intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Du lịch Hà Tĩnh - Tiếp cận từ góc độ chương trình du lịch - Trần Thanh Thực

Chia sẻ: Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

137
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp "Du lịch Hà Tĩnh - Tiếp cận từ góc độ chương trình du lịch" giới thiệu tới người đọc những nội dung chính trong đề tài kháo luận tốt nghiệp, lý do chọn đề tài, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp: Du lịch Hà Tĩnh - Tiếp cận từ góc độ chương trình du lịch - Trần Thanh Thực

  1. 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI KHOA VĂN HÓA DU LỊCH _____ _____ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP “DU LỊCH HÀ TĨNH - TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH” Giảng viên hướng dẫn : Th.s. Đỗ Trần Phương Sinh viên thực hiện : Trần Thanh Thực Lớp : VHDL 14C Hà Nội – 2010
  2. 3 MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU:..................................................................................... 3 1. Lớ do chọn đề tài: ................................................................................. 5 2. Đối tượng nghiờn cứu: ......................................................................... 6 3. Mục đích nghiờn cứu: .......................................................................... 6 4. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................... 7 5. Bố cục đề tài:......................................................................................... 7 B. PHẦN NỘI DUNG................................................................................... 8 Chương 1: Khái quát tài nguyên du lịch Hà Tĩnh ...................................... 8 1.1. Giới thiệu chung về tài nguyên du lịch tự nhiên: ............................. 8 1.1.1. Một số điểm du lịch tự nhiên tiêu biểu: (Trích Di tích Danh thắng Hà Tĩnh) ................................................................................................11 1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn:...........................................................15 1.2.1. Di tích :........................................................................................15 1.2.2. Lễ hộii: ........................................................................................20 1.2.3. Ẩm thực: ......................................................................................23 1.2.4.Phong tục tập quán:......................................................................25 Chương 2: Xây dựng một số tour chuyên đề và tổng hợp trên địa bàn Hà Tĩnh ..............................................................................................................29 2.1. Thực trạng du lịch Hà Tĩnh: ............................................................29 2.1.1.Những mặt đó đạt được: ...............................................................29 2.1.2. Những khó khăn, hạn chế: ...........................................................31 2.2. Xõy dựng một số tour chuyên đề và tổng hợp trên địa bàn Hà Tĩnh:.........................................................................................................38 2.2.1. Chương trình du lịch: ..................................................................38 2.2.1. Tour du lịch chuyên đề: ...............................................................42 2.2.2. Tour du lịch tổng hợp: .................................................................47 2.2.4.Tour du lịch liên tỉnh: ...................................................................51 Chương 3: Một số giải pháp để đưa những tour du lịch ở Hà Tĩnh vào kinh doanh trên thị trường .........................................................................61 3.1.Giải pháp về vấn đề bảo tồn và khai thác giá trị của các tài nguyên phục vụ cho du lịch: ................................................................................61 3.1.1. Đối với các di tích lịch sử văn húa:..............................................61 3.1.2. Đối với những lễ hội truyền thống: ..............................................62 3.1.3. Đối với các làng nghề thủ công: .................................................63 3.1.4. Đối với kho tàng dân ca ví dặm, ca trù: .......................................64
  3. 4 3.2.Cỏc giải pháp về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch:......65 3.3. Cỏc giải pháp về nguồn nhân lực:..................................................69 3.4. Các giải pháp về Xúc tiến, quảng bá: ............................................70 3.4.1.Quảng cáo: ..................................................................................70 3.4.2.Tuyên truyền và quan hệ công chúng ............................................74 3.4.3.Thúc đẩy tiêu thụ: .........................................................................76 3.4.4.Chào hàng trực tiếp:.....................................................................77 C. KẾT LUẬN .............................................................................................80 Tài liệu tham khảo.......................................................................................82 D. PHỤ LỤC................................................................................................84
