intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Ảnh hưởng của chênh lệch độ ẩm trong gỗ xẻ keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) đến khuyết tật khi sấy, ứng dụng cho lò sấy năng lượng mặt trời

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật "Ảnh hưởng của chênh lệch độ ẩm trong gỗ xẻ keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) đến khuyết tật khi sấy, ứng dụng cho lò sấy năng lượng mặt trời" được nghiên cứu với mục tiêu: Xác định mối quan hệ giữa mức chênh lệch độ ẩm trong gỗ xẻ keo tai tượng đến khuyết tật khi sấy; Đề xuất quy trình sấy gỗ xẻ keo tai tượng trong lò sấy năng lượng mặt trời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Ảnh hưởng của chênh lệch độ ẩm trong gỗ xẻ keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) đến khuyết tật khi sấy, ứng dụng cho lò sấy năng lượng mặt trời

  1. 2
  2. CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1) Hà Tiến Mạnh, Phạm Văn Chương, Bùi Duy Ngọc, Đỗ Văn Bản, Nguyễn Đức Thành, Bùi Hữu Thưởng (2021), “Một số đặc điểm cấu tạo của gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) ảnh hưởng đến quá trình sấy”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 2, tr.100-112. 2) Hà Tiến Mạnh, Phạm Văn Chương, Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Thị Phượng, Trần Đức Trung (2022), “Mức độ chênh lệch ẩm và sự phát triển khuyết tật trong quá trình sấy gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 5, tr.135-149. 3) Hà Tiến Mạnh, Phạm Văn Chương, Bùi Duy Ngọc, Trần Đăng Sáng (2023), “Mô hình mô phỏng quá trình sấy quy chuẩn gỗ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.)”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, 1, tr.89-99. 4) Hà Tiến Mạnh, Bùi Duy Ngọc, Đặng Đức Việt, Trần Đức Trung (2019, “Xác định thông số công nghệ sấy sơ bộ gỗ xẻ Keo tai tượng (Acacia mangium) bằng lò sấy năng lượng mặt trời”, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, Số chuyên san-2019(1), tr.74-81. 5) Manh, H. T., Redman, A. L., Van, C. P., Ngoc, B. D. (2022), “Mass transfer properties of Acacia mangium plantation wood”, Maderas-Cienc Tecnol, 24(2), pp.1-12.
  3. 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Cây Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) (KTT) đã trở thành cây trồng chủ lực để cung cấp gỗ cho ngành chế biến Việt Nam hiện nay. Sấy gỗ là khâu bắt buộc trong chế biến và quyết định chất lượng sản phẩm, nhưng cản trở năng suất và lợi nhuận do tiêu hao nhân công, nhiên liệu và gỗ sấy khuyết tật, đặc biệt ở những loài rừng trồng mọc nhanh như KTT là vấn đề cần được giải quyết khắc phục. Luận án tập trung nghiên cứu quá trình vận chuyển ẩm trong gỗ sấy. Động lực vận chuyển ẩm (nước và hơi nước) từ tâm ra bề mặt gỗ là mức chênh lệch độ ẩm (MC gradient) được xác định trong suốt quá trình sấy và sự ảnh hưởng tới phát triển khuyết tật có ý nghĩa giúp lựa chọn các chế độ sấy phù hợp. Sự di chuyển ẩm trong gỗ được gọi là quá trình chuyển khối (mass transfer), thông qua khả năng thấm và khuếch tán và phụ thuộc vào cấu tạo gỗ. Các đặc tính khác bao gồm khối lượng riêng, co rút, điểm bão hòa thớ gỗ (FSP) và độ rỗng cũng được xác định để hiểu các hiện tượng xảy ra và cung cấp dữ liệu cho mô hình toán học mô phỏng quá trình sấy. Sử dụng mô hình toán học là phương pháp tiến bộ, hiệu quả vì không thực hiện nhiều mẻ sấy thí nghiệm lặp lại như phương pháp thực nghiệm. Mặc dù chưa ứng dụng cho lò sấy năng lượng mặt trời (NLMT) nhưng luận án sử dụng mô hình toán học để hiểu rõ hơn và đưa ra cách tiếp cận mới khi nghiên cứu về sấy. Các nghiên cứu xác định mức chênh lệch độ ẩm và sự tương quan tới khuyết tật trong lò sấy quy chuẩn đã được ứng dụng để đối chiếu với mức độ khuyết tật trong lò sấy NLMT. Sấy gỗ sử dụng NLMT đang là hướng đi mới, có tính ứng dụng cao trong sản xuất công nghiệp. Mong muốn tìm ra luận cứ khoa học về mối quan hệ giữa mức chênh lệch độ ẩm với các khuyết tật xảy ra trong gỗ suốt quá trình sấy và ứng dụng cho một trường hợp sấy gỗ cụ thể là lý do mà luận án “Ảnh hưởng của chênh lệch độ ẩm trong gỗ xẻ Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) đến khuyết tật khi sấy, ứng dụng cho lò sấy năng lượng mặt trời” cần thiết được thực hiện. 2. Mục tiêu của luận án
  4. 5 Mục tiêu lý luận: Xác định mối quan hệ giữa mức chênh lệch độ ẩm trong gỗ xẻ KTT đến khuyết tật khi sấy. Mục tiêu thực tiễn: Đề xuất quy trình sấy gỗ xẻ KTT trong lò sấy năng lượng mặt trời. 3. Đối tượng nghiên cứu Gỗ KTT được khai thác tại cùng một địa điểm là thôn Thanh Cao, xã Ngọc Thanh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cùng 9 năm tuổi. 4. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu quá trình vận chuyển ẩm khi sấy gỗ, không nghiên cứu quá trình bay hơi bề mặt, vận chuyển nhiệt và trao đổi nhiệt. Mức chênh lệch độ ẩm được giới hạn là theo chiều dày tấm gỗ. Xác định sự ảnh hưởng trực tiếp của mức chênh lệch độ ẩm đến khuyết tật, không xác định nội ứng suất. Để thấy rõ sự ảnh hưởng của mức chênh lệch độ ẩm đến khuyết tật khi sấy, mẻ sấy cứng với dốc sấy U = 4,4 - 5,0 đã được thực hiện để so sánh với mẻ sấy mềm với dốc sấy U = 2,0 - 2,5. Các yếu tố thuộc nguyên liệu (loài, tuổi, kích thước gỗ sấy) và thiết bị sấy và kiểm tra,… được cố định. Mô hình toán học mô phỏng quá trình sấy quy chuẩn được kế thừa mô hình TransPore hai chiều trên nền tảng lập trình của Redman. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Ý nghĩa khoa học: Góp phần tìm hiểu bản chất của quá trình vận chuyển ẩm và mức chênh lệch độ ẩm ảnh hưởng đến khuyết tật suốt quá trình sấy gỗ KTT. Ý nghĩa thực tiễn: Sự ảnh hưởng của mức chênh lệch độ ẩm đến khuyết tật là cơ sở để lựa chọn các chế độ sấy cho gỗ KTT trong lò sấy quy chuẩn, ứng dụng cho lò sấy năng lượng mặt trời. 6. Những đóng góp mới - Các đặc tính chuyển khối và cấu tạo hiển vi, khối lượng riêng cơ bản, độ rỗng, co rút tế bào, điểm bão hòa thớ gỗ (FSP) của gỗ KTT. - Phương pháp cắt lát để xác định được mức chênh lệch độ ẩm trong gỗ suốt quá trình sấy.
