intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

42
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung phân tích thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay để thấy được tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của hai quốc gia cũng như những vấn đề hiện đang đặt ra, từ đó khuyến nghị cách thức để nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa giữa hai nước thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG THỊ HƯƠNG TRÀ GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 9229040 HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Vũ Thị Phương Hậu Phản biện 1: .......................................................... .......................................................... Phản biện 2: .......................................................... .......................................................... Phản biện 3: .......................................................... .......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Không có một nền văn hóa nào, dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu, lại có thể phát triển trong khép kín, biệt lập, tách rời với các nền văn hóa khác. Đặc biệt, ngày nay, khi mà thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại cùng tồn tại hòa bình và tập trung mọi nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế bằng những phương tiện hiện đại của cuộc cách mạng 4.0 thì việc giao lưu văn hóa trên thế giới càng được mở rộng hơn bao giờ hết. Những trở ngại về không gian và thời gian đối với giao lưu văn hóa ngày càng bị thu hẹp. Nhờ vậy, các dân tộc và những nền văn hóa khác nhau trên thế giới càng có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với nhau. Do đó, nếu như trước kia giao lưu văn hóa chỉ mang tính đơn lẻ, bộ phận, nằm trong khuôn khổ tự phát, thẩm thấu một cách tự nhiên, thì nay nó đã mang một tầm cao mới với tính toàn thể, phát triển từ qui mô quốc gia đến qui mô khu vực và qui mô toàn cầu. Không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự biệt lập với thế giới bên ngoài, ngược lại, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng và tác động trực tiếp đến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng gần gũi “núi liền núi, sông liền sông”, có quan hệ lâu đời. Mặc dù, trong quá khứ và hiện tại, xét dưới góc độ chính trị, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã trải qua nhiều bước thăng trầm, tuy nhiên dưới góc độ văn hóa, cả hai đều có sự giao lưu văn hóa liên tục suốt hàng ngàn năm lịch sử. Quá trình giao lưu văn hóa đã để lại dấu ấn rõ nét trên tất cả các phương diện kiến trúc, văn học, ngôn ngữ… đối với cả hai nước. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu văn hóa nói chung, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc nói riêng cũng đặt ra những vấn đề cần phải suy ngẫm. Về mặt lý luận, giao lưu văn hóa là vấn đề không mới, đã được rất nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, tuy nhiên không phải nội hàm và những nội dung liên quan đến vấn đề này đều đã được giải quyết một cách thấu đáo. Mặt khác, cho đến nay, đã có khá nhiều công trình đề cập đến hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay, nhất là việc nghiên cứu vấn đề này như một hệ thống chuyên biệt nhìn dưới góc độ văn hóa học. Chính vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay. Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay” làm luận án tiến sĩ là mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.
  4. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung phân tích thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay để thấy được tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của hai quốc gia cũng như những vấn đề hiện đang đặt ra, từ đó khuyến nghị cách thức để nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa giữa hai nước thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc; - Làm rõ những vấn đề lý luận về giao lưu văn hóa (giới thuyết các khái niệm then chốt liên quan đến đề tài, làm rõ vai trò, nội dung và hình thức của giao lưu văn hóa…); - Khái quát về lịch sử giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc; Phân tích những yếu tố tác động đến giao lưu văn hóa văn hóa Việt Nam - Trung Quốc; - Phân tích thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay (2020); - Phân tích vai trò của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của hai nước Việt Nam - Trung Quốc; Dự báo xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra trong giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Trong khuôn khổ của luận án này, nghiên cứu sinh (NCS) tập trung vào phân tích những hoạt động giao lưu văn hóa quan phương, do Chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương hai bên chủ trì tiến hành, còn các hình thức giao lưu văn hóa khác chỉ đề cập đến nhằm liên hệ, bổ sung làm rõ vấn đề. Mặt khác, luận án cũng chỉ lựa chọn 4 nội dung: giao lưu về giáo dục - đào tạo, giao lưu về văn học - nghệ thuật, giao lưu về phát thanh - truyền hình và giao lưu về du lịch để khảo sát và làm cơ sở tham chiếu cơ bản cho việc đưa ra nhận định chung về giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc. Sở dĩ NCS lựa chọn 4 nội dung/ 4 lĩnh vực này để tập trung khảo sát, nghiên cứu vì đây là 4 lĩnh vực quan trọng của văn hóa, đây cũng là những lĩnh vực mà quá trình giao lưu diễn ra mạnh mẽ và đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay (2022), tức là kể
  5. 3 từ khi hai nước thiết lập quan hệ “hợp tác đối tác chiến lược toàn diện”; tuy nhiên, để cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn và có điều kiện so sánh, một số nội dung, số liệu của luận án mở rộng đến năm 1991, từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. - Phạm vi không gian: do các điều kiện chủ quan, khách quan (năng lực của nghiên cứu sinh, về thời gian, tài liệu, …) quá trình khảo cứu của luận án chủ yếu diễn ra trên phạm vi Việt Nam và chủ yếu từ chiều ảnh hưởng của giao lưu văn hoá Trung Quốc sang Việt Nam. Chiều ngược lại, luận án có đề cập đến nhưng ở mức độ tương đối. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết mác xít. 4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để triển khai luận án, NCS sử dụng các phương pháp cơ bản sau: Phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi. Ngoài ra, NCS còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu để phân tích số liệu, phân tích các hoạt động, so sánh giữa các mốc thời gian, các lĩnh vực giao lưu văn hóa, từ đó rút ra các nhận định, các luận điểm khoa học cần thiết. 5. Đóng góp của luận án - Về phương diện lý luận: Trên cơ sở vận dụng lý thuyết giao lưu - tiếp biến văn hóa, lý thuyết sức mạnh mềm văn hóa, Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giao lưu văn hóa như: khái niệm, cơ sở, nội dung, hình thức, vai trò của giao lưu văn hóa. - Về phương diện thực tiễn: Thông qua các luận cứ, luận chứng khoa học, luận án phân tích, nhận diện thực trạng giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008 đến nay, chỉ ra những mặt mạnh và những vấn đề cần được tiếp tục quan tâm; trên cơ sở đó có định hướng phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia, góp phần vào quá trình ổn định, phát triển, hòa bình, thịnh vượng của hai nước và của khu vực. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu làm 4 chương, 11 tiết.
