BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI<br />
<br />
NGUYỄN LỘC KHA<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT CƠ HỌC<br />
BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ SIÊU CAO VÀ ỨNG DỤNG<br />
TRONG KẾT CẤU CẦU<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG CẦU HẦM<br />
MÃ SỐ: 62.58.25.01<br />
<br />
TÓM TẮC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
1. GS-TS. Phạm Duy Hữu<br />
2. PGS-TS. Nguyễn Ngọc Long<br />
<br />
HÀ NỘI - 2013<br />
<br />
2<br />
MỞ ĐẦU<br />
Bê tông cường độ siêu sao là một loại vật liệu mới, được nghiên cứu<br />
và ứng dụng thử nghiệm ở các nước tiên tiến trên thế giới trong vài thập kỷ<br />
gần đây. Đặc tính của loại bê tông này là có cường độ chịu nén rất cao có thể<br />
lên đến từ 100 -:- >200MPa, khả năng chịu kéo khi uốn lên đến 40MPa, khả<br />
năng chịu cắt tăng cao, khả năng chịu tác động va chạm, chịu tải trọng lặp rất<br />
lớn và đặc biệt là có độ bền và sự ổn định lâu dài. Hiện nay trên thế giới đang<br />
từng bước ứng dụng thử nghiệm trong nhiều công trình cầu, nhà cao tầng, các<br />
công trình đặc biệt khác nhằm nâng cao khả năng chịu lực và độ bền của kết<br />
cấu công trình.<br />
Ở Việt Nam, đang phát triển cơ sở hạ tầng, nhiều công trình cầu,<br />
đường hiện đại đang được xây dựng, nên việc nghiên cứu phát triển một loại<br />
vật liệu bê tông mới có cường độ siêu cao để tăng khả năng chịu lực, độ bền<br />
của công trình là vấn đề cần thiết.<br />
Chúng ta có thể nghĩ đến khả năng nghiên cứu chế tạo và ứng dụng<br />
bê tông cường độ siêu cao từ các vật liệu ở Việt Nam để có thể áp dụng thay<br />
thế cho một số dạng kết cấu cầu, đường bộ hiện nay và từng bước nghiên cứu<br />
ứng dụng bê tông cường độ siêu cao này trong thiết kế một số các kết cấu của<br />
công trình cầu, đường, các nhà cao tầng, các công trình đặc biệt khác.<br />
Đó chính là lý do Nghiên cứu sinh chọn đề tài để nghiên cứu.<br />
Tên đề tài “Nghiên cứu thành phần, tính chất cơ học của bê tông cường độ<br />
siêu cao và ứng dụng trong kết cấu cầu”.<br />
Mục đích nghiên cứu:<br />
Hướng lý thuyết: Lý thuyết thành phần hạt đạt độ chặt tối ưu đã được Larard<br />
trình bày. Các hướng dẫn tính toán thành phần theo cấp phối tối ưu của Fuller<br />
năm 1997. Các nghiên cứu thực nghiệm định lượng được thực hiện bỡi<br />
SETRA/AFGC năm 2002; phương pháp thiết kế theo DIN; phương pháp thiết<br />
kế theo ACI-544… Các lý thuyết này nghiên cứu sinh sử dụng trong nghiên<br />
cứu của mình<br />
Hướng thực nghiệm: Định lượng lại thông qua thực nghiệm và từ thực<br />
nghiệm xác định lại các hệ số của các công thức. Đây cũng là một hướng<br />
được một số nước như Hàn Quốc, Mỹ thực hiện. Hướng và mục đích của<br />
nghiên cứu sinh thực hiện; tức là tiến hành theo hướng định lượng lại mô<br />
hình vật liệu từ các điều kiện vật liệu ở Việt Nam thông qua các thí nghiệm<br />
và cũng từ các thí nghiệm xác định lại công thức tính cường độ chịu kéo khi<br />