  5. 6 - Xác định mức chênh lệch độ ẩm ở các thời điểm sấy khác nhau và sự ảnh hưởng đến khuyết tật là hướng nghiên cứu mới và cơ bản về sấy gỗ. - Quy trình sấy hợp lý cho gỗ KTT bằng lò sấy NLMT được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. 7. Cấu trúc của luận án Luận án có 142 trang với 30 bảng, 78 hình, 109 tài liệu tham khảo (19 tài liệu tiếng Việt, 90 tài liệu tiếng Anh) có với kết cấu: như sau: Phần mở đầu (4 trang); Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu (28 trang); Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu (27 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (72 trang); Kết luận, tồn tại và kiến nghị (3 trang). Luận án có 109 tài liệu tham khảo với 19 tài liệu tiếng Việt, 90 tài liệu tiếng Anh. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Mức chênh lệch độ ẩm trong gỗ khi sấy Việc xác định mức chênh lệch độ ẩm gỗ sấy đã được thực hiện trong một số nghiên cứu ở Việt Nam với phương pháp dùng ẩm kế điện trở có độ chính xác không cao ở trên FSP; mối tương quan giữa mức chênh lệch độ ẩm và nội ứng suất trong suốt quá trình sấy chưa được thực hiện ở Việt Nam; các nghiên cứu trên thế giới thường sử dụng lý thuyết về mối tương quan này để giải thích các hiện tượng khuyết tật khi sấy. Luận án lựa chọn tiếp cận xác định mức chênh lệch độ ẩm và sử dụng lý thuyết về mối tương quan tới nội ứng suất để giải thích các khuyết tật khi sấy; để xác định chính xác được mức chênh lệch độ ẩm từ khi gỗ còn tươi đến khi kết thúc quá trình sấy, sử dụng phương pháp cắt lát. 1.2. Quá trình vận chuyển ẩm trong gỗ khi sấy Stamm (1967), Siau (1984), Skaar (1988), Walker (2006), Perré (2007) đã tổng hợp và thống nhất về sự vận chuyển ẩm (nước và hơi nước) trong gỗ là rất phức tạp phụ thuộc rất nhiều vào cấu tạo gỗ, dưới tác động của các động lực thấm và khuếch tán, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn trên hay dưới FSP.
  6. 7 Perré và Passard (2004), Perré (2007), Salin (2010) và Redman và đồng tác giả (2012) đã chỉ ra các đặc tính của gỗ cần cung cấp cho một mô hình mô phỏng chính xác quá trình sấy, trong đó, hệ số thấm và hệ số khuếch tán cần được xác định. Luận án lựa chọn được phương pháp ALU- CHA - thông qua máy đo tự động POROLUX TM1000 đo hệ số thấm dẫn và phương pháp PVC-CHA đo hệ số khuyếch tán của gỗ KTT. 1.3. Một số đặc tính của gỗ cho mô hình chuyển khối Perré (1996), Perré và Passard (2004), Salin (2010) và Redman và đồng tác giả (2012) cho rằng ngoài các đặc điểm cấu tạo và chuyển khối, các đặc tính khác gồm khối lượng riêng, độ rỗng, độ co rút tế bào và FSP cũng cần được xác định để giải thích cho các hiện tượng xảy ra khi sấy và là dữ liệu đầu vào của mô hình mô phỏng quá trình sấy. Xác định độ rỗng bằng phần mềm Image J, độ co rút tế bào bằng máy ảnh kỹ thuật số ống kính hiển vi và Image J theo dõi và đo thay đổi kích thước lát mỏng hơn 1 mm là những phương pháp hiện đại được luận án kế thừa. Đặc điểm cấu tạo và một số đặc tính vật lý của gỗ KTT và một số loại gỗ Keo khác đã được nghiên cứu trong và ngoài nước, được sử dụng để so sánh với các kết quả đo đếm về cấu tạo gỗ KTT trong nghiên cứu này. 1.4. Mô hình hóa trong sấy gỗ Các mô hình đầu tiên trên thế giới được sử dụng là các mô hình sấy một chiều để hiểu biết hiện tượng vật lý liên quan đến quá trình sấy. Nhờ sự phát triển của máy tính, các mô hình hai chiều và ba chiều toàn diện đã được đưa ra để thể hiện chính xác hơn các đặc tính tính dị hướng của gỗ. Các mô hình dựa trên sự khuếch tán được sử dụng rộng rãi, có khả năng dự đoán các giá trị của độ ẩm thay đổi theo thời gian và không gian. Để dự đoán được quá trình sấy từ khi gỗ tươi, cần bổ sung hệ số thấm cho mô hình khuếch tán. Điển hình là mô hình TransPore hai chiều của Perré và Turner (1999) đã được ứng dụng rất rộng rãi. Mô hình này đã được Redman (2017) áp dụng để lập trình mô phỏng quá trình sấy chân không và quy chuẩn và tiếp tục được kế thừa để mô phỏng quá trình sấy gỗ KTT trong lò sấy quy chuẩn của luận án.
