HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
Dengyang KONGCHI<br />
<br />
vÊn ®Ò ph¸t huy nguån lùc thanh niªn<br />
trong qu¸ tr×nh c«ng nghiÖp hãa, hiÖn ®¹i hãa<br />
ë céng hßa d©n chñ nh©n d©n lµo hiÖn nay<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG<br />
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ<br />
Mã số: 62 22 03 02<br />
<br />
HÀ NỘI - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Hồng Sơn<br />
<br />
Phản biện 1:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 2:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Phản biện 3:.........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br />
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Lịch sử nhân loại đã và đang chứng kiến sự tác động mạnh mẽ của khoa học và<br />
công nghệ đến việc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); đồng thời, cũng đã chứng<br />
kiến sự thất nghiệp đáng lo ngại do sự phát triển của khoa học và công nghệ đã thay<br />
thế sức lao động sống của con người. Từ đó nhân loại đã ghi nhận những thành tựu,<br />
bài học lớn đối với các quốc gia, các chính phủ trong lĩnh vực quản lý và trong việc<br />
xác lập mô hình phát triển nói chung mà một trong những bài học đó là bài học về sử<br />
dụng, phát huy và phát triển nguồn lực thanh niên (NLTN) và xã hội. Do vậy, Đảng<br />
nhân dân cách mạng Lào (NDCM Lào) xác định công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br />
(CNH, HĐH) là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội<br />
(CNXH) ở Lào: “Chúng ta cần phải coi CNH, HĐH đất nước là ưu tiên hàng đầu<br />
trong chiến lược phát triển đất nước, vì CNH, HĐH và xây dựng xã hội chủ nghĩa<br />
(XHCN) có cùng một ý nghĩa”. Đồng thời cũng cho rằng CNH, HĐH đòi hỏi phải<br />
phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, kể cả nội lực và ngoại lực, huy động và sử<br />
dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cùng hướng vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã<br />
hội công bằng, dân chủ, văn minh.<br />
Đảng NDCM Lào đã khẳng định, nguồn lực con người (NLCN) nói chung,<br />
NLTN nói riêng là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình CNH,<br />
HĐH. Vì NLTN là một nguồn lực lượng lao động hăng hái, có sức khỏe tốt và có vai<br />
trò quan trọng đó là NLTN là lực lượng cơ bản, xung kích và đi đầu trong quá trình<br />
CNH, HĐH. Đây chính là "nguồn lực của mọi nguồn lực", là "tài nguyên của mọi tài<br />
nguyên", là nhân tố bảo đảm quan trọng bậc nhất để đưa đất nước Lào ra khỏi tình<br />
trạng kém phát triển.<br />
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ<br />
nghĩa, Đảng NDCM Lào đã nhận thức được ngày càng đầy đủ hơn về vai trò của<br />
NLTN trong sự nghiệp CNH, HĐH để phát triển đất nước. Điều này được khẳng<br />
định trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng NDCM Lào “Phát triển<br />
nguồn nhân lực, đặc biệt về mặt xây dựng và bồi dưỡng trình độ của cán bộ cho phù<br />
hợp với yêu cầu của sự phát triển”.<br />
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng NDCM Lào tiếp tục khẳng<br />
định: “Phát triển nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để nâng cao trình độ lực lượng<br />
sản xuất và tiếp tục tập trung phát huy những kết quả cải cách giáo dục cũng như<br />
phát triển nguồn nhân lực theo 3 tính chất, 5 nguyên tắc giáo dục quốc gia”. KT-XH<br />
càng phát triển thì càng cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân kỹ<br />
thuật có trình độ cao về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm chủ khoa học công nghệ<br />
trong sự phát triển. Ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), NLTN<br />
đang trở thành một trong những yếu tố then chốt, có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp<br />
xây dựng KT-XH, nói chung và quá trình CNH, HĐH nói riêng.<br />
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân các bộ tộc Lào, biết bao thế hệ<br />
thanh niên đã phát huy lòng yêu nước và những truyền thống quý báu của dân tộc, làm<br />
<br />
2<br />
<br />
nên những chiến công hiển hách. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân<br />
Pháp và đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, thanh niên Lào đã nêu<br />
cao tinh thần anh hùng cách mạng, làm rạng rỡ hơn truyền thống của dân tộc và truyền<br />
thống của thanh niên trong thời đại mới. Cũng chính thanh niên nước CHDCND Lào<br />
với trí thông minh, tài sáng tạo, lòng dũng cảm và tinh thần lao động cần cù đã có những<br />
cống hiến to lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc.<br />
Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng của NLTN, trong những năm qua<br />
CHDCND Lào cũng đã nỗ lực đào tạo và sử dụng NLTN nhằm phục vụ sự nghiệp<br />
CNH, HĐH đất nước. Đó là đã xây dựng hệ thống giáo dục - đào tạo từ mẫu giáo cho<br />
