BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
Hồ Hữu Hùng<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ABS DẪN ĐỘNG KHÍ NÉN<br />
<br />
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
Mã số: 62520116<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC<br />
<br />
Hà Nội – 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS. TS. Lưu Văn Tuấn<br />
2. PGS. TS. Đào Mạnh Hùng<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
Phản biện 2:<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ<br />
cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ……<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội<br />
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trên thế giới, các hãng sản xuất lớn đã nghiên cứu rất sâu về hệ thống ABS,<br />
có thực nghiệm kiểm chứng và đã ứng dụng thương mại vào hầu hết các loại xe.<br />
Tuy nhiên các tài liệu, kết quả nghiên cứu là tư liệu riêng của các hãng, không được<br />
công bố hoặc có công bố chỉ mang tính chất hướng dẫn sử dụng.<br />
Trong khi đó, các xe tải hiện đang sử dụng trong nước đa số sử dụng hệ<br />
thống phanh khí nén và không có ABS. Do đó, việc nghiên cứu, làm chủ kỹ thuật<br />
ABS khí nén có ý nghĩa thực tiễn đối với ngành công nghiệp ô tô trong nước.<br />
Đề tài khoa học công nghệ cấp nhà nước: “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thử<br />
nghiệm hệ thống ABS cho hệ thống phanh khí nén dùng trên ô tô lắp ráp tại Việt<br />
Nam”, mã số KC.03.05/11-15 (sau đây gọi tắt là đề tài KC.03.05/11-15) do Trường<br />
Đại học Bách khoa Hà Nội chủ trì thực hiện nhiều nội dung nghiên cứu, chế tạo các<br />
cụm chi tiết trong hệ thống ABS. Trong các nội dung nghiên cứu của đề tài<br />
KC.03.05/11-15, nội dung nghiên cứu, chế tạo bộ điều khiển điện tử yêu cầu có các<br />
kết quả nghiên cứu chi tiết về phương pháp và thuật toán điều khiển ABS và giá trị<br />
ngưỡng điều khiển ABS. Đây là vấn đề nghiên cứu không được các hãng công bố,<br />
cần phải có phương pháp nghiên cứu khoa học, trang thiết bị hiện đại để hoàn thiện<br />
nghiên cứu.<br />
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài:<br />
“Nghiên cứu hệ thống ABS dẫn động khí nén” nhằm triển khai một số nội dung<br />
nghiên cứu của đề tài KC.03.05/11-15.<br />
Mục đích nghiên cứu<br />
Luận án được thực hiện nhằm nghiên cứu, đề xuất phương pháp điều khiển,<br />
thuật toán điều khiển và xác định giá trị ngưỡng điều khiển cho hệ thống phanh khí<br />
nén có ABS trên xe ô tô tải. Kết quả nghiên cứu của luận án là các thông số quan<br />
trọng cho đề tài KC.03.05/11-15 ứng dụng để chế tạo bộ điều khiển điện tử cho hệ<br />
thống phanh khí nén có ABS.<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
Hiện nay trong nước có nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô sử dụng hệ<br />
thống phanh khí nén với sản lượng và chủng loại ngày càng tăng. Tuy nhiên đa số<br />
các chủng loại ô tô này chưa được trang bị ABS. Do đó, việc nghiên cứu hệ thống<br />
phanh ABS khí nén để từng bước nghiên cứu chế tạo, thay thế các cụm chi tiết<br />
trong hệ thống ABS của các hãng có ý nghĩa thực tiễn đối với ngành công nghiệp ô<br />
tô và công nghiệp phụ trợ trong nước.<br />
Kết quả nghiên cứu của luận án được đề tài KC.03.05/11-15 ứng dụng vào<br />
sản xuất thử nghiệm bộ điều khiển điện tử ABS cho hệ thống phanh khí nén trên xe<br />
ô tô tải. Kết quả thử nghiệm cho thấy hệ thống ABS hoạt động ổn định, hiệu quả<br />
phanh của ô tô trong trường hợp có ABS được cải thiện so với trường hợp không có<br />
ABS.<br />
-1-<br />
<br />
Luận án đã giải quyết được các vấn đề: Xây dựng mô hình mô phỏng hệ<br />
thống phanh khí nén có ABS, đề xuất một thuật toán điều khiển hệ thống theo gia<br />
tốc góc bánh xe; Thông qua bước mô phỏng hoạt động của hệ thống trên máy tính,<br />
luận án sơ bộ xác định được ngưỡng giá trị gia tốc góc của bánh xe để điều khiển<br />
hoạt động của ABS; Nghiên cứu thực nghiệm nhằm hiệu chỉnh giá trị ngưỡng gia<br />
tốc góc điều khiển. Đây là các vấn đề có ý nghĩa khoa học, là cơ sở cho các nghiên<br />
cứu hoàn thiện tiếp theo của hệ thống ABS khí nén.<br />
<br />
Equation Chapter (Next) Section 1<br />
<br />
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1. Hệ thống phanh ABS khí nén trên xe ô tô<br />
ABS (Anti-lock Braking System) là hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi<br />
phanh. ABS nâng cao tính ổn định hướng chuyển động của ô tô khi phanh, duy trì<br />
khả năng dẫn hướng và giảm quãng đường phanh [69]. Trong trường hợp phanh<br />
trên đường khô và với vận tốc cao (trên 35 km/h), quãng đường phanh khi có ABS<br />
