intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu định lượng một số hoạt chất trong thuốc bằng phương pháp phổ hồng ngoại gần và trung bình

Chia sẻ: Tathimu Tathimu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

69
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án khảo sát tìm các điều kiện tối ưu của phép đo phổ hồng ngoại vùng gần và trung với các hoạt chất và mẫu tự tạo, mẫu thực tế, nghiên cứu lựa chọn mô hình hồi qui đa biến phù hợp để xác định một hoạt chất khi có mặt các tá dược trong mẫu và nghiên cứu xác định đồng thời các hoạt chất trong cùng nhóm chất bằng một mô hình hồi qui đa biến tuyến tính,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu định lượng một số hoạt chất trong thuốc bằng phương pháp phổ hồng ngoại gần và trung bình

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> -------------------------------<br /> <br /> ĐOÀN THỊ HUYỀN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG MỘT SỐ HOẠT CHẤT<br /> TRONG THUỐC BẰNG PHƯƠNG PHÁP<br /> PHỔ HỒNG NGOẠI GẦN VÀ TRUNG BÌNH<br /> Chuyên ngành: Hóa phân tích<br /> Mã số: 60442901<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> PGS.TS. Tạ Thị Thảo<br /> TS . Bùi Xuân Thành<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> TS. Đào Duy Tiên<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp cơ sở<br /> Họp tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội.<br /> vào hồi:.......giờ.......phút, ngày.......tháng.......năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm thông tin - thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Hiện nay, để có thể phát triển bền vững đòi hỏi hóa học phải phát triển<br /> theo xu hướng là “sạch”. Trong những năm 1990, khái niệm về “Hóa học<br /> xanh” đã được đề xuất, trong đó phát triển phương pháp phổ hồng ngoại được<br /> xem là một trong những phương pháp phân tích thân thiện với môi trường và<br /> đang dần trở thành phương pháp ưu việt trong lĩnh vực phân tích hóa học<br /> xanh. Nhu cầu phát triển trong lĩnh vực hóa học xanh đang tăng lên đáng kể<br /> và trở thành một thách thức lớn cho các nhà hóa học để tạo ra sản phẩm mới,<br /> quy trình và dịch vụ đạt được các yêu cầu mục tiêu xã hội, kinh tế và môi<br /> trường cấp thiết do sự tăng nhận thức về an toàn môi trường, kiểm tra ô<br /> nhiễm môi trường, bền vững sinh thái công nghiệp và công nghệ sản xuất<br /> sạch hơn trên toàn thế giới. Cùng thời gian này xu hướng phát triển công<br /> nghệ phân tích quá trình (PAT-Process Analytical Technology) rất được<br /> khuyến khích bởi các nhà hiệp hội quản lí dược và thực phẩm (FDA-Food<br /> and Drug Administration). PAT được xem là sự kết hợp phân tích với ngành<br /> công nghiệp để ra sản phẩm mới và các công nghệ sản xuất hiệu quả. PAT là<br /> hệ thống thiết kế, phân tích và kiểm soát các quá trình sản xuất, dựa trên các<br /> phép đo kịp thời, quan trọng để đảm bảo chất lượng thuộc tính của nguyên<br /> liệu, đảm bảo chất lượng cao của sản phẩm khi hoàn thành quy trình sản xuất.