intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên" nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị RAT nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ HƢƠNG NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9.31.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: Hƣớng dẫn 1: TS. Trần Thị Minh Ngọc Hƣớng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Lan Anh THÁI NGUYÊN - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị tinh doanh, Đại học Thái Nguyên Người hướng dẫn khoa học: Hƣớng dẫn 1: TS. Trần Thị Minh Ngọc Hƣớng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Lan Anh Phản biện 1: .................................................................................................... Phản biện 2: .................................................................................................... Phản biện 3: .................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường Họp tại: Trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị tinh doanh Vào hồi ............... giờ ........... phút, ngày ........ tháng ..........năm 2023 Có thể tìm hiểu Luận án tại: Thƣ viện Quốc gia Việt Nam Trung tâm Số, Đại học Thái Nguyên Thƣ viện Trƣờng Đại học Kinh tế & Quản trị tinh doanh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm của Vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, có điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khá thuận lợi cho sản xuất các loại rau. Diện tích gieo trồng rau các loại của tỉnh hàng năm đạt trên 14.700 ha. Riêng năm 2021 là 14.849 ha rau các loại, sản lượng đạt 267.913 tấn. Giá trị sản xuất rau ước đạt 1.600 tỷ đồng (theo giá hiện hành), chiếm 13% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2021). Theo kết quả nghiên cứu của Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng (2005) thì nhu cầu rau xanh của cơ thể mỗi người trong một ngày ước khoảng 250-300 gam tức tương đương với 90 - 108 kg/năm. Theo số liệu của Cục thống kê Thái Nguyên, năm 2022 tỉnh có trên 1,3 triệu người thì nhu cầu tiêu thụ rau xanh của người dân địa phương là rất lớn - khoảng trên 130 ngàn tấn/năm. Trong những năm gần đây, khi điều kiện thu nhập của người dân trong tỉnh tăng lên trong bối cảnh tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) chưa được đảm bảo do lạm dụng thuốc kích thích sinh trưởng, hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), nguồn nước ô nhiễm (riêng năm 2020, cơ quan chức năng của ngành Nông nghiệp và PTNT đã lấy ngẫu nhiên 72 mẫu rau để phân tích, đánh giá, giám sát VSATTP đối với sản phẩm rau đã phát hiện 6 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép theo báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2021) thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nông sản an toàn, đặc biệt là rau xanh – món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, ngày càng được người tiêu dùng đặc biệt quan tâm. Được chính quyền địa phương quan tâm thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn (RAT), trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã hình thành một số vùng sản xuất rau tập trung với tổng diện tích năm 2021 là 2.176 ha (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2021); trong sản xuất đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, ứng dụng sản xuất an toàn như: chương trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,…, có 107 ha sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP được cấp chứng nhận, trong đó diện tích còn hiệu lực chứng nhận VietGAP là 53,5 ha. Sản lượng rau được sản xuất an toàn đạt gần 4.500 tấn/năm (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2021); hình thành và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT theo phương pháp luận liên kết giá trị (ValueLinks) và đã thu được nhiều kết quả khả quan. Có thể nói, phát triển chuỗi giá trị chính là công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thời gian qua diện tích sản xuất RAT trên địa bàn tỉnh Thái nguyên còn nhỏ, sản lượng RAT mới chiếm khoảng 1,8% tổng sản lượng rau của tỉnh. Sản xuất RAT trên địa bàn bàn tỉnh vẫn gặp nhiều khó khăn do tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, sự liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm RAT chưa chặt chẽ, vấn đề chia sẻ lợi ích giữa các tác nhân chưa hài hòa, vấn đề xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc của RAT còn hạn chế chưa đảm bảo niềm tin đối với người tiêu dùng... Làm thế nào để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT trên địa bàn tỉnh một cách bền vững, từ đó nâng cao kết quả hiệu quả của các tác nhân tham gia chuỗi, mang lại niềm tin cho người tiêu dùng RAT là vấn đề rất cần được nghiên cứu. Để góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng (GTGT) và phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian tới cần đẩy mạnh phát triển kinh tế hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm RAT, nhằm tạo ra sản lượng RAT chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ thực tiễn đó, NCS đã lựa chọn: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên, đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị RAT nhằm phát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm RAT; - Phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên; - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên; - Đề xuất một số giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT tỉnh Thái Nguyên. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị sản phẩm RAT
  4. 2 tỉnh Thái Nguyên và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi về không gian: Luận án tập trung chủ yếu vào chuỗi giá trị RAT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng để nghiên cứu trong luận án gồm số liệu thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2022; số liệu sơ cấp được thu thập trong tháng 12 năm 2022; định hướng và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 3.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu - Luận án tập trung nghiên cứu và phân tích chuỗi giá trị sản phẩm RAT của tỉnh Thái Nguyên với các nội dung: Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi giá trị RAT; phân tích tài chính chuỗi giá trị RAT (chi phí; giá trị gia tăng, lợi nhuận của chuỗi, của các tác nhân; phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi); phân tích hoạt động quản lý chuỗi giá trị RAT bao gồm: khả năng đáp ứng, tính linh hoạt, chất lượng sản phẩm của chuỗi; xem xét những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi giá trị RAT; đề xuất các giải pháp phát triển chuỗi giá trị RAT tỉnh TN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Tại Thái Nguyên, chủng loại rau khá phong phú và đa dạng có thể chia thành 3 nhóm: nhóm rau ăn lá; nhóm rau lấy quả và nhóm rau lấy thân, củ, rễ. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhóm rau ăn lá chiếm 70% tổng sản lượng các loại rau được trồng tại tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thái Nguyên, 2021). Để nghiên cứu chuyên sâu NCS xin được giới hạn vào nhóm rau ăn lá trong đó tập chung phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hai loại rau là rau cải xanh Hoàng Mai và rau bắp cải KK Cross vì đây là hai loại rau được trồng chủ yếu ở tỉnh Thái Nguyên, từ kết quả nghiên cứu đưa ra đề xuất giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT tỉnh Thái Nguyên. 4. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về phát triển sản xuất rau an toàn và làm rõ khái niệm về sản xuất rau an toàn, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên. - Làm rõ được một số nét nổi bật trong phát triển sản xuất RAT và chuỗi giá trị RAT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, phân tích được lợi ích của các tác nhân tham gia chuỗi và đánh giá được sự hài lòng của khách hàng/người tiêu dùng trong các khâu của chuỗi giá trị RAT ở Tỉnh. - Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống và hiện đại đảm bảo tính khoa học trong thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận án một cách cụ thể gắn với yêu cầu cấp thiết thực tiễn của địa phương trong phát triển chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên nên có ý nghĩa thực tiễn cao (xác định được 5 yếu tố tác động đến chuỗi giá trị sản phẩm RAT tỉnh Thái Nguyên lần lượt là 12,9% do yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi; 14,3% do yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của chuỗi; 11,0% do yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chuỗi; 40,8% do khuyến nông và 16,7% do cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển RAT; phần còn lại là do các yếu tố khác tác động). - Đưa ra giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới, đó là: giải pháp chung, giải pháp cho từng tác nhân và giải pháp hỗ trợ chuỗi giá trị. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, TLTK và phụ lục LA được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu có liên quan chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên. Chương 5: Giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên. Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN CHUỖI CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu chuỗi giá trị, chuỗi giá trị rau an toàn trên thế giới 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị 1.1.2 Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị rau an toàn
  5. 3 Luận án đề cập đến các công trình nghiên cứu mang tính lý luận; các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản; các nghiên cứu về quản lý chuỗi và các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị RAT trên thế giới nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng trong phân tích chuỗi giá trị sản phẩm. 1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu chuỗi giá trị, chuỗi giá trị rau an toàn trong nƣớc 1.2.1 Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị 1.2.2 Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị rau an toàn Luận án đề cập đến các nghiên cứu chuỗi giá trị mang tính vĩ mô, các nghiên cứu chuỗi về một ngành hàng và về chuỗi giá trị RAT cụ thể nhằm giúp NCS có cách tiếp cận và kế thừa các phương pháp phân tích chuỗi giá trị của các công trình đã được nghiên cứu để luận án của mình. 1.3. Đánh giá chung các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị, chuỗi giá trị rau an toàn Các công trình nghiên cứu đã công bố về chuỗi giá trị RAT mới đề cập một cách rời rạc ở các khía cạnh khác nhau (phân tích về tổ chức sản xuất chế biến tiêu thụ rau; về phát triển chuỗi liên kết để nâng cao giá trị xuất khẩu rau quả tươi...), còn thiếu những nghiên cứu mang tính tổng quát về chuỗi giá trị RAT ở tất cả các khâu trong chuỗi giá trị. Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản của Việt Nam đã tập trung nghiên cứu về phát triển chuỗi nông sản với vai trò giảm nghèo và tăng cường sự tham gia của người nghèo vào chuỗi giá trị, tuy nhiên lại chưa đặt trọng tâm của nghiên cứu vào tác động từ bối cảnh phát triển mới (yêu cầu của hội nhập, của phát triển khoa học công nghệ...) để đặt ra các yêu cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của các tác nhân tham gia chuỗi, của địa phương. 1.4 Xác định khoảng trống trong nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản của Việt Nam mới dừng lại ở mô tả các kênh tiêu thụ, còn hạn chế trong việc phân tích về mối liên kết giữa các tác nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị về mặt định lượng; còn ít các nghiên cứu đánh giá hiệu quả tài chính và giá trị gia tăng được tạo ra ở từng khâu cũng như toàn bộ chuỗi giá trị nông sản cụ thể. Đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm RAT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đây là khoảng trống mà NCS hướng tới khi nghiên cứu đề tài luận án. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN 2.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn 2.1.1 Chuỗi giá trị rau an toàn (chuỗi giá trị, chuỗi giá trị nông sản, chuỗi giá trị rau an toàn) 2.1.1.1 Chuỗi giá trị: Có thể khái quát, chuỗi giá trị là tập hợp một chuỗi các hoạt động để chuyển hóa nguồn lực đầu vào thành các sản phẩm đầu ra và tại mỗi hoạt động sẽ tạo thêm giá trị cho sản phẩm. 2.1.1.2 Chuỗi giá trị nông sản: Chuỗi giá trị nông sản bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian. Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, và phân phối 2.1.1.3. Chuỗi giá trị rau an toàn: Chuỗi giá trị RAT là tập hợp hoạt động của các tác nhân tham gia vào các khâu của chuỗi giá trị gồm: đầu vào, sản xuất, thu mua, chế biến, thương mại, tiêu dùng và các hoạt động hỗ trợ của tổ chức thúc đẩy chuỗi của các cơ quan chức năng. 2.1.2 Đặc điểm và vai trò của chuỗi giá trị rau an toàn - Đặc điểm: đất đai là tư liệu, các chuỗi giá trị nông sản có tính phụ thuộc, hầu hết các khâu của chuỗi có tính chất thời vụ, sản phẩm của một chuỗi giá trị nông sản là thực phẩm có tính chất mau hỏng, dễ hư hao, tính không đồng đều về phẩm cấp. - Vai trò: đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, tăng cường sự tin tưởng của người tiêu dùng, giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng và tăng cường tình hình kinh doanh. 2.1.3 Liên kết kinh tế trong phân tích chuỗi giá trị 2.1.3.1 Các mối quan hệ trong chuỗi giá trị nông sản 2.1.3.2 Các liên kết trong chuỗi giá trị nông sản 2.1.3.3 Liên kết kinh tế trong phân tích chuỗi giá trị Liên kết kinh tế: là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo ra mối liên kết kinh tế ổn định thông qua các hoạt
  6. 4 động kinh tế đế tạo ra thị trường tiêu thụ chung, bảo vệ lợi ích cho nhau. 2.1.4 Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị rau an toàn 2.1.4.1 Lập sơ đồ chuỗi giá trị 2.1.4.2 Phân tích hoạt động và mối liên kết các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 2.1.4.3 Phân tích tài chính chuỗi giá trị 2.1.4.4 Phân tích hoạt động quản lý chuỗi giá trị 2.1.5 Các Yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn 2.1.5.1 Yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân dọc theo chuỗi 2.1.5.2 Yếu tố ảnh hưởng kinh tế của chuỗi 2.1.5.3 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chuỗi 2.1.5.4 Các yếu tố ảnh hưởng khác 2.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn 2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Luận án đề cập tới quá trình phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT của một số nước trên thế giới nhằm góp phần bổ sung kiến thức thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm RAT. 2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước Trong nước luận án đề cập đến kinh nghiệm của một số địa phương như: Lâm Đồng, Lào Cai, TP Hồ Chí Minh. 2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thái Nguyên Một số bài học được rút ra: Phát huy thế mạnh của mô hình liên kết các nhà, cần có quy hoạch, kế hoạch gắn với tiêu thụ RAT, xây dựng thương hiệu, hình thành các mối liên kết đa chiều, quản lý chất lượng ngành hàng rau phải được quy định cụ thể cho từng cơ quan phụ trách, tăng cường truy xuất nguồn gốc thực phẩm, giám sát VSATTP và giải quyết tốt các lợi ích giữa các thành viên tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm RAT. CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Câu hỏi nghiên cứu Để nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên cần trả lời được các câu hỏi sau đây: (1) Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị sản phẩm RAT là gì? các nghiên cứu về chuỗi giá trị sản phẩm RAT trước đây đã giải quyết những vấn đề gì, những bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu đề tài luận án là gì? (2) Thực trạng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên như thế nào? Đâu là những nút thắt của chuỗi cần được giải quyết? (3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên? (4) Cần có giải pháp nào để phát triển chuỗi giá trị rau an toàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030? 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 3.2.1.1 Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận theo chuỗi, tiếp cận thể chế và tiếp cận có sự tham gia. 3.2.1.2 Khung nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn Thái Nguyên 3.2.2 Chọn sản phẩm và điểm nghiên cứu 3.2.2.1. Chọn sản phẩm của chuỗi giá trị RAT nghiên cứu: chuỗi giá trị RAT ăn lá. 3.2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu: Đại từ, Đồng Hỷ và TP Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên. 3.2.3 Thu thập thông tin 3.2.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp: Từ các tài liệu có liên quan trong và ngoài nước đã được công bố 3.2.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp: Thu thập qua mẫu phiếu điều tra. 3.2.4 Tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích Xử lý dữ liệu bằng phần mềm máy tính trợ giúp như Excel và phần mềm chuyên dụng SPSS. 3.2.5 Phương pháp phân tích Sử dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích tài chính chuỗi, phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA), phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích ma trận SWOT.Bên cạnh đó còn sử dụng: * Phương pháp phân tích hồi quy
