intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm thương tổn giải phẫu và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực thấp và thắt lưng không vững do chấn thương bằng nẹp vít

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:26

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là: Mô tả đặc điểm tổn thương giải phẫu và biến dạng trên chẩn đoán hình ảnh, khảo sát giá trị bảng điểm TLICS và LSC trong chấn thương cột sống ngực thấp và thắt lưng và đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực thấp và thắt lưng bằng nẹp vít đường vào lối sau. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu đặc điểm thương tổn giải phẫu và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực thấp và thắt lưng không vững do chấn thương bằng nẹp vít

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chấn thương cột sống vùng ngực và thắt lưng chiếm đa số,  khoảng 90% trong chấn thương cột sống. Trong đó, đoạn bản lề  cột sống ngực ­ thắt lưng (T11 ­ L2) và đoạn thắt lưng thấp (L3 ­   L5) chiếm tỷ  lệ  khoảng 84%, với cơ  chế  gián tiếp là chủ  đạo.  Phân loại nhấn mạnh đến các yếu tố: hình thái tổn thương, tính   toàn vẹn của phức hệ dây chằng phía sau và tổn thương thần kinh.   Vai trò của hệ thống dây chằng phía sau trong cấu trúc vững của  cột sống đượ c nhiều tác giả  khẳng đị nh và đề  cao.  Đây là vấn  đề  cần nhận được sự  quan tâm hơn nữa trong chẩn đoán và phẫu  thuật chấn thương cột sống tại Việt Nam khi chưa có nghiên cứu  nào trước đây đề  cập cụ  thể và đầy đủ. Chỉ  định phẫu thuật các  tác giả  căn cứ  vào sự  mất vững của đoạn cột sống tổn thương   dựa trên các yếu tố  tổn thương hình thái, thần kinh và phức hệ  dây chằng phía sau. Tuy nhiên, mỗi chỉ  định đều có những  ưu  nhượ c điểm riêng. Gần đây đã có những nghiên cứu về  giá trị  bảng điểm TLICS của Vaccaro A.R và chỉ  ra những tr ường hợp   có điểm từ 1­ 4 phải phẫu thu ật mu ộn sau m ột th ời gian điều trị  bảo tồn, hay phạm vi áp dụng hẹp trong nhóm gãy vỡ  thân đốt   nhiều mảnh với chỉ định của McCormack và Wood K.B. Phương   pháp phẫu thuật đườ ng vào lối sau ngày càng trở  lên phổ  biến,  hiệu quả  và chiếm  ưu thế. Tính hiệu quả  trong phẫu thu ật lo ại   gãy vỡ  thân đốt nhiều mảnh đã đượ c khắc phục, nâng cao và đã   đượ c minh chứng trong các nghiên cứu của Smith J.S., Ataka H.,   Kaminski   A..   Sự   phát   hiện   của   Greenberg   M.S.,   v ề   thoái   hoá  điểm nối phải phẫu thu ật s ớm sau 3 năm trong các cố  định dài  tầng (≥ 4 tầng) so với sau 8 đến 9 năm trong các cố  định ngắn   tầng (2 đến 3 tầng). Vì vậy, xuất phát từ những vấn đề này chúng  tôi thực hiện đề  tài: “Nghiên cứu đặc điểm thương tổn giải phẫu  và kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống ngực thấp và thắt lưng   không vững do chấn thương bằng nẹp vít” với hai mục tiêu: 1. Mô   tả   đặc   điểm   tổn   thương   giải   phẫu   và   biến   dạng trên chẩn đoán hình  ảnh, khảo sát giá trị  bảng điểm   TLICS và LSC trong chấn thương cột sống ngực thấp và   thắt lưng.