  6. 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Khái niệm giao lưu - tiếp biến văn hoá trở nên phổ biến vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX với các nhà nhân học văn hoá Bắc Mỹ thuộc trường phái “Chủ nghĩa tương đối văn hoá” (cultural relativism). Các nhà nhân học chỉ ra rằng trong lịch sử nhân loại dường như không có cộng đồng nào lại hoàn toàn cô lập về không gian và thời gian, nghĩa là không trải qua các quá trình giao lưu văn hóa - lúc đầu là giữa các tộc người gần gũi nhau về địa lý và trình độ kinh tế - xã hội, sau đó mở rộng dần ra đối với các tộc người, các quốc gia cách xa nhau về địa lý cũng như trình độ phát triển. Cuối thế kỷ XIX, sự xuất hiện các lý thuyết Truyền bá luận trong nghiên cứu văn hóa đã đề cập và giải thích một số hiện tượng tương tự với hiện tượng tiếp xúc và giao lưu văn hóa như lý thuyết thiên di của Friedrich Ratzel (1844-1904), lý thuýêt vòng văn hoá của Fritz Graebner (1877-1934)... để bàn về sự lan truyền/truyền bá diễn ra qua quá trình thiên di của các yếu tố văn hóa hoặc các tổ hợp văn hóa từ trung tâm đến các vùng. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu Từ Chi, Trần Quốc Vượng, Phạm Đức Dương… đã bàn đến khái niệm giao lưu, tiếp xúc văn hóa (cultural contacts) trong công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm, Từ Văn hóa đến Văn hóa học. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc 1.1.2.1. Các nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trước năm 2008 Trong các nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ cổ trung đại đến 1986 và các nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ 1986 đến 2008 đã chỉ ra sự tương đồng về hoàn cảnh lịch sử, địa lý đặc biệt và làm rõ mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã hình thành từ xa xưa, và được kế tục, trải qua nhiều biến thiên, thăng trầm suốt từ thời cổ đại đến ngày nay. Mối quan hệ Việt -Trung là mối quan hệ đa chiều, toàn diện và phức tạp, nên đã trở thành khách thể nghiên cứu của các nhà khoa học từ nhiều chuyên ngành với nhiều chiều cạnh khác nhau, cụ thể như: kinh tế, chính trị, văn hóa, văn học, lịch sử, quân sự...
  7. 5 1.1.2.2. Các nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc sau năm 2008 Kể từ năm 2008, khi Việt Nam và Trung Quốc bước vào thời kỳ “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, các nghiên cứu về giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc cho thấy: thực tế giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa hai nước diễn ra cũng phong phú, sôi động với nhiều dáng vẻ, hình thức, cách thức hơn. Bên cạnh các vấn đề về dân tộc, lãnh thổ, nhiều vấn đề về nhân sinh, đời sống cá nhân con người của nhân dân hai nước cũng có nhiều thay đổi. Tất cả đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu về giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa của các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Việt Nam. 1.1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu - Bổ sung và làm sáng tỏ quan niệm về giao lưu văn hoá (khái niệm, vai trò, cơ sở, nội dung, hình thức giao lưu văn hoá). - Làm rõ lịch sử mối quan hệ giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc từ thời cổ đại đến trước năm 2008. - Phân tích các yếu tố tác động đến giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay. - Phân tích thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay và đánh giá vai trò của nó với sự phát triển mối quan hệ hai nước. - Dự báo xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra đối với giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Lý luận về giao lưu văn hoá 1.2.1.1. Khái niệm giao lưu văn hoá * Văn hoá Văn hóa được hiểu theo nhiều nghĩa rộng, hẹp khác nhau. Trong luận án này, NCS lựa chọn khái niệm văn hóa được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra trong cuốn Nhật ký trong tù năm 1943 làm khái niệm công cụ của luận án. “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. * Giao lưu văn hóa Định nghĩa khái niệm giao lưu văn hóa được hiểu như sau: Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi, tiếp thu và chuyển hoá lẫn nhau giữa hai nền
  8. 6 văn hóa. Quá trình này có thể diễn ra một cách vô thức hoặc hữu thức, tự nguyện hay cưỡng ép, nhưng đều có thể tạo nên những động lực để thúc đẩy mỗi nền văn hoá phát triển. 1.2.1.2. Cơ sở của giao lưu văn hoá Thứ nhất, xuất phát từ nhu cầu tinh thần của con người - nhu cầu mang “bản chất người”. Thứ hai, giao lưu văn hoá là hệ quả của các hoạt động giao lưu kinh tế và giao lưu các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Thứ ba, xuất phát từ nhu cầu tự thân của văn hóa 1.2.1.3. Các hình thức giao lưu văn hóa Thứ nhất, xét từ tâm thế giao lưu, ta có giao lưu văn hoá tự nguyện và giao lưu văn hoá cưỡng bức. Thứ hai, xét từ con đường giao lưu, có các hình thức giao lưu văn hoá sau: - Giao lưu qua con đường thương mại và xuất nhập khẩu văn hoá phẩm: - Giao lưu qua xuất nhập khẩu lao động. - Giao lưu qua con đường hôn nhân, di dân. - Giao lưu qua con đường du học. - Giao lưu qua con đường truyền giáo. - Giao lưu qua phương tiện thông tin đại chúng. 1.2.1.4. Các nội dung giao lưu văn hoá - Giao lưu về giáo dục. - Giao lưu về văn học - nghệ thuật. - Giao lưu về phát thanh - truyền hình. - Giao lưu về du lịch. 1.2.1.5. Vai trò của giao lưu văn hoá Thứ nhất, giao lưu văn hoá nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc/tộc người thông qua việc giới thiệu, quảng bá lịch sử, đất nước, con người, văn hoá của quốc gia mình với thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới. Thứ hai, giao lưu văn hoá tăng cường quan hệ chính trị. Thứ ba, giao lưu văn hoá là con đường để tiếp thu, chọn lọc tinh hoa văn hoá, văn minh của các cộng đồng/ dân tộc. Thứ tư, giao lưu văn hoá thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Thứ năm, giao lưu văn hoá thúc đẩy sự phát triển văn hoá dân tộc. 1.2.6. Lý thuyết nghiên cứu Để triển khai luận án, NCS đã lựa chọn lý thuyết giao lưu - tiếp biến văn hóa và lý thuyết sức mạnh mềm văn hóa để xây dựng khung phân tích của luận án.