  7. 5 Lập sơ đồ chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên + Vẽ sơ đồ Các yếu tố NGHIÊN + Xác định các tác nhân tham gia và chuỗi nghiên cứu ảnh hưởng + Đặc điểm chung của chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái đến chuỗi giá CỨU trị sản phẩm Nguyên CHUỖI RAT tỉnh Thái Nguyên GIÁ TRỊ Phân tích hoạt động và mối liên kết của các tác nhân dọc - Yếu tố ảnh theo chuỗi hưởng đến SẢN + Hoạt đông của các tác nhân: hoạt động và kết quả hoạt mối liên kết PHẨM động của tác nhân trong chuỗi của các tác + Tình hình liên kết nhân RAU AN +Mức độ tham gia liên kết + Thời gian + Tình hình thưc hiện hình thức liên kết tham gia sản TOÀN xuất, kinh doanh TỈNH + Nhóm tổ THÁI Phân tích kinh tế của chuỗi chức sản + Chi phí - lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi; xuất, kinh NGUYÊN + Tỷ trọng lợi nhuận của các tác nhân đóng góp vào chuỗi; doanh + Tỷ trọng chi phí gia tăng, chi phí trung gian, lợi nhuận - Yếu tố ảnh biên của các tác nhân trong chuỗi hưởng đến kinh tế chuỗi + Nguồn vốn + Công nghệ, Phân tích hoạt động quản lý chuỗi kỹ thuật + Khả năng đắp ứng của chuỗi: sản phẩm, thuơng hiệu, sụ + Thị trường phục vụ nông sản + Tính linh hoạt của chuỗi: thời gian đáp ứng, sụ chia sẻ - Yếu tố ảnh thông tin, địa điểm cung cấp sản phẩm hưởng đến + Chất luợng sản phẩm: sản phẩm của chuỗi đuợc cấp quản lý chuỗi những chứng chi như HACCP, ISO, BMP, GAP,.. + Trình độ các tác nhân + Quy mô của các tác nhân đầu tiên của Đánh giá chung chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên chuỗi - Thuận lợi - Các yếu tố - Khó khăn, nguyên nhân khác + Công tác khuyến nông + Cơ chế, chính sách của tỉnh Quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT tỉnh Thái Nguyên - Quan điểm - Định hướng - Giải pháp: giải pháp chung, riêng cho từng tác nhân, hỗ trợ chuỗi giá trị RAT Biểu đố 3.1. Khung nghiên cứu chuỗi sản phẩm RAT tỉnh Thái Nguyên 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
  8. 6 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM RAU AN TOÀN TỈNH THÁI NGUYÊN 4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo, diện tích 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế 4.1.2.2. Dân số, lao động 4.2 Thực trạng sản xuất rau và rau an toàn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn (2018 - 2022) 4.2.1 Tình hình sản xuất rau các loại tỉnh Thái Nguyên 4.2.2 Tình hình tiêu thụ và nhu cầu rau trong đó có rau an toàn tỉnh Thái Nguyên 4.2.3 Tình hình tổ chức sản xuất rau an toàn tỉnh Thái Nguyên 4.3. Phân tích chuỗi giá trị rau an toàn tỉnh Thái Nguyên 4.3.1 Sơ đồ chuỗi giá trị rau an toàn tại các địa bàn nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu, có thể mô tả tổng quan chuỗi giá trị rau cải an toàn ở các địa bàn nghiên cứu như sau: Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổng quan chuỗi giá trị RAT tại các địa bàn nghiên cứu Nguồn: Mô tả của tác giả 4.3.2 Phân tích hoạt động và mối liên kết các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 4.3.2.1 Hoạt động của các tác nhân *Nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào *Người sản xuất *Người thu gom *Người bán buôn, bán sỉ *Người bán lẻ * Người tiêu dùng 4.3.2.2 Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị rau an toàn Tình hình liên kết của các tác nhân Mức độ tham gia liên kết của các tác nhân Tình hình thực hiện hợp đồng liên kết của các tác nhân 4.3.2.3 Các đơn vị và hoạt động hỗ trợ chuỗi giá trị RAT
  9. 7 4.3.3. Phân tích tài chính chuỗi giá trị rau cải xanh Hoàng Mai và rau bắp cải tỉnh Thái Nguyên 4.3.3.1 Hiệu quả tài chính của người sản xuất Để thấy rõ hiệu quả tài chính của tác nhân sản xuất tham gia vào chuỗi giá trị rau cải xanh Hoàng Mai và rau bắp cải KK Cross an toàn, NCS tính toán các chỉ tiêu cụ thể và được phản ánh ở bảng 4.9. Bảng 4.9. Phân tích hiệu quả tài chính của ngƣời trồng rau cải xanh Hoàng Mai và bắp cải KK Cross (tính trên 10kg rau tƣơi) Ký Đơn vị Cải xanh Hoàng Mai (I) Bắp cải KK Cross (II) So sánh I/II STT Nội dung hiệu tính Đơn giá Giá trị Đơn giá Giá trị (+,-) (%) Tổng giá trị 30.000 47,6 I GO Đồng/kg 9.300 93.000 6.300 63.000 sản xuất Tổng chi phí 16.579,5 34,7 II TC Đồng/kg 6.437,231 64.372,31 4.779,286 47.792,86 sản xuất 1 Chi phí vchất IC Đồng/kg 4.706,423 47.064,23 3.636,429 36.364,29 10.699,9 29,4 2 Chi phí lđộng LĐ Đồng/kg 1.730,769 17.307,69 1.142,857 11.428,57 5.879,1 51,4 III GTGT VA Đồng/kg 4.593,577 45.935,77 2.663,571 26.635,71 19.300 72,4 IV Lợi nhuận Đồng/kg 2.862,769 28.627,69 1.520,714 15.207,14 13.420,5 88,2 Hiệu quả V sản xuất Tổng GTSX/ 0,12 1 GO/TC Lần 1,44 1,32 tổng chi phí GTGT/tổng 0,15 2 VA/TC Lần 0,71 0,56 chi phí GTSX/ CP -0,14 3 GO/LĐ Lần 5,37 5,51 lao động GTGT/ CP 0,32 4 VA/LĐ Lần 2,65 2,33 lao động GTGT/CP 0,25 5 VA/IC Lần 0,98 0,73 trung gian (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Về mặt kết quả tài chính cho thấy: Trồng rau cải xanh Hoàng Mai, người sản xuất sẽ thu được 93.000 đ/10kg. Tuy nhiên, chi phí sản xuất cho 10 kg cải xanh Hoàng Mai an toàn đã là 64.372 đồng, chi phí trung gian (vật chất) là 47.064 đồng, chi phí lao động là 17.307,69 đồng nên GTGT (VA) chỉ là 45.935 đồng. Trồng rau bắp cải KK Cross, người sản xuất sẽ thu được 63.000 đ/10kg. Tuy nhiên, chi phí sản xuất cho 10 kg bắp cải KK Cross an toàn đã là 47.792,86 đồng, chi phí trung gian (vật chất) là 36.364,29 đồng, chi phí lao động là 11.428,57đồng nên GTGT (VA) chỉ là 26.635,71 đồng. So sánh giữa 2 loại cây trồng trên chúng ta thấy cá chỉ tiêu chi phí cho rau cải xanh Hoàng Mai an toàn đều cao hơn đối với rau bắp cải KK Cross an toàn nhưng kết quả sản xuất thu được (Tổng giá trị sản xuất, GTGT, Lợi nhuận) của rau cải xanh Hoàng Mai an toàn vẫn cao hơn rau bắp cải KK Cross an toàn. Một số chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất trên bảng 4.9 cho thấy: tỷ suất tổng giá trị sản xuất/tổng chi phí, tỷ suất GTGT/tổng chi phí, GTGT/chi phí lao động, GTGT so với chi phí trung gian (VA/IC) của rau cải xanh Hoàng Mai an toàn cũng đều có hiệu quả cao hơn rau bắp cải KK Cross an toàn. Riêng giá trị sản xuất/chi phí lao động thì ngược lại rau bắp cải KK Cross an toàn lại cao hơn rau cải xanh Hoàng Mai an toàn. Số liệu cụ thể được thể hiện trên bảng 4.9. Qua đây một lần nữa cho thấy giá trị ngày công lao động của người trồng rau cải xanh Hoàng Mai và rau bắp cải KK Cross an toàn là rất cao, tuy nhiên, người trồng vẫn còn có những băn khoăn như là vốn sản xuất, giá cả và thì trường tiêu thụ rau còn bấp bênh nên nhiều hộ cũng chưa mạnh dạn để đầu tư. 4.3.3.2 Hiệu quả tài chính tế của người thu mua Kết quả kinh doanh, số liệu bảng 4.10 cho thấy, các chỉ tiêu doanh thu, GTGT, lợi nhuận của người thu mua rau cải xanh Hoàng Mai đều cao hơn đối với rau bắp cải KK Cross bên cạnh đó thì các khoản chi phí cho thu mua rau cải xanh Hoàng Mai cũng cao hơn rau bắp cải KK Cross trừ chi phí công lao động.