  2. 2 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống   ngực thấp và thắt lưng bằng nẹp vít đường vào lối sau. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Giải phẫu Cột sống ngực thấp và thắt lưng bao gồm đoạn cột sống bản   lề  ngực ­ thắt lưng (T11 ­ L2) tương  đối thẳng dễ  tổn thương   theo kiểu nén ép theo trục dọc và đoạn thắt lưng thấp (L3 ­ L5)   có đường cong sinh lý mở ra sau hấp thụ lực theo kiểu lò xo nên ít  tổn thương hơn. Thân đốt sống có cấu trúc yếu ở cột trước, vững  ở  cột giữa và cột sau. Nên thường tổn thương cột trước theo cơ  chế   nén  ép   theo  trục  dọc.   Theo   Benzel   E.C.,   t ỷ   tr ọng   gi ữa   v ỏ  xương và tủy xương  ảnh hưởng  đến khả  năng chịu lực và độ  chắc chống tụt vít. Tỷ  lệ  này  ở  cuống sống lớn hơn thân đốt và  cuống sống đoạn cột sống bản lề cột sống ngực ­ th ắt l ưng l ớn   hơn đoạn thắt lưng thấp. Do vậy, cuống sống là phần vững chắc   nhất của đốt sống và đoạn T11 ­ L2 khỏe hơn đoạn L3 ­ L5. Hệ  liên kết giữa các đốt sống gồm 2 loại khớp chính là khớp động và  khớp   bán   động.   Trong   đó,   khớp   động   và   khớp   dây   chằng   (hệ  thống dây chằng) đóng vai trò quan trọng trong độ vững, linh hoạt   và duy trì biên độ  vận động của cột sống. Hệ  mạch máu nuôi  dưỡng đoạn tuỷ  ngực và thắt lưng gồm: hệ  mạch rễ, hệ  mạch   tuỷ sống và mạng lưới vành. Trong đó, động mạch Adam kiewicz   cung cấp chính cho 4/5 tuỷ  theo di ện c ắt ngang t ừ  T8  đến nón  cùng.  1.2. Cơ  sinh học chấn thương và tổn thương thần kinh trong  chấn thương cột sống 1.2.1. Cơ sinh học chấn thương Theo Benzel  E.C.,  lực tác động  lên cột  sống  khi  xét  trên  hệ  không gian ba chiều thì trên mỗi trục tọa độ  có hai chuyển động   trượt dọc trục và hai chuyển động xoay ngược chiều nhau tạo ra   12 chuyển động quanh trục xoay tức thời (IAR), hình thành nên sáu   mức độ chuyển động tự do quanh trục IAR phối hợp với nhau tạo   ra các lực: nén ­ ép, xén ­ cắt, xoắn ­ vặn, căng ­ xé dẫn đến các  
  3. 3 hình thái tổn thương khác nhau trong chấn thương . Trục xoay tức  thời là điểm tưởng tượng ở trong hoặc xung quanh đốt sống tại đó  đoạn cột sống xoay quanh khi chịu lực tác động. Khi lực tác động   không đồng trục với IAR sẽ tạo ra một mô men uốn (M) có độ lớn  bằng tích độ lớn của lực (F) với khoảng cách từ vị trí tác động đến   trục xoay tức thời (D): M = F x D.  1.2.2. Tổn thương thần kinh Trong chấn thương cột sống  có bốn cơ chế chấn thương cơ bản   liên quan lâu dài đến biến dạng thần kinh: chèn ép thần kinh từ  bên   ngoài, sự lan tỏa, hiệu  ứng dây cung trên mặt phẳng dọc, hiệu  ứng  dây cung trên mặt phẳng ngang. Diễn biến theo hai hình thái: tổn  thương nguyên phát và tổn thương thứ  phát.  Sự rối loạn hoặc mất   chức năng của tế bào thần kinh do cơ chế : phá hủy tế bào dẫn đến tế  bào thần kinh bị chết và biến dạng tế bào, rối loạn trao đổi chất dẫn  đến rối loạn chức năng tạm thời hoặc mất. Phẫu thuật loại bỏ các yếu   tố chèn ép có thể ngăn chặn, khắc phục được biến dạng tế bào và rối   loạn trao đổi chất. Tổn thương thần kinh thứ phát có thể bị ngăn chặn ít  nhất một phần khi có sự can thiệp bằng thuốc: liệu pháp thuốc chống   đông và corticoide được khuyến cáo sử dụng sớm trong 8 ­ 72 giờ đầu  ngay sau chấn thương.  1.3. Phân loại tổn thương 1.3.2. Phân loại của Denis (1983) Denis năm 1983 đưa ra khái niệm 3 cột: cột trước (1/2 trước   thân đốt cùng đĩa đệm, dây chằng dọc trước và dây chằng vành  khuyên), cột giữa (1/2 sau thân đốt cùng đĩa đệm, dây chằng dọc  sau và dây chằng vành khuyên), cột sau (tủy sống, mạch máu trong  ống sống, hệ thống dây chằng phía sau, cung sau).    Denis   phân   tổn   thương   thân   đốt   thành   4   loại:   gãy   lún   (tổn  thương cột trước, không tổn thương cột giữa, có thể  tổn thương  cột sau), gãy vỡ  thân đốt nhiều mảnh (tổn thương cột trước và  giữa theo cơ  chế  ép trục dọc kết hợp gập, xoay, mảnh vỡ  thành  sau có thể chèn ép ống sống, lỗ tiếp hợp), gãy cúi căng (đường gãy  nằm cùng một mức trong mặt phẳng đứng dọc, đường gãy nằm   trong 2 mức trong mặt phẳng đứng dọc gây tổn thương cả xương,   dây chằng và đệm), gãy trật (tổn thương nặng nề cả ba cột gây mất   vững). 
