BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ TÀI CHÍNH<br />
<br />
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH<br />
<br />
KHƯƠNG THỊ NHÀN<br />
<br />
GI¶I PH¸P tµi chÝnh cho ®µo t¹o nghÒ<br />
CHÊT L¦îNG CAO ë VIÖT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng<br />
Mã số<br />
<br />
: 62.34.02.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành<br />
tại Học viện Tài chính<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
1. TS. Đỗ Đình Thu<br />
2. PGS, TS. Dương Đức Lân<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Quốc Lý<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Phản biện 2: TS. Nguyễn Trường Giang<br />
Bộ Tài chính<br />
<br />
Phản biện 3: TS. Nguyễn Hồng Minh<br />
Tổng cục Dạy nghề<br />
<br />
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án<br />
cấp Học viện, họp tại Học viện Tài chính<br />
Vào hồi 8 giờ ngày 02 tháng 10 năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia<br />
và Thư viện Học viện Tài chính<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của chiến lược phát triển<br />
kinh tế xã hội, nguồn nhân lực được đào tạo với chất lượng cao góp phần nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh để chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đồng<br />
thời đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia.<br />
Nhu cầu đào tạo nghề trong thời gian sắp tới là rất cao trong khi các điều<br />
kiện về cơ sở vật chất, chương trình giáo trình, giáo viên cho dạy nghề còn nhiều<br />
hạn chế. Mặc dù đào tạo nghề thời gian qua cũng đã phục hồi và phát triển, tài<br />
chính cho đào tạo nghề cũng được cải thiện cả về quy mô và phương thức đầu<br />
tư tuy nhiên những giải pháp tài chính cho đào tạo nghề nói chung và cho đào<br />
tạo nghề chất lượng cao cần phải được hoàn thiện và đổi mới.<br />
Từ những lý do kể trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Giải pháp tài<br />
chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam” với mong muốn đưa ra một<br />
số giải pháp tài chính có tính khoa học và thực tiễn.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, đào<br />
tạo nghề chất lượng cao và giải pháp tài chính cho cho đào tạo nghề chất lượng<br />
cao; Tổng kết kinh nghiệm của một số nước về đầu tư tài chính cho đào tạo nghề;<br />
rút ra được một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam; Phân tích,<br />
đánh giá thực trạng về đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề; giải pháp tài chính<br />
áp dụng cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, chỉ ra những<br />
ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng nêu trên. Qua đó, tác giả đề xuất<br />
một số giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao để thực hiện được mục<br />
tiêu của đào tạo nghề trong thời gian tới.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án: Các giải pháp tài chính cho đào tạo nghề<br />
chất lượng cao, cơ sở lý thuyết và thực trạng ở Việt Nam.<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận án:<br />
- Về nội dung: Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam.<br />
- Về không gian và thời gian: luận án nghiên cứu thực trạng các giải pháp tài<br />
chính cho đào tạo nghề chất lượng giai đoạn 2007 - 2014, các giải pháp và điều<br />
kiện thực hiện hoàn thiện các giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển đào tạo<br />
nghề chất lượng cao được nghiên cứu áp dụng đến năm 2020 ở Việt Nam<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:<br />
phương pháp phân tích và tổng hợp kết hợp tư duy logic, so sánh, phương pháp<br />
nghiên cứu thực chứng.<br />
<br />
2<br />
<br />
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Luận án đã hệ thống hóa, phân tích và phát triển thêm nhằm làm sáng tỏ<br />
những vấn đề lý luận cơ bản về đào tạo nghề, đào tạo nghề chất lượng cao và các<br />
giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao.<br />
Phân tích đánh giá kinh nghiệm quốc tế về giải pháp tài chính cho đào tạo<br />
nghề và bài học có thể vận dụng cho Việt Nam.<br />
Luận án phân tích đánh giá thực trạng làm sáng tỏ những kết quả đạt được,<br />
hạn chế, nguyên nhân của giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở<br />
Việt Nam giai đoạn 2007-2014. Bám sát bối cảnh, định hướng, mục tiêu phát triển<br />
đào tạo nghề và dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, vốn đầu tư cho đào tạo nghề chất<br />
lượng cao; đề xuất các giải pháp và các điều kiện thực hiện các giải pháp tài chính<br />
có cơ sở lý luận và thực tiễn, có tính khả thi nhằm thúc đẩy phát triển đào tạo nghề<br />