uốn nhằm tạo ra các thông số phục vụ tính toán kết cấu.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Từ vật liệu trong nước, nghiên cứu thực nghiệm xác<br />
định mô hình vật liệu và chế tạo ra bê tông cường độ siêu cao có cường độ<br />
120 -:- 140MPa và ứng dụng trong kết cấu cầu.<br />
<br />
3<br />
Phạm vi nghiên cứu: Định lượng lại mô hình vật liệu thông qua thí nghiệm,<br />
Phân tích thực nghiệm ứng xử uốn của dầm để tìm công thức t, phân tích<br />
ứng xử uốn dầm cầu để xác định chiều cao mới của dầm cầu. Nghiên cứu<br />
sinh chỉ nghiên cứu dầm cầu dưới tác dụng của tải trọng tỉnh, các tải trọng<br />
động, tải trọng lặp chưa đề cập trong luận án này.<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài:<br />
- Về lý thuyết: Nghiên cứu ứng dụng các lý thuyết tính toán về độ đặc tối ưu<br />
để thiết kế cấp phối bê tông cường độ siêu cao. Phân tích ứng xử uốn của<br />
dầm và dầm cầu để tìm ra công thức tính cường độ chịu kéo khi uốn t và<br />
chiều cao dầm cầu.<br />
- Về thực nghiệm: Tìm kiếm vật liệu, chế tạo ra cấp phối vật liệu bê tông<br />
cường độ siêu cao từ 120 -140MPa với vật liệu trong nước. Từ thực nghiệm<br />
nêu lên các đặc trưng cơ học của bê tông cường độ siêu và đề xuất công thức<br />
tính cường độ chịu kéo khi uốn t; phân tích ứng xử uốn của dầm cầu và đề<br />
xuất chiều cao dầm cầu<br />
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG BÊ<br />
TÔNG CƯỜNG ĐỘ SIÊU CAO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM<br />
1.1.Các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án đã<br />
được công bố trên thế giới<br />
Bê tông cường độ siêu cao là một loại vật liệu mới được nghiên cứu<br />
và phát triển trên thế giới từ năm 1990. Các ứng xử cơ học, các công thức về<br />
tính toán cũng như các hướng dẫn thiết kế và kỹ thuật xây dựng đã được công<br />
bố ở Pháp, Mỹ và Đức. Một số ứng dụng đầu tiên ở Cananda, Châu Âu, Châu<br />
Á và ở Mỹ đã chứng minh những lợi ích của loại vật liệu mới này về chi phí,<br />
tính bền vững và nhiều tính năng ưu việt khác.<br />
Với những ưu điểm vượt trội của bê tông này, cho phép chúng ta có<br />
những suy nghĩ về việc nghiên cứu bê tông cường độ siêu cao từ các vật liệu<br />
thành phần trong nước, trên cơ sở tham khảo những kết quả nghiên cứu của<br />
các nước trên thế giới, sẽ mở ra một hướng đi mới trong ngành vật liệu xây<br />
dựng và kết cấu công trình<br />
1.2. Các nghiên cứu về bê tông cường độ siêu cao ở Hoa Kỳ, ở Châu Âu<br />
và Châu Á<br />
Các lý thuyết mới về thành phần hạt theo độ đặc tối ưu đã được<br />
Larrard trình bày<br />
Các lý thuyết về cấp phối hạt tối ưu đã được Schmidt và Fuller trình<br />
bày. Các hướng dẫn thiết kế đã được SETRA / AFGC công bố<br />
Các hướng dẫn thiết kế và công nghệ chế tạo đã được nghiên cứu và<br />
khuyến cáo bởi RILEM, DIN;<br />
Các thí nghiệm về định lượng lại mô hình vật liệu đã được FHWA<br />
(Hoa Kỳ) và Hàn Quốc thực hiện.<br />
<br />
4<br />
Các hình ảnh từ 1.1 -:-1.6 giớ thiệu các kết cấu cầu, nhà và các ứng<br />