  4. 4 Denis đưa ra khái niệm “vững và mất vững” làm cơ sở  cho chỉ  định điều trị  trong chấn thương cột sống. Khái niệm “gãy vững”  gồm các gãy lún thân đốt nhẹ  hoặc vừa, không có tổn thương cột   giữa và cột sau, chỉ định điều trị  bảo tồn, tập vận động sớm. Mất  vững gồm ba loại dựa trên mối liên quan giữa tổn thương hình thái   và tổn thương thần kinh: mất vững cơ  học, m ất vững thần kinh,  mất vững cơ học ­ thần kinh, chỉ định phẫu thuật. 1.3.3. Phân loại sau Denis Bảng phân loại McCormack theo cơ chế dồn trục và dựa vào ba  yế  tố: độ  vỡ  vụn thân đốt, sự  gắn kết các mảnh vỡ, độ  gù được  lượng hóa theo thang điểm 1 ­ 3 trên mỗi yếu tố theo mức độ nặng.  Chỉ số càng cao tổn thương càng nặng. Chỉ định phẫu thuật khi 6 ­  9 điểm. Vaccaro A.R., đưa ra bảng phân loại TLICS dựa trên ba  đặc tính chấn thương quan trọng: hình thái tổn thương, tính nguyên  vẹn của hệ thống dây chằng phía sau và tổn thương thần kinh. C hỉ  định: 5 ­ 10 điểm phẫu thuật, 1 ­ 3 điểm điều trị  bảo tồn và 4   điểm ưu tiên phẫu thuật. 1.4. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh Ba phương pháp chính: chụp X ­ quang quy ước, cắt lớp vi tính và   MRI. 1.4.1. Chụp X ­ quang quy ước X ­ quang quy ước có giá trị chẩn đoán: vị trí; sự mất liên tục của   ba đường thẳng liên gai sau, liên khối khớp và liên gai ngang; tổn   thương đốt sống, khe gian đốt, sự  gập góc vùng chấn thương và  khoảng cách giữa các khối khớp, gai sau. Ưu điểm của X ­ quang quy  ước so với cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ là có thể khảo sát trong  trạng thái động để chẩn đoán các trường hợp nghi ngờ bán trật khớp. 1.4.2 Chụp cắt lớp vi tính cột sống    Chụp cắt lớp vi tính cột sống có độ  nhạy trên 98% với tổn   thương xương, có giá trị cao trong phân loại gãy cột sống. Xác định   được   tổn   thương   xương:   giảm   chiều   cao   cột   trước   thân   đốt,   đường vỡ  xương, mảnh xương rời và vị  trí chèn ép, tổn thương  khối khớp, cuống sống, bản sống, mỏm gai, lỗ tiếp hợp, các biến   dạng gập góc hoặc di lệch trật, mức độ  hẹp ống sống. Tuy nhiên,  khó đánh giá những tổn thương phần mềm như  dây chằng, thần   kinh. 