  7. 8 1.5. Nghiên cứu về sấy gỗ và sấy NLMT Tổng quan cho thấy chưa có nghiên cứu xác định mối tương quan giữa mức chênh lệch độ ẩm và sự phát triển khuyết tật trong suốt quá trình sấy ở Việt Nam. Khoảng trống nghiên cứu này đã được luận án lựa chọn để thực hiện trong lò sấy quy chuẩn và được sử dụng để giải thích các hiện tượng xuất hiện khi sấy trong lò sấy NLMT. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Xác định mức chênh lệch độ ẩm trong gỗ xẻ KTT khi sấy và ảnh hưởng của nó đến khuyết tật 1) Xác định đặc điểm cấu tạo và đặc tính gỗ KTT ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển ẩm khi sấy, bao gồm: Đặc điểm cấu tạo hiển vi; độ rỗng; khối lượng riêng cơ bản; độ co rút; điểm bão hoà thớ gỗ; hệ số thấm, hệ số khuếch tán 2) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của mức chênh lệch độ ẩm đến khuyết tật trong suốt quá trình sấy gỗ KTT 2.1.2. Nghiên cứu sấy gỗ xẻ KTT bằng lò sấy NLMT 3) Xây dựng mô hình toán học mô phỏng quá trình vận chuyển ẩm khi sấy gỗ KTT trong lò sấy quy chuẩn 4) Lựa chọn chế độ sấy gỗ xẻ KTT bằng NLMT 5) Đề xuất quy trình sấy gỗ xẻ KTT bằng NLMT 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Vật liệu nghiên cứu Gỗ tròn KTT có đường kính lớn hơn 20 cm, chiều dài (270 ± 5) cm. Với mỗi nội dung, vật liệu nghiên cứu được chuẩn bị khác nhau. - Nghiên cứu cấu tạo và đặc tính gỗ KTT: 200 thanh dài (L) x rộng (W) x dày (T) là 1000 x 80 x 27 mm không khuyết tật được sấy đến 20 % trong lò sấy NLMT tại Trung tâm Chuyển giao công nghệ Công nghiệp rừng. - Nghiên cứu ảnh hưởng của mức chênh lệch độ ẩm đến khuyết tật: Gỗ được xẻ thanh L x W x T là 1322 x 80 x 25 mm. Từ mỗi đầu thanh gỗ, loại bỏ đoạn 200 mm và xác định độ ẩm bằng cân-sấy. Độ ẩm nằm trong khoảng từ 88,2 % đến 158,6 %. Ở mỗi mẻ sấy, 60 thanh dài 900 mm có độ ẩm trên
  8. 9 140 % đã được lựa chọn để sơn bịt đầu bằng nhựa epoxy trước khi sấy. - Nghiên cứu lựa chọn chế độ sấy NLMT: Gỗ được xẻ thành các thanh dài x rộng x dày là 1000 x 80 x 25 mm. Dung lượng mẫu là 200 thanh/1 mẻ. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Xác định đặc điểm cấu tạo và đặc tính gỗ KTT a) Cấu tạo hiển vi: 10 mẫu kích thước L x R x T là 30 x 20 x 20 mm được chuyển đến Đại học Kyoto, Nhật Bản để chụp ảnh SEM và ảnh OM. 10 mẫu tương tự được chụp ảnh bổ sung ở Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng. Sử dụng phương pháp hình thái học để quan sát, mô tả cấu tạo hiển vi gỗ theo danh sách các đặc điểm cấu tạo hiển vi của Hội Giải phẫu gỗ quốc tế (IAWA). b) Độ rỗng: Ảnh OM được cắt thành ảnh nhỏ hơn để chỉ chứa sợi hoặc mạch gỗ. Các lỗ rỗng của ruột tế bào được phần mềm ImageJ lọc tách riêng trên ảnh và đo diện tích để tính độ rỗng ruột tế bào sợi gỗ, mạch gỗ và tổng độ rỗng. c) Hệ số thấm, hệ số khuếch tán ẩm: Các nghiên cứu xác định hệ số thấm, hệ số khuếch tán ẩm, khối lượng riêng cơ bản, độ rỗng, độ co rút, điểm bão hoà thớ gỗ được thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Salisbury, Cục Nông - Ngư nghiệp (DAF), Queensland, Úc. Phương pháp thực hiện tham khảo từ luận án tiến sĩ của Redman (2017) và được triển khai dưới sự hướng dẫn của chính tác giả. 5 thanh xuyên tâm và 5 thanh tiếp tuyến không dính gỗ dác, không khuyết tật được cắt L x R/T x T/R là 300 x 75 x 25 mm được khoan rút lõi và phay tạo ra các mẫu hình trụ để kiểm tra hệ số thấm lỏng, khí và hệ số khuếch tán theo các chiều dọc thớ, xuyên tâm và tiếp tuyến. Các phép đo và tính toán hệ số thấm được thực hiện tự động trên máy Porometer 1000 Porolux, Đức. Sử dụng phương pháp ổn định để xác định hệ số khuếch tán ẩm. Tạo sự chênh lệch ổn định về EMC ở 2 bề mặt mẫu bằng các vaporimeter chứa mẫu và tủ khí hậu có găng tay thao tác để không mở cánh tủ trong suốt quá trình theo dõi dòng khuếch tán qua mẫu. Thống kê bằng phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA) với α = 0,05. d) Khối lượng riêng cơ bản: Phương pháp xác định tuân theo tiêu chuẩn Úc AS/NZS 1080.3:2000.
