BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI<br />
<br />
Trần Thị Ngọc Anh<br />
<br />
SỰ CHUYỂN ĐỔI DIỄN NGÔN<br />
LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM<br />
TỪ THỜI KỲ ĐỔI MỚI ĐẾN NAY<br />
<br />
Chuyên ngành : Lý luận văn học<br />
Mã số<br />
<br />
: 62.22.01.20<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN<br />
<br />
HÀ NỘI, 2015<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
TRƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nôi<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Đình Sử<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh<br />
Phản biện 2 PGS.TS Lí Hoài Thu<br />
Phản biện 3: PGS.TS Đào Thủy Nguyên<br />
<br />
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại:<br />
Vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội<br />
:<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lí do chọn đề tài<br />
1.1. Lý luận, phê bình văn học từ thời kỳ đổi mới đến nay là một đề tài<br />
lớn nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học. Các công trình<br />
đã được thực hiện dường như có chung một quy luật, chủ yếu bàn về lý luận,<br />
phê bình văn học từ góc độ nhận thức luận. Đó là sự phân tích và chỉ ra những<br />
giới hạn đúng – sai, rộng – hẹp, mới – cũ, thành tựu – hạn chế ... trong lý luận,<br />
phê bình văn học mà bỏ qua vai trò trung gian của ngôn ngữ trong nhận thức<br />
khoa học văn học. Đây là một cách nhìn cần được bổ sung. Bởi vì, ngoài việc<br />
mang các tính chất, quy luật khoa học một cách thuần túy, lý luận, phê bình văn<br />
học cũng là một hệ thống ký hiệu về văn học được biểu hiện qua ngôn ngữ. Mọi<br />
sự chuyển đổi, cách tân lý luận, phê bình văn học đều thể hiện qua sự thay đổi<br />
bộ mặt ngôn ngữ của nó. Lý luận, phê bình văn học vì vậy, có thể xem như là<br />
một không gian ngôn ngữ đặc thù. Tư cách ngôn ngữ ấy của lý luận, phê bình<br />
văn học lại không chịu sự quy định của các đặc điểm ngữ âm, từ vựng, ngữ<br />
pháp một cách thuần túy mà chịu sự quy định của mối quan hệ tương tác giữa<br />
các cơ chế tâm lý, chính trị, xã hội và hệ hình tri thức chủ lưu. Điều này tất yếu<br />
đòi hỏi một cách thức tiếp cận khác về lý luận, phê bình văn học.<br />
1.2. Sự xuất hiện của lý thuyết “diễn ngôn” về căn bản đã làm thay đổi<br />
quan niệm, cách tiếp cận, cách nghiên cứu về ngôn ngữ và các vấn đề xã hội<br />
trong đó có văn học nghệ thuật. Trước khi thuật ngữ này trở nên thông dụng,<br />
người ta vẫn quan niệm “ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy”. Nhưng trên<br />
thực tế, ngôn ngữ không chỉ tồn tại như một công cụ, kí hiệu để phản ánh mà nó<br />
còn chính là nội dung được biểu đạt. Một phát ngôn được hình thành không chỉ<br />
phụ thuộc vào quy tắc tạo nghĩa của ngôn ngữ mà còn phụ thuộc vào cơ chế<br />
phát sinh của nội dung cụ thể. Cơ chế đó ràng buộc, quy định các phát ngôn của<br />
cá nhân trong các điều kiện xã hội lịch sử cụ thể được nói gì, không được nói gì<br />
và nên nói như thế nào hay dựa vào đâu để nói. Do đó diễn ngôn còn được hiểu<br />
là “hoạt động diễn đạt bằng lời nói biểu nghĩa được hiểu như tổng thể của quá<br />
trình và kết quả, nó có bình diện ngôn ngữ học thuần tuý và cả những bình diện<br />
ngoài ngôn ngữ học”.<br />
1.3 Nghiên cứu lý luận phê bình văn học từ thời kì đổi mới đến nay ở góc<br />
độ diễn ngôn là hướng đi quan tâm đến không gian ngôn ngữ chứa đựng những<br />