  5. 5 1.4.3. Chụp cộng hưởng từ cột sống Cộng   hưởng   từ   xác   định   được   tổn   thương   tuỷ,   phần   mềm,   phức hệ dây chằng phía sau. Phù tuỷ  và giập tủy không có chảy   máu có hình  ảnh đồng tín hiệu hoặc gi ảm tín hiệu trên T1, tăng  tín hiệu trên T2. Chảy máu tuỷ  giai đoạn cấp tính hoặc bán cấp   tính có hình  ảnh giảm tín hiệu trên T2, giai đoạn mạn tính là  hình ảnh tăng tín hiệu trên T1 và T2. Tổn thươ ng đứt tuỷ có hình  ảnh mất liên tục của tuỷ  sống  đoạn chấn thương và các hình  ảnh   phù   tuỷ,   chảy   máu   kèm   theo.   Hình   ảnh   tổn   thương   dây  chằng: mất tín hiệu đột ngột trong một vùng giảm tín hiệu trên T1,   tăng tín hiệu  ở tổ chức xung quanh trên T2. Tổn thương xương có  hình  ảnh giảm tín hiệu trên T1, tăng tín hiệu trên T2, có thể  xác   định được đường vỡ xương, mảnh xương vỡ chèn ép ống sống.  1.5.   Sơ   lược  lịch  sử   quá   trình   nghiên   cứu  và   điều   trị   chấn   thương cột sống ngực và thắt lưng  1.5.1. Trên thế giới Phẫu thuật điều trị  chấn thương cột sống ngực ­ thắt lưng lần   đầu tiên được Gorter  ủng hộ  cách đây hơn 200 năm. Trước năm  1963 phương pháp điều trị  chủ  yếu là bảo tồn, nắn chỉnh ngoài,  phẫu thuật cắt cung sau và còn nhiều hạn chế. Sau đó một số  tác  giả áp dụng phươ ng tiện cố định trong phẫu thuật nh ư bu ộc ch ỉ  thép, móc khoá, thanh gi ằng, khung Hartshill thu  đượ c kết quả  nhất định. Phẫu thuật lối sau th ực s ự  phát triển khi Roycamille   phát triển, hoàn thiện phương pháp phẫu thuật bằng nẹp vít qua  cuống sống (1963 ­ 1975). Ph ương pháp này sau đó đượ c Magerl  cải tiến thành bắt vít chụm với hướ ng chếch vào 5º­15º đượ c áp  dụng rộng rãi trong phẫu thu ật. Ngày nay, hai phương pháp này  ngày càng phổ biến và đem lại hiệu quả cao trong điều trị.  1.5.2. Việt Nam Tại Vi ệt nam b ắt đầu áp dụ ng từ  th ập k ỉ  70 ­ 80 c ủa th ế  k ỉ  20 v ới nh ững công trình của Hoàng Tiến Bảo, Võ Văn Thành.  Tuy   nhiên,   đế n   thập   kỉ   90   của   th ế   k ỉ   20   ph ẫu   thu ật   ch ấn   thươ ng c ột s ống th ực s ự  phát triể n m ạnh t ại Vi ệt Nam và áp  dụng thành công c ả  hai ph ươ ng pháp phẫu thu ật l ối sau và lối   trướ c.  Bệnh viện Chợ  Rẫy, Việt Đức, TƯQĐ 108, QY 103 chủ 
  6. 6 yếu   áp   dụng   phương   pháp   phẫu   thuật   lối   sau.   Tuy   nhiên,   các  nghiên cứu này đều chưa đề  cập đến vai trò, bảo tồn và khôi phục   phức hệ dây chằng phía sau cũng như chưa đánh giá một cách đầy đủ  nhất về tổn thương hình thái thân đốt trên X ­ quang và khảo sát giá trị  của bảng điểm TLICS, LSC trong phẫu thuật. 1.6.2. Một số vấn đề cơ bản trong làm cứng lối sau 1.6.2.1. Cấu hình hệ thống vít chân cung Theo Benzel E.C., vít khi bắt vào thân đốt sẽ cung cấp một lực   kéo bền và lực nén tác động lên đốt sống nhằm ngăn chặn biến  dạng trượt. Lực này chịu ảnh hưởng lớn từ đường kính ngoài thân   vít, tỷ  lệ  giữa vỏ xương và xương xốp tại thân đốt và chân cung,   đường kính ngang chân cung. Độ  sâu của vít nằm trong thân đốt  khoảng 50% ­ 80% là đạt yêu cầu.  Khi đặt vít trong hệ thống vít  chân cung với lực giãn nắn chỉnh, nó sẽ cung cấp một mô men uốn   và kéo để nắn chỉnh biến dạng gập góc, trượt và nén dồn trục dọc.   Đồng thời cũng chịu tác động của một mô men uốn và xén cắt với   chiều ngược lại, đặc biệt tại điểm đầu, điểm cuối và điểm giữa  của hệ  thống vít khi cột sống chịu tải trọng. Do vậy đòi hỏi cấu  hình của hệ thống vít chân cung phải đủ vững, phải cung cấp được  một lực đủ  lớn để  duy trì sự  nắn chỉnh biến dạng và chịu tải của   cột sống.  Đây chính là cơ  sở  lý thuyết cho xây dựng những cấu  hình ngắn tầng cố định tại hai điểm và cố định dài tầng như  kiểu   uốn ba điểm. Mô men uốn cung cấp bởi hai loại c ấu hình cố định   này tỷ lệ thuận với chiều dài của cấu trúc và có cánh tay đòn song   song với trục cột sống . Sơ đồ bắt vít gồm sơ đồ thẳng (góc chếch   xuống 0º) và sơ  đồ  giải phẫu (góc chếch xuống 20º ­ 25º). Trong  đó, sơ đồ thẳng cung cấp cơ chế cơ sinh học vượt trội so với bắt   vít theo sơ đồ  giải phẫu. Chúng ta cần phải xem xét rõ ràng về sự  mất vững để đưa ra quyết định và lựa chọn cấu hình cố định tối ưu   nhất khi phẫu thuật.  Theo Greenberg M.S., sự  thoái hoá điểm nối  phải phẫu thuật thường xảy ra sau 3 năm khi cố định dài tầng và 8  đến 9 năm khi cố  định ngắn tầng. Do vậy, các tác giả  khuyên nếu  tổn thương xương không nặng nề  thì nên cố  định một đoạn ngắn  tầng là thích hợp. 