đến đại học và sau đại học chặt chẽ hơn, chú trọng mở rộng xây dựng các cơ sở đào<br />
tạo, tạo điều kiện cho thanh niên nông thôn có cơ hội được đi học ngày càng nhiều;<br />
việc phân bổ và sử dụng NLTN cũng đang được chuyên môn hóa và hợp lý hơn; tạo<br />
môi trường cho thanh niên làm việc, ban hành nhiều chính sách ưu đãi thanh niên<br />
nông thôn nghèo đi học không phải nộp học phí...<br />
Tuy nhiên, trong quá trình phát huy NLTN đặc biệt là NLTN chất lượng cao<br />
còn nhiều bất cập như: số lượng còn ít, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự<br />
nghiệp đổi mới, chưa thực sự là động lực để đẩy mạnh CNH, HĐH, nhất là trong<br />
điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay. Chẳng hạn, một bộ phận nhỏ<br />
thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, ý chí tự lực tự cường, phong cách lao động của xã<br />
hội công nghiệp và thể lực còn thấp; điều kiện lao động của thanh niên còn kém;<br />
nhiều thanh niên còn thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định; tình<br />
trạng thất học, mù chữ trong thanh niên khá cao, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng<br />
xa,... Bởi vậy, hơn ai hết, NLTN rất cần sự tiếp sức của toàn xã hội và của các tổ<br />
chức Đoàn để củng cố niềm tin vào cuộc sống hiện tại và tương lai, để rèn luyện và<br />
trưởng thành. Do vậy, việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng phát huy<br />
NLTN ở nước CHDCND Lào để có những giải pháp hữu hiệu, tạo sự chuyển biến về<br />
chất nhằm phát huy NLTN đáp ứng yêu cầu thực tế trở thành nhiệm vụ cấp thiết.<br />
Chính vì vậy, việc nghiên cứu: "Vấn đề phát huy nguồn lực thanh niên trong quá<br />
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay"<br />
trở nên cấp bách và được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của tác giả.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án<br />
2.1. Mục đích<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về NLTN, phát huy NLTN, CNH, HĐH và đánh<br />
giá thực trạng phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH, từ đó đề xuất một số giải<br />
pháp chủ yếu nhằm phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào<br />
hiện nay.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:<br />
- Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.<br />
- Làm rõ quan niệm về nguồn nhân lực, NLTN, phát huy NLTN trong quá trình<br />
CNH, HĐH. Phân tích vai trò của việc phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Đánh giá thực trạng phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở CHDND<br />
Lào trong thời gian qua.<br />
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát huy NLTN trong quá trình CNH,<br />
HĐH ở CHDCND Lào trong thời gian tới.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát huy NLTN ở<br />
CHDCND Lào hiện nay.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Luận án nghiên cứu ở CHDCND Lào.<br />
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề phát huy NLTN trong quá<br />
trình CNH, HĐH từ năm 1986 đến nay; giải pháp của luận án có giá trị đến 2025.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
4.1. Cơ sở lý luận của luận án<br />
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br />
Minh, quan điểm của Đảng NDCM Lào, Nhà nước Lào về nguồn nhân lực nói<br />
chung, NLTN nói riêng, về CNH, HĐH, kế thừa kết quả nghiên cứu của các công<br />
trình đã công bố và những lý luận hiện đại phổ biến hiện nay về phát huy NLTN.<br />
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ<br />
nghĩa Mác-Lênin, phương pháp tiếp cận và nghiên cứu hệ thống, kết hợp phương<br />
pháp lôgíc và lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích so sánh, sử dụng các kết quả<br />
nghiên cứu điều tra xã hội học từ các công trình đã công bố ở nước CHDCND Lào có<br />
liên quan trực tiếp tới đề tài.<br />
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án<br />
- Góp phần làm rõ cơ sở lý luận về phát huy NLTN trong quá trình CNH,<br />
HĐH ở CHDCND Lào.<br />
- Phân tích thực trạng phát huy NLTN trong quá trình CNH, HĐH ở<br />
CHDCND Lào.<br />
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát huy NLTN trong<br />
quá trình CNH, HĐH ở CHDCND Lào đến năm 2025.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án<br />
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo<br />
trong việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề lý luận và thực tiễn về NLTN ở các<br />
trường đại học và cao đẳng.<br />
- Những quan điểm, những kết luận khoa học của luận án có thể được các<br />
ngành, các cấp ủy đảng ở CHDCND Lào vận dụng vào thực tiễn công tác thanh niên.<br />
7. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã<br />
công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm<br />
4 chương, 13 tiết.<br />
<br />