  4. 5 A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lí do chọn đề tài: (Chứ) đi mô rồi cũng nhớ về Hà Tĩnh Nhớ núi Hồng Lĩnh nhớ dòng sông La, nhớ biển rộng quê ta Những cánh đồng muối trắng Tình sâu (mấy) nghĩa nặng, biển ta lại nhớ rừng nên chi giữa đồng bằng (mà) gió ngàn bay ( i ) về… Chắc hẳn không chỉ riêng tôi, mà các bạn đều đã quen thuộc với những ca từ trên, dù vào Nam hay ra Bắc thì những bài hát về Hà Tĩnh vẫn luôn được cất lên. Phải chăng Hà Tĩnh có những lời ca mượt mà, đằm thắm bởi những con người nơi đây mang nặng nghĩa tình, mỗi mảnh đất, mỗi con người đã từng là nguồn cảm hứng của biết bao nhạc sĩ, thi nhân. Thiên nhiên Hà Tĩnh với núi Hồng 99 đỉnh, sông La xanh trong, rừng Vũ Quang ngút ngàn, biển Thiên Cầm bao la với tiếng gọi của “đàn trời” thật đẹp biết bao. Hà Tĩnh là một trong những nơi từ xưa đến nay xuất hiện nhiều danh nhân, anh hùng, liệt sĩ vào bậc nhất trong cả nước được nhân dân tôn kính, dựng bia, tạc tượng, lập đền thờ, xây đài tưởng niệm. Những anh hùng cứu nước như Mai Thúc Loan, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Trần Phú, Hà Huy Tập, mười cô gái thanh niên xung phong Ngã Ba Đồng Lộc, La Thị Tám, Vương Đình Nhỏ, Lí Tự Trọng…Những danh nhân văn hoá luôn được nhân dân ngưỡng mộ như Đại thi hào – danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du, Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Phan Chánh, Xuân Diệu…Nhiều dòng họ đã sản sinh những người con tài năng, cống hiến to lớn cho dân tộc và quê hương như họ Nguyễn Tiên Điền, họ Nguyễn Trường Lưu, họ Ngô Trảo Nha, họ Phan Huy Thạch Hà, họ Lê Trung Lễ…Hệ thống di tích lịch sử văn hóa phân bố đều trên các huyện với số lượng lớn, cùng với những di sản phi vật thể đặc
  5. 6 sắc như ca trù, ví dặm…Tất cả những yếu tố nói trên là những tiềm năng rất thuận lợi để phát triển du lịch tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên với con số mà Hà Tĩnh đang phấn đấu: 1 triệu khách du lịch nội địa và 5 vạn lượt khách du lịch quốc tế vào năm 2015 là còn rất khiêm tốn, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của tỉnh nhà. Một trong những nguyên nhân khiến du lịch ở đây chưa thu hút được nhiều du khách, bởi chưa có sự liên kết giữa các điểm du lịch, các chương trình du lịch còn nghèo nàn, khách đến đây chỉ tập trung tham quan chủ yếu ở khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc, Khu lưu niệm Nguyễn Du, biển Thiên Cầm. Là người con của Hà Tĩnh, yêu quê hương mình, tôi lại càng muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để làm giàu thêm, đẹp thêm mảnh đất nơi đây. Được học chuyên ngành du lịch, trong mái trường Đại học Văn hoá Hà Nội, từ lâu tôi đã ấp ủ dự định xây dựng các tour du lịch tại Hà Tĩnh, với mong muốn làm tăng thêm tính hấp dẫn, đa dạng của các tour du lịch nơi đây nhằm thu hút thêm lượng khách trong nước và nước ngoài, đồng thời tôi cũng muốn giới thiệu với du khách con người và cảnh sắc Hà Tĩnh, cũng là để người dân tỉnh nhà có thể hiểu và yêu quê hương mình hơn. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Du lịch Hà Tĩnh – Tiếp cận từ góc nhìn chương trình du lịch” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng nghiên cứu: - Tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Hà Tĩnh có thể khai thác du lịch. - Các tour du lịch ở Hà Tĩnh 3. Mục đích nghiên cứu: Với đề tài “Du lịch Hà Tĩnh – Tiếp cận từ góc độ chương trình du lịch”, qua sự khảo sát tài nguyên du lịch nơi đây, tác giả hi vọng đưa đến cho các bạn một cái nhìn tổng quan về con người và mảnh đất Hà Tĩnh. Qua đó tác giả đã xây dựng một số tour du lịch cụ thể, để du khách có thể chọn lựa
  6. 7 những lộ trình thích hợp nhất cho mình khi đến thăm nơi đây. Đồng thời tôi cũng đưa ra một số giải pháp nhằm đưa những tour du lịch này kinh doanh trên thị trrường du lịch. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp khảo sát thực địa. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp nghiên cứu văn hóa du lịch - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 5. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 phần chính: - Chương I: Tài nguyên du lịch Hà Tĩnh. - Chương II: Xây dựng một số tour du lich chuyên đề và tổng hợp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. - Chương III: Một số giải pháp để đưa những tour du lịch ở Hà Tĩnh vào kinh doanh trên thị trường.