chất lượng cao đến năm 2020 ở Việt Nam.<br />
6. Kết cấu chung của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận<br />
án được chia làm 3 chương:<br />
Chương 1: Lý luận cơ bản về giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất<br />
lượng cao.<br />
Chương 2: Thực trạng giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở<br />
Việt Nam.<br />
Chương 3: Hoàn thiện giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở<br />
Việt Nam.<br />
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu<br />
7.1. Những công trình đã công bố<br />
Nghiên cứu về tài chính cho GD-ĐT nói chung và tài chính cho đào tạo<br />
nghề nói riêng đã được thực hiện ở nhiều công trình nghiên cứu khác nhau như<br />
luận án thạc sỹ, tiến sỹ, các nghiên cứu chuyên sâu, tham luận, bài báo, đề tài<br />
nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cụ thể:<br />
+ Luận án của tác giả Đặng Văn Du (2004), Học viện Tài chính với đề tài “Các<br />
giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho đào tạo đại học”.<br />
+ Luận án của tác giả Bùi Tiến Hanh (2007), Học viện Tài chính với đề tài:<br />
“Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam”.<br />
+ Luận án của tác giả Phạm Văn Ngọc (2007), Học viện Chính trị quốc gia Hồ<br />
Chí Minh với đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính của Đại học quốc gia trong<br />
tình hình đổi mới quản lý tài chính công ở nước ta hiện nay”.<br />
+ Luận án của tác giả Trương Anh Dũng (2014), Học viện Tài chính với đề tài<br />
"Đổi mới cơ chế quản lý tài chính thúc đẩy phát triển đào tạo nghề đến năm 2020”.<br />
<br />
3<br />
<br />
+ Luận án của tác giả Nguyễn Thu Hương (2014), Đại học Kinh tế Quốc dân<br />
với đề tài “Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đối với các chương trình đào tạo chất<br />
lượng cao trong các trường Đại học công lập tại Việt Nam”.<br />
+ Đề tài cấp Bộ do Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề (2014), Tổng cục dạy<br />
nghề với đề tài “Một số giải pháp đầu tư đồng bộ phát triển nghề trọng điểm”.<br />
7.2. Khoảng trống nghiên cứu<br />
Nhìn chung, các công trình nêu trên đều thống nhất cho rằng sản phẩm giáo<br />
dục là dịch vụ xã hội, muốn có một sản phẩm tốt, chất lượng thì dịch vụ đó phải được<br />
tính đúng, tính đủ chi phí; các đối tượng thụ hưởng dịch vụ phải cùng với ngân sách<br />
nhà nước chia sẻ chi phí đào tạo và tiến tới nhà nước chỉ chi trả với những dịch vụ mà<br />
xã hội có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa và dịch vụ cho các đối tượng ưu<br />
tiên trong xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều “khoảng trống” từ các công trình đã công<br />
bố trên đây, đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu tiếp theo để “lấp đầy” những<br />
khoảng trống đó:<br />
(1). Hầu hết các đề tài tập trung về quản lý tài chính giáo dục đào tạo, đại học<br />
và đào tạo nghề nói chung mà chưa có đề tài nào chuyên sâu về đào tạo chất lượng<br />
cao, duy chỉ có tác giả Nguyễn Thu Hương đã đề cập đến việc quản lý tài chính cho<br />
các chương trình đào tạo chất lượng cao nhưng chỉ thực hiện ở các trường đại học.<br />
(2). Chưa có công trình nào đi sâu vào từng giải pháp cụ thể như giải pháp về<br />
xã hội hóa nguồn lực, đổi mới cơ chế phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên NSNN<br />
hàng năm theo hướng chuyển sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng hay giao nhiệm vụ theo<br />
kết quả đầu ra... trong bối cảnh đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề chất lượng<br />
cao nói riêng đang chịu tác động rất lớn từ yêu cầu, đòi hỏi về “nghề chất lượng cao”<br />
để tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế.<br />
Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề<br />
chất lượng cao ở Việt Nam” để nghiên cứu và làm luận án tiến sĩ kinh tế. Đào tạo<br />
nghề chất lượng cao cần phải thực hiện ở các cấp trình độ của các nghề đào tạo, tuy<br />
nhiên luận án này tác giả tập trung nghiên cứu sâu về các giải pháp tài chính cho đào<br />
tạo nghề chất lượng cao ở trình độ cao đẳng và trung cấp với sản phẩm đầu ra là<br />
người lao động có kỹ năng nghề cao, có khả năng hoàn thành một phần hay toàn bộ<br />
một công việc phức tạp mà lao động giản đơn không làm được.<br />
7.3. Điểm yếu và điểm mạnh của nghiên cứu<br />
- Điểm yếu: có những nội dung mới ngay cả với các nhà quản lý nên tài liệu và<br />
các văn bản pháp quy hạn chế.<br />
- Điểm mạnh: Hướng tiếp cận mới, số liệu mới cập nhật và chính xác cao do<br />
được thu thập từ nguồn đáng tin cậy, chất lượng.<br />
<br />