quan điểm về học thuật, quan tâm đến sự sinh sôi, nảy nở của các hệ thuật ngữ<br />
chính trong lý luận, phê bình văn học cũng như toàn bộ nền văn học. Lý thuyết<br />
diễn ngôn sẽ cho phép nghiên cứu lí luận, phê bình văn học như một phương<br />
tiện giao tiếp có chức năng truyền đạt, lưu giữ và sáng tạo thông tin của cá nhân<br />
cũng như xã hội. Từ góc độ tiếp cận này, người nghiên cứu có thể nhận ra chân<br />
lí khoa học không chỉ phụ thuộc vào đối tượng khách quan mà còn phụ thuộc<br />
vào chủ thể nhận thức. Nó không chỉ là hình ảnh hiện thực mà còn là sự đồng<br />
thuận liên chủ thể trong hoạt động giao tiếp. Cũng từ góc độ tiếp cận này, lịch<br />
<br />
2<br />
sử khoa học nói chung, lịch sử lí luận và phê bình văn học nói riêng, sẽ hiện lên<br />
như một tiến trình có sự bứt phá, nhưng cũng có những bước đứt gẫy, mâu<br />
thuẫn, tiếp biến vô cùng phức tạp.<br />
1.4. Cho đến nay, việc vận dụng lý thuyết diễn ngôn trong nghiên cứu văn<br />
học trên thế giới cũng như ở Việt Nam vẫn còn non trẻ và có nhiều bất đồng.<br />
Tuy nhiên, chúng tôi mong rằng, kết quả của luận án sẽ tiếp tục khẳng định<br />
hướng tiếp cận các vấn đề của văn học nói chung và lý luận, phê bình văn học<br />
Việt Nam thời kỳ đổi mới nói riêng từ góc nhìn diễn ngôn là khả thi, hiệu quả.<br />
2. Đối tƣợng, phạm vi ngiên cứu<br />
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự chuyển đổi diễn ngôn lý luận phê bình<br />
văn học Việt Nam từ thời kì đổi mới đến nay.<br />
2.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Với đối tượng nghiên cứu như trên, luận án xác định phạm vi nghiên cứu<br />
là: các công trình lý luận, phê bình văn học Việt Nam thời kì trước và sau đổi<br />
mới dưới góc nhìn diễn ngôn. Thời gian đổi mới được chúng tôi xác định bắt<br />
đầu từ 1986 đến nay theo dấu mốc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI<br />
(1986) – Đại hội của kỷ nguyên đổi mới và hội nhập toàn cầu.<br />
Tuy nhiên, do số lượng các công trình lý luận, phê bình văn học trước và<br />
sau đổi mới rất lớn nên chúng tôi tập trung chủ yếu vào các công trình nghiên<br />
cứu đã được công nhận, đánh giá cao và có ý nghĩa đối với việc tạo ra sự thay<br />
đổi diễn ngôn lý luận, phê bình văn học như: các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết<br />
của Đảng về văn hóa, văn học, giáo trình lý luận văn học, giáo trình văn học<br />
phương Tây, giáo trình văn học Việt Nam, các tập bài giảng về văn học, văn<br />
hóa của Trường Chính trị trước, một số chuyên luận văn học trước và sau đổi<br />
mới; các bài lý luận, phê bình văn học trên các tạp chí như: Tạp chí Cộng sản –<br />
với tư cách là cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Việt Nam – nơi tập trung<br />
quyền lực chính trị xã hội mạnh nhất với diện phổ biến rộng nhất và tạp chí<br />
Nghiên cứu văn học – vốn được coi là không gian học thuật uy tín của lý luận,<br />
phê bình văn học trước và sau đổi mới. Các nghiên cứu lý luận, phê bình văn<br />
học trên báo Văn nghệ, Tạp chí Khoa học cũng được chúng tôi sử dụng phối kết<br />
hợp trong quá trình triển khai các vấn đề quan trọng của luận án.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
3.1 Mục đích của luận án là tìm hiểu quy luật vận động của diễn ngôn lý<br />
luận, phê bình văn học Việt Nam. Từ đó thấy được tác động của diễn ngôn lý luận<br />