  9. 10 e) Độ co rút và điểm bão hoà thớ gỗ: Từ các mẫu xẻ xuyên tâm bão hòa ẩm, cắt 10 lát dày 0,8 mm vuông góc với chiều dọc thớ để thoát ẩm và co rút. Ở mỗi khoảng thời gian 5 phút lát được cân để xác định độ ẩm và được chụp ảnh bằng máy ảnh kỹ thuật số ống kính hiển vi độ phóng đại từ 10 lần đến 300 lần. Các ảnh được phần mềm ImageJ đo sự thay đổi kích thước và xác định độ co rút. Điểm bão hoà thớ gỗ FSP được xác định trên đồ thị quan hệ giữa MC và mức độ co rút. 2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mức chênh lệch độ ẩm đến khuyết tật Thiết bị thí nghiệm: - Lò sấy gỗ theo phương pháp sấy quy chuẩn Melb Uni 2074-4 do Úc thiết kế chế tạo tại Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng. - Thiết bị cắt lát được chế tạo tại Việt Nam theo thiết kế của DAF, được sử dụng để cắt lát mẫu mỏng. Chế độ sấy: Mẻ số 1 có chế độ sấy cứng (dốc sấy U = 4,4 - 5,0) và mẻ số 2 với chế độ sấy mềm (dốc sấy U = 2,0 - 2,5). Chọn 2 thanh mẫu đại diện được rút ra định kỳ mỗi ngày một lần để cân và xác định độ ẩm tức thời MCat của mẻ sấy. Chọn 2 thanh mẫu khác để rút ra mỗi ngày và cắt lát xác định mức chênh lệch độ ẩm MCg. 20 lát cắt có chiều dày khoảng 1 mm được cắt từ 2 bề mặt tiến dần vào tâm, lập tức được cân - sấy để đo độ ẩm. Đồ thị độ ẩm theo vị trí từng lát thể hiện mức chênh lệch độ ẩm trong tấm gỗ sấy. Phương pháp đánh giá khuyết tật gỗ sấy: 10 thanh gỗ đại diện cho các vị trí trong đống gỗ sấy được lấy ra tại 4 thời điểm: trước sấy, khi độ ẩm đạt 50 %, 20 % và sau sấy. Sử dụng tiêu chuẩn AS/NZS 4787:2001 đo chiều dài các vết nứt mặt, nứt đầu và chiều sâu mo móp. Sử dụng tiêu chuẩn AS 2082:2007 đo chiều cao cong vênh. 2.2.2.3. Phương pháp xây dựng mô hình toán học Sự bảo toàn chất lỏng, hơi nước, chất khí và entanpi cho phép suy ra một tập hợp các phương trình đưa vào để lập trình cho mô hình. Các điều kiện biên, điều kiện ban đầu cũng được tính toán và đưa vào mô hình. Chi
  10. 11 tiết các phương trình và các điều kiện được Redman và đồng tác giả (2017) công bố. Các giả thuyết xây dựng mô hình: - Gỗ KTT có kích thước L x W x T là 900 x 80 x 25 mm - Các đặc tính gỗ KTT đã được xác định. - Các thông số môi trường sấy đã sử dụng như ở mẻ sấy thực nghiệm ở dốc sấy U = 2 - 2,5 được đưa vào tệp dữ liệu của mô hình. Phương pháp giải các phương trình vi phân: Phương pháp thể tích hữu hạn được thực hiện trên mỗi mắt lưới tam giác trong một miền hình chữ nhật. Các lưới được vẽ trên phần mềm Gmsh-2.4.2. Phương pháp mô phỏng của mô hình: sử dụng phần mềm Matlab R2015a. Độ chính xác được xác định bằng sai số toàn phương trung bình gốc (RMSE) và sai số thời gian sấy Edt giữa mô hình và thực nghiệm. 2.2.2.4. Phương pháp lựa chọn chế độ sấy NLMT Lò sấy NLMT công suất 0,5 m3 gỗ/mẻ có tấm hấp thụ sơn nano đen đạt hiệu suất hấp thụ trên 90 %. Nhiệt độ sấy để tự nhiên theo ánh nắng, EMC điều khiển bằng phun ẩm được lựa chọn là biến để thay đổi dốc sấy. Thí nghiệm 3 mẻ sấy với 3 dốc sấy Umin = 2,4; U0 = 2,8; Umax = 3,2. Đánh giá chất lượng gỗ sấy: Mức độ nứt vỡ, cong vênh là các chỉ tiêu được sử dụng để phân cấp chất lượng gỗ sấy theo tiêu chuẩn AS/NZS 4787:2001 và AS 2082:2007. 2.2.2.5. Phương pháp đề xuất quy trình sấy NLMT Chế độ sấy sau khi được lựa chọn ở nội dung trên tiếp tục được khảo nghiệm 2 mẻ sấy để hiệu chỉnh và đề xuất quy trình sấy trên lò sấy NLMT quy mô 40 m3 gỗ xẻ/1 mẻ tại Công ty Cổ phần Chế biến gỗ Nội thất PISICO Bình Định. Mức độ nứt vỡ và sự đồng đều độ ẩm trong mẻ sấy được đánh giá theo tiêu chuẩn AS/NZS 4787:2000. Chất lượng và chi phí sấy được so sánh với mẻ sấy đối chứng là lò sấy hơi nước nhiệt độ từ 50 o C đến 65 oC. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