  9. 7 1.2.6.1. Lý thuyết giao lưu - tiếp biến văn hóa Trong luận án này, việc sử dụng lý thuyết giao lưu văn hóa cho phép nhìn nhận sự gặp gỡ, trao đổi giữa hai nền văn hóa Việt Nam - Trung Quốc như là một biểu hiện của quy luật giao lưu văn hóa. Sự giao lưu văn hoá hai nước có nhiều giai đoạn, nhiều lĩnh vực mất cân đối, thậm chí văn hoá Việt Nam bị văn hoá Trung Quốc lấn át, vậy làm sao để lập lại thế cân bằng, đảm bảo tinh thần hữu nghị, hợp tác bình đẳng vì sự thịnh vượng chung, tiếp thu và tiếp biến được những yếu tố ngoại sinh phù hợp để phát triển nền văn hoá dân tộc mà không mất đi bản sắc của cái nội sinh căn cốt của mình? Những câu hỏi này sẽ được giải mã trong những nội dung tiếp theo của luận án. 1.2.6.2. Lý thuyết sức mạnh mềm văn hoá Trung Quốc là các cường quốc lớn muốn khẳng định vị thế dẫn đầu về văn hóa, họ đã có ý thức sâu sắc về sức mạnh mềm văn hoá. Khi tìm hiểu về sức mạnh mềm, người Trung Quốc thường nhấn mạnh, các triều đại phong kiến của họ đã áp dụng loại sức mạnh này vào quan hệ bang giao láng giềng trong lịch sử mấy nghìn năm qua. Hiện nay, quốc gia này đang nỗ lực biến sức mạnh mềm văn hóa thành một dạng quyền lực giúp họ tiến nhanh hơn trên con đường xây dựng Trung Quốc trở thành “cường quốc văn hóa xã hội chủ nghĩa” và hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa” nên trong chiến lược đối ngoại, luôn nỗ lực thực hiện, phát huy sức mạnh đó để gia tăng tầm ảnh hưởng, khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên, cách làm của họ không phải lúc nào cũng “hấp dẫn” và “thuyết phục”. Còn Việt Nam chúng ta, để có thể giữ vững độc lập và duy trì hoà bình đồng thời có thể tự tin giao lưu văn hoá với Trung Quốc, bên cạnh việc chuẩn bị khả năng quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, cần sức mạnh mềm từ văn hoá. Trong lịch sử, cùng với sức mạnh quân sự, các thế lực phong kiến Trung Hoa xâm chiếm Việt Nam còn mang ý đồ bành trướng, áp đặt văn hóa, đồng hóa văn hóa. Quá trình giao lưu văn hóa vừa tự nguyện vừa cưỡng bức giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra. Và điều đáng nói là, với tinh thần khoan dung khai phóng, cởi mở trong giao lưu văn hoá, trên cơ sở của ý thức tự cường dân tộc, trên cơ sở những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc, người Việt đã đón nhận những tinh hoa văn hóa Trung Hoa và biến đổi nó cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước cũng như yêu cầu, thị hiếu của nhân dân. Rõ ràng bằng cách đó, người Việt Nam đã tạo thành sức mạnh nội sinh để tự tin khi giao lưu, tiếp biến văn hóa và đó cũng là một cách để thể hiện, khẳng định sức mạnh mềm văn hoá Việt Nam trước sức mạnh Trung Hoa.
  10. 8 Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, NCS đã tiến hành nghiên cứu tổng quan những công trình nghiên cứu nước ngoài và ở Việt Nam về giao lưu văn hoá. Trong nội dung chương 1, NCS đã xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. NCS đã làm sáng tỏ khái niệm giao lưu văn hóa, phân tích các nội dung, hình thức giao lưu văn hóa cũng như vai trò của giao lưu văn hóa đối với chính sự phát triển của mỗi nền văn hóa và rộng hơn là sự phát triển của quốc gia. Giao lưu văn hóa là một quy luật khách quan mà mỗi nền văn hóa muốn tồn tại, phát triển đều phải tham gia vào quá trình tiếp xúc, tiếp biến, trao đổi với các nền văn hóa khác. Trong luận án, NCS chọn lý thuyết giao lưu - tiếp biến văn hóa, lý thuyết sức mạnh mềm văn hoá để làm điểm tựa cho việc hình thành khung phân tích của luận án. Chương 2 KHÁI LƯỢC TÌNH HÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG LỊCH SỬ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY 2.1. KHÁI LƯỢC TÌNH HÌNH GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG LỊCH SỬ 2.1.1. Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ Bắc thuộc/chống Bắc thuộc Trải qua hơn nghìn năm đô hộ với nhiều chính sách đồng hóa của các đế chế phong kiến phương Bắc, song văn hóa Việt vẫn luôn đứng vững, mặt khác, trong hành trình giao lưu đó, văn hóa Việt tiếp thu các yếu tố văn hóa ngoại sinh để làm giàu cho vốn văn hóa bản địa, đồng thời đã lan tỏa các giá trị văn hóa bản địa đến với chủ thể văn hóa ngoại lai. 2.1.2. Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ Đại Việt Trong suốt thời kỳ trung đại ở Việt Nam, sự giao lưu văn hóa hai nước đã diễn ra gắn liền với nhiều thăng trầm lịch sử, ở nhiều hình thức, dạng thức giao lưu khác nhau. Nhìn chung, “trong lịch sử trung đại, về chủ quyền chính trị, Việt Nam đã giữ được nền độc lập, tự chủ trước áp lực liên tục từ phương Bắc. Tuy nhiên, về tư tưởng, văn hóa, bên cạnh những cố gắng bảo tồn bản sắc dân tộc, Việt Nam vẫn ở thế thường xuyên bị chi phối, bao vây bởi tư duy chính trị của nước láng giềng. Quốc gia này không bao giờ từ bỏ tham vọng thôn tính và đồng hóa văn hóa với các nước phương Nam”. 2.1.3. Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 1884 - 1945 Thời kỳ 1884-1945 được gọi là thời kỳ Pháp thuộc và chống Pháp thuộc và xét từ phương diện văn hoá thì đây vẫn được gọi là thời kỳ giao lưu - tiếp biến với
  11. 9 văn hoá phương Tây, bởi những biến đổi và phát triển của văn hoá Việt Nam thời kỳ này gắn liền với sự va chạm với văn hoá phương Tây, trong đó chủ yếu là văn hoá Pháp. Sự giao lưu văn hoá với Trung Hoa vì thế ít được nhắc đến, mặc dù, trong bề sâu, vẫn có một sợi dây ngầm kết nối hai nền văn hoá với nhau, nối dài từ lịch sử nghìn năm trước. 2.1.4. Giao lưu văn hóa Việt Nam Trung Quốc từ năm 1945 đến năm 2008 Đây có thể coi là giai đoạn nhiều thăng trầm nhất trong quan hệ bang giao hai nước. Lịch sử lắm thăng trầm cũng khiến cho quan hệ giao lưu văn hoá cũng nhiều biến động. Nhưng, nhìn chung, quan hệ đó vẫn được chính phủ và nhân dân hai nước coi trọng và nỗ lực rất lớn để gây dựng với những mục tiêu tốt đẹp. Ngay từ ngày 18-01-1950, tức gần 5 năm từ ngày cách mạng Tháng Tám thành công và không bao lâu sau khi cách mạng Trung Quốc thắng lợi, hai nhà nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Trong lịch sử lâu dài và khăng khít của mối giao lưu đó, có những lúc nền văn hoá Trung Hoa đã du nhập mạnh mẽ, sâu rộng, có những phương diện lấn át nền văn hoá của người Việt bản địa. Nhưng người Việt, với tinh thần tự cường dân tộc, với vốn liếng văn hoá vững chắc từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á, chúng ta đã tránh được nguy cơ Hán hóa và khẳng định sức sống và trường tồn của nền văn hoá Việt Nam. 2.1.5. Một số bài học kinh nghiệm từ giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc trong lịch sử Thứ nhất, cần phải khẳng định được có nền văn hoá dân tộ đậm bản sắc và bản lĩnh dân tộc trong giao lưu văn hoá. Thứ hai, cần có tinh thần khoan dung trong giao lưu văn hóa. 2.2. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY 2.2.1. Yếu tố lịch sử Nền văn hóa dân tộc truyền thống Việt Nam là sản phẩm của một quá trình lịch sử lâu dài. Văn hóa Việt Nam là kết quả sáng tạo của dân tộc ta trong các mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội. Văn hóa truyền thống Việt Nam được hình thành từ những cơ sở nền tảng văn hóa bản địa kết hợp với quá trình giao lưu tiếp biến với những nền văn hóa bên ngoài để tạo nên một nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc. 2.2.2. Yếu tố chính trị - ngoại giao 2.2.2.1. Những thành tựu trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam với khu vực và quốc tế Đường lối đối ngoại của Đảng, chính sách pháp luật đối ngoại của Nhà nước Việt Nam đã trở thành nội dung then chốt của giao lưu văn hóa và tác động mạnh mẽ đến giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ 2008 đến nay.
  12. 10 2.2.2.2. Quan hệ ngoại giao hoà bình, hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc Đây là yếu tố chính trị quan trọng có ý nghĩa quyết định đến hoạt động giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay. Có thể nói trong mối quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng, quan hệ với Trung Quốc được xem là mối quan hệ quan trọng, lâu dài nhất trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam. Với tư cách là một nước nhỏ, nằm kế cận một nước lớn, văn hoá ứng xử trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc luôn thể hiện một cách chủ động, mềm dẻo, linh hoạt, dựa trên bản lĩnh, bản sắc văn hoá dân tộc và hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau vì mục tiêu hoà bình, hữu nghị, phát triển của mỗi quốc gia, của cả khu vực và thế giới. 2.2.3. Yếu tố địa lý, địa văn hoá - xã hội Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới dài 1350 km và có nhiều cửa khẩu qua lại. Do điều kiện địa lý đặc biệt này, Việt Nam trở thành cầu nối giữa các quốc gia phương Nam với Trung Quốc, giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhờ vào mối quan hệ gần gũi về mặt địa lý tự nhiên như vậy mà hai nước đã có quan hệ giao lưu văn hoá lâu đời, kéo dài suốt hàng ngàn năm lịch sử. 2.2.4. Yếu tố kinh tế Hội nhập kinh tế quốc tế là một trong những nội dung quan trọng hàng đầu trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta. Với những thành quả đạt được về kinh tế, Việt Nam cũng như Trung Quốc có nền tảng vật chất quan trọng cho quá trình giao lưu văn hoá. Các chương trình, dự án hợp tác về các lĩnh vực thuộc văn hoá diễn ra giữa hai bên đã được sự hỗ trợ đắc lực từ kinh tế. Mặt khác, khi kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên, họ cũng có điều kiện và nảy sinh nhiều hơn nhu cầu về văn hoá tinh thần, trong đó có nhu cầu giao lưu văn hoá để mở rộng tầm tri thức, hiểu biết, giải trí cũng như bồi đắp thế giới tâm hồn. 2.2.5. Những yếu tố quốc tế 2.2.5.1. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế Trong xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế sâu rộng đó, hai nước Việt Nam - Trung Quốc đứng trước những cơ hội hợp tác mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực, trong đó có văn hoá. Tuy nhiên, hai nước cũng phải đối mặt với những thách thức không chỉ về kinh tế, chính trị mà hơn hết là phải đối mặt với những thay đổi nhanh chóng của các mối quan hệ về giao lưu văn hoá đã kéo dài hàng nghìn năm qua. 2.2.5.2. Những biến động về kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới đầu thế kỷ XXI Sau khi mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, tình hình chính trị thế giới bước vào giai đoạn mới, giai đoạn sau chiến tranh lạnh. Xu thế đối đầu dần được chuyển sang xu thế đối thoại là chủ yếu. Trên phạm vi