ới<br />
dụng trong quân sự điển hình<br />
<br />
Hình 1.1: So sánh về trọng lượng và chiều cao c dầm bê tông cường độ siêu cao và<br />
u<br />
của<br />
bê tông truy thống<br />
truyền<br />
<br />
Hình 1.2: Các cầu sử dụng bê tông cường đ siêu cao mặt cắt dầm chữ T và chữ ở<br />
ng độ<br />
Mỹ<br />
M<br />
<br />
Hình 1.3:Cầu người đi bộ ở Seoul Hàn<br />
Quốc năm 2002<br />
<br />
Hình 1.5: Cầu Bourg –lès – Valence,<br />
France năm 2004<br />
<br />
Hình 1.4: Mái nhà cửa sổ Millau năm<br />
2004<br />
<br />
Hình 1.6: Thử nghiệm khả năng chịu<br />
công phá sử dụng trong quân sự Iran<br />
<br />
5<br />
1.3.Các công trình nghiên cứu liên quan mật thiết đến đề tài luận án đã<br />
được công bố ở Việt Nam<br />
Ở Việt Nam: bê tông cường độ siêu cao là một đề tài còn khá mới.<br />
Đến năm 2008 mới được một số nhà khoa học ở các trường ĐH Giao thông<br />
Vận tải; ĐH Xây dựng; ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh… bắt đầu nghiên<br />
cứu về bê tông này. Các nghiên cứu nêu trên được xem là những nghiên cứu<br />
ban đầu về bê tông siêu cường độ ở Việt Nam.<br />
Như vậy bê tông cường độ siêu cao đối với Thế giới và Việt Nam<br />
vẫn còn mang tính thời sự rất lớn, cần thiết có nhiều nghiên cứu để chế tạo ra<br />
bê tông này từ vật liệu trong nước góp phần bổ sung hoàn thiện hệ thống lý<br />
luận, tính toán và từng bước đưa vào ứng dụng thử nghiệm cho một số công<br />
trình xây dựng.<br />
1.4.Mục tiêu của đề tài<br />
Từ vật liệu trong nước, theo các hướng dẫn của thế giới; nghiên cứu<br />
chế tạo ra bê tông cường độ siêu cao từ 120 -:- 140MPa. Nghiên cứu thực<br />
nghiệm uốn của dầm bê tông cốt thép sử dụng bê tông cường độ siêu cao để<br />
xác định hệ số K trong công thức tính cường độ chịu kéo khi uốn. Phân tích<br />
ứng xử uốn của dầm cầu sử dụng bê tông cường độ siêu cao từ đó đề xuất<br />
chiều cao của dầm cầu.<br />
1.5.Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu lựa chọn vật liệu, thiết kế thành phần, thí nghiệm các<br />
tính chất cơ học của bê tông cường độ siêu cao từ 120 – 140MPa. Phân tích<br />
uốn kết cấu dầm, dầm cầu và từ đó định hướng sử dụng trong kết cấu. Sử<br />
dụng phương pháp lý thuyết và thực nghiệm để xác định về thành phần, các<br />
tính năng cơ học của bê tông cường độ siêu cao và công thức tính cường độ<br />
chịu kéo khi uốn và chiều cao dầm cầu.<br />
Chương 2: VẬT LIỆU CHẾ TẠO VÀ THIẾT KẾ THÀNH PHẦN<br />
BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ SIÊU CAO<br />
2.1 Vật liệu chế tạo:<br />
2.1.1/ Xi măng, phụ gia siêu dẻo và muội Silic<br />
Nghiên cứu sinh sử dụng xi măng PC40-Bút Sơn loại I phù hợp với<br />
quốc tế và thực tế xi măng ở Việt nam<br />
Luận án sử dụng phụ gia Policacbol silat của hãng Sika Việt Nam với<br />
kí hiệu 3000-20 các tính năng phù hợp tiêu chuẩn ASTM C494 loại C<br />
Luận án sử dụng muội Silic do Sika Việt Nam bán trên thị trường<br />
cũng có tính năng đảm bảo các tiêu chuẩn ASTM 1230-95a, hình 2.1<br />
<br />