  7. 7 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu gồm 89 bệnh nhân được chẩn đoán xác  định chấn thương cột sống đoạn ngực thấp và thắt lưng đơn tầng  mất vững, được phẫu thuật nắn chỉnh, cố định, giải ép lối sau tại   Bệnh viện Quân y 103 từ 12/2010 đến 1/2013.  2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn  Bệnh nhân được chẩn đoán xác định chấn thương cột sống ngực   thấp và thắt lưng mất vững theo các tiêu chí trong từng loại gãy của   Greenberg M.S.. Tổn thương đơn tầng, được phẫu thuật nắn chỉnh,   cố định, giải ép bằng nẹp vít lối sau. Không phân biệt giới tính, tuổi  ≥ 18.  2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh   nhân   có   các   bệnh   mạn   tính   ảnh   hưởng   đến   kết   quả  nghiên cứu như: suy tim, suy gan, suy thận, bệnh lý tim mạch khác,   tiểu đường .... Đa chấn thương, gãy do lao, ung thư, rối loạn tâm   thần, không hợp tác điều trị, không tuân thủ quy trình theo dõi và tái   khám, không có đầy đủ hồ sơ nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu  2.2.1. Thiết kế nghiên cứu  Nghiên cứu tiến cứu mô tả  lâm sàng có can thiệp, đánh giá kết  quả trên từng bệnh nhân trước và sau phẫu thuật. 2.2.2. Cỡ mẫu Chọn mẫu thuận lợi gồm tất cả các bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn   lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ trong thời gian nghiên cứu. 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu Thông tin thu thập theo mẫu bệnh  án thống nhất gồm: thăm  khám và đánh giá bệnh nhân trước mổ; tham gia phẫu thuật, theo   dõi, điều trị bệnh nhân sau mổ; trực tiếp thăm khám bệnh nhân sau  mổ  theo mẫu bệnh án nghiên cứu; khám bệnh nhân tái khám tại  khoa Phẫu thuật thần kinh ­ Bệnh viện Quân y 103.
  8. 8 2.2.4. Nội dung nghiên cứu ­ Xác định cơ chế chấn thương. ­ Đánh giá sức cơ  và rối loạn cảm giác theo tiêu chí Greenberg  M.S.,   áp   dụng.   ­   Đánh   giá   mức   độ   tổn   thương   thần   kinh   theo  Frankel cải tiến.   ­ Đánh giá trên hình  ảnh X ­ quang: vị  trí đốt sống gãy, góc gù   vùng, giảm chiều cao cột trước thân đốt, mức độ  tổn thương thân  đốt theo McCormack, mức độ hẹp ống sống theo keynal, vị trí chèn  ép ống sống, loại gãy, tổn thương hệ dây chằng phía sau.  ­ Phẫu thuật giải ép, nắn chỉnh, cố định nẹp vít đường vào lối   sau theo chỉ định của Greenberg M.S.  ­ Đánh giá sau mổ tại hai thời điểm: sau phẫu thuật 10 ngày và   lần khám cuối cùng (sau mổ từ 12 tháng trở ra). Các tiêu chí: phục  hồi thần kinh theo Frankel cải tiến; kết quả nắn chỉnh góc gù vùng,  chiều   cao   cột   trước   thân   đốt   gãy   trên   X   ­   quang   qui   ước   theo   Keynal; đau lưng, phục hồi lao động theo Denis; thời gian phẫu  thuật, lượng máu mất trong mổ, biến chứng, tình trạng hệ  thống  nẹp vít. 2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm  trong thống kê y học SPSS 22.0. 2.2.6. Đạo đức nghiên cứu Các thông tin về  bệnh lý của bệnh nhân trong hồ  sơ  hoàn toàn   được bảo mật và chỉ  sử dụng trong nghiên cứu với sự  đồng ý của  Học viện Quân y, viện QY 103. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung   3.1.3. Nguyên nhân chấn thương                                               Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ phân bố nguyên nhân tai nạn.