  10. 8 Hiệu quả kinh doanh, từ số liệu được tính toán trên bảng 4.10 cho thấy kinh doanh rau bắp cải KK Cross hiệu quả cao hơn đối với rau cải xanh Hoàng Mai. Bảng 4.10. Phân tích hiệu quả tài chính của ngƣời thu mua rau cải xanh Hoàng Mai và bắp cải KK Cross (tính trên 10kg rau tươi) Cải xanh Hoàng Mai Bắp cải KK Đơn vị So sánh I/II STT Nội dung Ký hiệu (I) Cross (II) tính Đơn giá Giá trị Đ/giá Giá trị (+,-) (%) I Doanh thu TR Đồng/kg 10.000 100.000 7.000 70.000 30.000 42,8 II Tổng chi phí TC Đồng/kg 9.600 96.000 6.620 66.200 29.800 45,0 1 Chi phí vật chất IC Đồng/kg 9.500 95.000 6.490 64.900 30.100 46,4 Mua rau tươi IC Đồng/kg 9.300 93.000 6.300 63.000 30.000 47,6 Vận chuyển IC Đồng/kg 100 1.000 100 1.000 0 0 Kho bãi và 0 0 IC Đồng/kg 40 400 40 400 công cụ Chi phí bao bì IC Đồng/kg 10 100 10 100 0 0 Chi phí khác 50 500 40 400 100 0,25 2 Công lao động LĐ Đồng/kg 100 1.000 130 1.300 -300 -23,1 III GTGT VA Đồng/kg 500 5.000 380 3.800 1.200 31,6 IV Lợi nhuận Đồng/kg 400 4.000 380 3.800 200 5,3 Hiệu quả kinh V doanh Doanh thu/tổng -0,02 1 TR/TC Lần 1,04 1,06 chi phí 2 GTGT/tổng cphí VA/TC Lần 0,052 0,057 -0,005 Doanh thu/CP 46,15 3 TR/LĐ Lần 100 53,85 lao động GTGT/CPlđộng VA/LĐ Lần 5 2,92 2,08 GTGT/CP -0,006 5 VA/IC Lần 0,053 0,059 trung gian (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) 4.3.3.3 Hiệu quả tài chính của người bán buôn Hiệu quả của người bán buôn tham gia vào chuỗi giá trị rau cải xanh Hoàng Mai và rau bắp cải KK Cross an toàn được phản ánh qua bảng 4.11. Bảng 4.11. Phân tích hiệu quả tài chính của ngƣời bán buôn rau cải xanh Hoàng Mai và bắp cải KK Cross (tính trên 10kg rau tƣơi) Cải xanh Hoàng Mai Bắp cải KK Đơn vị So sánh I/II STT Nội dung Ký hiệu (I) Cross (II) tính Đơn giá Giá trị Đ giá Giá trị (+,-) (%) I Doanh thu TR đ/kg 10.700 107.000 7.800 78.000 29.000 37,2 II Tổng chi phí TC đ/kg 10.340 103.400 7.330 73.300 30.100 41,1 Tổng chi phí 30.100 41,6 1 IC đ/kg 10.240 102.400 7.230 72.300 vật chất Mua rau IC đ/kg 10.000 100.000 7.000 70.000 30.000 42,8 Khấu hao kho 0 0 IC đ/kg 50 500 50 500 và công cụ Chi phí đóng gói IC đ/kg 100 1.000 90 900 -100 -11,1 Phí muôn bài IC đ/kg 40 400 40 400 0 0 Chi phí khác IC đ/kg 50 500 50 500 0 0 2 Công lao động LĐ đ/kg 100 1.000 100 1.000 0 0 III GTGT VA đ/kg 460 4.600 470 4.700 -100 -2,1 IV Lợi nhuận đ/kg 360 3.600 470 4.700 -1.100 -23,4 V Hiệu quả
  11. 9 Cải xanh Hoàng Mai Bắp cải KK Đơn vị So sánh I/II STT Nội dung Ký hiệu (I) Cross (II) tính Đơn giá Giá trị Đ giá Giá trị (+,-) (%) Doanh thu/tổng 0,03 1 TR/TC Lần 1,03 1,06 chi phí 2 GTGT/tổng cphí VA/TC Lần 0,04 0,064 -0,024 Doanh thu/CP 29 3 TR/LĐ Lần 107 78 lao động 4 GTGT/CP lđộng VA/LĐ Lần 4,6 4,7 -0,1 GTGT/CP -0,025 5 VA/IC Lần 0,04 0,065 trung gian (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Bảng 4.11 cho thấy, doanh thu của người bán buôn rau cải xanh Hoàng Mai là 107.000 đồng/10kg thì tổng chi phí bỏ ra là 103.400 đồng còn rau bắp cải KK Cross doanh thu là 78.000 đồng thì tổng chi phí bỏ ra cũng đã là 73.300 đồng. Doanh thu của người bán buôn tạo ra khá khiêm tốn (với cải xanh Hoàng Mai chỉ đạt 4.600 đồng và 4.700 đồng với bắp cải KK Cross) so với người thu mua và người sản xuất thì thấp hơn nhiều, nhưng khối lượng tiêu thụ lớn và chi phí lao động tương đối thấp nên hiệu quả kinh tế của tác nhân này cũng khá cao, nhất là hiệu quả về lao động (TR/LĐ là rất lớn, đạt 107 lần với cải xanh Hoàng Mai và 78 lần với bắp cải KK Cross). 4.3.3.4 Hiệu quả tài chính của người bán lẻ Bảng 4.12. Phân tích hiệu quả tài chính của ngƣời bán lẻ rau cải xanh Hoàng Mai và bắp cải KK Cross (tính trên 10kg rau tƣơi) STT Nội dung Ký hiệu Đơn vị Cải xanh Hoàng Mai Bắp cải KK So sánh I/II tính (I) Cross (II) Đơn giá Giá trị Đơn Giá trị (+,-) (%) giá I Doanh thu TR đ/kg 12.000 120.000 9.000 90.000 30.000 33,3 II Tổng chi phí TC đ/kg 11.380 113.800 8.470 84.700 29.100 34,4 1 Chi phí vật chất IC đ/kg 11.230 112.300 8.320 83.200 29.100 34,9 Mua rau IC đ/kg 10.700 107.000 7.800 78.000 29.000 37,2 In nhãn, bao gói IC đ/kg 100 1.000 90 900 100 11,1 Chi phí bảo quản IC đ/kg 150 1.500 150 1.500 0 0 và quảng cáo Kho và cửa hàng IC đ/kg 150 1.500 150 1.500 0 0 Phí chợ IC đ/kg 30 300 30 300 0 0 Chi phí khác 100 1.000 100 1.000 0 0 2 Công lao động LĐ đ/kg 150 1.500 150 1.500 0 0 III GTGT VA đ/kg 770 7.700 680 6.800 900 13,2 IV Lợi nhuận đ/kg 620 6.200 530 5.300 900 16,9 V Hiệu quả 1 Doanh thu TR/TC Lần 1,05 1,06 -0,01 /tổng chi phí 2 GTGT/tổng cphí VA/TC Lần 0,07 0,080 -0,01 3 Doanh thu /CP TR/LĐ Lần 80 60 20 lao động 4 GTGT/CP l động VA/LĐ Lần 5,13 4,5 0,63 5 GTGT/CP VA/IC Lần 0,07 0,082 -0,012 trung gian (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Số liệu ở bảng 4.12 cho thấy: đối với cải xanh Hoàng Mai doanh thu bán lẻ 10kg rau được 120.000 đồng thì tổng chi phí phải bỏ ra là 113.800 đồng, trong đó chi phí trực tiếp (IC) là 112.300 đồng và chi phí lao động chỉ là 1.500 đồng. Như vậy, doanh thu tạo ra trên một đồng chi phí lao động
  12. 10 (TR/LĐ) là 80 lần cũng là rất cao và GTGT tạo ra trên một đồng chi phí lao động (VA/LĐ) đạt tới 5,13 lần. Đối với rau bắp cải KK Cross doanh thu bán lẻ 10kg rau được 90.000 đồng thì tổng chi phí phải bỏ ra là 84.700 đồng, trong đó chi phí trực tiếp (IC) là 83.200 đồng và chi phí lao động chỉ là 1.500 đồng.Như vậy doanh thu tạo ra trên một đồng chi phí lao động (TR/LĐ) là 60 lần cũng là rất cao và GTGT tạo ra trên một đồng chi phí lao động (VA/LĐ) đạt tới 4,5 lần. Qua phân tích số liệu trên bảng 4.12 cho thấy người bán lẻ rau cải xanh Hoàng Mai an toàn có kết quả kinh doanh tốt hơn rau bắp cải KK Cross an toàn nhưng ngược kinh doanh rau bắp cải KK Cross an toàn lại hiệu quả hơn rau cải xanh Hoàng Mai an toàn. Số liệu bảng 4.12 cho thấy người bán lẻ rau sử dụng chi phí vật chất rất lớn và lớn hơn rất nhiều so với chi phí lao động. Với tác nhân này rất cần có vốn, vì hàng bán thường xuyên và lâu hơn, nên thu hồi vốn chậm. 4.3.3.5 Đánh giá hiệu quả tài chính của các tác nhân tham gia chuỗi sản phẩm * Chuỗi giá trị rau cải xanh Hoàng Mai Trong chuỗi giá trị sản phẩm RAT đối với rau cải xanh Hoàng Mai có 4 tác nhân tham gia tạo ra giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị sản phẩm, NCS tiến hành so sánh GTGT của các tác nhân: Tác nhân sản xuất, tác nhân thu gom, tác nhân bán buôn và tác nhân bán lẻ. Từ kết quả phân tích hiệu quả của từng tác nhân, NCS tiến hành so sánh hiệu quả tài chính của các tác nhân tham gia chuỗi sản phẩm, số liệu cụ thể được phản ánh trên bảng 4.13. Bảng 4.13. Hiệu quả tài chính của các tác nhân trong chuỗi giá trị rau cải xanh Hoàng Mai (tính trên 10kg rau tƣơi) Thu Bán Bán Toàn STT Chỉ tiêu Đơn vị Sản xuất chuỗi mua buôn lẻ GTGT (VA) Đồng 45.935,77 5.000 4.600 7.700 63.235,77 1 Tỷ trọng (VA) % 72,64 7,91 7,24 12,18 100 Lợi nhuận