  11. 12 3.1. Ảnh hưởng của đặc điểm cấu tạo và đặc tính gỗ Keo tai tượng đến quá trình vận chuyển ẩm 3.1.1. Đặc điểm cấu tạo 3.1.1.1. Cấu tạo hiển vi a) Mạch gỗ Mạch phân tán giúp hạn chế được sự chênh lệch ẩm giữa phần gỗ sớm và phần gỗ muộn cũng như sự chênh lệch ẩm trên toàn bộ phần gỗ lõi theo hướng xuyên tâm. Mạch đơn, kép 2, kép 3 và đôi khi tụ hợp thành nhóm. Lỗ xuyên mạch đơn, gần như mở hoàn toàn và không có thể bít làm cho sự vận chuyển ẩm theo chiều dọc thớ dễ dàng. Vách tế bào không có cấu tạo xoắn ốc làm co rút theo chiều ngang thớ cao. Lỗ mạch có kích thước trung bình, số lượng ít là lý do làm tốc độ sấy gỗ KTT bị chậm. b) Sợi gỗ - Tế bào sợi gỗ hình đa giác trên mặt cắt ngang có chiều dày vách mỏng. Tỷ lệ đường kính ruột và chiều dày vách của gỗ KTT cao hơn khi so sánh với một số loại bạch đàn Úc là lý do gỗ mo móp (collapse) khi sấy. Hình 3.. Xu hướng giảm cấp chất lượng gỗ sấy do mo móp theo tỷ lệ Dfl/Tfw (Nguồn số liệu các loại gỗ Bạch đàn ở Úc: Redman (2017)) - Lỗ thông ngang trên sợi gỗ chủ yếu nằm ở vách xuyên tâm, thường ở nơi tiếp xúc giữa sợi và tia gỗ là đường vận chuyển ẩm theo chiều tiếp tuyến và có vai trò cân bằng tốc độ vận chuyển ẩm với chiều xuyên tâm. c) Tế bào mô mềm dọc Tế bào mô mềm dọc vây quanh mạch gỗ kín, hình tròn hoặc không kín làm cho khả năng vận chuyển nước theo chiều ngang thớ kém hơn khi so với các loại gỗ có tế bào mô mềm dọc liên kết mạch gỗ thành dài. d) Tia gỗ - Tia gỗ chủ yếu là tia 1 dãy và ít tia 2 dãy, phân bố đều khắp, theo chiều dọc không có xếp thành hàng hoặc thành tầng, không có cấu tạo lớp. - Tế bào tia gỗ thường có chất tích tụ màu nâu đỏ là lý do làm cho tia gỗ không có nhiều vai trò trong quá trình vận chuyển ẩm khi sấy. Tuy nhiên, do thành phần là các tế bào mô mềm nên dễ bị nứt vỡ. e) Lỗ thông ngang
  12. 13 Tất cả màng lỗ thông ngang trên các tế bào gỗ KTT đều không có nút mà được cấu tạo từ các dải vi sợi xếp ngẫu nhiên, liên tục từ lớp sơ cấp của vách tế bào. Cùng với cấu tạo mạch phân tán, đây là ưu điểm để hạn chế được sự chênh lệch ẩm giữa các phần gỗ theo hướng xuyên tâm. f) Các chất chứa trong gỗ Chất tích tụ màu nâu đỏ có thấy trong ống mạch và trong tia gỗ. Có tinh thể hình lăng trụ nằm trong tế bào mô mềm dọc. Các loại chất chứa này làm tế bào mô mềm dọc và tia gỗ có khả năng thấm kém. 3.1.1.2. Độ rỗng Độ rỗng sợi gỗ KTT là (37,06 ± 3,96) %, độ rỗng mạch gỗ là (16,03 ± 1,23) % và tổng độ rỗng là 47,15 %. Khi so sánh với một số loại Bạch đàn Redman (2017) đã công bố, độ rỗng gỗ KTT là lớn hơn nhiều, là cơ sở giải thích tốc độ sấy nhanh hơn. Hình 3.. Xu hướng tăng tốc độ sấy theo độ rỗng (%) 3.1.2. Tính chất vật lý 3.1.2.1. Khối lượng riêng cơ bản Khối lượng riêng cơ bản của gỗ KTT là (511 ± 12) kg/m3, tương đương với một số kết quả đã được công bố của Trịnh Hiền Mai (2018), Sein và Mitlöhner (2011) cho gỗ KTT Việt Nam. 3.1.2.2. Độ co rút và điểm bão hòa thớ gỗ Hình 3.. Đường cong co rút của 2 mẫu xuyên tâm và tiếp tuyến Bảng 3.. Độ co rút và FSP Kết quả Độ co Độ co FSP (%) rút ở rút ở MC 12 MC khô % kiệt R (%) T (%) T/R R (%) T (%) T/R Trung bình 1,95 4,45 2,28 4,15 8,96 2,16 25,28 Độ lệch chuẩn 0,36 0,72 0,27 0,40 2,65 Sai số (±) 0,16 0,36 0,12 0,20 1,33 FSP của gỗ KTT là (25,28 ± 1,33) %, phù hợp với các kết quả đã công bố. Tỷ lệ chênh lệch co rút giữa hai chiều tiếp tuyến và xuyên tâm là rất
  13. 14 lớn (2,28 ở MC 12 % và 2,16 ở MC khô kiệt), lớn gấp đôi loại Bạch đàn Corymbia citriodora làm cho gỗ KTT dễ bị cong vênh khi sấy. Nghiên cứu cho thấy có sự co rút bất thường ngay từ khi độ ẩm trên 90 % gây nên sự mo móp. Hiện tượng này cũng phù hợp với kết quả kiểm tra tỷ lệ giữa đường kính ruột tế bào trên vách tế bào lớn cũng là nguyên nhân gây hiện tượng mo móp nhiều khi sấy. 3.1.3. Đặc tính chuyển khối 3.1.3.1. Hệ số thấm Bảng 3.. Hệ số thấm lỏng và khí (K) theo chiều dọc thớ (L), xuyên tâm (R), và tiếp tuyến (T) - Chất K x10 Tỷ lệ dị hướng 15 2 bị (m ) L R T KL/KR KL/KT KR/KT thấm TB SD TB SD TB SD Khí 2184,82 377,55 31,18 3,32 29,71 4,28 70,07 73,54 1,05 Lỏng 539,11 174,87 1,36 0,13 0,40 0,06 396,68 1338,35 3,37 Trong đó: TB là giá trị trung bình, SD: độ lệch chuẩn Số liệu cho thấy tỷ lệ dị hướng của cả hệ số thấm khí và lỏng. Tỷ lệ dị hướng của chiều dọc thớ và tiếp tuyến trong hệ số thấm lỏng là cao nhất, nhưng chỉ hơn 1 nghìn lần cho thấy khả năng vận chuyển ẩm theo chiều dọc khi sấy là không cao. Tỷ lệ dị hướng xuyên tâm và tiếp tuyến cao trong thấm lỏng là nguyên nhân gây ra các khuyết tật sấy đối với gỗ KTT. 3.1.3.2. Hệ số khuếch tán ẩm Bảng 3.. Hệ số khuếch tán ẩm (Db) theo chiều dọc thớ (L), xuyên tâm (R), và tiếp tuyến (T) Db x 10-10 Tỷ lệ dị hướng (m2 • s- 1 ) L R T DbL/DbR DbL/DbT DbR/DbT TB SD TB SD TB SD 13,73 2,67 1,33 0,62 0,52 0,12 10,34 26,62 2,57 Sự chênh lệch về khuếch tán giữa mỗi cặp hướng là rất rõ ràng vì giá trị p đều nhỏ hơn 0,05. Tỷ lệ dị hướng theo chiều dọc và ngang thớ của khuếch tán tính bằng hàng chục nhỏ hơn nhiều so với thấm. Tỷ lệ dị hướng
