intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án gồm 2 phần và 5 chương, cụ thể như sau: Phần I - Mở đầu gồm: Chương 1/ Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Chương 2/ Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng lao động nông thôn Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4/ Thực trạng chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên. Chương 5/ Một số giải pháp nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên. Phần II: Kết luận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp: Nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN<br /> <br /> TRẦN LÊ DUY<br /> <br /> NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TẠI<br /> TỈNH THÁI NGUYÊN<br /> <br /> Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp<br /> Mã số:9.62.01.15<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP<br /> <br /> THÁI NGUYÊN – 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: ………………………...<br /> …………………………………………………………...<br /> ……………………………………………………………<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. TS. NGÔ XUÂN HOÀNG<br /> 2. TS. BÙI THỊ MINH HẰNG<br /> <br /> Phản biện 1: ……………………………………………...<br /> ……………………………………………………………<br /> Phản biện 2: ……………………………………………...<br /> ……………………………………………………………<br /> Phản biện 3: ……………………………………………...<br /> ……………………………………………………………<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại<br /> học Thái Nguyên họp tại: …………………………………<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ………..…………………<br /> ………………………………………………………………….<br /> ………………………………………………………………….<br /> ………………………………………………………………….<br /> ………………………………………………………………….<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc hiện có tới<br /> 65,7% dân cư sinh sống tại khu vực nông thôn. Tổng số lao động<br /> nông thôn hiện chiếm tới 70,6% tổng số lao đông toàn tỉnh, tỷ lệ lao<br /> động được đào tạo tăng bình quân 0,81% qua mỗi năm, tính từ năm<br /> 2010 chỉ có 10,3% lao động đã qua đào tạo, đến năm 2016 con số<br /> này là 15,6%. Bên cạnh đó tỷ lệ lao động nông thôn hoạt động trong<br /> lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản còn rất lớn, chiếm tới 72,7%<br /> tổng số lao động nông thôn, tuy nhiên, tổng sản phẩm mang lại của<br /> nhóm lao động này chỉ chiếm 15,5% GRDP tỉnh Thái Nguyên. Đặc<br /> thù hoạt động lao động nông thôn còn mang nhiều tính truyền thống<br /> của khu vực miền núi, điều kiện sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Sản<br /> phẩm chưa đa dạng và thiếu định hướng trong dài hạn. Năng suất lao<br /> động nông nghiệp thấp và sự dịch chuyển cơ cấu nông thôn đang<br /> ngày một tăng nhanh, khó định hướng trước tác động của thị trường<br /> lao động. Việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái<br /> Nguyên sẽ đảm bảo: sự kết hợp hiệu quả giữa lao động và đất đai;<br /> đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn; giảm<br /> thiểu mâu thuẫn lớn trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhân<br /> lực nông thôn; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nhà nước cho<br /> nông thôn; đảm bảo cân đối giữa lao động nông thôn và thành thị.<br /> Dựa trên các yếu tố đó việc tiến hành đề tài “Nâng cao chất lượng<br /> lao động nông thôn tại tỉnh Thái Nguyên” là vấn đề có ý nghĩa lý<br /> luận và thực tiễn cho mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp của<br /> Việt Nam nói chung và Tỉnh Thái Nguyên nói riêng.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> 2.1. Mục tiêu tổng quát<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và xem xét những nhân tố ảnh hưởng<br /> chất lượng lao động nông thôn; đánh giá thực trạng chất lượng lao động<br /> nông thôn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, kết hợp với những kinh nghiệm<br /> phát triển của các nước trên thế giới về vấn đề nghiên cứu, tác giả đề<br /> xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên (tập trung nghiên<br /> cứu vào kiến thức, kỹ năng cho lao động nông thôn tỉnh Thái<br /> Nguyên)<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về<br /> chất lượng lao động nông thôn của tỉnh Thái nguyên, tập trung<br /> nghiên cứu các yếu tố cấu thành nội tại bản thân lao động nông thôn,<br /> môi trường đầu tư công và các thể chế chính sách của nhà nước và<br /> địa phương, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất<br /> lượng lao động nông thôn ở Thái Nguyên.<br /> Phân tích các khả năng đáp ứng của lao động nông thôn và nguyên<br /> nhân ảnh hưởng tới chất lượng lao động nông thôn để rút ra bài học<br /> kinh nghiệm cho việc nâng cao chất lượng lao động nông thôn tại<br /> Thái Nguyên.