  9. 9 3.1.4. Cơ chế chấn thương                                     Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ phân bố cơ chế chấn thương. 3.2. Đặc điểm tổn thương đốt sống 3.2.1. Vị trí gãy  Bảng 3.1. Tỷ lệ phân bố vị trí gãy. Vị trí gãy Số lượng (n) Tỷ lệ  p1 p2 (%) T11 02 2,25 T12 18 20,22 L1 41 46,07
  10. 10 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ phân bố độ vỡ vụn thân đốt của các nhóm gãy. 3.2.7. Đánh giá độ gắn kết các mảnh vỡ theo McCormack Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ phân bố độ gắn kết các mảnh vỡ. 3.2.8. Đánh giá độ gù theo McCormack Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ phân bố độ gù. 3.2.9. Đánh giá loại gãy theo thang điểm McCormack Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ phân bố điểm. 3.2.10. Đánh giá giảm chiều cao cột trước thân đốt  Bảng 3.3. Giảm chiều cao cột trước thân đốt. Chỉ số giảm  Nhỏ  Lớn  Trung  Độ  nhất  nhất bình  lệch  p Loại gãy  (%) (%) (%) chuẩn (+/­ %) Lún (n = 17) 50 56 51,35 2,29 Vỡ thân đốt  20 56 35,78 7,54 nhiều mảnh 
  11. 11 3.2.11. Đánh giá sự gập góc vùng chấn thương Bảng 3.4. Bảng góc gù vùng chấn thương.      Mức độ gập góc Nhỏ  Lớn  Trung  Độ  nhất nhất bình   lệch  chuẩn  p Loại gãy (o) (o) (o) (+/­ o) Lún  19 29 23,24 3,38 Vỡ thân đốt nhiều  20 40 26,37 3,89
  12. 12 Trật 5 0 2 40,00 3 60,00 P
  13. 13 3.2.17. Nhóm giải ép và biến dạng  Bảng 3.7. Nhóm giải ép và biến dạng. Biến  Trun Nhỏ  Lớn  dạng g  Độ lệch chuẩn Tần nhất nhất bình suất Loại  gãy Nhóm  6 20 50 29 52 25,1 50,3 3,1 0,8 Gãy  1 lún Nhóm  11 19 50 29 56 22,1 51,9 3,1 2,6 2 Nhóm  Gãy vỡ  37 20 25 35 50 27,7 38,5 3,2 6,9 1 thân  Nhóm  đốt 30 20 20 40 56 24,6 32,3 3,9 6,9 2 Gãy  Nhóm  5 22 20 35 35 28,8 27,0 5,2 5,7 trật 1 3.3. Tổn thương hệ thống dây chằng phía sau  3.3.1. Loại gãy và tổn thương hệ thống dây chằng phía sau Bảng 3.9. Xác định tổn thương hệ dây chằng phía sau  bằng cộng hưởng từ và phẫu thuật. Tổn  thươn Tiêu  Cộng  g hệ  chí Phẫu  hưởn dây  p Số  g từ thuật chằng  lượng  phía  (n) sau Loại Gãy Số  Số  Số 
  14. 14 Vỡ  thân  đốt  67 10 14,93 10 14,93 10 14,93 nhiều  mảnh Trật 5 3 60 5 100 5 100 Tổng 89 17 19,10 19 21,35 19 21,35 (*). Xử lý số liệu theo Anova one ­ way.  3.3.2. Đánh giá loại gãy theo thang điểm TLICS Biểu đồ 3.17. Phân bố theo thang điểm TLICS. 3.4. Tổn thương thần kinh  3.4.1. Mức độ tổn thương thần kinh Bảng 3.14. Mức độ tổn thương thần kinh. Độ  A B C D1 D2 D3 E Frankel Số  6 3 11 1 6 8 54 lượng 3.4.3. Tổn thương thần kinh và mức độ  hẹp  ống sống trong   từng loại gãy Bảng 3.16. Mức độ hẹp ống sống và tổn thương thần kinh. MĐH  Không 