  13. 11 toàn cầu, những mâu thuẫn giai cấp, dân tộc và tôn giáo vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức mới, đa dạng và phức tạp hơn. Hiện nay, tình hình thế giới ngày càng tiềm ẩn những nguy cơ khó lường về xung đột vũ trang. Nguy cơ chiến tranh cục bộ giữa một số quốc gia và vùng lãnh thổ, sự lan tràn của chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bành trướng nước lớn, coi thường luật pháp quốc tế vẫn còn xuất hiện. 2.2.5.3. Cách mạng công nghiệp 4.0 và truyền thông toàn cầu Vấn đề rất nóng có tính thời sự đang diễn ra hiện nay là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ, làm biến đổi sâu sắc mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giao lưu văn hóa. Vì vậy, tận dụng tính tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xác định rõ vấn đề đặt ra đối với giao lưu văn hóa Việt Nam là hết sức cần thiết. Tiểu kết chương 2 Với vị trí địa lý đặc biệt, chung đường biên giới trên bộ và trên biển dài nên từ rất sớm, Việt Nam và Trung Quốc đã có sự giao lưu, tiếp biến văn hóa. Là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, văn hóa Trung Quốc lan tỏa những giá trị của nó đến với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có quốc gia láng giềng Việt Nam. Nhưng với tư cách là một nền văn hóa có bản sắc và bản lĩnh, trong quá trình giao lưu ấy, Việt Nam không chỉ tiếp nhận văn hóa Trung Quốc. Mà đó là một quá trình vừa tiếp nhận, vừa chối từ, tiếp nhận và thâu hóa, tiếp nhận và phát triển. Ở chiều ngược lại, văn hóa Việt Nam cũng có những ảnh hưởng nhất định đến văn hóa Trung Quốc. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, quá trình giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục diễn ra theo cả con đường quan phương và tự nhiên. Quá trình ấy chịu sự tác động của rất nhiều các yếu tố như: lịch sử, chính trị, địa văn hoá - xã hội, kinh tế, khoa học công nghệ… Chương 3 THỰC TRẠNG GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY 3.1. GIAO LƯU TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO 3.1.1. Cơ sở của sự giao lưu trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo giữa hai nước Từ lâu đời, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có truyền thống về giáo dục và rất coi trọng nhân tài, hiếu học. Việt Nam và Trung Quốc có sự sự tương đồng về hệ thống giáo dục: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học; trong bậc giáo dục đại học chia thành cao đẳng, đại học và sau đại học,... chính là nền tảng thuận lợi để giao lưu, hợp tác đôi bên.
  14. 12 Hiện nay, hai nước đều đang tiến hành đổi mới, cải cách mở cửa, càng cần đến tri thức, nhân tài, chính vì vậy, càng cần sự hợp tác, trao đổi, giao lưu trên lĩnh vực giáo dục. 3.1.2. Giao lưu giáo dục ở cấp trung ương hai nước Ngay sau khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam - Trung Quốc đã nhấn mạnh vai trò của trao đổi giáo dục trong các ký kết quan trọng. Có thể nhận thấy, trong thời gian qua, hợp tác về giáo dục là nội dung không thể thiếu trong các tuyên bố chung giữa Việt Nam và Trung Quốc sau các chuyến thăm cấp cao của các nhà lãnh đạo. Lãnh đạo Bộ Giáo dục hai nước đã thường xuyên ký kết các văn bản, vạch ra lộ trình hợp tác giáo dục hai bên. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ, dưới sự ủng hộ, giúp đỡ của chính phủ hai nước, nhiều học viện, trung tâm Việt Nam học đã xây dựng ở Trung Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cũng hỗ trợ Việt Nam bồi dưỡng nhân tài ở nhiều cơ sở đào tạo như Đại học Bắc Kinh, Đại học Nhân dân, Đại học Vũ Hán, Đại học dân tộc Vân Nam… 3.1.3. Giao lưu giáo dục ở cấp địa phương, cấp trường Hợp tác cấp địa phương diễn ra mạnh mẽ nhất là ở khu vực các tỉnh biên giới Trung Quốc với Việt Nam, đặc biệt là vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. Trong thời gian qua đó là quy mô lưu học sinh không ngừng gia tăng. Trong 10 nước có số lượng lưu học sinh đứng đầu tại Trung Quốc, Việt Nam đứng thứ năm. Hiện có hơn 13.500 lưu học sinh Việt Nam đang học tại các trường đại học của Trung Quốc và khoảng trên 4.000 học sinh Trung Quốc đang du học tại Việt Nam. Tựu trung lại, về phương diện giáo dục, giao lưu giữa hai nước từ năm 2008 đến nay đã được đẩy mạnh, toàn diện và đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Thứ nhất, mối quan hệ giao lưu ngày gắn kết; Thứ hai, quy mô giao lưu ngày càng mở rộng; Thứ ba hình thức giao lưu ngày càng đa dạng; Thứ tư, hoạt động giao lưu hợp tác giáo dục giữa hai nước đã mang lại hiệu quả nhất định không chỉ cho bản thân người học mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giao lưu văn hóa hai bên được bền chặt hơn. Kết quả của hoạt động giao lưu trên đã góp phần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của mỗi nước, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển toàn diện, ổn định lâu dài của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. 3.2. GIAO LƯU TRÊN LĨNH VỰC VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT 3.2.1. Cơ sở của mối quan hệ giao lưu văn học - nghệ thuật giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có truyền thống văn chương nghệ thuật lâu đời với kho tàng văn chương, thi phú, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu,... vô cùng phong phú cả về nghệ thuật bình dân cũng như nghệ thuật bác học. Do sự