<br /> PAT bao gồm các quá trình thiết kế dựa trên khoa học xác định các phép đo<br /> chính xác của chất lượng sản phẩm và các biến quá trình quan trọng có ảnh<br /> hưởng đến chất lượng, thiết bị đo lường thích hợp, các công cụ công nghệ<br /> thông tin trong thống kê và các quá trình kiểm soát làm việc với nhau để đảm<br /> bảo sản xuất sản phẩm cuối cùng với chất lượng mong muốn. Một số kỹ<br /> thuật quang phổ được sử dụng để xác định các hoạt chất và tá dược ở khâu<br /> định lượng nguyên liệu trong phần đầu của quá trình sản xuất và theo dõi các<br /> bước pha trộn trong quá trình sản xuất và sau quá trình sản xuất để theo dõi<br /> quá trình. Trong nhiều năm gần đây, kỹ thuật phân tích quang phổ hồng<br /> ngoại kết hợp với phương pháp hồi quy đa biến đã trở thành một kỹ thuật<br /> phân tích có tính ứng dụng cao cho ngành công nghiệp dược phẩm bởi vì đây<br /> là một phương pháp phân tích nhanh, không cần phá hủy mẫu, không sử dụng<br /> các hóa chất và dung môi độc hại.<br /> Đây chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu định lượng<br /> nhanh một số hoạt chất thuốc kháng sinh bằng phương pháp phổ kế hồng ngoại<br /> gần và trung bình”. Luận án này là một phần trong chương trình hợp tác<br /> quốc tế giữa Việt Nam và Pháp với mục đích nghiên cứu phát triển phươnag<br /> pháp quang phổ hồng ngoại gần và trung kết hợp với các phương pháp hồi<br /> quy đa biến để xác định nhanh chất lượng thuốc. Nghiên cứu này sẽ góp phần<br /> khẳng định xu hướng đưa các phép phân tích ra khỏi nghiên cứu đơn thuần<br /> và áp dụng nhanh trong thực tế, đồng thời cho phép tiết kiệm thời gian, hóa<br /> chất và đặc biệt là góp phần phát triển kỹ thuật phân tích xanh.<br /> 1<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Để xây dựng qui trình xác định các hoạt chất bằng phương pháp phổ<br /> hồng ngoại kết hợp với phương pháp thống kê đa biến, nội dung nghiên cứu<br /> chủ yếu của luận án gồm:<br /> 1.<br /> Khảo sát tìm các điều kiện tối ưu của phép đo phổ hồng ngoại<br /> vùng gần và trung với các hoạt chất và mẫu tự tạo, mẫu thực tế.<br /> 2.<br /> Nghiên cứu lựa chọn mô hình hồi qui đa biến phù hợp để xác<br /> định một hoạt chất khi có mặt các tá dược trong mẫu và nghiên cứu xác định<br /> đồng thời các hoạt chất trong cùng nhóm chất bằng một mô hình hồi qui đa<br /> biến tuyến tính.<br /> 3.<br /> Đánh giá các thông số chính của một qui trình phân tích nhanh<br /> trên cơ sở xây dựng mô hình hồi qui đa biến tuyến tính từ các mẫu tự tạo có<br /> chứa hoạt chất và tá dược thường dùng.<br /> 4.<br /> Ứng dụng qui trình phân tích xây dựng được để phân tích một số<br /> mẫu thuốc kháng sinh đang lưu hành trên thị trường hiện nay và so sánh kết<br /> quả với phương pháp tiêu chuẩn qui định trong Dược điển.<br /> Điểm mới, những đóng góp mới về mặt khoa học và thực tiễn của luận án<br />  Về mặt khoa học<br /> - Lần đầu tiên đã xây dựng được quy trình phân tích nhanh các hoạt chất<br /> nhóm sulfamid và một số chất thuộc nhóm beta lactam (ampicillin, cefixim,<br /> cefaclor, ceftriaxone, cefotaxim) bằng phương pháp phổ hấp thụ hồng ngoại<br /> vùng gần và trung trên cơ sở sử dụng các mô hình hồi quy đa biến PLS và<br /> PCR. Quy trình này cho phép phân tích không cần phá hủy mẫu, không sử<br /> dụng dung môi độc hại, nhanh và cho kết quả phù hợp trong việc sàn lọc<br /> nguyên liệu và phân tích nhanh các sản phẩm thuốc.