  14. 15 khuếch tán xuyên tâm và tiếp tuyến tương đối cao dễ tạo nên các khuyết tật hơn ở giai đoạn sấy tăng tốc. ab Hình 3.. So sánh hệ số thấm và khuếch tán của gỗ KTT với một số loại gỗ lá rộng a - dọc thớ; b - ngang thớ. Nguồn số liệu một số loại gỗ lá rộng Úc từ Redman (2017) và một số loại gỗ lá rộng ôn đới từ Agoua và Perré (2010) Các kết quả kiểm tra cho thấy khả năng thấm và khuếch tán của gỗ KTT là cao hơn so với một số loại gỗ lá rộng khác đã được công bố. Ngoại trừ hai loại gỗ lá rộng ôn đới có hệ số khuếch tán cao hơn, gỗ KTT đều thấm và khuếch tán tốt hơn theo cả chiều dọc thớ và ngang thớ. Điều này cho thấy tốc độ sấy của gỗ KTT là nhanh hơn. 3.2. Ảnh hưởng của mức chênh lệch độ ẩm đến khuyết tật trong suốt quá trình sấy gỗ xẻ Keo tai tượng 3.2.1. Diễn biến giảm độ ẩm gỗ và diễn biến môi trường sấy 3.2.1.1. Mẻ sấy cứng Hình 3.. Diễn biến độ ẩm gỗ và các thông số môi trường theo thời gian ở mẻ sấy số 1 (dốc sấy U = 4,4 - 5,0) Hình 3.22 cho thấy diễn biến giảm độ ẩm gỗ sấy và thay đổi các thông số sấy theo thời gian ở mẻ sấy cứng. Tổng thể quá trình sấy có thể được chia thành 4 giai đoạn: - Giai đoạn đầu: sấy gỗ từ 154,25 % về 30 % mất 86 giờ, ở nhiệt độ 60 o C và độ ẩm môi trường RH giảm dần xuống dưới 50 % để duy trì dốc sấy U = 4,4. - Xử lý giữa chừng: gỗ được xử lý phun ẩm trong 6 giờ để RH tăng lên gần 70 % và T đạt 70 oC. - Giai đoạn sấy tăng tốc: duy trì nhiệt độ sấy T 70 oC, và giảm dần RH để dốc sấy tăng lên U = 5 cho tới khi gỗ đạt MC 12 %. - Xử lý cuối: gỗ được xử lý điều hoà ẩm trong 15 giờ ở T 70 oC và RH 78 % để EMC đạt 12 %. Hết giai đoạn này, lò sấy được tắt và không mở cửa trong 24 giờ để gỗ nguội dần về nhiệt độ phòng. 3.2.1.2. Mẻ sấy mềm Sự điều chỉnh thông số sấy căn cứ vào các thời điểm gỗ đạt các mốc MC ở mẻ sấy số 2 cũng tương tự như mẻ sấy số 1. Nhiệt độ sấy của 2 giai
  15. 16 đoạn sấy đầu và sấy tăng tốc của mẻ sấy số 2 lần lượt là 40 oC và 60 oC. RH của từng thời điểm được điều chỉnh giảm dần sao cho dốc sấy U của 2 giai đoạn lần lượt là 2 và 2,5. Tổng thời gian sấy của mẻ sấy số 2 là 336 giờ (14,0 ngày), dài hơn gấp 1,86 lần so với tổng thời gian sấy của mẻ sấy số 1 (180,67 giờ, tức 7,5 ngày). Tốc độ giảm ẩm bình quân từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc của mẻ số 1 và 2 lần lượt là 0,79 %/giờ và 0,42 %/giờ. Hình 3.. Diễn biến độ ẩm gỗ và các thông số môi trường theo thời gian ở mẻ sấy số 2 (dốc sấy U = 2,0 - 2,5) 3.2.2. Sự thay đổi mức chênh lệch độ ẩm trong suốt quá trình sấy Sự chênh lệch thể hiện rõ ràng giữa bề mặt và tâm tấm gỗ. Hầu hết các đường cong chênh lệch ẩm trong tấm ván nhận được từ cả 2 mẻ sấy đều có hình dạng "quả chuông". Kết quả này cũng tương đồng như kết quả nghiên cứu trước đây của Yuniarti (2015). Thời điểm bắt đầu sấy (0 giờ) của cả hai mẻ sấy, MC bề mặt gần tương đương với MC trong tâm tấm gỗ và dao động trong độ ẩm trung bình MCa của cả mẻ sấy. Từ sau thời điểm 24 giờ, các lớp bề mặt tấm gỗ của mẻ sấy số 1 bắt đầu giảm ẩm nhanh hơn mẻ sấy số 2 và nhanh chóng xuống dưới điểm FSP và chịu ứng suất kéo. Lớp bên trong vẫn đang có độ ẩm trên 160 % tức chênh lệch 140 % so với bề mặt và đang chịu ứng suất nén. Sự chênh lệch ứng suất này là nguyên nhân gây ra nứt mặt và được sử dụng để giải thích cho sự phát triển khuyết tật gỗ sấy ở phần sau. Khi tiếp tục sấy, xu hướng giảm của mức chênh lệch độ ẩm xuất hiện. Trong khi xu hướng này chưa rõ ràng ở mẻ số 1 thì ở mẻ số 2, nó đã giảm từ 100 % (72 giờ) xuống 80 % (96 giờ) do lớp bề mặt đã bắt đầu khô chậm lại và lớp phía trong đang tiếp tục khô. Xu hướng giảm mức chênh lệch độ ẩm được sử dụng để giải thích cho xu hướng khép lại của các vết nứt sau khi đạt chiều dài khả kiến tối đa. ab Hình 3.. Mức chênh lệch độ ẩm trong tấm gỗ suốt quá trình sấy a - mẻ số 1 (sấy cứng); b - mẻ số 2 (sấy mềm) 3.2.3. Sự phát triển khuyết tật suốt quá trình sấy 3.2.3.1. Nứt mặt
