BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
Ƣ<br />
<br />
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br />
ỌC<br />
<br />
LÊ HỒNG SINH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VI C PHỤC HỒI<br />
RỪ<br />
<br />
SAU ƢƠ<br />
<br />
ẪY T I HUY<br />
THANH HÓA<br />
<br />
Ƣ NG LÁT, TỈNH<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾ SĨ<br />
<br />
Chuyên ngành: iều tra và Quy hoạch rừng<br />
Mã số: 62 62 02 08<br />
<br />
Hà Nội – 2017<br />
<br />
P<br />
<br />
Luận án được hoàn thành tại: Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
GS.TS. Vũ Tiến Hinh – Hội Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 1: …………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
Phản biện 2: …………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
Phản biện 3: …………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường:<br />
- Thời gian: 08 giờ 30 phút, ngày …… tháng …… năm 2017<br />
- Địa điểm: Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư Viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư Viện Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
Ở ẦU<br />
Ở nước ta, canh tác nương rẫy (CTNR) thường xuyên luân canh, mở rộng diện tích mới<br />
là nguyên nhân trực tiếp làm mất rừng. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về các<br />
vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, đốt nương làm rẫy là<br />
nguyên nhân gây ra 60- 70% số vụ cháy rừng và khoảng 60% tổng diện tích rừng bị chặt<br />
phá trái phép hàng năm.<br />
Mường Lát là một huyện biên giới thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Thanh Hóa với<br />
diện tích rừng phục hồi gần 6,5 nghìn ha, chiếm khoảng 7,9% tổng diện tích rừng toàn<br />
huyện. Do điều kiện kinh tế khó khăn dẫn đến tình trạng chặt phá rừng để làm nương rẫy<br />
diễn ra khá phổ biến, đã làm cho diện tích rừng bị giảm sút, đất đai bị thoái hóa, xói mòn,<br />
rửa trôi, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng (đất trống gần 20,3 nghìn ha, trong<br />
đó nương rẫy lâm nghiệp hơn 9,2 nghìn ha). Quá trình phục hồi rừng ở đây đang phải đối<br />
mặt với nhiều thách thức, vừa có khả năng tiếp tục tăng thêm rừng, vừa có khả năng rừng<br />
tiếp tục bị suy thoái và mất rừng. Điều đó cho thấy những nỗ lực phục hồi và phát triển rừng<br />
chưa được phát huy có hiệu quả.<br />
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do chưa có giải pháp đồng bộ cho hoạt<br />
động phục hồi và phát triển rừng bền vững như: chưa xác định được tiêu chuẩn phân loại<br />
đối tượng cần tác động; chưa xây dựng được hệ thống biện pháp kỹ thuật hoàn chỉnh cho<br />
hoạt động phục hồi và phát triển rừng; chưa xác định được tập đoàn cây phù hợp hoặc mô<br />
hình phục hồi rừng bền vững nhằm phát huy tiềm lực kinh tế và sinh thái cao của rừng<br />
khoanh nuôi; thiếu sự hỗ trợ cần thiết để đưa quy trình kỹ thuật vào thực tiễn kinh doanh rừng.<br />
Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả nghiên cứu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở<br />
khoa học cho việc phục hồi rừng sau nương rẫy tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa”<br />
là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.<br />
2. ục tiêu nghiên cứu<br />
2.1. Mục tiêu chung: Xây dựng được cơ sở khoa học cho phục hồi rừng sau CTNR nhằm đề<br />
xuất các giải pháp cho phát triển rừng bền vững ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.<br />
2.2. Mục tiêu cụ thể<br />
- Đánh giá được thực trạng CTNR và động thái cấu trúc rừng phục hồi sau CTNR;<br />
- Đề xuất được các giải pháp cho phát triển rừng bền vững tại khu vực nghiên cứu.<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
3.1. Ý nghĩa khoa học: Luận án đã xây dựng được một số cơ sở khoa học cho việc đề xuất<br />
các giải pháp phục hồi rừng sau nương rẫy tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.<br />
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đề xuất được một số giải pháp có giá trị tham khảo để phục<br />
hồi rừng thứ sinh sau CTNR cho huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.<br />
4. ối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Diện tích nương rẫy bỏ hóa và các trạng thái rừng phục hồi sau<br />
CTNR tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.<br />
4.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu<br />
- Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại 3 xã, gồm: Trung Lý, Quang Chiểu và<br />
Pù Nhi của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá.<br />
- Về giới hạn nghiên cứu<br />
+ Đề tài chỉ nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho phục hồi rừng sau CTNR tại huyện<br />
Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa. Cơ sở khoa học cho khoanh nuôi phục hồi rừng sau nương rẫy<br />
bao gồm cơ sở kỹ thuật và kinh tế. Tuy nhiên, trong luận án này tác giả chủ yếu nghiên cứu<br />
về cơ sở kỹ thuật.<br />
<br />
2<br />
<br />
+ Đối tượng cần khảo sát nghiên cứu là thời gian bỏ hóa và phục hồi rừng sau CTNR từ<br />
1 đến 18 năm và chia làm 6 cấp.<br />
5. hững đóng góp mới của luận án<br />
* Về mặt học thuật: Bổ sung tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy ở bậc<br />
đại học và sau đại học thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.<br />
* Về mặt lý luận: Bổ sung lý luận trong nghiên cứu về động thái cấu trúc rừng, phục hồi<br />
rừng, đặc biệt là đối tượng rừng phục hồi sau CTNR; đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho<br />
việc đề xuất các giải pháp phát triển rừng bền vững ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.<br />
* hững luận điểm mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của luận án<br />
- Đóng góp được một số cơ sở khoa học về động thái cấu trúc cho rừng sau nương rẫy<br />
tại khu vực nghiên cứu.<br />
- Xây dựng được bảng tra các tiêu chí thành rừng sau nương rẫy tại khu vực nghiên cứu.<br />
Chƣơng 1:<br />
Ổ<br />
QUA VẤ<br />
Ề<br />
Ê CỨU<br />
1.1. rên thế giới<br />
Đã có một số công trình nghiên cứu về thực trạng CTNR, tái sinh, phục hồi rừng và cấu<br />
trúc rừng của các tác giả, như: Về thực trạng CTNR: Katherine Warner (1991), FAO (1978),<br />
(1980), Naprakabob et al (1975), Saplaco (1981). Về tái sinh, diễn thế sau nương rẫy:<br />
A.Obrevin (1938), Richards P.W (1952), Lamprecht. H (1989), Ramakrishnan (1981, 1992).<br />
Phục hồi rừng: ITTO (2002). Về cơ sở sinh thái của cấu trúc rừng: Baur G.N (1976), ODum<br />
E.P (1971). Về mô tả hình thái cấu trúc rừng: Richards P.W (1952). Mô hình hóa một số chỉ<br />
tiêu cấu trúc rừng: Balley (1973), UNESCO (1973). Về phân loại đối tượng tác động và<br />
đề xuất giải pháp cho rừng phục hồi: Baur G.N (1976), Lamb D. and Gilmour Don.<br />
(2003), Liu Liu Wengoao, Liu Lun Hui, Zheng Zheng (1992), Gyenge J. et al (2009)…<br />
Tóm lại, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng CTNR, tái sinh,<br />
phục hồi rừng và cấu trúc rừng, kết quả nghiên cứu đã đem lại hiệu quả cao trong sản xuất<br />
kinh doanh rừng.<br />
1.2. Ở Việt am<br />
Trong những năm gần đây, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động CNTR của đồng<br />
bào dân tộc sinh sống ở vùng núi caođiển hình như: Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2000), điều tra,<br />
đánh giá thực trạng CTNR các tỉnh Tây Nguyên. Lê Đồng Tấn và cộng sự (1995), nghiên<br />
cứu thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Sơn La.Lê Đồng Tấn và cộng sự<br />
(1997), nghiên cứu diễn thế thảm thực vật trên đất nương rẫy ở các vùng đồi núi Việt Nam.<br />
Võ Đại Hải và cộng sự (2003), nghiên cứu về CTNR và phục hồi rừng sau CTNR ở Việt Nam.<br />
Các tác giả đã phân tích khá sâu sắc về tập quán CTNR và các chính sách, giải pháp sử dụng<br />
hợp lý đất rừng.Nghiên cứu về động thái cấu trúc rừng phục hồi nói chung, cấu trúc rừng phục<br />
hồi sau nương rẫy nói riêng, như: Trần Ngũ Phương (1970), Thái Văn Trừng (1978), Đặng<br />
Kim Vui (2002), Lê Trọng Cúc và Phạm Hồng Ban (1996), (2000), Lâm Phúc Cố (1994),<br />
(1996), Lê Đồng Tấn (1993), (1999), (2003), Phạm Ngọc Thường (2001), Vũ Tiến Hinh và<br />
cộng sự (2006), Phạm Xuân Hoàn, Trương Quang Bích (2009), Lê Văn Mạnh (2013), Đặng<br />
Hữu Nghị (2013), Bùi Chính Nghĩa (2012), Nguyễn Thị Thu Hoàn (2015)...<br />
Qua nghiên cứu các tác giả đều cho rằng: CTNR ảnh hưởng đến môi trường, làm thoái hóa<br />
đất và là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng trong khu vực. Nhưng đôi khi lại là<br />
cứu cánh của người dân vùng núi khi họ không biết làm gì khác. Như vậy, các công trình<br />
nghiên cứu về phục hồi rừng trên thế giới cũng như ở Việt Nam nói trên là định hướng quan<br />