ngắn hơn khi không có ABS. Tuy nhiên, trong trường hợp phanh từ vận tốc thấp<br />
hơn, phanh trên đường trơn trượt, quãng đường phanh khi có ABS có thể dài hơn<br />
khi không có ABS [59]. Hiệu quả của ABS khi phanh ở vận tốc thấp không cao nên<br />
hệ thống ABS không được kích hoạt. Giới hạn vận tốc của ô tô trước khi phanh để<br />
kích hoạt hệ thống ABS khác nhau theo từng loại xe và theo nhà sản xuất ABS. Hệ<br />
thống ABS lắp trên xe tải rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc giúp hạn chế được nguy cơ<br />
đầu kéo bị quay ngược (jackknifing) khi phanh gấp, nâng cao tính an toàn cho ô tô.<br />
Hơn nữa, các bánh xe không bị trượt lết trong quá trình phanh nên hạn chế được tốc<br />
độ mài mòn của lốp xe [69].<br />
So với hệ thống phanh thủy lực có ABS, hệ thống phanh ABS khí nén có tần<br />
số làm việc thấp hơn do quá trình biến đổi áp suất khí nén trong bầu phanh chậm<br />
hơn nhiều so với quá trình biến đổi áp suất dầu trong hệ thống phanh thủy lực. Theo<br />
công bố của hãng Wabco [67], [68], [69], tần số hoạt động của hệ thống ABS khí<br />
nén do hãng chế tạo nằm trong khoảng từ 3 đến 5 Hz.<br />
Trên thế giới, ABS liên tục được nghiên cứu và phát triển nên hiệu quả của<br />
hệ thống ngày càng cao. Ban đầu, hệ thống ABS khí nén lắp đặt trên xe tải như một<br />
lựa chọn thêm cho sự an toàn, nhưng với hiệu quả vượt trội của nó nên từ năm<br />
1991, các nước Châu Âu đã bắt buộc các hãng phải lắp ABS lên xe tải hạng nặng,<br />
đến năm 1998 tiếp tục áp dụng bắt buộc trên các loại xe tải hạng nhẹ [49]. Hiện<br />
nay, ABS được lắp đặt rộng rãi trên hầu hết các loại xe, kể cả máy kéo nông nghiệp<br />
như một tiêu chuẩn an toàn [36].<br />
1.2. Lịch sử phát triển hệ thống ABS khí nén<br />
Quá trình phát triển hệ thống phanh ABS đã trải qua thời gian rất dài với<br />
nhiều thành tựu đáng kể.<br />
-2-<br />
<br />
Hệ thống điều khiển quá trình phanh ô tô đến nay đã khá hoàn thiện về kết<br />
cấu, tính năng và chất lượng điều khiển. Nghiên cứu điều khiển hệ thống phanh<br />
ABS là cơ sở để phát triển và tích hợp các hệ thống điều khiển tích cực khác trên<br />
xe.<br />
1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước<br />
Các hãng lớn như Wabco, Bendix, Bosch … đều các có nghiên cứu rất sâu<br />
vào hệ thống ABS, có phòng thí nghiệm nghiên cứu cảm biến, tối ưu kết cấu van<br />
chấp hành cũng như thuật toán điều khiển và thiết kế bộ điều khiển … Sản phẩm<br />
của các hãng được thử nghiệm, tối ưu hóa thiết kế và sản xuất thương mại để lắp<br />
đặt trên xe ô tô. Tuy nhiên tài liệu nghiên cứu của các hãng xe là tài liệu bí mật,<br />
không được công bố.<br />
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước<br />
Các công trình nghiên cứu trong nước đã có nhiều ý nghĩa quan trọng trong<br />
việc hoàn thiện cơ sở lý thuyết quá trình phanh cũng như giải quyết các vấn đề về<br />
điều khiển quá trình phanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu sâu về hệ thống ABS còn<br />
hạn chế, chủ yếu tập trung nghiên cứu ABS cho hệ thống phanh thủy lực bằng mô<br />
hình mô phỏng, các thực nghiệm chủ yếu được thực hiện trên mô hình có tính chất<br />
minh họa trong phòng thí nghiệm. Một số ít công trình nghiên cứu về hệ thống ABS<br />
khí nén nhưng đều chỉ dừng lại ở mô phỏng trên máy tính, chưa có các nghiên cứu<br />
thực nghiệm để hoàn thiện nghiên cứu.<br />
1.5. Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống phanh khí nén và hệ thống<br />
ABS (cảm biến, van chấp hành ABS, bộ điều khiển) sử dụng cho xe ô tô tải cỡ<br />
trung bình.<br />
Van chấp hành ABS do đề tài KC.03.05/11-15 chế tạo theo mẫu van chấp<br />
hành ABS của hãng Wabco. Các trạng thái tăng áp, giảm áp, giữ áp được điều<br />
khiển bởi 2 van: van điện từ điều khiển cấp khí và van điện từ điều khiển xả khí.<br />
Bảng trạng thái sau thể hiện hoạt động của van chấp hành ABS khi điều khiển<br />
ON/OFF các van điện từ.<br />
1.6. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Nghiên cứu, xác định được khả năng đáp ứng tần số điều khiển của hệ thống<br />
phanh khí nén có ABS trên xe nghiên cứu;<br />
Xây dựng được mô hình mô phỏng chuyển động của ô tô trong quá trình phanh<br />
và hệ thống phanh dẫn động khí nén có ABS nhằm phục vụ nghiên cứu, mô<br />
phỏng xác định ngưỡng điều khiển và quá trình điều khiển hệ thống;<br />
Đề xuất được một thuật toán điều khiển hệ thống ABS dẫn động khí nén theo<br />
gia tốc góc bánh xe và xác định được bộ giá trị ngưỡng gia tốc góc bánh xe<br />
dùng để điều khiển chuyển pha làm việc của các van chấp hành ABS trong quá<br />
trình ABS khí nén hoạt động.<br />
-3-<br />
<br />