhiên,các cộng cụ hoán đổi lãi suất của các NHTM VN vẫn  còn nhiều hạn chế. Từ năm 2005­2007 mới chỉ có 40 hợp đồng hoán đổi lãi  suất và một số ít hợp đồng phái sinh không chuẩn hóa khác. Về hợp đồng quyền chọn lãi suất, BIDV là ngân hàng đầu tiên được phép  thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Các giao dịch quyền chọn lãi suất  được phép thực hiện đối với những khoản cho vay trung hạn ( dưới 5 năm)  bằng USD hoặc bằng EUR. Sau BIDV một loạt các NHTM khác bao gồm cả  NHTM cổ phần cũng được thực hiện các giao dịch này Điểm lại các cột mốc trên cho thấy, hiện tại các CCPS vẫn chưa phát triển,  TTPS tiền tệ vẫn chủ yếu là những giao dịch phi tập trung, lẻ tẻ tại một số  ngân hàng, nhiều sản phẩm phái sinh vẫn còn là thử nghiệm.
  16. b. Thị trường phái sinh hàng hóa Khác với TTPS tiền tệ, các CCPS hàng hóa về cơ bản được giao dịch trên  các sàn giao dịch tại một địa điểm tập trung. Tuy nhiên, các sàn giao dịch trong  nước hiện chưa có hội tủ đủ 1 tiêu chuẩn là 1 SGD hàng hóa tập trung đúng  nghĩa. Đa phần các sản phẩm phái sinh hàng hóa được niêm yết qua giao dịch  ( như HĐTL cà phê ( Robusta và Arabica), cao su (RSS3) và thép (HRC).. hiện  được niêm yết trên HNX vẫn chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò, sự tham gia của  các DN XNK và NĐT còn hạn chế. c. Thị trường phái sinh chứng khoán Trong giai đoạn nở rộ của TTCK VN 2007­2008, một số CCPS trên TTCK  đã ra đời do các NĐT cho rằng lợi nhuận từ các cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ  quỹ hiện nay là chưa đủ. Các CKPS được triển khai tại các CTCK chủ yếu là  các quyền chọn trên tài sản cơ sở là cổ phiếu. Các CTCK đóng vai trò là người  bán quyền chon ( thường là quyền chọn mua), đối tượng khách hàng không hạn  chế nhưng chủ yếu tập trung vào các NĐT cá nhân có tài sản lớn. Các CTCK  thực hiện thu phí quyền chọn dựa trên cơ sở xác định khả năng sảy ra rủi ro  cao nhất thông qua giao dịch trên TTCK cơ sở. Tới năm 2010, sau thời gian suy giảm vào năm 2008 của TTCK một số  CCPS mới được giới thiệu. Đầu tiên là CTCK VN Direct với sản phẩm “hợp  đồng hợp tác đàu tư” trên 20 cổ phiếu có tính thanh khoản cao trên HOSE và  HNX, tiếp theo là VTG với sản phẩm đầu tư chỉ số VTG­VNIndex mang nhiều  dáng dấp của HĐTL….Sau khi triển khai được 1 thời gian, các GDPS này gặp  phải nhiều vướng mắc về pháp lý, UBCKVN đã yêu cầu VN Direct và VTG  ngừng hoạt động liên quan đến sản phẩm trên. II.2. Tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng khoán. II.2.1.Định hướng của chính phủ 
  17. Quyết định số 1826/QĐ­TTg ngày 06/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ :  Phê duyệt đề án "Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo  hiểm" có nêu nên các giải pháp trong tái cấu trúc tổ chức kinh doanh chứng  khoán. a) Phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Phân loại  theo bốn (04) nhóm trên cơ sở mức độ rủi ro đối với thị trường   để có biện pháp xử lý thích hợp: (i) Nhóm hoạt động lành mạnh, gồm các tổ  chức có tỷ  lệ  vốn khả  dụng   trên 180%; (ii) Nhóm hoạt động bình thường gồm các tổ chức có tỷ lệ  vốn khả dụng  đạt từ 150% tới 180%; (iii) Nhóm bị  kiểm soát gồm các tổ  chức có tỷ  lệ  vốn khả  dụng đạt từ  120% tới 150%; (iv) Nhóm bị  kiểm soát đặc biệt gồm các tổ  chức hoạt động kinh doanh   thua lỗ làm cho tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%. b) Giải pháp xử lý: (i) Giải pháp đối với các tổ  chức kinh doanh chứng khoán hoạt động lành   mạnh: ­ Duy trì,  ổn định và từng bước nâng cao năng lực tài chính: Tổ  chức kinh  doanh chứng khoán xây dựng và triển khai phương án tự  củng cố  nhằm bảo  toàn vốn, lành mạnh hóa và từng bước nâng cao năng lực tài chính; ­ Cơ  cấu lại hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả  năng cạnh tranh;   từng bước chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa các dịch vụ cung cấp theo thông lệ  và chuẩn mực quốc tế; mở rộng quy mô, phạm vi và địa bàn hoạt động, khuyến 