  16. 17 Ở cả hai mẻ sấy, xu hướng phát triển của các vết nứt mặt theo đúng nhận định của Walker (2006), chiều dài khả kiến lớn nhất ở giai đoạn đầu và sau đó khép dần lại. Chiều dài khả kiến của các vết nứt mặt lớn nhất khi mức chênh lệch độ ẩm lớn nhất và khép lại ngay ở lần đo thứ 2 (thời điểm MC 20 %) và tiếp tục khép dần cho đến khi kết thúc mẻ sấy do xu hướng giảm mức chênh lệch độ ẩm vẫn tiếp tục. Xu hướng phát triển nứt mặt của cả hai mẻ sấy là giống nhau nhưng mức độ có sự khác nhau rõ ràng. Mẻ số 1, vì mức chênh lệch độ ẩm lớn hơn nên có 4/10 mẫu được đo bị nứt mặt, mẻ số 2 có 2/10 mẫu bị nứt mặt. Chiều dài khả kiến của vết nứt mặt lớn nhất đo ở mẻ số 1 và số 2 lần lượt là 236,15 mm và 63,88 mm tại thời điểm gỗ đạt MC 50 %. Nghiên cứu sấy gián đoạn gỗ Bạch đàn E. saligna của Yuniarti (2015) cho thấy chiều dài khả kiến của vết nứt mặt tới 500 mm, lớn hơn mức độ nứt mặt của gỗ KTT rất nhiều. Điều này một mặt là do ứng suất sinh trưởng và nội ứng suất khác trong các loài thuộc chi Bạch đàn là rất lớn (Đỗ Văn Bản, 2012). Mặt khác, cấu tạo thông thoáng hơn của gỗ KTT làm khả năng thấm và khuếch tán cao hơn nên khả năng vận chuyển ẩm từ trong tâm ra bề mặt gỗ sấy thuận lợi hơn, tức mức chênh lệch độ ẩm giữa tâm và bề mặt thấp hơn. Hai đặc điểm này cũng là lý do giải thích khi so sánh về mức độ nứt đầu. 3.2.3.2. Nứt đầu Mẻ số 1 có 3/10 mẫu và mẻ số 2 có 1/10 mẫu xuất hiện các vết nứt đầu với xu hướng phát triển giống nhau nhưng chiều dài vết nứt khả kiến là khác nhau. Tất cả các vết nứt đầu đều được hình thành ở khoảng thời gian sấy ban đầu về MC 50 % và có xu hướng khép dần qua các lần kiểm tra ở MC 20 % và ở cuối mẻ sấy. Chiều dài vết nứt đầu khả kiến ở mẻ số 1 lớn hơn ở mẻ số 2 nhưng chênh lệch không nhiều bằng nứt mặt. Một điểm chú ý được nhận ra là các vết nứt chủ yếu xuất hiện trên mặt cắt tiếp tuyến (mặt rộng) của tấm ván xẻ tiếp tuyến do mặt rộng của tấm ván là mặt cắt tiếp tuyến, nơi tia gỗ dễ bị vỡ khi sấy. 3.2.3.3. Mo móp Kết quả thể hiện sự giống nhau về xu hướng phát triển của mức độ mo móp theo hướng xuyên tâm của hai mẻ sấy. Sự mo móp xuất hiện ở cả 10
  17. 18 mẫu kiểm tra của mỗi mẻ sấy, phát triển rất nhanh đến khi gỗ đạt MC 50 %, nhưng chậm dần và chững lại khi kết thúc mẻ sấy. Mức độ mo móp của hai mẻ sấy có sự khác nhau rõ rệt. Ở mẻ số 2, độ sâu mo móp sau sấy chỉ khoảng 0,5 mm, nhưng ở mẻ số 1, độ sâu mo móp là rất lớn, từ 4 mm đến 6 mm, có 6/10 mẫu kiểm tra xếp loại thấp nhất (loại E) theo tiêu chuẩn AS/NZS 4787:2001. 3.2.3.4. Cong vênh Nghiên cứu này đã cho thấy sự phát triển nhanh hơn và mức độ lớn hơn rõ ràng về chiều cao các biến dạng cong vênh của mẻ sấy cứng so với mẻ sấy mềm, lớn nhất ở giai đoạn sấy từ MC 50 % về MC 20 %. Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy mức chênh lệch độ ẩm được thể hiện rất rõ trong suốt quá trình sấy gỗ KTT, có diễn biến khắc nghiệt hơn ở mẻ sấy cứng so với mẻ sấy mềm và có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của tất cả các khuyết tật. Giai đoạn sấy đến độ ẩm 50 %, mức chênh lệch ẩm là cao nhất (140 % ở mẻ sấy cứng và 100 % ở mẻ sấy mềm) nên nứt vỡ và mo móp phát triển nhanh và có xu hướng chậm lại khi tiếp tục sấy. Khuyết tật nứt vỡ thể hiện rõ ràng nhất nên được lựa chọn để xây dựng hàm tương quan giữa nứt vỡ với mức chênh lệch độ ẩm và chế độ sấy (EMC) làm căn cứ xây dựng chế độ sấy NLMT ở nghiên cứu tiếp theo. 3.2.4. Xây dựng hàm tương quan giữa mức chênh lệch độ ẩm và khuyết tật Trên cơ sở các số liệu về mức độ nứt vỡ, EMC và mức chênh lệch độ ẩm ở từng thời điểm sấy đã xác định ở cả 2 mẻ sấy cứng và mềm của nghiên cứu trước, các hàm tương quan dưới đây đã được đưa ra sau khi vẽ các đồ thị về mối quan hệ của 3 yếu tố đó. Bảng 3.. Các hàm tương quan giữa mức chênh lệch độ ẩm và EMC với mức độ nứt vỡ ở các mốc độ ẩm gỗ trong mẻ sấy cứng và sấy mềm Hàm tương quan Mốc MC MC gradient (x) - mức độ nứt vỡ (y) EMC (x) - mức độ nứt vỡ (y) 50 % y = 0,1465x - 9,8386 y = -0,5273x + 13,01 20 % y = 0,1101x - 1,7891 y = -1,7072x + 13,969 12 % y = 0,4218x - 4,5843 y = -1,6081x + 9,2758