<br /> - Đã xây dựng được quy trình phân tích đồng thời các hoạt chất trong cùng<br /> nhóm thuốc sulfamid và beta lactam. Quy trình này cho phép xác định được<br /> bất kỳ một chất nào trong thuốc bằng một mô hình hồi quy đa biến, giúp cho<br /> việc xây dựng phần mềm trên thiết bị cầm tay được thuận lợi.<br />  Về mặt thực tiễn<br /> - Quy trình phân tích nhanh, không tốn dung môi, không độc hại (tuy nhiên<br /> chưa loại trừ được ảnh hưởng của độ ẩm môi trường) phù hợp có thể ứng<br /> dụng sàn lọc nguyên liệu và các các sản phẩm thuốc. Mở ra các hướng<br /> nghiên cứu mới trên các đối tượng phức tạp hơn như thực phẩm chức năng,<br /> các mẫu sinh học và thực phẩm<br /> Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm năm phần chính là: mở đầu, chương 1: tổng quan, chương<br /> 2: thực nghiệm, chương 3: kết quả và thảo luận, kết luận. Trong mỗi phần có<br /> các hình ảnh và bảng biểu minh họa tương ứng, phù hợp. Ngoài ra luận án<br /> còn gồm đầy đủ các phần: mục lục, danh mục các ký hiệu và chữ cái viết tắt,<br /> danh mục bảng, danh mục hình, danh mục các công trình khoa học của tác<br /> giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo tiếng Việt, tiếng Anh và các phụ<br /> lục liên quan.<br /> 2<br /> <br /> Chương 1: TỔNG QUAN<br /> 1.1. Giới thiệu về các nhóm thuốc kháng sinh nghiên cứu<br /> 1.1.1. Nhóm thuốc kháng sinh Sulfamid<br /> Các sulfamid kháng khuẩn là dẫn chất của p- aminobenzensulfonamid,<br /> có công thức cấu tạo chung là:<br /> R2<br /> <br /> HN<br /> <br /> SO2<br /> <br /> NH<br /> <br /> R1<br /> <br /> Hình 1.1: Công thức cấu tạo chung của nhóm Sulfamid<br /> Trong đó thường gặp R2 là H, và cũng chỉ khi R2 là H thì sulfamid mới<br /> có hoạt tính kháng khuẩn, khi R2 ≠H, thì chất đó là tiền thuốc. R1 có thể là<br /> mạch thẳng, dị vòng. Tuy nhiên, nếu R1 là dị vòng thì hiệu lực kháng khuẩn<br /> mạnh hơn, thông thường là các dị vòng 2 – 3 dị tố. Khi R1 và R2 đều là gốc<br /> hidro thì thu được sulfamid là có cấu tạo đơn giản nhất (sulfanilamid).<br /> Sulfamid ở dạng tinh thể màu trắng hoặc màu vàng nhạt trừ prontosil,<br /> không mùi, thường ít tan trong nước, benzen, chloroform. Sulfamid tan trong<br /> dung dịch acid vô cơ loãng và hydroxyd kiềm (trừ sulfaguanidin). Hầu hết<br /> các Sulfamid đều có tính chất lưỡng tính: tính acid thể hiện do có H ở Namid linh động (trừ sulfaguanidin) có tính bazơ do có nhóm amin thơm tự do,<br /> nên tan trong dung dịch acid.<br /> 1.1.2. Nhóm thuốc kháng sinh họ β- lactam<br /> Các kháng sinh mà phân tử có cấu trúc azetidin-2-on (vòng β-lactam)một amid vòng 4 cạnh. Gồm các nhóm : penicillin, cephalosporin,<br /> monobactam, cacbapenem. Trong đó 2 nhóm sử dụng phổ biến và lớn nhất là<br /> penicillin và cephalosporin.<br /> <br /> Hình 1.2: Công thức cấu tạo của Azetidin-2-on( beta-lactam)<br /> Nhóm các penicillin:<br /> Các penicillin đều có cấu trúc cơ bản gồm 2 vòng: vòng thiazolidin,<br /> vòng β-lactam.<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2