MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài:<br />
Hiện nay, ngành công nghiệp điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đồng thời cũng<br />
thải ra môi trường một lượng lớn chất thải [9, 14, 16]. Bùn thải là sản phẩm thu được<br />
thu từ quá trình kết tủa nước thải công nghiệp[9]. Theo số liệu thống kê, châu Âu<br />
phát thải ra khoảng 105 tấn chất thải mỗi năm [14] và của toàn thế giới là 10 6 tấn<br />
[16]. Phương pháp xử lý bùn thải chính hiện nay là chôn lấp, tuy nhiên cách này sẽ<br />
gây ra ô nhiễm môi trường thứ cấp. Hơn nữa, lượng kim loại, đặc biệt là đồng, trong<br />
bùn thải chứa hàm lượng khá cao (khoảng 10-30%) [19, 35, 71]. Bên cạnh đó, các<br />
nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới ngày càng bị thu hẹp, việc khai thác mỏ<br />
và chế biến khoáng sản đem lại những tác động vô cùng to lớn với môi trường. Chính<br />
vì vậy, việc nghiên cứu để thu hồi các nguyên liệu, mà cụ thể ở đây là thu hồi đồng<br />
từ bùn thải của quá trình sản xuất bản mạch điện tử đem lại nhiều lợi ích, không chỉ<br />
trên khía cạnh kinh tế mà cả trên khía cạnh bảo vệ môi trường và nguồn lợi tự nhiên.<br />
Có nhiều phương pháp để thu hồi kim loại như kết tủa, xử lý bằng plasma, hỏa<br />
luyện, thuỷ luyện...[31, 32, 34-38, 40, 41, 44-46, 50, 51, 55, 63, 65, 78, 81, 101] nhưng<br />
công nghệ thuỷ luyện (gồm hòa tách và điện phân) lại cho thấy ưu điểm vượt trội khi<br />
tỷ lệ thu hồi cao, năng lượng tiêu thụ thấp, đồng thu được có độ tinh khiết cao và là<br />
công nghệ được đánh giá là thân thiện với môi trường [28, 35-37, 55, 62, 103].<br />
Song song với quá trình thực nghiệm điện phân thu hồi đồng, việc mô hình hóa<br />
quá trình này cũng được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm [13, 24, 25, 58,<br />
66, 79, 84, 98-99]. Ưu điểm nổi trội của việc mô hình hóa là giúp chúng ta tính toán<br />
được các thông số quá trình điện phân như điện thế thùng, tỷ lệ thu hồi, năng lượng<br />
tiêu thụ riêng... khi thay đổi thành phần dung dịch và chế độ điện phân. Ngoài ra, nó<br />
còn giúp chúng ta hiểu về bản chất động học, nhiệt động học của quá trình điện phân.<br />
Có nhiều phương pháp để mô phỏng, việc mô phỏng dựa trên công cụ Matlab vừa<br />
đơn giản, vừa có những nghiên cứu sâu hơn về các quá trình điện hóa nên đã được<br />
sử dụng trong luận án.<br />
Với mục tiêu xử lý môi trường và thu hồi kim loại từ nguồn bùn thải điện tử, luận<br />
án “Nghiên cứu thu hồi kim loại đồng từ bùn thải công nghiệp điện tử bằng<br />
phương pháp điện hóa” tập trung nghiên cứu thu hồi đồng từ bùn thải của quá trình<br />
sản xuất bản mạch điện tử bằng công nghệ thuỷ luyện với các bước công nghệ cụ<br />
thể là hòa tách, chiết tách và điện phân thu hồi triệt để đồng (nồng độ Cu2+ sau thu<br />
hồi còn nhỏ hơn 2ppm), đồng thời xây dựng mô hình toán học cho quá trình điện<br />
phân đó. Ngoài ra, mục tiêu của việc thu hồi kim loại đồng từ bùn thải không chỉ<br />
phục vụ mục tiêu kinh tế mà chúng tôi đề cao mục tiêu môi trường, kết tủa tối đa<br />
lượng đồng có trong dung dịch sau hòa tách trước khi thải ra môi trường. Đối với<br />
quy trình điện phân bằng điện cực phẳng thông thường, việc kết tủa đồng trong dung<br />
dịch có giới hạn. Mật độ dòng điện kết tủa đồng phụ thuộc vào nồng độ kim loại có<br />
trong dung dịch, khi nồng độ đồng trong dung dịch giảm tới một giới hạn nhất định,<br />