phê bình, văn học đến thực tiễn nghiên cứu văn học từ thời kỳ đổi mới đến nay.<br />
3.2 Nhiệm vụ của luận án là mô tả, tổng kết vấn đề chuyển đổi diễn ngôn<br />
lý luận phê bình văn học thời kì đổi mới như một hệ quả tất yếu nhưng cũng là<br />
một quá trình chưa hoàn thành, chưa kết thúc và vẫn đang tiếp diễn.<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
3<br />
- Phương pháp xã hội học lịch sử: Nghiên cứu sự chuyển đổi diễn ngôn lý<br />
luận, phê bình văn học là nghiên cứu tiến trình của diễn ngôn lý luận, phê bình<br />
văn học theo dòng lịch sử. Vì thế, sử dụng phương pháp xã hội học lịch sử sẽ<br />
giúp chúng tôi nghiên cứu, chỉ rõ những tác động của bối cảnh lịch sử đến sự<br />
chuyển đổi diễn ngôn lý luận, phê bình văn học.<br />
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Đây là phương pháp quan trọng<br />
đối với chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài này. Vì bản thân việc phân<br />
tích diễn ngôn luôn phải tính đến bản chất liên ngành, liên văn bản, liên chủ thể.<br />
- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Việc nghiên cứu sự chuyển đổi diễn<br />
ngôn lý luận, phê bình văn học cần được nghiên cứu theo quan điểm hệ thống<br />
để đảm bảo tính lôgic và biện chứng của quá trình chuyển biến diễn ngôn trước<br />
và sau đổi mới.<br />
- Phương pháp loại hình: Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong<br />
quá trình mô hình hóa các kiểu cấu trúc diễn ngôn lý luận, phê bình văn học trước<br />
và sau đổi mới.<br />
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp này giúp chúng tôi có thể mô tả một<br />
cách cụ thể thực tiễn lý luận, phê bình văn học thời kỳ đổi mới dưới ảnh hưởng<br />
của chiến lược và trật tự diễn ngôn.<br />
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng sử dụng phối kết<br />
hợp các thao tác trong nghiên cứu văn học nói chung và lý luận, phê bình nói<br />
riêng như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, đối lập ...<br />
5. Đóng góp của luận án<br />
- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về lý<br />
luận, phê bình văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới như một hình thức diễn ngôn.<br />
- Từ góc độ diễn ngôn, luận án sẽ làm rõ thực tiễn lý luận, phê bình văn<br />
học Việt Nam thời kì đổi mới thông qua vai trò của hệ thống quyền lực trong xã<br />
hội và sự chuyển đổi của khung tri thức biểu hiện qua: các quan niệm văn học,<br />
hệ thuật ngữ chủ đạo, các con đường vận dụng lý luận, phê bình đối với nghiên<br />
cứu văn học. Từ đó luận án chỉ ra quy luật vận động, chuyển đổi diễn ngôn lý<br />
luận, phê bình văn học Việt Nam đương đại.<br />
- Luận án cũng góp phần chỉ ra những khả năng và thách thức trong sự<br />
phát triển của diễn ngôn lý luận, phê bình văn học cũng như nền lý luận, phê<br />
bình văn học Việt Nam trong tương lai.<br />
6. Cấu trúc luận án<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục tham khảo, Các công trình khoa<br />
học đã công bố có liên quan đến luận án, Nội dung của luận án gồm 4 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu<br />
Chương 2: Lý luận, phê bình văn học như một hình thức diễn ngôn<br />
Chương 3: Diễn ngôn lý luận, phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ<br />
nguyên tắc đối lập đến hội nhập đa phương<br />
Chương 4: Diễn ngôn lý luận, phê bình văn học thời kỳ đổi mới từ<br />
nguyên tắc chính trị sang học thuật<br />
<br />