1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa
đất nước. Trong đó, phát triển hạ tầng giao thông nói chung và giao thông đường bộ nói
riêng, đặc biệt là hệ thống mạng đường ô tô cao tốc là một trong những nhân tố hàng đầu để
thúc đẩy phát triển của đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1454/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050, trong đó đến năm 2030 có khoảng 5.004 km đường ô tô cao tốc, đến
năm 2050 mạng lưới đường ô tô cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài
khoảng 9.014 km.
Công trình giao thông nói chung và đặc biệt là đường ô tô cao tốc nói riêng luôn có
các điểm cơ bản như tính chất bất ổn định, tính chi tiết phức tạp, chi phí đầu tư lớn và
thời gian dài, chịu ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bên liên quan,
đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao phức tạp; đồng thời không thể tránh khỏi các tác động và chi
phối của môi trường kinh tế - xã hội - luật pháp - văn hóa làm xuất hiện rủi ro. Trong
hệ thống hạ tầng đường ô tô cao tốc, cầu được xem là thành phần dễ có thể xảy ra sự cố
nhất. Cầu chịu nhiều rủi ro khác nhau trong suốt vòng đời công trình, cần nhận dạng, phân
tích, đánh giá và dự báo các rủi ro.
Đã có nhiều thiệt hại về kinh tế và xã hội xảy ra với cầu trên đường ô tô cao tốc ở thế
giới đặc biệt trong giai đoạn khai thác với yêu cầu an toàn cao, công tác đánh giá, dự báo
cần nghiên cứu để đề phòng sự cố, hỗ trợ tối ưu hóa bảo trì, chính vì vậy nghiên cứu sinh đã
lựa chọn đề tài “Nhận dạng, đánh giá và quản lý rủi ro công trình cầu trên đường cao tốc
trong vận hành khai thác”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quát về rủi ro kỹ thuật và quản lý rủi ro kỹ thuật công trình cầu trên
đường ô tô cao tốc.
- Nghiên cứu đề xuất phương pháp nhận dạng các yếu tố rủi ro kỹ thuật công trình cầu
đường ô tô cao tốc trong suốt vòng đời công trình trong đó tập trung vào giai đoạn vận hành
khai thác. Rủi ro trong giai đoạn thi công cũng được phân tích như tiền đề cho việc nhận
dạng, đánh giá rủi ro trong giai đoạn vận hành khai thác.
- Nghiên cứu thuật toán và xây dựng chương trình ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong
đánh giá và dự báo rủi ro kỹ thuật công trình cầu trên đường ô tô cao tốc.
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy (AI/ML) để quản lý rủi ro kỹ thuật nhằm tăng
cường năng lực bảo trì cho các công trình cầu trên đường cao tốc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Rủi ro các công trình cầu trên đường ô tô cao tốc.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu kỹ thuật nhận dạng, phân tích và đề xuất mô hình đánh
giá rủi ro kỹ thuật công trình cầu trên đường ô tô cao tốc và trên các trục đường bộ chính yếu
trong suốt vòng đời công trình, tập trung vào giai đoạn vận hành khai thác. Rủi ro trong giai
đoạn thi công cũng được xét đến do tính tương quan và là tiền đề, nguồn gốc của một số rủi
ro trong giai đoạn vận hành khai thác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu tổng hợp phân tích tài liệu: Tham khảo và nghiên cứu các đề tài, báo
cáo nghiên cứu và ứng dụng của nhận dạng, phân tích, đánh giá rủi ro công
trình,…
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các nghiên cứu trước đây về quản lý rủi ro công