intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế của người Dao di cư tự do tại huyện cư M'gar tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

97
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với các mục tiêu: đánh giá những biến đổi trong sinh kế của người Dao di cư tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk; phân tích những yếu tố tác động đến sinh kế của người Dao di cư, từ đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm hỗ trợ đồng bào Dao phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người trên vùng đất Tây Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nhân học: Biến đổi sinh kế của người Dao di cư tự do tại huyện cư M'gar tỉnh Đăk Lăk

VIỆN HÀN LÂM<br /> KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> ĐÀO THANH THÁI<br /> <br /> BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO DI CƢ TỰ DO<br /> TẠI HUYỆN CƢ M’GAR TỈNH ĐĂK LĂK<br /> <br /> Chuyên ngành: NHÂN HỌC<br /> Mã số: 62. 31. 03. 02<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI, 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI, VIỆN HÀN LÂM KHOA<br /> HỌC XÃ HỘI<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước<br /> HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN ÁN TIẾN SĨ CẤP HỌC VIỆN<br /> Họp tại Học viện Khoa học xã hội vào hồi… giờ,…. Ngày...<br /> tháng…..năm 2016<br /> <br /> -<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> Thƣ viện Quốc gia<br /> Thƣ viện Học viện Khoa học xã hội, số 477, quận Thanh<br /> Xuân- Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1.Tính cấp thiết của đề tài<br /> Dân tộc Dao hiện nay có trên 751.000 người, vốn có truyền thống cư trú<br /> tập trung ở các tỉnh: Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên<br /> Quang, Lào Cai thuộc vùng miền núi phía Bắc. Người Dao là một trong số ít<br /> các dân tộc thiểu số ở nước ta có tập quán du canh du cư. Từ năm 2000 đến<br /> nay, một bộ phận người Dao đã di cư vào Tây Nguyên và cư trú tập trung tại<br /> tỉnh Đắk Lắk (15.300 người) và tỉnh Đăk Nông (13.900 người). Trong<br /> khoảng 10 năm (1999- 2009), số người Dao ở Tây Nguyên đã có sự gia tăng<br /> đột biến, từ 160.000 năm 1999 ở tỉnh Đắk Lắk (bao gồm cả tỉnh Đắk Lắk và<br /> Đăk Nông hiện nay) lên tới hơn 280.000 người năm 2009. Luồng di cư chủ<br /> yếu của người Dao vào Tây Nguyên là từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,<br /> Tuyên Quang và Hà Giang.<br /> Tại huyện Cư M’gar, người Dao có hơn 6.700 người, chiếm 7,8%<br /> dân số toàn huyện, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 sau dân tộc tại chỗ (Ê<br /> đê). Cư M’gar là huyện có dân số dân tộc Dao đông nhất của tỉnh Đắk<br /> Lắk. Vốn là tộc người có truyền thống du canh, du cư, sự biến động di cư<br /> của người Dao đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của đồng<br /> bào Dao nói riêng và quản lý xã hội của các cấp chính quyền cả nơi đi và<br /> nơi đến nói chung. Đời sống sinh hoạt và sản xuất của người Dao ở Đắk<br /> Lắk đang đặt ra nhiều vấn đề, gây ra những khó khăn trong quản lý của<br /> chính quyền địa phương và người Dao.<br /> Kinh tế truyền thống của đồ ng bào người Dao là canh tác nương rẫy<br /> đất dốc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khi di cư vào Tây Nguyên đã phải<br /> thay đổi trong các hoạt động sản xuất để thích ứng với điều kiện tự nhiên,<br /> kinh tế - xã hội ở địa bàn cư trú mới. Quá trình thích ứng đó đã diễn ra và<br /> có nhiều yếu tố tác động tới thói quen sinh hoạt, canh tác cũng như đời<br /> sống văn hóa tộc người. Từ kinh tế tự cung tự cấp, sản xuất cây lương<br /> thực là chính chuyển sang sản xuất hàng hóa và thích ứng với nền kinh tế<br /> thị trường. Do sản xuất quy mô nhỏ với diện tích canh tác hạn chế sang<br /> sản xuất quy mô lớn với các máy móc hiện đại. Điều này đã có những tác<br /> động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội và văn hóa của đồng bào<br /> Dao ở Tây Nguyên.<br /> Do vậy, Nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Biến đổi sinh kế của<br /> người Dao di cư tự do tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk” làm luận án<br /> tiến sĩ chuyên ngành Nhân học. Luận án góp phần làm rõ những biến đổi<br /> và thích ứng của người dân trong quá trình định cư tại vùng đất mới,<br /> những vấn đề đặt ra trong việc hoạch định chính sách và hỗ trợ đồng bào<br /> 1<br /> <br /> Dao phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn các giá trị văn hóa<br /> tộc người.