  7. 82 Tài liệu tham khảo 1. Trần Ngọc Anh (2008), “Hồng Sơn văn phái”, NXB ĐH Sư Phạm 2. Bản đồ địa chính Hà Tĩnh, 2007 3. Báo cáo tổng kết du lịch Hà Tĩnh 2007 – 2009 4. Đặng Duy Báu (2000), “Lịch sử Hà Tĩnh” (Tập 1), NXB Chính trị Quốc gia 5. H.Le broton (2005), “An Tĩnh cổ lục”, Nxb Nghệ An 6. Nguyễn Đổng Chi (1995), “Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh”, NXB Nghệ An 7. Thái Kim Đỉnh (2000), “Làng cổ” (Tập 1), Sở Văn hóa thông tin Và Hội liên hiệp VHNT Hà Tĩnh 8. Võ Hồng Huy (1995), “Non nước Hồng Lam”, Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh 9. Trần Kinh (1938), “Địa dư tỉnh Hà Tĩnh”, Nhà in Bắc Hà 10. Hà Văn Lan (2001), “Đức Thọ phủ phong thổ kí”, Sở Văn hóa thông tin Hà Tĩnh. 11. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009) “Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành”, nxb: ĐH Kinh tế Quốc dân 12. Đặng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), “Kinh tế du lịch và du lịch học”, NXB Trẻ 13. Nhiều tác giả (2001), “Phong thổ ký các huyện Hà Tĩnh”, Sở Văn hóa thông tin Hà Tĩnh. 14. Nhiều tác giả (2007), “Sự tích chùa Hương Tích Hà Tĩnh”, NXB Nghệ An 15. Nhiều tác giả (1984), “Lịch sử Nghệ Tĩnh” (Tập 1), NXB Nghệ Tĩnh 16. Trần Nhoãn (2002), “Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh lữ hành”, NXB Chính trị Quốc gia
  8. 83 17. Trần Nhoãn (2005), “Giáo trình Tổng quan du lịch”, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 18. Hà Quảng (1995), “sổ tay văn hóa Hà Tĩnh”, NXB Văn hóa thông tin 19. Nghiêm Sĩ Sành, “Địa lý tỉnh Hà Tĩnh”, (bản sơ thảo) 20. Nguyễn Văn Song (2004), “Tổng bí thư Trần Phú và quê hương Đức Thọ”, Xí nghiệp in Hà Tĩnh 21. Trần Tấn Thành (1997), “Di tích danh thắng Hà Tĩnh”, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Hà Tĩnh 22. Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh 2006 – 2008 23. Bùi Thiết (2000), “Từ điển Hà Tĩnh”, Sở Văn hóa thông tin Hà Tĩnh 24. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2006), “Non nước Việt Nam”, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch. 25. Trung tâm quảng bá, xúc tiến văn hóa du lịch Hà Tĩnh (2009), “Du lịch Hà Tĩnh” 26. Trang web: vanhoahatinh.com.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2