  15. 13 gần gũi về không gian địa lý, cùng sự tiếp xúc về chính trị lâu dài trong lịch sử, nhân dân hai nước có những điểm tương đồng về văn hoá Á Đông trong nhận thức, tư duy, đặc biệt là về trình độ và thị hiếu thẩm mỹ. Về hợp tác văn hóa, nghệ thuật, hai bên thường xuyên cử các đoàn nghệ thuật thăm và lưu diễn theo chương trình hợp tác đã được ký kết. Ngoài ra phía Việt Nam và Trung Quốc cũng đã cùng tham dự những sự kiện nghệ thuật quốc tế lớn. 3.2.2. Giao lưu về văn học 3.2.2.1. Hoạt động trao đổi chuyên môn, học thuật Kể từ khi bình thường hoá quan hệ, hoạt động trao đổi chuyên môn, học thuật trong lĩnh vực văn học giữa hai nước diễn ra khá sôi nổi. Hiệp hội Nhà văn hai nước không ngừng thúc đẩy, củng cố quan hệ bằng nhiều chuyến thăm viếng lẫn nhau, thông qua đó mà nhiều thoả thuận hợp tác đã được thiết lập. Cùng với đó, giao lưu văn học Việt Nam - Trung Quốc về phương diện chuyên môn, học thuật còn thể hiện qua các cuộc toạ đàm, hội thảo, qua các nghiên cứu phê bình văn học của đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học của hai quốc gia. 3.2.2.2. Hoạt động dịch thuật, xuất bản, trao đổi ấn phẩm Việt Nam là một trong những nước sớm có hoạt động dịch thuật, giới thiệu tác phẩm văn học của Trung Quốc đến với độc giả. Trong một số năm gần đây, các sản phẩm văn học Trung Quốc hiện đại tiếp tục được dịch và giới thiệu tại Việt Nam. Trong đó, nổi bật gồm có hai thể loại: văn học đương đại và văn học mạng. Đặc biệt hiện nay, văn học mạng Trung Quốc cũng là một chủ đề thu hút sự quan tâm của độc giả Việt Nam, nhất là lớp trẻ. Hàng loạt tiểu thuyết của các nhà văn Tào Đình, Tân Di Ổ, Phỉ Ngã Tư Tồn, Đồng Hoa, Minh Hiểu Khuê, Diệp Lạc Vô Tân… đã được dịch và xuất bản tại Việt Nam, tạo nên một con sốt trong thị trường văn học. Một số tác phẩm văn chương Việt Nam cũng đã được dịch, xuất bản ở Trung Quốc và được công chúng Trung Quốc đón nhận như tiểu thuyết của nhà văn Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng, tuyển tập thơ Việt Nam… Tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh từng được đề cử giải thưởng Lỗ Tấn. 3.2.3. Giao lưu về nghệ thuật biểu diễn 3.2.3.1. Hợp tác lưu diễn của các đoàn nghệ thuật Hằng năm, hai nước đều cử hàng chục đoàn sang thăm, biểu diễn tại các địa phương của nhau, giúp cho nhân dân hai nước có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu nghệ thuật của đôi bên. Trong đó, hai bên đều phối hợp tổ chức nhiều buổi giao lưu, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, được đông đảo lãnh đạo, nhân dân hai nước đón nhận và cả bạn bè quốc tế hưởng ứng. Theo thông lệ, hàng năm đều có chương trình biểu diễn nghệ thuật nhân dịp Quốc khánh của hai nước.
  16. 14 3.2.3.2. Phối hợp tổ chức các cuộc thi nghệ thuật Một trong những hoạt động giao lưu, hợp tác trên lĩnh vực nghệ thuật tiêu biểu và thường xuyên nhất là Cuộc thi tiếng hát hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Cuộc thi do Cục Hợp tác quốc tế, Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Nhà hát Ca Múa Nhạc Việt Nam phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Tây (Trung Quốc) tổ chức, nhằm phát hiện tài năng nghệ thuật ca hát của các ca sĩ trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc. 3.2.3.3. Hợp tác trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, học thuật giữa các đại diện các cơ quan, tổ chức nghệ thuật Đồng thời, cùng với các chuyến thăm và biểu diễn nghệ thuật, hai bên còn tiến hành các cuộc trao đổi kinh nghiệm, kế hoạch hợp tác, thông qua các hội thảo, tọa đàm và cả việc cử chuyên gia giúp các đoàn nghệ thuật dàn dựng chương trình biểu diễn. Nhạc viện quốc gia Hà Nội đã mở nhiều lớp dạy nhạc cụ dân tộc cho sinh viên quốc tế, trong đó có sinh viên Trung Quốc. 3.2.4. Giao lưu về điện ảnh Giao lưu về điện ảnh giữa hai nước diễn ra chủ yếu ở các phương diện sau: hợp tác sản xuất phim; hợp tác cơ sở vật chất kỹ thuật; hợp tác giới thiệu các tác phẩm điện ảnh. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đăng cai đã tổ chức các liên hoan phim, giải thưởng quốc tế, trong đó có sự tham gia của phim Trung Quốc. 3.3. GIAO LƯU TRÊN LĨNH VỰC PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH 3.3.1. Cơ sở của việc giao lưu hai nước trên lĩnh vực phát thanh - truyền hình Trong xu thế toàn cầu hoá, truyền thông toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, việc hợp tác phát triển phát thanh - truyền hình giữa các quốc gia là một tất yếu, cũng là con đường quan trọng để mỗi quốc gia tiếp thu những thành tựu văn hoá văn minh nhân loại đồng thời quảng bá hình ảnh, văn hoá của mình ra với thế giới. Ngành truyền thông là nhịp cầu quan trọng và trực tiếp để nâng cao mối quan hệ, hiểu biết giữa hai quốc gia cũng như giữa nhân dân Việt Nam - Trung Quốc. 3.3.2. Chủ trương hợp tác trên lĩnh vực phát thanh - truyền hình Ngay sau cuộc gặp gỡ chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước, ngày 14/12/1991, đoàn đại biểu Đài phát thanh - truyền hình Trung Quốc do Thứ trưởng Bộ Truyền thông - Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc Lưu Tập Lương đã tới thăm và làm việc với Ban lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam. Hai bên thông báo cho nhau về tình hình hoạt động của các đài và trao đổi về khả năng hợp tác về phát thanh - truyền hình hai nước. Đây là sự mở đường cho mối quan hệ hợp tác sâu rộng và tốt đẹp của hai nước về lĩnh vực phát thanh - truyền hình.