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Đánh giá những biến đổi trong sinh kế của người Dao di cư tại<br /> huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk<br /> Phân tích những yếu tố tác động đến sinh kế của người Dao di cư,<br /> từ đó đề xuất những giải pháp và khuyến nghị chính sách nhằm hỗ trợ<br /> đồng bào Dao phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn các giá<br /> trị văn hóa tộc người trên vùng đất Tây Nguyên.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là sinh kế và biến đổi sinh<br /> kế của người Dao di cư tự do tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.<br /> Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án tập trung làm rõ những<br /> biến đổi trong hoạt động sinh kế của người Dao di cư tự do tại huyện Cư<br /> M’gar có so sánh với sinh kế tại điểm xuất cư tại huyện Hoành Bồ, tỉnh<br /> Quảng Ninh. Luận án cũng quan tâm tới các thời điểm di cư của người Dao từ<br /> 1975 đến nay và những biến đổi trong sinh kế của người Dao trong quá trình<br /> định cư tại Tây Nguyên.<br /> 4. Nguồn tài liệu của luận án<br /> Để thực hiện luận án này, tôi sử dụng các nguồn tài liệu chính sau:<br /> Nguồn tài liệu điền dã thực địa tại xã Ea Mdro’h và xã Cư Suê, huyện Cư<br /> M’gar tỉnh Đăk Lăk nơi có đông ngư ời Dao di cư sinh sống, việc nghiên<br /> cứu cũng được thực hiện tại quê cũ của người Dao tại huyện Hoành Bồ<br /> và Tiên Yên của tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các tài<br /> liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến sinh kế<br /> người Dao ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk và huyện Hoành Bồ, tỉnh<br /> Quảng Ninh.<br /> 5. Đóng góp của luận án<br /> Luận án được xem là một công trình đầu tiên nghiên cứu tổng thể,<br /> toàn diện và có hệ thống về biến đổi sinh kế người Dao di cư tự do tại<br /> huyện Cư M’gar tỉnh Đăk Lăk dưới góc độ Nhân học.<br /> Luận án phân tích và làm rõ những biến đối trong sinh kế của người<br /> Dao di cư và những đóng góp của người Dao đối với công cuộc xây dựng<br /> nông thôn mới và góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.<br /> 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiến của Luận án<br /> Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách<br /> đối với người Dao di cư nhằm ổn định cuộc sống của họ ở vùng quê mới<br /> và . phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên. Mặt khác đây cũng là tài<br /> liệu tham khảo về di cư, sinh kế của người Dao di cư cho các nhà nghiên<br /> 2<br /> <br /> cứu, giảng dạy, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của tộc<br /> người trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập và phát triển.<br /> 7. Bố cục của Luận án<br /> Chương 1: Tổng quan nghiên cứu của đề tài, cơ sở lý thuyết và<br /> phương pháp nghiên cứu<br /> Chương 2: Khái quát về điều kiện tự nhiên và người Dao ở huyện Cư<br /> M’gar Chương 3: Biến đổi các loại hình sinh kế của người Dao ở huyện<br /> Cư M’gar<br /> Chương 4: Các yếu tố tác động tới sinh kế của người Dao di cư huyện Cư<br /> M’gar<br /> Chương 5: Kết quả và bàn luận<br /> CHƢƠNG 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ<br /> THUYẾT, PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu<br /> 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về sinh kế<br /> Các hoạt động sinh kế từ lâu đã được các học giả trên thế giới quan tâm<br /> nghiên cứu. Cho tới nay không ít các công trình chuyên sâu về các loại hình<br /> sinh kế truyền thống cũng như hiện đại của các cộng đồng trên thế giới đã<br /> được công bố rộng rãi, qua các công trình đó chúng ta có thể nhìn thấy một<br /> bức tranh toàn cảnh từ Châu Ấu tới các nước Châu Á và Phi Châu về những<br /> hoạt động sinh kế đầy đa dạng và nhiều màu sắc mà các cư dân nơi đó đem<br /> lại. Các tác phẩm của ScottM.Forrest (1996), Edward Lahiff (2003) hay<br /> trong nghiên cứu của Priya Deshingkar và Daniel Start (2003). Các tác giả<br /> đã lý giải các ví dụ đảm bảo sinh kế theo di cư nhằm đảm bảo cuộc sống của<br /> họ. Một trong những vấn đề đặt ra là áp lực đối với sinh kế trong quá trình di<br /> cư liên quan tới đất đai.<br /> Một trong những xu hướng nghiên cứu sinh kế đó là sử dụng khung<br /> sinh kế phát triển bền vững của DFID đã đư ợc ứng dụng trong nghiên<br /> cứu tại nhiều nơi trên thế giới, nó được coi như một cách tiếp cận toàn<br /> diện trong phân tích về sinh kế và đói nghèo. Đại diện là Tim Hanstad,<br /> Robin Nielsen and Jennife Brown (2004), Marcus Colchester và các cộng<br /> sự (2006). Theo nhóm tác giả này, người di cư đã bị gạt ra bên lề khi sinh<br /> kế của họ phụ thuộc nhiều vào rừng và các yếu tố văn hóa bị coi nhẹ.<br /> 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về sinh kế và người Dao<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2