Đồng 28.627,69 4.000 3.600 6.200 42.427,69 2 Tỷ trọng % 67,47 9,43 8,48 14,62 100 CP gia tăng Đồng 17.307,69 3.000 3.400 6.800 30.504,23 3 Tỷ trọng % 56,73 9,84 11,14 22,29 100 4 Giá trị SX, DT/tổng chi phí Lần 1,44 1,04 1,03 1,05 1,11 5 GTGT/tổng chi phí Lần 0,71 0,052 0,04 0,07 0,17 6 Giá trị SX,DT/lao động Lần 5,37 100 107 80 5,77 7 GTGT/lao động Lần 2,65 5 4,6 5,13 3,04 8 GTGT/CP trung gian Lần 0,98 0,053 0,04 0,07 0,18 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Tổng GTGT mà các tác nhân tạo trong chuỗi là 63.235,77 đồng/10kg (100%) thì người sản xuất tạo ra GTGT nhiều nhất chiếm tới 72,64%, tiếp đó là người bán lẻ tạo ra được 12,18%, ít nhất ở người bán buôn 7,24% còn người thu mua là 7,91%. Xét về lợi nhuận của các tác nhân tham gia chuỗi thì người sản xuất có lợi nhuận cao nhất (28.627,69 đồng) còn người bán buôn lại có lợi nhuận thấp nhất (3.600 đồng). Tuy nhiên xét về mức chi phí gia tăng thì người sản xuất là cao nhất chiếm 56,73% tổng chi phí gia tăng toàn chuỗi giá trị rau cải xanh Hoàng Mai. Xét về tỷ suất sinh lời (TR/TC) và (VA/IC) thì người sản xuất có tỷ suất sinh lời cao nhất (1,44 lần và 0,98 lần) và người bán buôn là nhỏ nhất (1,03 lần và 0,04 lần). Ngược lại, thì giá trị sản xuất tạo ra trên một đồng chi phí lao động thì cả ba tác nhân bán buôn, thu mua và bán lẻ đều có giá trị lớn, lần lược là 107 lần, 100 lần và 80 lần vì các tác nhân này chủ yếu bỏ chi phí về vốn để mua sản phẩm nhiều hơn so với chi phí về lao động. Riêng tác nhân sản xuất thì giá trị sản xuất tạo ra trên một đồng chi phí lao động lại thấp nhất chỉ đạt 5,37 lần và thấp hơn số bình quân của toàn chuỗi, vì họ phải sử dụng quá nhiều lao động vào trực tiếp sản xuất. * Chuỗi giá trị rau bắp cải KK Cross Trong chuỗi giá trị sản phẩm RAT đối với rau bắp cải KK Cross tại tỉnh Thái Nguyên có 4 tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm, NCS tiến hành so sánh hiệu quả tài chính của các tác nhân: tác nhân sản xuất, tác nhân thu mua, tác nhân bán buôn và tác nhân bán lẻ, số liệu cụ thể
  13. 11 được phản ánh trên bảng 4.14. Bảng 4.14. Hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi giá trị rau bắp cải KK Cross (tính trên 10kg rau tƣơi) Đơn Thu Bán Bán Toàn STT Chỉ tiêu Sản xuất chuỗi vị mua buôn lẻ GTGT (VA) Đồng 26635,71 3.800 4.700 6.800 41.935,71 1 Tỷ trọng (VA) % 63,52 9,06 11,21 16,21 100 Lợi nhuận Đồng 15.207,14 3.800 4.700 5.300 29.007,14 2 Tỷ trọng % 52,43 13,10 16,20 18,27 100 CP gia tăng Đồng 11.428,57 3.200 3.300 6.700 24.628,57 3 Tỷ trọng % 46,40 12,99 13,40 27,21 100 4 Tổng giá trị SX, DT/tổng chi phí Lần 1,32 1,06 1,06 1,06 1,11 5 GTGT/tổng chi phí Lần 0,56 0,057 0,064 0,080 0,15 6 Giá trị sản xuất/lao động Lần 5,51 53,85 78 60 5,91 7 GTGT/lao động Lần 2,33 2,92 4,7 4,5 2,75 8 GTGT/CP trung gian Lần 0,73 0,059 0,065 0,082 0,16 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Tổng GTGT mà các tác nhân tạo trong chuỗi là 41.935,71 đồng/10kg (100%), trong đó người sản xuất tạo ra GTGT nhiều nhất chiếm tới 63,52%, tiếp đó là người bán lẻ tạo ra được 16,21%, rồi người bán buôn 11,21% và ít nhất ở người thu mua là 9,06%. Tương tự như vậy thì lợi nhuận của người sản xuất cũng cao nhất (15.207,14 đồng) và thấp nhất là ở người thu mua (3.800 đồng). Tuy nhiên xét về mức chi phí gia tăng thì người sản xuất là cao nhất chiếm 46,40% tổng chi phí gia tăng toàn chuỗi giá trị rau bắp cải KK Cross. Xét về tỷ suất sinh lời (TR/TC) và (VA/IC) thì người sản xuất có tỷ suất sinh lời cao nhất (1,32 lần và 0,73 lần) và người thu mua là nhỏ nhất (1,06 lần và 0,059 lần). Ngược lại, thì giá trị sản xuất tạo ra trên một đồng chi phí lao động thì cả ba tác nhân bán buôn, bán lẻ và thu mua đều có giá trị lớn, lần lược là 78 lần, 60 lần và 53,85 lần, vì các tác nhân này chủ yếu bỏ chi phí về vốn để mua sản phẩm, nhiều hơn so với chi phí về lao động. Riêng tác nhân sản xuất thì giá trị sản xuất tạo ra trên một đồng chi phí lao động lại thấp nhất chỉ đạt 5,51 lần và thấp hơn số bình quân toàn chuỗi (5,91lần) vì họ phải sử dụng quá nhiều lao động vào sản xuất. 4.3.3.6 Lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi sản phẩm trong một vụ Bảng 4.15. Phân chia lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi sản phẩm trên một vụ sản xuất Chỉ tiêu Đơn vị Cải xanh Hoàng Bắp cải KK So sánh I/II tính Mai (I) Cross (II) Tổng diện tích Ha 23,89 15,29 Năng suất Tạ/ha 260 350 Tổng sản lượng Tấn 621,14 535,15 GTGT/1 vụ Đồng 3.927.826.620 2.244.189.521 1.683.637.099 -BQ 1 t/n sản xuất Đồng 983.852.847 491.554.891 492.297.956 -BQ 1 t/n T mua Đồng 675.415.404 442.007.762 233.407.641 -BQ 1 t/n B buôn Đồng 351.079.811 310.584.747 40.495.064 -BQ 1 t/n B lẻ Đồng 365.197.925 277.697.039 87.500.886 Lợi nhuận/1 vụ Đồng 2.635.353.537 1.552.317.097 1.083.036.440 -BQ 1 t/n sản xuất Đồng 613.128.632 280.648.226 332.480.406 -BQ 1 t/n T mua Đồng 540.247.475 442.072.912 98.174.563 -BQ 1 t/n B buôn Đồng 275.898.741 310.463.419 -34.564.679 -BQ 1 t/n B lẻ Đồng 294.113.502 216.494.911 77.618.590 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi sản phẩm rau cải xanh Hoàng Mai và rau bắp cải KK
  14. 12 Cross an toàn trên một vụ sản xuất được phản ánh tại bảng 4.15: Giá trị gia tăng và lợi nhuận thu được trong một vụ của chuỗi rau bắp cải KK Cross là (GTGT:2.244.189.521đ, LN: 2.635.353.537đ) thì chuỗi rau cải xanh Hoàng Mai thu được là (GTGT: 3.927.826.620 đ, LN: 1.552.317.097đ) tức cao hơn chuỗi rau bắp cải KK Cross (GTGT là 1.683.637.099 đồng tức tăng 75,02% và LN là 1.083.036.440 tương đương tăng 69,77%). Tương tự thì GTGT và lợi nhuận bình quân một vụ của tác nhân sản xuất, thu mua và bán lẻ ở chuỗi rau cải xanh Hoàng Mai đều cao hơn chuỗi rau bắp cải KK Cross; riêng lợi nhuận của tác nhân bán buôn ở chuỗi rau bắp cải KK Cross lại ngược lại, tức cao hơn ở chuỗi rau cải xanh Hoàng Mai. Theo kết quả tính toán trên bảng 4.15 một lần nữa cho thấy sự phân chia lợi ích trong chuỗi rau cải xanh Hoàng Mai thì tác nhân sản xuất là người có được lợi ích cao nhất (cả GTGT và lợi nhuận). Đối với chuỗi rau bắp cải KK Cross lợi nhận bình quân một vụ của tác nhân sản xuất lại thấp nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do diện tích bình quân của nhóm tác nhân thấp (527,2m2/tác nhân) chỉ bằng 2/3 (63,99% ) diện tích sản xuất bình quân ở chuỗi rau cải xanh Hoàng Mai. Đây cũng là vấn đề đặt ra khi phát triển chuỗi giá trị sản phẩm RAT trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 4.3.4 Phân tích các hoạt động quản lý chuỗi giá trị RAT tỉnh Thái Nguyên Quản lý chuỗi giá trị là tập hợp các phương thức sử dụng để phối hợp hoạt động của hệ thống các tổ chức, con người, công nghệ, hoạt động, thông tin và các nguồn lực liên quan trong việc đưa sản phẩm đến người tiêu dùng với mục đích tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn chuỗi. Nói cách khác, quản lý chuỗi giá trị là quá trình tổ chức các hoạt động này để phân tích chúng một cách chính xác. Mục đích là để thiết lập thông tin liên lạc giữa người quản lý của từng giai đoạn để đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng một cách liền mạch nhất có thể. Để đánh giá hoạt động quản lý chuỗi giá trị RAT cần phân tích đánh giá được: i) khả năng đáp ứng; ii) tính linh hoạt; iii) chất lượng sản phẩm. 4.3.4.1 Khả năng đáp ứng của chuỗi Bất kể thị trường nào đang được phục vụ, chuỗi giá trị RAT phải đáp ứng các mong muốn của người tiêu dùng trong thị trường đó. Khả năng đáp ứng chuỗi giá trị RAT thể hiện mức độ hài lòng của người tiêu dùng cảm nhận được trong quá trình sử dụng sản phẩm. Họ cảm giác hài lòng hay không hài lòng khi sản phẩm được đáp ứng và kinh nghiệm của họ đánh giá là tốt hay không tốt. Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng là điểm số đánh giá sự hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm (bao gồm chất lượng, chủng loại và giá cả), thương hiệu và dịch vụ. * Sự hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm của chuỗi Tổng hợp sự đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm ở phụ lục 8 cho thấy điểm số đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng theo các tiêu chí chất lượng, chủng loại và giá cả đối với chuỗi giá trị sản phẩm rau cải Hoàng Mai, rau bắp Cải được phản ánh trên bảng 4.16. Bảng 4.16: Mức độ hài lòng của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm của chuỗi giá trị rau an toàn (n=384) Điểm trung bình STT Chí tiêu Chuỗi RAT HMai Chuỗi RAT B/Cải 1 Chất lượng 3,54 2,75 2 Chủng loại 3,04 2,90 3 Giá cả 2,80 2,63 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Theo đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của chuỗi giá trị RAT (rau cải xanh Hoàng Mai theo tiêu chí chất lượng được đánh giá ở mức 3,54 điểm; tiêu chí chủng loại được đánh giá ở mức 3,04 điểm; tiêu chí giá cả được đánh giá ở mức 2,80 điểm. Trong đó mức độ hài lòng của người tiêu dùng thấp đối chuỗi rau Bắp Cải (Về chất lượng điểm trung bình chỉ đạt 2,75, về chủng loại đạt 2,90 điểm và giá cả đạt 2,63 điểm). Như vậy, hiện nay khả năng đáp ứng của chuỗi giá trị RAT còn yếu trong việc cung cấp sản phẩm về chất lượng, chủng loại và giá cả. Đa số người tiêu dùng được hỏi thì họ chưa hài lòng về sản phẩm do các chuỗi giá trị RAT cung cấp.
  15. 13 Kết quả nghiên cứu ở bảng 4.17 cho thấy mới có gần 50% người tiêu dùng được biết về thông tin sản phẩm ở cả 2 chuỗi RAT. Cụ thể là (46,25% ở chuỗi rau cải xanh hoàng Mai và 43,75% ở chuỗi rau bắp Cải KK Cross). Ngoài ra tiêu chí về “chất lượng dinh dưỡng được đảm bảo” cũng mới chỉ đạt 60,63% đối với chuỗi RAT Hoàng Mai. Đặc biệt chỉ tiêu đảm bảo vệ sinh VSATTP cũng ở mức trung bình thấp là 45,63% đối với chuỗi RAT Hoàng Mai. Qua đây cũng có thể thấy công tác tuyên truyền, quảng bá về RAT, chất lượng sản xuất RAT (cả về dinh dưỡng và yêu cầu VSATTP) chưa được người tiêu dùng đánh giá cao. Điều này cho thấy sản phẩm của chuỗi giá trị RAT Hoàng Mai và rau bắp cải ở địa phương làm chưa được tốt. Bảng 4.17. Lý do ngƣời tiêu dùng hài lòng về sản phẩm (n = 384) Đơn vị tính: % Chuỗi RAT Chuỗi RAT STT Chỉ tiêu Hmai B/Cải 1 Chất lượng dinh dưỡng được bảo đảm 60,63 41,25 2 Được biết về thông tin sản phẩm 46,25 43,75 3 Bảo đảm vệ sinh VSATTP 45,63 53,75 4 Phân loại sản phẩm rõ ràng 44,25 38,75 5 Giá cả hợp lý 21,88 26,25 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) * Sự hài lòng của người tiêu dùng về thương hiệu sản phẩm của chuỗi Để tạo lập và nâng cao sự uy tín và mức độ hài lòng, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, các tác nhân cần phải tạo lập thương hiệu, mà trước hết phải đăng ký nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường. Từ đó xây dựng thương hiệu cho sản phẩm RAT tỉnh Thái Nguyên. * Sự hài lòng của người tiêu dùng về sự phục vụ Người bán lẻ là điểm cuối cùng kết thúc một quá trình luân chuyển sản phẩm của chuỗi và hứa hẹn một điểm khởi đầu mới. Thái độ phục vụ được xem là yếu tố vô hình không thể thiếu được, bao gồm sự nhiệt tình của nhân viên bán hàng, tư vấn niềm nở khi người tiêu dùng thắc mắc, giải quyết các sự cố khi sản phẩm bị hư hỏng. Tổng hợp số liệu ở phụ lục 9 đánh giá về sự hài lòng của người tiêu dùng đối với người bán hàng được phản ánh qua bảng 4.18. Bảng 4.18. Mức độ hài lòng của ngƣời tiêu dùng về thái độ phục vụ ở chuỗi giá trị rau an toàn Điểm trung bình STT Chí tiêu Chuỗi RAT HMai Chuỗi RAT B/Cải 1 Thái độ của người bán hàng 3,10 2,93 2 Giải quyết khi sản phẩm bị hỏng 2,97 2,98 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với thái độ của người bán hàng và cách giải quyết khi sản phẩm bị hỏng ở mức trung bình khá (chuỗi RAT Hoàng Mai là 3,10 điểm và chuỗi RAT Bắp Cải là 2,93); điểm đánh giá khi sản phẩm bị hư hỏng khá (chuỗi RAT Hoàng Mai là 2,97 điểm và chuỗi RAT Bắp Cải là 2,98). Nhìn chung, thái độ phục vụ của người bán hàng của các chuỗi chưa được người tiêu dùng đánh giá mức cao. Tuy nhiều người đã tham gia bán hàng trong chuỗi nhiều năm nhưng họ không được đào tạo một cách chuyên nghiệp, có khách đến thì chào bán, họ chỉ quan tâm hôm nay có bán được hết hàng hay không. Trong một số trường hợp có khách hàng phàn nàn hoặc trả lại, chỉ những người khách quen hay khách hàng trả lại ngay t hì họ mới cho đổi lại. Đây là vấn đề hạn chế chung của các chuỗi cần được cải thiện. 4.3.4.2 Tính linh hoạt của chuỗi
  16. 14 Bảng 4.19 Thời gian đáp ứng của chuỗi Đơn vị tính: ngày Thời gian đáp ứng của chuỗi STT Chỉ tiêu Chuỗi RAT HMai Chuỗi RAT B/Cải 1 Thời gian trung bình 48,5 116,5 2 Thời gian dao động 43 - 54 106 - 127 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Tóm lại, chuỗi RAT Hoàng Mai có ưu thế hơn Chuỗi RAT Bắp Cải, vì có vòng thời gian trung bình và vòng thời gian dao động ngắn nhất. * Chia sẻ thông tin của các tác nhân trong chuỗi Mức độ trao đổi, chia sẻ thông tin (Bảng 4.20): Thông tin là sự kết nối giữa hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị RAT. Các tác nhân thường trao đổi, chia sẻ với nhau những thông tin về giá cả, số lượng và chất lượng, mùa vụ. Bảng 4.20. Mức độ chia sẻ thông tin của các tác nhân trong chuỗi (n=962) Tần suất tích lũy (%) Điểm Mức ý Chuỗi Không Ít trao Thỉnh Thƣờng Rất Thƣờng TB nghĩa trao đổi đổi thoảng xuyên xuyên Chuỗi RAT - 11,76 15,03 48,37 24,84 3,86 Khá H/Mai Chuỗi RAT - 20,61 28,47 41,23 9,69 3,40 T.Bình B/Cải (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Bảng 4.20 cho thấy các tác nhân trong chuỗi đã duy trì trao đổi thông tin với nhau, riêng chuỗi RAT Hoàng Mai duy trì thường xuyên hơn (điểm trung bình đạt 3,86 điểm tức ở mức khá. Kết quả này cho thấy hoạt động quản lý chuỗi đã khơi dậy được tính năng động, chủ động và sáng tạo trong phương thức hoạt động của chuỗi, không chỉ trông trờ vào sự chỉ đạo và hướng dẫn của cán bộ quản lý chuỗi. Mức độ tin tưởng vào nguồn thông tin trao đổi Mức độ tin tưởng vào các nguồn thông tin trao đổi, chia sẻ của các tác nhân trong chuỗi giá trị RAT tùy thuộc vào mối quan hệ của từng tác nhân, mặc dù họ có thường xuyên hay không thường xuyên trao đổi, chia sẻ và gặp mặt trực tiếp hay chỉ qua điện thoại. Mục đích cuối cùng của một tác nhân khi tham gia vào chuỗi là lợi nhuận. Lợi nhuận của họ sẽ càng lớn nếu họ mua sản phẩm đầu vào với giá rẻ, bán được sản phẩm với giá cao và chi phí tăng thêm tối thiểu. Vì vậy, những thông tin trao đổi, chia sẻ giữa các tác nhân trong một chuỗi thì mức độ tin tưởng từ nguồn thông tin này sẽ khác nhau, đặc biệt là khi các tác nhân lấy thông tin từ các tác nhân đối tác của mình * Sự đánh giá của người tiêu dùng về địa điểm bán (Bảng 4.21) Địa điểm bán hàng là điểm cuối cùng giao dịch của chuỗi, sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nếu địa điểm thuận lợi cho người tiêu dùng mua sản phẩm thì nhu cầu của người tiêu dùng càng được đáp ứng nhanh, chuỗi hoạt động càng linh hoạt. Bảng 4.21. Đánh giá của ngƣời tiêu dùng về địa điểm bán sản phẩm (n=384) Tần suất tích lũy (%) Điểm Chuỗi Không Bình Thuận Rất Thuận Ít thuận lợi TB thuận lợi thƣờng lợi lợi Chuỗi RAT H/Mai 8,85 15,18 19,41 25,31 31,25 3,54 Chuỗi RAT B/Cải 10,00 20,00 26,25 23,75 20,00 3,24 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Một chuỗi giá trị càng có nhiều người tiêu dùng đánh giá địa điểm mua thuận lợi thì chuỗi đó có địa điểm hợp lý. Điểm trung bình của cả 5 mức độ đều đạt trên 3,20 điểm tức là mức trung bình khá trở lên, riêng ở chuỗi RAT H/Mai đạt mức khá (3,54 điểm) tức là điểm bán hàng thuận lợi.
  17. 15 Người tiêu dùng đánh giá địa điểm thuận lợi vì họ cho rằng nơi địa điểm của chuỗi cung cấp sản phẩm rất dễ nhìn thấy, khoảng cách gần nhà, gần cơ quan. Tuy nhiên còn một số người tiêu dùng của cả hai chuỗi cho rằng địa điểm cung cấp bình thường và ít thuận lợi, vì còn có tới 24,03 đến 30%% người được hỏi cho rằng địa điểm bán sản phẩm của chuỗi không hoặc ít thuận lợi. 4.3.4.3. Chất lượng sản phẩm Kết quả nghiên cứu thực địa cho thấy, sản phẩm của chuỗi được cấp chứng chỉ về chất lượng. có chỉ dẫn truy xuất được nguồn gốc và có thể tham gia vào thị trường xuất khẩu. như chuỗi liên kết sản xuất RAT tại HTX Hùng Sơn, Đại Từ. Kết quả khảo sát 384 người tiêu dùng trên địa bàn nghiên cứu đánh giá chất lượng sản phẩm RAT Thái Nguyên là khá tốt (Điểm trung bình đạt 3,54), chi tiết tại bảng 4.16. 4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên 4.4.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên 4.4.1.1 Yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi a) Thời gian tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tác nhân Thời gian tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tác nhân sẽ ảnh hưởng đến mức độ ổn định của các mối liên kết. Bảng 4.22 Số tác nhân liên kết ổn định đƣợc phân theo thời gian tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh Tổng số Liên kết ổn định Thời gian hoạt động Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Dưới 5 năm 125 21,59 18 9,73 Từ 5 - 10 năm 199 34,37 73 39,46 Trên 10 năm 255 44,04 94 50,81 Tổng số 579 100 185 100 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Nhìn vào bảng 4.22 Các tác nhân có thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh trên 10 năm có 255 tác nhân, chiếm nhiều nhất 44,04%, trong đó có đến 50,81% tác nhân có mối liên kết ổn định. Các tác nhân có thời gian hoạt động dưới 5 năm có mối liên kết ổn định là 18 tác nhân chỉ chiếm 9,73%. Như vậy, những tác nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu năm thì mối liên kết ổn định hơn. b) Nhóm tổ chức sản xuất, kinh doanh Bảng 4.23. Tỷ lệ tác nhân tham gia vào các tổ chức sản xuất, kinh doanh Đơn vị tính: % Tổ chức Sản xuất Thu gom Bán buôn Chế biến, bảo quản Bán lẻ Tổ hợp tác 9,31 - - - - Hợp tác xã 70,00 - - - - Hiệp hội - - - - - (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Qua điều tra các tác nhân tham gia trong chuỗi chỉ có 27 tác nhân sản xuất tham gia vào nhóm tổ chức tổ hợp tác, chiếm 9,31% tổng số tác nhân; 203 tác nhân sản xuất tham gia vào nhóm tổ chức hợp tác xã, chiếm 70,00% tổng số tác nhân và chưa có tác nhân nào tham gia vào hiệp hội (bảng 4.23). Tuy nhiên, mô hình liên kết áp dụng tiến bộ kỹ thuật có 60 tác nhân sản xuất tham gia (chiếm 20,69%), đây cũng là hình thức mới. Những người tham gia vào các nhóm tổ chức sản xuất, kinh doanh sẽ có mối liên kết ổn định hơn (tỷ lệ chiếm 77,83%), chi tiết tại bảng 4.24
  18. 16 Bảng 4.24. Số tác nhân liên kết ổn định phân theo nhóm tổ chức sản xuất, kinh doanh Liên kết ổn định Số lượng Tỷ lệ Tổ chức Số lƣợng (người) (%) Tỷ lệ (ngƣời) (%) THT 27 4,67 27 100 HTX 203 35,13 158 77,83 Không tham gia THT, HTX (cá thể) 348 60,20 105 30,09 Tổng số 578 100 290 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) 4.4.1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của chuỗi a) Công nghệ, kỹ thuật b) Nguồn vốn của các tác nhân Bảng 4.25. Tổng hợp kết quả các tác nhân vay vốn từ các nguồn tín dụng (n=578) Nhu cầu vay của các tác nhân STT Nơi vay Số lƣợng (T/nhân) Tỷ lệ (%) 1 Tổ chức tín dụng chính thức 171 20,98 Ngân hàng NN&PTNT 107 62,57 Ngân hàng CSXH 64 37,43 2 Tổ chức tín dụng phi chính thức 407 49,94 Người thân, bạn bè 76 18,67 Phường, hội 63 15,48 Tư nhân 174 42,75 Ứng trước để mua hàng 94 23,10 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Như vậy, đa số các tác nhân đều có nhu cầu về vốn nhưng chủ yếu là họ vay vốn từ các tổ chức phi chính thức, với lãi suất cao (bảng 4.25). Bảng 4.26. Khó khăn nhất của các tác nhân trong tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng chính thức STT Chỉ tiêu Số hộ (n = 578) Tỷ lệ (%) 1. Thời gian thẩm định dài 72 12,46 2. Thời hạn vay ngắn 37 6,40 3. Không đáp ứng đủ nhu cầu vay 112 19,38 4. Điều kiện vay vốn 227 39,27 5. Thủ tục vay phức tạp 63 10,90 6. Không có quan hệ thân thiết với ngân hàng 67 11,59 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Thủ tục vay vốn ở các tổ chức chính thức không còn là khó khăn đối với các tác nhân, mà cái khó khăn nhất hiện nay là điều kiện vay vốn, có tới 39,27% tác nhân khẳng định điều kiện này. Đối với ngân hàng CSXH muốn vay vốn thì hộ gia đình phải thuộc diện hộ nghèo và phải được các tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,… bảo lãnh. Đối với ngân hàng NN & PTNT, muốn vay được các tác nhân phải có tài sản để thế chấp và dự án sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp các tác nhân không có tài sản thế chấp thì có thể vay gián tiếp thông qua sự bảo lãnh của Hội Nông dân, Hội Phụ nữ… giống như ngân hàng CSXH, hình thức này ngân hàng NN & PTNT ít áp dụng. Dù hình thức nào thì các ngân hàng cũng xét duyệt lựa chọn những hộ có điều kiện trả vốn nhanh, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Trong khi đó, sản xuất kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp nói chung, các tác nhân luôn phải đối phó với những tình trạng rủi