  18. khích việc cung cấp các dịch vụ chứng khoán cho các thị  trường quốc tế trong   khu vực và trên thế  giới; sử  dụng công nghệ  và hạ  tầng kỹ  thuật tiên tiến  nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư; ­ Nâng cao năng lực kiểm soát và quản trị  rủi ro; áp dụng các nguyên tắc  quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế; cơ cấu lại danh mục đầu tư, chấn chỉnh   lại các hoạt động kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro; tập trung vào lĩnh vực kinh   doanh chính là cung cấp các dịch vụ chứng khoán; ­ Nâng cao năng lực quản trị  và điều hành công ty; cơ  cấu lại hệ  thống   quản trị, tổ  chức lại bộ  máy, nhân sự; áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực   cao nhất về  đạo đức nghề  nghiệp của đội ngũ nhân viên, cán bộ  của các tổ  chức này; có giải pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa xung đột lợi ích; ­ Tạo điều kiện các tổ  chức kinh doanh chứng khoán hợp nhất, sáp nhập,   mua lại theo nguyên tắc tự nguyện nhằm tích tụ  vốn, công nghệ, mở  rộng địa  bàn hoạt động, tận dụng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm để  tạo đà phát  triển nhanh về quy mô và hoạt động nghiệp vụ; khuyến khích các tổ chức này   tham gia xử lý các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soát đặc   biệt. (ii) Giải pháp đối với các tổ  chức kinh doanh chứng khoán hoạt động bình   thường: ­ Tổ chức kinh doanh chứng khoán: Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án  khắc phục; cơ  cấu lại danh mục đầu tư, thu hồi nợ, hạn chế  các hoạt động  đầu tư  và dịch vụ  chứng khoán tiềm  ẩn rủi ro; tinh giản tổ  chức nhân sự, cắt   giảm chi phí hoạt động; củng cố năng lực và lành mạnh hóa tài chính, tăng vốn,   bán nợ  hoặc chuyển vốn nợ  thành vốn chủ  sở  hữu, hạn chế  phân phối lợi   nhuận cho cổ đông, thành viên góp vốn, chi thưởng...;
  19. ­ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện: + Giám sát chặt chẽ  hoạt động của các tổ  chức này; tăng tần suất báo cáo   về  tình hình tài chính; phối hợp với các Sở  Giao dịch chứng khoán, Trung tâm  Lưu ký chứng khoán kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán giao dịch của các  tổ chức này; + Tùy theo tính chất, mức độ  rủi ro, hạn chế  hoặc không chấp thuận cho   các tổ chức này mở rộng địa bàn, phạm vi hoạt động, bổ sung nghiệp vụ, phân  phối lợi nhuận bằng tiền; hạn chế các hoạt động góp vốn, mua cổ  phần, đầu   tư vào tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro; + Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ  chức kinh doanh chứng khoán  thuộc nhóm này sáp nhập, hợp nhất với nhau, hoặc với các tổ chức kinh doanh  chứng khoán hoạt động lành mạnh; khuyến khích hoạt động chuyển nhượng  vốn cổ  phần, phần vốn góp của cổ  đông lớn, thành viên góp vốn cho các tổ  chức tài chính ngân hàng, kể  cả  việc chuyển nhượng cho các tổ  chức nước   ngoài theo cam kết WTO; ­ Khuyến khích các tổ  chức tín dụng, tập đoàn có tình hình tài chính lành  mạnh là công ty mẹ, chủ nợ, hay đối tác hỗ trợ việc lành mạnh hóa tình hình tài  chính của tổ  chức kinh doanh chứng khoán như  cấp vốn, bổ sung vốn, xóa nợ  hoặc chuyển vốn nợ thành vốn chủ sở hữu, khoanh nợ...; (iii) Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát: Ngoài áp dụng các giải pháp đối với các tổ  chức kinh doanh chứng khoán  hoạt động bình thường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng quy trình chi   tiết để quá trình tái cơ cấu các tổ chức thuộc nhóm này diễn ra theo lộ trình trật   tự, bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng:
  20. ­ Yêu cầu các tổ chức thuộc nhóm này lành mạnh hóa và củng cố năng lực   tài chính: Tăng vốn, không phân phối lợi nhuận, không mua cổ  phiếu quỹ; tái  cơ  cấu danh mục đầu tư  và hoạt động kinh doanh theo hướng giảm dần các  hạng mục đầu tư và dịch vụ có hệ số rủi ro cao; thu hẹp địa bàn hoạt động, cắt   giảm nhân sự...; ­ Yêu cầu các tổ chức này tự nguyện hoặc thực hiện rút bớt các nghiệp vụ  kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật. Khi rút nghiệp vụ  môi   giới chứng khoán, chủ động có lộ trình thực hiện, các biện pháp kỹ thuật, xử lý   tình huống nhằm bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng. (iv) Giải pháp đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát đặc   biệt: Sau thời gian bị kiểm soát đặc biệt, nếu không bảo đảm được các quy định   về an toàn tài chính và tiếp tục thua lỗ (lỗ lũy kế đạt trên 50% vốn điều lệ), thì  đình chỉ  hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; giải thể  hoặc   phá sản theo quy định của pháp luật. Trường hợp không khắc phục được và lỗ  lũy kế  đạt dưới 50% vốn điều lệ, thì chấm dứt mọi hoạt động chứng khoán,   duy trì tư  cách pháp nhân để  thực hiện các nghĩa vụ  tài chính đối với khách  hàng, chủ nợ; hoặc giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật. II.2.2. Lộ trình thực hiện Trong đề  án cũng có nêu ra lộ trình thực hiện việc tái cấu trúc các tổ chức  kinh doanh chứng khoán. a) Năm 2012 ­ 2014 ­ Phân loại các tổ chức kinh doanh chứng khoán và triển khai các giải pháp  phù hợp để tái cấu trúc các tổ chức này. Trước mắt, ưu tiên các giải pháp tự tái  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0