trọng cho nghiên cứu tiếp theo của đề tài luận án. Dựa vào các nội dung nghiên cứu của đề tài,<br />
qua tổng quan này một lần nữa khẳng định tính cấp thiết của đề tài luận án “Nghiên cứu cơ sở<br />
khoa học cho việc phục hồi rừng sau nương rẫy tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa”.<br />
<br />
3<br />
<br />
Ộ DU<br />
2.1. Nội dung nghiên cứu<br />
<br />
VÀ<br />
<br />
Chƣơng 2:<br />
ƢƠ<br />
Á<br />
<br />
Ê CỨU<br />
<br />
2.1.1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động canh tác nương nẫy ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa<br />
<br />
2.1.2. Nghiên cứu đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng theo thời gian bỏ hoá<br />
2.1.3. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của CTNR<br />
2.1.4. Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phục hồi sau CTNR<br />
2.1.5. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho đối tượng rừng phục hồi sau CTNR<br />
2.2. hƣơng pháp nghiên cứu<br />
2.2.1. Quan điểm và phương pháp luận<br />
Phục hồi rừng là một quá trình liên tục, gồm nhiều giai đoạn, phục hồi lại thành phần<br />
chủ yếu của rừng là thảm thực vật cây gỗ; sự hình thành nên thảm cây gỗ này sẽ tạo điều<br />
kiện cho sự xuất hiện các thành phần khác của rừng. Để nghiên cứu quá trình diễn thế của<br />
rừng tự nhiên, người ta thường sử dụng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, trong thực<br />
tế nghiên cứu, các tác giả thường áp dụng phương pháp có hiệu quả nhất là quan sát lâu dài<br />
các quá trình trong một ô định vị. Song, do điều kiện về thời gian nghiên cứu, đề tài đã sử<br />
dụng phương pháp bố trí hệ thống các OTC tạm thời với quan điểm “lấy không gian thay<br />
thế thời gian” để xác định mối liên hệ của các chỉ tiêu cụ thể, phản ánh đặc trưng cấu trúc ở<br />
từng giai đoạn phục hồi rừng với các nhân tố sinh thái và thời gian bỏ hóa. Ngoài thời gian<br />
bỏ hóa, các nhân tố sinh thái tương đối nhiều, vì thế, số lượng OTC tương ứng với từng giai<br />
đoạn bỏ hóa phải đủ lớn và càng đại diện cho nhiều nhân tố sinh thái và nhiều cấp của nhân<br />
tố sinh thái càng tốt. Tiếp theo là khái quát hóa thành các quy luật và so sánh sự khác biệt<br />
giữa các giai đoạn bỏ hóa.<br />
2.2.2. Cách tiếp cận<br />
Đề tài sử dụng số liệu thực nghiệm được điều tra trên hệ thống các OTC tạm thời có<br />
điều kiện sinh thái và thời gian bỏ hóa khác nhau để phát hiện và phân tích các mối liên hệ<br />
giữa các chỉ tiêu, phản ánh đặc điểm cấu trúc với những nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu.<br />
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp<br />
Tác giả kế thừa các văn bản mang tính pháp lý, những tài liệu điều tra cơ bản, các công<br />
trình nghiên cứu khoa học của các cơ quan có thẩm quyền đã công bố có liên quan đến lĩnh<br />
vực nghiên cứu.<br />
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ngoại nghiệp<br />
a. Phương pháp chuyên gia<br />
Được thực hiện thông qua phỏng vấn cán bộ kỹ thuật của Hạt Kiểm lâm, Trưởng Bản và<br />
chủ nương rẫy để nắm bắt thông tin về hoạt độngCTNR tại khu vực nghiên cứu.<br />
b. Phương pháp thu thập số liệu trên hệ thống các OTC<br />
* Thiết kế hệ thống ô tiêu chuẩn: Căn cứ vào diện tích rừng phục hồi, diện tích nương<br />
rẫy đã bỏ hóa, lịch sử CTNR và tuổi của rừng phục hồi (số năm bỏ hóa) của 3 xã thông qua<br />
điều tra hiện trường ngoài thực địa và phỏng vấn cán bộ kỹ thuật của Hạt Kiểm lâm huyện<br />
Mường Lát và Trưởng Bản, chủ các nương rẫy đã bỏ hóa. Luận án thiết lập hệ thống các ô<br />
tiêu chuẩn (OTC) nghiên cứu. Để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu đại<br />
diện cho từng giai đoạn bỏ hóa, tác giả đã phân chia khoảng thời gian bỏ hóa ở mỗi giai<br />
đoạn cách nhau ba năm. Phương pháp phân chia này cũng được các tác giả: Phạm Ngọc<br />
Thường (2001); Võ Đại Hải và cộng sự (2009) và Bùi Chính Nghĩa (2012) áp dụng.<br />
Từ kết quả khảo sát hiện trường, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là nương rẫy đã<br />
bỏ hóa trong khoảng thời gian từ 1 đến 18 năm, chia thành 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn cách<br />
nhau ba năm. Trong mỗi giai đoạn, tốc độ phục hồi rừng phụ thuộc chủ yếu vào các nhân tố<br />
sinh thái. Tuy vậy, rất khó dựa vào tiêu chí phù hợp nào đó để tính số lượng OTC cần thiết<br />
<br />