  17. 15 Kể từ sau sự kiện này, đại diện các cơ quan truyền thông của hai bên càng nhận thức rõ sự cần thiết của việc thắt chặt hợp tác. Lãnh đạo các cơ quan hai bên liên tục có những chuyến viếng thăm, gặp gỡ, trao đổi. Trong nhiều năm qua, sự hợp tác phát thanh - truyền hình hai nước không ngừng được mở rộng và đạt được nhiều thành quả. Hai bên đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu về nghiệp vụ. Các đài địa phương của Trung Quốc cũng ngày càng tích cực hơn trong giao lưu hợp tác với các đơn vị Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã có sự hợp tác với nhiều tổ chức, đơn vị phát thanh của Trung Quốc như: Tổng cục PTTH Trung Quốc, Đài PTTH Vân Nam, Quảng Đông, Khu tự trị Choang, Đài Phát thanh Bắc Kinh (đối ngoại), Đài Phát thanh Trung ương Trung Quốc… 3.3.3. Hợp tác sản xuất sản phẩm phát thanh - truyền hình VTV và Đài Quảng Tây đã có nhiều hợp tác tích cực và hiệu quả. Đặc biệt, năm 2017, hai Đài đã phối hợp thực hiện chương trình giao lưu hữu nghị “Dòng sông thơ mộng” và đồng sản xuất bộ phim tài liệu “Câu chuyện thời gian”. Các chương trình này đã nhận được sự đánh giá cao của nhân dân và Chính phủ hai nước. Hợp tác sản xuất tác phẩm và chương trình truyền thanh cũng diễn ra sôi nổi. Trong thời gian qua, Đài Tiếng nói VN đã cử phóng viên sang Trung Quốc để làm các phóng sự giới thiệu về đất nước Trung Quốc. Trong năm 2010, CCTV News và VTV đã thỏa thuận thành công phương thức hợp tác trao đổi tin tức, tiến tới ký kết Thỏa thuận trao đổi tin tức ngay trong quý I/2011. 3.3.4. Hợp tác xây dựng trụ sở và phát sóng chương trình truyền thanh, truyền hình Tính đến nay, riêng Đài Truyền hình Việt Nam VTV có 9 kênh quảng bá trong đó có kênh VTV4 là kênh truyền hình đối ngoại có bản tin tiếng Trung phát sóng hàng ngày. Đài THVN có 10 cơ quan thường trú ở nước ngoài (với 12 văn phòng thường trú). Việc Đài THTW Trung Quốc CCTV đã thành lập Văn phòng thường trú tại Việt Nam và Đài THVN thiết lập Cơ quan thường trú của VTV tại Bắc Kinh đã góp phần nâng cao tính chủ động và có thể đưa các tin tức về Trung Quốc một cách kịp thời, phong phú hơn. Về phát thanh, đến nay, Việt Nam đã có sự hợp tác với nhiều tổ chức, đơn vị phát thanh của Trung Quốc như: Tổng cục Phát thanh truyền hình Trung Quốc, Đài Phát thanh truyền hình Vân Nam, Quảng Đông, Khu tự trị Choang, Đài Phát thanh Bắc Kinh (đối ngoại), Đài Phát thanh Trung ương Trung Quốc… Hiện nay Đài TNVN có 8 kênh Phát thanh, 17 kênh truyền hình, 2 tờ báo điện tử, 1 tờ báo in. Phim Việt Nam được phát sóng trên truyền hình Trung Quốc hạn chế hơn rất
  18. 16 nhiều về số lượng khi so sánh với phim Trung Quốc được chiếu trên các kênh truyền hình của Việt Nam. Ngoài ra, thỉnh thoảng trên đài truyền hình Trung Quốc cũng có chiếu phim Việt Nam như phim “Ba mùa”, “Mùi đu đủ xanh”, “Bao giờ cho đến tháng Mười”... Với lợi thế về nền điện ảnh phát triển mạnh, Trung Quốc đã xuất khẩu sang thị trường Việt Nam ngày càng nhiều bộ phim truyền hình, bằng nhiều hình thức khác nhau như xuất nhập khẩu phim, biếu tặng phim,... 3.3.5. Hợp tác phát triển chuyên môn, nghiệp vụ ngành Đài TH Việt Nam đã cử nhiều đoàn phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên… sang tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, các chương trình hội thảo,… do các Đài truyền hình của Trung Quốc tổ chức và nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện rất nhiệt tình từ phía nước bạn. 3.4. GIAO LƯU TRÊN LĨNH VỰC DU LỊCH 3.4.1. Cơ sở của giao lưu hai nước trên lĩnh vực du lịch Là những quốc gia có lợi thế về thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và kho tàng di sản văn hoá truyền thống giàu có, phong phú, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những sức hấp dẫn rất lớn đối với bạn bè quốc tế, trở thành điểm đến du lịch nhiều hứa hẹn khám phá. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi thế giới đang gặp rất nhiều vấn đề về môi trường, về biến đổi khí hậu, về nguy cơ “đồng phục văn hoá”, thì việc tìm đến không gian thiên nhiên mát lành, với nền văn hoá trù phù, giàu bản sắc, là một nhu cầu tất yếu của con người. Đồng thời, sự phát triển ngành du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp không khói cũng được các quốc gia hết sức quan tâm. Đây cũng là cách để các quốc gia xây dựng, quảng bá hình ảnh đẹp về văn hoá, con người của mình ra với bạn bè quốc tế, từ đó tăng thêm vị thế, sức hấp dẫn, ảnh hưởng của mình với các nước khác. 3.4.2. Chủ trương coi trọng hợp tác du lịch song phương Hai chính phủ trong thời gian qua đều chủ trương coi trọng hợp tác du lịch song phương giữa hai nước. Cả hai nước đều nhận thấy vai trò của ngành kinh tế du lịch đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, cũng như vai trò của giao lưu hợp tác du lịch đối với sự phát triển của hai nước. Rất nhiều chính sách hợp tác đã được ban hành với những nội dung đa dạng. Trong thời gian qua, hai nước cũng đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm để quảng bá sản phẩm văn hoá du lịch của hai quốc gia, tổ chức các cuộc hội thảo khoa học để các nhà khoa học, nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp hiểu biết hơn về tiềm năng, thế mạnh du lịch của mỗi bên, đồng thời đi đến những thống nhất chung trong chiến lược, giải pháp để phát triển giao lưu du lịch hai quốc gia. Ngoài ra, hai cơ quan của hai nước cũng đã ký kết và đang tiếp tục triển khai các văn kiện hợp tác: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Bộ Văn hóa và