cần phải giảm mật độ dòng điện phân để tránh hiện tượng quá dòng giới hạn gây<br />
1<br />
<br />
thoát khí, giảm hiệu suất dòng điện và kết tủa dạng bột bở. Một trong những giải<br />
pháp cho vấn đề này là thiết bị điện phân hỗn hợp kết hợp giữa thiết bị điện phân<br />
bản cực phẳng và thiết bị điện cực xốp (Thiết bị điện phân Porocell) [100-102].<br />
Nội dung của luận án:<br />
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa tách đồng từ bùn thải quá trình<br />
sản xuất bản mạch điện tử.<br />
- Nghiên cứu tối ưu hóa các điều kiện của quá trình hòa tách đồng bằng phương<br />
pháp quy hoạch thực nghiệm.<br />
- Nghiên cứu quá trình điện phân thu hồi đồng trong hệ thiết bị điện phân hỗn hợp<br />
(thiết bị điện phân bản cực phẳng và thiết bị điện phân Porocell).<br />
- Nghiên cứu mô hình hóa quá trình điện phân thu hồi đồng.<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:<br />
Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống quy trình công nghệ tái chế đồng<br />
từ bùn thải của quá trình sản xuất bản mạch điện tử bằng phương pháp thuỷ luyện.<br />
Ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến quá trình hòa tách, chiết tách và quá<br />
trình điện phân thu hồi đồng đã được tiến hành nghiên cứu. Ngoài ra, luận án còn tối<br />
ưu hóa quá trình hòa tách bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và mô hình<br />
hóa quá trình điện phân thu hồi đồng. Các kết quả nghiên cứu của luận án là các số<br />
liệu mới, có giá trị về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Luận án đóng góp kiến thức<br />
vào cơ sở dữ liệu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu xử lý môi trường bằng phương<br />
pháp điện hóa. Luận án cũng có tính thực tiễn cao bởi xử lý bùn thải điện tử đang là<br />
nhu cầu cấp thiết của cả thế giới, cũng như ở Việt Nam. Công nghệ đưa ra không chỉ<br />
giúp thu hồi được một lượng đồng đáng kể có giá trị kinh tế cao, tái sử dụng được<br />
axit cho quá trình hòa tách và chiết tách bùn thải nhiều lần (do nồng độ đồng rất nhỏ<br />
cỡ ppm). Ngoài ra, nó còn giải quyết được khía cạnh bảo vệ môi trường bằng cách<br />
lắp mô hình hệ điện phân vào đầu ra của đường nước thải trong các xí nghiệp để xử<br />
lý nước thải công nghiệp chứa kim loại, đảm bảo nước sau quá trình điện phân đạt<br />
tiêu chuẩn xả thải của kim loại nặng theo QCVN 40:2011.<br />
Điểm mới của luận án:<br />
- Luận án đã đưa ra công nghệ xử lý bùn thải của quá trình sản xuất bản mạch điện<br />
tử một cách hệ thống đảm bảo yêu cầu về môi trường (hàm lượng đồng sau quá trình<br />
xử lý đạt ngưỡng xả thải theo QCVN 40:2011), đồng thời có điện năng tiêu thụ riêng<br />
thấp (khoảng 1,6kWh/kg đồng).<br />
- Đề xuất hệ thiết bị điện phân hỗn hợp để song song xử lý dung dịch thải chứa Cu2+,<br />
đưa nồng độ ion đồng về ngưỡng cho phép xả thải ra môi trường (20%), Ca, Fe, Mg, Ni…<br />
2.2. Chế độ thí nghiệm và các thông số cần xác định<br />
- Hòa tách đồng từ bùn thải quá trình sản xuất bản mạch điện tử: Khảo sát ảnh<br />
hưởng của: nồng độ axit; lượng rắn/lỏng; nhiệt độ; kích thước hạt; tốc độ khuấy trộn;<br />
thời gian hòa tách.<br />
- Tối ưu hóa quá trình hòa tách bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm.<br />
- Chiết tách thu dung dịch đồng sạch (loại tạp kim loại).<br />
- Nghiên cứu quá trình điện phân thu hồi kim loại trong hệ điện phân hỗn hợp<br />