  19. 17 ro cao, vì vậy điều kiện vay vốn chủ hộ rất khó đáp ứng (chi tiết tại bảng 4..26). c) Thị trường nông sản Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường và ổn định thị trường cho sản phẩm của chuỗi giá trị RAT ở Thái Nguyên vẫn đang là bài toán cần phải sớm có lời giải để góp phần mở rộng và phát triển mô hình liên kết chuỗi giá trị RAT tại địa phương trong thời gian tới. 4.4.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chuỗi a) Trình độ của các tác nhân trong chuỗi (bảng 4.27) Bảng 4.27. Trình độ của các tác nhân trong chuỗi (n=548) Đơn vị tính: % Diễn giải Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 CĐ, ĐH, ThS Người sản xuất 16,90 31,38 47,58 4,14 Người thu gom 28,26 47,83 19,57 4,34 Người bán buôn 17,28 32,10 43,21 7,41 Người bán lẻ 32,82 49,62 17,56 - Toàn chuỗi 21,71 37,23 37,41 3,65 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Như vậy có thể thấy các tác nhân tham gia chuỗi giá trị RAT tại Thái Nguyên có trình độ chuyên môn thấp, chỉ có 20 tác nhân có trình độ chuyên môn cao (cao đẳng, đại học và thạc sỹ) tập trung ở tác nhân sản xuất, thu mua và bán buôn, còn lại là ở trình độ trung học phổ thông (cấp 3) xuống đến tiểu học (cấp 1), {chi tiết tham khảo tại phụ lục 10}. Đây cũng là hạn chế của tác nhân trong chuỗi giá trị RAT, cản trở đến việc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới cũng như đến nhận thức và khả năng sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến năng lực phân tích và tiếp cận thị trường RAT để có thể phát triển chuỗi giá trị này có hiệu quả nhất. Vì vậy, cần phải tiếp tục mở các lớp đào tạo chuyên môn phù hợp cho các tác nhân. b) Quy mô của tác nhân đầu tiên của chuỗi Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác nhân sản xuất có diện tích trồng rau trung bình nhỏ từ 0,1 ha - 0,3 ha, lớn nhất cũng chỉ là 1ha. Như vậy, các tác nhân đầu tiên của chuỗi có quy mô nhỏ, làm cho chuỗi giá trị RAT ở Thái Nguyên trở nên phức tạp và rất khó tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng, khối lượng theo nhu cầu thị trường. 4.4.1.4 Yếu tố ảnh hưởng khác a) Khuyến nông Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tác nhân đã được sự giúp đỡ của rất nhiều các tổ chức, sở ban ngành liên quan. Trong đó trực tiếp nhất đối với người dân là tổ chức hoạt động của khuyến nông. Khuyến nông ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển sản xuất kinh doanh của các tác nhân. Hoạt động cơ bản của khuyến nông là các tác nhân được tham gia vào các chương trình tập huấn, trình diễn và chia sẻ thông tin về thị trường. Bảng 4.28. Tỷ lệ tác nhân tham gia vào hoạt động khuyến nông (n=548) Đơn vị tính: % Mức độ Sản xuất Thu gom Bán buôn Bán lẻ Thường xuyên 16,55 10,87 13,58 10,69 Thỉnh thoảng 44,83 23,91 41,98 22,14 Không tham gia 38,62 65,22 44,44 67,17 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Trên bảng 4.28 số lượng các tác nhân tham gia vào hoạt động khuyến nông thực tế là 282 người, chiếm 51,46%. Trong đó, số tham gia thường xuyên chỉ có 78 tác nhân chiếm 14,23%. Nhóm tác nhân sản xuất và bán buôn tham gia nhiều hơn còn nhóm thu gom và bán lẻ có số người
  20. 18 tham gia chiếm tỷ lệ thấp. Vẫn còn tác nhân ở tất cả các nhóm đặc biệt là nhóm sản xuất không tham gia hoạt động khuyến nông (Số liệu chi tiết được phản ánh ở phụ lục 11). Như vậy, chứng tỏ các tác nhân chưa thật sự quan tâm và coi trọng việc hỏi học, đào tạo từ khuyến nông. b) Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển RAT của tỉnh Thái Nguyên Bảng 4.29. Tỷ lệ nhu cầu hỗ trợ của các tác nhân trong chuỗi STT Nhu cầu Số hộ Tỷ lệ (%) 1. Hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ 141 25,73 2. Hỗ trợ thông tin, kiến thức thị trường 210 38,32 3. Hỗ trợ vốn 74 13,50 4. Hỗ trợ khác 123 22,45 Tổng số 548 100 (Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra năm 2022 của tác giả) Các tác nhân trong chuỗi giá trị RAT có nhu cầu được hỗ trợ về kiến thức thị trường chiếm nhiều nhất 38,32% (bảng 4.29). Hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ chiếm 25,73%, đây là nhu cầu của hộ sản xuất và người bán buôn, bán lẻ. Họ mong muốn được tập huấn kỹ thuật siêu thâm canh, kỹ thuật ứng dụng công nghệ cao trồng rau thủy canh và hệ thống tưới tiết kiệm, kỹ thuật chế biến, bảo quản công nghệ hiện đại theo quy trình để sản phẩm được công nhận đạt chuẩn. Như vậy, 100% tác nhân mong muốn được vay vốn nhưng nhu cầu hỗ trợ vốn chưa phải là cấp thiết đối với các tác nhân trong chuỗi (chiếm 13,50%). 4.4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm rau an toàn tỉnh Thái Nguyên 4.4.2.1. Kết quả kiểm định thang đo qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) > 0.7. Đồng thời, các biến quan sát đều có tương quan biến tổng > 0.3. Như vậy, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm RAT đáp ứng độ tin cậy. 4.4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả kiểm định Barlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.00 < 0.05). Đồng thời, hệ số KMO = 0.774 > 0.5, chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố 4.4.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến Bảng 4.31: Bảng thống kê mô tả các yếu tố Số phiếu khảo sát Giá trị trungbình Độ lệch chuẩn LK 962 3.3273 .04075 TC 962 3.6453 .03101 QL 962 3.5364 .03558 KN 962 3.1492 .04134 CS 962 3.4122 .03645 Valid N (listwise) 962 Nguồn: Tác giả xử lý số liệu SPSS 22 Bảng 4.31 ta thấy, các đối tượng khảo sát khá đồng tình với các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm RAT. Tuy nhiên, để biết được trong các yếu tố LK, TC, QL, KN và CS, yếu tố nào ảnh hưởng nhiều, yếu tố nào ảnh hưởng ít đến chuỗi giá trị sản phẩm RAT chúng ta cần thực hiện đến bước phân tích tương quan và hồi quy tiếp theo. + Phân tích tương quan: Ở đây 5 biến độc lập ký hiệu là: LK (Yếu tố ảnh hưởng đến mối liên kết của các tác nhân trong chuỗi), TC (Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của chuỗi), QL (Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chuỗi), KN (Khuyến nông), CS (Cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển RAT); Y (Chuỗi giá trị sản phẩm RAT) là biến phụ thuộc vào 5 thành phần trên. Dựa trên phân tích nhân tố khám phá EFA và hệ số Cronbach’s Alpha, các biến đều đủ điều kiện để tiến hành phân tích hồi quy và 5 biến đều được xem là các biến độc lập trong các mô hình hồi quy. + Phân tích hồi quy đa biến:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2