ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br />
<br />
ĐỖ VĂN CHIỂU<br />
<br />
MÔ HÌNH HÓA VÀ ĐẶC TẢ HÌNH THỨC<br />
CÁC GIAO DIỆN THÀNH PHẦN CÓ CHỨA<br />
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ TÍNH TƯƠNG TRANH<br />
<br />
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN<br />
<br />
Hà Nội – 2014<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại khoa Công nghệ Thông tin,<br />
Trường Đại học Công nghệ , Đại học Quốc Gia Hà Nội.<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
TS. Đặng Văn Hưng<br />
PGS.TS. Nguyễn Việt Hà<br />
<br />
Phản biện 1: ………………<br />
Phản biện 2: ………………<br />
Phản biện 3: ………………<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
-<br />
<br />
Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
-<br />
<br />
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà<br />
Nội<br />
<br />
Chương 1 Giới thiệu<br />
1.1 Giới thiệu<br />
Trong luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu đề xuất<br />
phương pháp hình thức hỗ trợ mô hình hóa và đặc tả các giao<br />
diện thành phần có chứa các ràng buộc thời gian và tính tương<br />
tranh và xây dựng ứng dụng. Ý tưởng cơ bản của phương pháp<br />
đề xuất trong luận án là mở rộng về thời gian trên vết<br />
Marzukiewicz. Kết quả của mở rộng này là đưa ra lý thuyết về<br />
vết thời gian, ô-tô-mát đoán nhận ngôn ngữ vết và logic đặc tả<br />
thuộc tính vết cũng như mối quan hệ giữa chúng. Để chứng minh<br />
tính hiệu quả của phương pháp đề xuất, chúng tôi áp dụng lý<br />
thuyết này mở rộng một số mô hình thiết kế hệ thống hướng<br />
thành phần để hỗ trợ đặc tả các thuộc tính tương tranh có các<br />
ràng buộc thời gian. Thứ nhất, chúng tôi đề xuất một phương<br />
pháp hình thức cho đặc tả các hệ thống tương tranh thời gian<br />
thực hướng thành phần dựa trên mô hình của lý thuyết rCOS.<br />
Thứ hai, luận án đề xuất mở rộng mô hình thiết kế dựa trên giao<br />
diện cho các hệ tương tranh có ràng buộc thời gian bằng các<br />
ô-tô-mát giao diện tương tranh thời gian. Thứ ba, luận án đã xây<br />
dựng một ứng dụng của vết thời gian hỗ trợ đặc tả và kiểm<br />
chứng cho một hệ thống phân tán. Các kết quả trong luận án đã<br />
được minh chứng qua các công trình đã được xuất bản và có ý<br />
nghĩa lớn trong việc nghiên cứu, sử dụng để đặc tả các hệ có<br />
ràng buộc thời gian và tương tranh.<br />
<br />
1.2 Bố cục của luận án<br />
Dựa trên các mục tiêu và đối tượng nghiên cứu, luận án<br />
được bố cục gồm các chương sau. Chương 2 trình bày tóm tắt<br />
các nghiên cứu nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo của luận<br />
án. Chương 3 đưa ra lý thuyết vết thời gian dựa trên vết<br />
Mazurkiewicz. Chương 4 trình bày một ứng dụng của lý thuyết<br />
vết trong việc mô hình hóa hệ thống tương tranh thời gian thực<br />
1<br />
<br />
dựa trên việc sử dụng vết thời gian cho đặc tả các thể thức giao<br />
diện thành phần được mở rộng từ lý thuyết rCOS. Chương 5 giới<br />
thiệu một phát triển của lý thuyết vết trên cơ sở xây dựng một<br />
phương pháp phát triển hệ tương tranh thời gian thực. Chương 6<br />
đề xuất mở rộng hệ phân tán dựa trên việc mô hình bằng các hệ<br />
dịch truyển phân tán. Các kết luận về luận án và các nghiên cứu<br />
tiếp theo của luận án được chúng tôi trình bày trong chương 7.<br />
<br />
Chương 2 Kiến thức nền tảng<br />
2.1 Công nghệ phần mềm trên thành<br />
phần<br />
2.1.1 Các công nghệ hiện nay<br />
Một số công nghệ hiện nay được nhiều người quan tâm sử dụng<br />
bao gồm:<br />
1. CORBA: là một chuẩn mở cho khả năng tương tác ứng<br />
dụng được định nghĩa và được hỗ trợ bởi tập đoàn quản lý đối<br />
tượng (Object Management Group - OMG), một tổ chức của<br />
hơn 400 nhà cung cấp phần mềm và người sử dụng<br />
(http://www.omg.org/corba/whatiscorba.html)<br />
2. COM và DCOM: COM là mô hình đối tượng thành<br />
phần (Component Object Model-COM) là một kiến trúc chung<br />
cho phần mềm thành phần, COM phân tán (DCOM), là một giao<br />
thức cho phép các thành phần phần mềm giao tiếp trực tiếp qua<br />
mạng một cách đáng tin cậy, an toàn và hiệu quả.<br />
3. Mô hình thành phần dựa trên Java của Sun: phần<br />
JavaBeans để phát triển thành phần phía máy khách và<br />
Enterprise JavaBeans (EJB) cho phát triển thành phần phía máy<br />
chủ<br />
<br />
2.1.2 Đảm bảo chất lượng<br />
Vòng đời của hệ thống phần mềm dựa trên thành phần có<br />
thể được tóm tắt như sau: (1)Phân tích các yêu cầu, (2) Lựa chọn<br />
2<br />
<br />
kiến trúc phần mềm , xây dựng, phân tích, và đánh giá; (3) Xác<br />
định và tùy biến thành phần; (4) Tích hợp hệ thống, (5) Kiểm thử<br />
hệ thống; (6) Bảo trì phần mềm.<br />
Nhiều nghiên cứu đã đề xuất một danh sách các đặc điểm<br />
về chất lượng của các thành phần gồm: (1) Chức năng, (2) Giao<br />
diện; (3) Khả năng sử dụng; (4) Khả năng kiểm thử; (5) Bảo trì,<br />
(6) Độ tin cậy.<br />
<br />
2.1.3 Mô hình đảm bảo chất lượng<br />
Các thực nghiệm chính liên quan đến thành phần và các<br />
hệ thống trong mô hình này bao gồm các giai đoạn sau đây: (1)<br />
phân tích yêu cầu thành phần (2) phát triển thành phần (3) chứng<br />
nhận thành phần (4) tùy chỉnh thành phần; (5) thiết kế kiến trúc<br />
hệ thống ; (6) tích hợp hệ thống, (7) kiểm nghiệm hệ thống và (8)<br />
Bảo trì hệ thống.<br />
<br />
2.2 Ô-tô-mát thời gian<br />
2.2.1 Ô-tô-mát thời gian<br />
Định nghĩa 2.1 (Từ thời gian) Một từ gian gian<br />