  18. 19 3.2.5. Xác định ngưỡng của mức chênh lệch độ ẩm ảnh hưởng đến khuyết tật Bảng 3.. Các ngưỡng mức chênh lệch độ ẩm tối đa và EMC tối thiểu làm gỗ sấy xảy ra các mức độ nứt vỡ khác nhau Hạng chất Mức độ nứt vỡ MC gradient EMC tối lượng theo Mốc MC tối đa (%) tối đa (%) thiểu (%) mức độ nứt vỡ 50% 0,5 70,57 23,72 A 20% 0,5 20,79 7,89 12% 0,5 12,05 5,46 50% 2,0 80,81 20,88 B 20% 2,0 34,42 7,01 12% 2,0 15,61 4,52 50% 5,0 101,29 15,19 C 20% 5,0 61,66 5,25 12% 5,0 22,72 2,66 50% 10,0 135,42 5,71 D 20% 10,0 107,08 2,32 12% 10,0 34,58 - 50% 15,0 169,55 - E 20% 15,0 152,49 - 12% 15,0 46,43 - Các giá trị mức độ nứt vỡ tối đa đưa ra trong bảng là giới hạn để gỗ sấy đạt hạng A, B, C, D, E theo tiêu chuẩn AS/NZS 4787:2001, được sử dụng để tính toán các giá trị ngưỡng tối đa của mức chênh lệch độ ẩm và ngưỡng tối thiểu của EMC thông qua các hàm tương quan. Các giá trị EMC và mức chênh lệch độ ẩm là cơ sở để lựa chọn các thông số môi trường sấy khi thiết lập chế độ sấy. 3.3. Mô hình toán học mô phỏng quá trình vận chuyển ẩm khi sấy gỗ KTT trong lò sấy quy chuẩn Một mô hình toán học đủ mạnh đã được xây dựng để mô phỏng quá trình vận chuyển ẩm và vận chuyển nhiệt khi sấy quy chuẩn gỗ KTT. Kết quả mô phỏng liên tục suốt thời gian sấy được thể hiện trên 4 đồ thị gồm 2 đồ thị lưới 3D mô phỏng diễn biến ẩm và nhiệt tại tất cả các vị trí theo 2 mặt cắt ngang và dọc của thanh gỗ, 1 đồ thị 2D mô phỏng độ ẩm bề mặt và độ ẩm trung bình của thanh gỗ, 1 đồ thị 2D mô phỏng nhiệt độ bề mặt và
  19. 20 trong tâm thanh gỗ. Kết quả so sánh 2 đường diễn biến giảm độ ẩm (MC) của mô hình so với mẻ sấy thử nghiệm cho thấy sai số bình phương trung bình gốc (RMSE) tổng thể cho cả quá trình sấy từ MC ban đầu đến MC cuối cùng là tương đối lớn (20,82 %). Giai đoạn sấy từ FSP về MC 12%, 2 đường diễn biến này là rất trùng khớp nhau. Mô hình cho kết quả dự đoán tổng thời gian sấy tương đối chính xác so với thực nghiệm (sai số 9,7 %). Mô hình cũng mô phỏng diễn biến giảm ẩm của ván xuyên tâm luôn chậm hơn ván tiếp tuyến trong suốt quá trình sấy. Hình 3.35 - a mô phỏng thời điểm bắt đầu sấy chưa có sự chênh lệch độ ẩm giữa bề mặt và trong tâm gỗ, lưới của trường MC đang là mặt phẳng. Hình 3.35 - b đã có sự thay đổi chuyển sang hình mái vòm cho thấy sự chênh lệch MC rõ rệt trên mặt cắt ngang. Hình 3.35 - c cho thấy lưới MC có hình mái vòm thu nhỏ dần lại và đến Hình 3.35 - d nó gần như duỗi phẳng ra cho thấy xu hướng chênh lệch MC trên mặt cắt ngang có xu hướng giảm dần trong quá trình sấy. a b cd Hình 3.. Mô phỏng diễn chênh lệch ẩm trên mặt cắt ngang ván xuyên tâm ở MC 152,53 % (a), 50 % (b), 25,28 % (c) và 12 % (d) 3.4. Chế độ sấy gỗ xẻ Keo tai tượng bằng NLMT 3.4.1. Sự ảnh hưởng của chế độ sấy đến chất lượng gỗ sấy Kết quả cho thấy khi dốc sấy càng lớn tức là chế độ sấy càng cứng, mức độ nứt vỡ càng cao nhưng đều tương đối tốt và xếp hạng cao theo tiêu chuẩn AS/NZS 4787:2001. Ở chế độ sấy với dốc sấy nhỏ nhất (U = 2,4), mức độ nứt vỡ rất nhỏ (0,29 %) và ở dốc sấy lớn nhất (U = 3,2) mức độ nứt vỡ là cao nhất nhưng cũng chỉ tới 0,68 %, xếp hạng B. Mặc dù gỗ KTT đã được sấy bằng NLMT với chế độ rất cứng nhưng khi so sánh với một số loại gỗ ở các nghiên cứu khác khi sấy bằng lò sấy truyền thống và đối chiếu với tiêu chuẩn, gỗ sấy vẫn đạt chất lượng tốt nên dốc sấy U = 3,2 được xem xét để lựa chọn chế độ sấy bằng NLMT cho gỗ KTT. 3.4.2. Sự ảnh hưởng của chế độ sấy đến thời gian sấy Diễn biến giảm ẩm và tổng thời gian sấy có sự khác biệt rõ ràng ở ba chế độ sấy thí nghiệm. Ở dốc sấy U = 2,4, tốc độ thoát ẩm rất chậm, bình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0