<br /> - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại các khu vực nông thôn tỉnh<br /> Thái Nguyên, có tham khảo kinh nghiệm của một số tỉnh, thành<br /> trong nước và một số quốc gia trong khu vực có đặc điểm kinh tế xã hội gần với Việt Nam.<br /> - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng chất lượng lao động nông thôn<br /> tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 05 năm, từ 2011 đến 2016; căn cứ<br /> vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên,<br /> tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng lao động<br /> nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.<br /> 4. Những đóng góp của luận án<br /> 4.1. Về phương diện lý luận<br /> Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng<br /> lao động nông thôn, xây dựng được khung phân tích chất lượng lao<br /> động nông thôn, làm rõ vai trò của lao động nông thôn trong phát triển<br /> kinh tế xã hội.<br /> Luận án đã chỉ ra 3 nhóm yếu tố tác động đến chất lượng lao động<br /> nông thôn là: nhóm yếu tố cấu thành chất lượng lao động nông thôn bao<br /> gồm yếu tố sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, thái độ; nhóm yếu tố tác động<br /> của đầu tư công bao gồm môi trường hoạt động nông nghiệp, giáo dục<br /> và đào tạo; nhóm yếu tố tác động của chính sách bao gồm thể chế chính<br /> sách của nhà nước và thể chế, cơ chế của chính quyền địa phương.<br /> Luận án đã xây dựng phương pháp xác định những yếu tố tác động đến<br /> thu nhập của lao động nông thôn thông qua mô hình hồi quy Mincer.<br /> 4.2. Về phương diện thực tiễn<br /> Bằng các số liệu thực tiễn, luận án đã phân tích và làm sáng tỏ thực<br /> trạng chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên dưới tác động<br /> của nền kinh tế thị trường.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Qua phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng lao động nông thôn<br /> tỉnh Thái Nguyên, luận án đã làm rõ vai trò, những hạn chế, yếu kém<br /> của lao động nông thôn qua đó chỉ ra rằng các yếu tố chính sách của<br /> nhà nước và của địa phương có ảnh hưởng lớn nhất tới việc nâng cao<br /> chất lượng lao động nông thôn tỉnh Thái nguyên.<br /> Luận án đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất<br /> lượng lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên góp phần phát triển kinh tế<br /> - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.<br /> Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm cơ sở tham khảo cho<br /> việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, kinh tế nông<br /> thôn và nâng cao chất lượng lao động nông thôn của tỉnh Thái<br /> Nguyên và các tỉnh có điều kiện tương tự.<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng lao<br /> động nông thôn<br /> 1.1.1. Một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài<br /> (1) Nghiên cứu của Gribbs và cộng tác viên (1998), Giáo dục và<br /> Đào tạo lao động nông thôn trong nền kinh tế mới: Quan điểm về<br /> rào cản kỹ năng lao động nông thôn, (2) Nghiên cứu của Gregory<br /> (2003, 2014 edition), Quản lý lao động trong nông nghiệp. (3)<br /> Nghiên cứu của D.S. Prasada Rao và cộng tác viên (2004), tăng<br /> năng suất nông nghiệp, việc làm và đói nghèo ở các nước đang phát<br /> triển. (4) Nghiên cứu của P. Hurst và cộng tác viên (2007) trong Lao<br /> động nông nghiệp và đóng góp của họ cho nông nghiệp bền vững và<br /> phát triển nông thôn. (5) Nghiên cứu của J. Ulimwengu (2009) trong<br /> Sức khỏe của nông dân và năng suất nông nghiệp ở vùng nông thôn<br /> Ethiopia. (6) Nghiên cứu của Kelvin (2016) trong Nông nghiệp<br /> Nigeria và sự bền vững: vấn đề và giải pháp.<br /> 1.1.2. Một số nghiên cứu của tác giả trong nước<br /> (1) Đỗ Thị Thanh Mai (2001), Tâm lý nông dân miền Bắc Việt<br /> Nam khi chuyển sang kinh tế thị trường - đặc trưng và xu hướng biến<br /> đổi. (2) Trần Thị Minh Ngọc (2001), Sử dụng nguồn nhân lực nông<br /> thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. (3)<br /> Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn, thực trạng và giải<br /> pháp. (4) Trần Thanh Bình (2003), Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ<br /> quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam. (5)<br /> Đào Quang Vinh (2006), Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp<br /> hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. (6) Nguyễn Văn Đại<br /> (2012), Đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng Đồng bằng sông<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2