  19. 17 Du lịch Trung Quốc đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác lĩnh vực công nghiệp văn hóa, kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giai đoạn 2019 - 2021. 3.4.3. Một số chương trình hợp tác du lịch song phương Song song với chủ trương coi trọng hợp tác du lịch song phương, hai nước đã xây dựng các chương trình hợp tác du lịch cụ thể giữa hai bên. Các chương trình được xây dựng theo từng giai đoạn hoặc theo từng năm và thông thường được đẩy mạnh vào những dịp kỷ niệm đặc biệt của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Một số chương trình, hiệp định hợp tác tiêu biểu từ năm 2010 đến nay gồm: - Thoả thuận hợp tác về du lịch giữa Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch Việt Nam và Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc giai đoạn 2010-2013. - Kế hoạch hợp tác văn hoá và du lịch giữa Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hoá và Du lịch Trung Quốc giai đoạn 2019-2021. Ngoài ra, hai nước cũng đã chủ động tổ chức nhiều hoạt động quảng bá du lịch. 3.4.4. Các hoạt động trao đổi khách du lịch giữa hai nước Từ năm 2008 đến nay, hoạt động du lịch qua lại giữa hai nước diễn ra hết sức sôi động. Có thể thấy rõ điều này qua thực trạng trao đổi khách du lịch giữa hai nước, cụ thể: Tại Việt Nam, khách du lịch Trung Quốc luôn nằm trong nhóm nước dẫn đầu về nguồn khách quốc tế. Trung Quốc cũng luôn là thị trường gửi khách hàng đầu của du lịch Việt Nam. Lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam không ngừng tăng nhanh và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, trung bình khoảng 20 - 30% trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam và vượt xa so với các thị trường khách lớn khác như Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan. Theo Báo cáo thống kê của Cục Du lịch, Việt Nam là 1 trong 10 điểm du lịch biển được khách Trung Quốc yêu thích (xếp thứ 2 năm 2018). Lượng khách Trung Quốc tới Việt Nam năm 2018 đạt 4.966.468 lượt, tăng 23,9% so với năm 2017, chiếm 32% tổng lượng khách quốc tế, xếp vị trí số 1 về gửi khách tới Việt Nam. Năm 2019, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam đạt 5.806.425 lượt, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2018; chiếm 32,2% tổng lượng khách du lịch quốc tế. Tóm lại, có thể nhận thấy rằng, kể từ khi bình thường hoá quan hệ, đặc biệt kể từ năm 2008 đến ny, với sự mở đường hết sức quan trọng của quan hệ chính trị “hợp tác đối tác chiến lược toàn diện”, giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc đã có rất nhiều khởi sắc với sự đa dạng về nội dung, lĩnh vực, phong phú về hình thức, phương tiện. Trong đó, giao lưu trên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn học - nghệ thuật, du lịch, phát thanh - truyền hình diễn ra thường xuyên, sôi nổi và đạt nhiều thành tựu. Song song với việc giao lưu/hợp tác trên các lĩnh vực trên, hai
  20. 18 nước còn có những hoạt động giao lưu văn hoá khác về phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng... Tuy nhiên, thực tế giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc trong lịch sử và những thập kỷ gần đây đã cho thấy rằng: giao lưu hai nước tuy trên tinh thần hữu nghị, hợp tác đối tác, nhưng do nhiều nguyên nhân, về cơ bản vẫn đang chủ yếu là sự “truyền bá văn hoá”, lan toả quyền lực mềm, sức mạnh mềm văn hoá Trung Quốc, là một con đường để thực hiện chiến lược ngoại giao và những mục tiêu chính trị của họ. Sự mất cân bằng trong quan hệ giao lưu văn hoá hai nước ở một số nội dung là không thể phủ nhận. Về cơ bản, Trung Quốc vẫn nắm ưu thế, bởi họ có đủ tiềm lực về cả vốn văn hóa lẫn kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật cũng như sự tự tin của một dân tộc có truyền thống văn hóa, văn minh hàng năm nghìn năm và đang ở vị thế siêu cường thế giới. Tất nhiên, so với các quốc gia trong khu vực như Campuchia và Lào, hay các quốc gia châu Phi vốn nhận nhiều dự án đầu tư từ Trung Quốc, thì nỗ lực lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc ở Việt Nam không mấy thành công, đặc biệt là từ góc độ tác động tới công chúng. Mặc dù vậy, thực tế, khó phủ nhận sức hấp dẫn của mô hình Trung Quốc đến các quốc gia đang phát triển, trong đó Việt Nam không là ngoại lệ. Chính vì thế, tinh thần của Việt Nam trong giao lưu văn hóa với Trung Quốc là một mặt chân thành, cởi mở, tích cực hợp tác để tạo mối quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp, tranh thủ cơ hội tiếp thu, tiếp biến văn hóa với bạn đồng thời chủ động, tự tin và tỉnh táo với những kế sách linh hoạt, phù hợp để giữ được bản sắc và bản lĩnh văn hóa của dân tộc mình. Tiểu kết chương 3 Trong chương 3, luận án tập trung khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay trên một số lĩnh vực. Thứ nhất, luận án chỉ ra về phương diện giáo dục - đào tạo, giao lưu giữa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay không ngừng được tăng cường, phát triển khá toàn diện và đã đạt được nhiều thành tựu. Thứ hai, trên lĩnh vực văn học - nghệ thuật, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có truyền thống văn học - nghệ thuật lâu đời với nhiều kho tàng văn chương, thơ ca, hội hoạ, âm nhạc, sân khấu… phong phú. Thứ ba, về phát thanh - truyền hình, trong xu thế toàn cầu hóa và truyền thông toàn cầu hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đều nhận thức rõ sự giao lưu về truyền thông như một nhịp cầu kết nối hai quốc gia. Thứ tư, về giao lưu trên lĩnh vực du lịch, Việt Nam và Trung Quốc là những quốc gia có nhiều danh lam, thắng cảnh, có kho tàng văn hoá truyền thống giàu có, đa dạng, phong phú… có sức hấp dẫn lớn đối với du khách của hai nước và quốc tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2