(bản cực phẳng – Porocell). Xây dựng mô hình tính toán các thông số quá trình trên<br />
thiết bị điện phân bản cực phẳng.<br />
- Thu hồi đồng từ dung dịch hòa tách sử dụng hệ điện phân hỗn hợp.<br />
2.3. Các thông số cần xác định<br />
- Đối với quá trình hòa tách: Hiệu suất quá trình hòa tách<br />
- Đối với quá trình điện phân: Tỷ lệ thu hồi đồng, hiệu suất dòng điện, điện thế<br />
thùng, năng lượng tiêu thụ riêng, độ tinh khiết của kim loại thu hồi.<br />
2.4. Các phương pháp nghiên cứu<br />
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án gồm: phương pháp bậc<br />
điện thế, phổ tử ngoại khả kiến (UV-Vis), phổ khối plasma cảm ứng (ICP-MS), phổ<br />
3<br />
<br />
hấp thụ nguyên tử (AAS), nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM), phổ<br />
tán xạ năng lượng tia X (EDX) và phương pháp quy hoạch thực nghiệm.<br />
<br />
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Quá trình hòa tách đồng từ bùn thải sản xuất bản mạch điện tử<br />
3.1.1. Khảo sát đặc tính của mẫu bùn thải nghiên cứu<br />
<br />
Hình 3.1. Hình thái bề mặt của mẫu<br />
bùn thải<br />
<br />
Hình 3.4. Giản đồ nhiễu xạ tia X của mẫu bùn<br />
thải<br />
<br />
Hàm lượng các nguyên tố trong mẫu bùn thải xác định bởi các phép đo khác<br />
nhau được trình bày trên bảng 3.1.<br />
Bảng 3.1. Thành phần các nguyên tố trong mẫu bùn thải<br />
<br />
Nguyên tố<br />
<br />
Thành<br />
phần (%)<br />
<br />
Cu<br />
Fe<br />
Ca<br />
Si<br />
C<br />
O<br />
Khác<br />
<br />
21,74<br />
4,29<br />
10,04<br />
1,91<br />
15,62<br />
41,25<br />
5,15<br />
<br />
Nồng độ<br />
dung dịch<br />
(mg/l)<br />
4308<br />
848<br />
2072<br />
-<br />
<br />
Thành<br />
phần (%)<br />
21,54<br />
4,24<br />
10,36<br />
-<br />
<br />
Nồng độ<br />
dung dịch<br />
(mg/l)<br />
4224<br />
-<br />
<br />
Thành<br />
phần (%)<br />
21,12<br />
-<br />
<br />
Đồng tồn tại trong mẫu bùn dưới dạng hợp chất CuCO3 vô định hình, với<br />
hàm lượng lớn chiếm 21% cần được thu hồi để tăng giá trị kinh tế và giảm ô nhiễm<br />
môi trường.<br />
<br />
4<br />
<br />
3.1.2. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hòa tách đồng từ bùn thải<br />
quá trình sản xuất bản mạch điện tử<br />
3.1.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ H2SO4<br />
<br />
Hình 3.5. Đồ thị đường chuẩn thể hiện mối<br />
quan hệ giữa độ hấp thụ và nồng độ ở<br />
bước sóng max = 805nm<br />
<br />
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn hiệu suất hòa<br />
tách tại các giá trị nồng độ H2SO4 khác<br />
nhau<br />
<br />
Điều kiện hòa tách: Nồng độ axit 0,4M; 0,6M; 0,8M; 1,0M; 1,2M và 1,4M;<br />
lượng rắn/lỏng 12%; thời gian 60 phút; tốc độ khuấy 600 vòng/phút, 25oC; kích<br />
thước hạt < 0,1mm. Khoảng nồng độ axit phù hợp cho quá trình hòa tách đồng từ<br />
bùn thải công nghiệp là 0,8M đến 1,2M.<br />
3.1.2.2. Ảnh hưởng của lượng rắn/lỏng (số gam bùn thải/số ml dung dịch axit)<br />
Điều kiện hòa tách: Nồng<br />
độ axit 1,0M; lượng rắn/lỏng 6%,<br />
8%, 10%, 12%, 14%, 16%; thời<br />
gian 60 phút; tốc độ khuấy 600<br />
vòng/phút, 25oC; kích thước hạt<br />
< 0,1mm.<br />
Khoảng lượng rắn/lỏng phù<br />
hợp cho quá trình hòa tách là 10%<br />
đến 14%.<br />
Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn hiệu suất hòa tách tại<br />
các giá trị lượng rắn/lỏng khác nhau<br />
<br />
5<br />
<br />