  15. 15 ­  hẹp TTTK TTT KTTT TTTK KTTTK TTTK KTTTK Loại  K K gãy >0,0 Lún 2 13 1 1 0 0 5 Vỡ thân 
  16. 16 Nhóm  6 2 12 10 16 6.6 14,6 3.3 1,5 Gãy  1 lún Nhóm  11 2 14 10 18 4,5 15,7 3,2 1,2 2 Nhóm  37 2 4 19 15 6,9 10,5 3,2 1,2 Gãy vỡ  1 thân  đốt Nhóm  30 2 5 33 15 8,5 10,2 7,7 2,3 2 Gãy  Nhóm  5 8 7 10 15 9,0 10,2 1,0 3,1 trật 1 3.5.1.4. Kết quả hồi phục thần kinh sau phẫu thuật 10 ngày Bảng 3.21. Kết quả hồi phục thần kinh. Độ  Sau  Tổng Fra mổ  nkel  10  ­  ngà Bra y dfor d A B C D1 D2 D3 E A 6 6 B 3 3 C 6 3 2 11 Trư ớc  D1 1 1 mổ D2 2 4 6 D3 3 5 8 E 54 54
  17. 17 Tổng 6 3 6 3 2 6 63 89 3.5.2. Kết quả xa 3.5.2.2. Kết quả nắn chỉnh biến dạng ở lần khám sau cùng  Bảng 3.23. Kết quả nắn chỉnh biến dạng. Biế Trun Nhỏ  Lớn  n  g  Độ lệch chuẩn nhất nhất dạn bình g Tần suất Loại  gãy Nhóm    6 3 15 12 19 7,8 17,3 3,5 1,5 Gãy  1 lún Nhóm  11 3 17 11 20 5,4 18,0 3,2 1,0 2 Gãy  Nhóm  37 3 5 20 17 8,4 12,4 5,1 2,5 vỡ  1 thân  Nhóm  30 3 7 34 17 9,8 11,8 7,6 2,4 đốt 2 Gãy  Nhóm    5 9 10 12 20 10,8 13,2 1,3 3,9 trật 1 3.5.2.3. Kết quả hồi phục thần kinh ở lần khám cuối cùng Bảng 3.24. Kết quả hồi phục thần kinh. Độ  Lần  Tổng Fran khám  kel ­  cuối  Brad cùng
  18. 18 ford A B C D1 D2 D3 E A 4 2 6 B 2 1 3 C 2 3 2 2 2 11 Trướ D1 1 1 c mổ D2 6 6 D3 8 8 E 54 54 Tổng 4 4 3 3 2 2 71 89 3.5.2.4. Đau lưng Biểu đồ 3.19. Tỷ lệ phân bố độ đau lưng. 3.5.2.5 Phục hồi lao động Biểu đồ 3.20. Tỷ lệ phân bố phục hồi lao động. 3.5.2.6. Số tầng cố định và tỷ lệ gãy vít Biểu đồ 3.21. Số tầng cố định và tỷ lệ gãy vít. CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.2. Đặc điểm tổn thương đốt sống  4.2.1. Vị trí tổn thương thân đốt Tỷ  lệ  gãy tại đoạn bản lề  cột sống ngực ­ thắt lưng và đốt  sống L1 cao nhất. Kết quả  này phù hợp với đặc điểm giải phẫu   của đoạn cột sống (được coi như thẳng, góc gù vùng 0⁰ ­ 10⁰), với 
  19. 19 cơ chế chấn thương theo kiểu nén ép dồn trục dọc và phù hợp với  kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. 4.2.2. Loại gãy Trong nghiên cứu của chúng tôi gãy vỡ  thân đốt nhiều mảnh  chiếm tỷ lệ 74,16%; gãy lún có tỷ lệ 19,10%. Tỷ lệ này phù hợp với  cơ  chế  chấn thương gián tiếp và chấn thương đoạn bản lề  cột   sống ngực ­ thắt lưng chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt là 94,38% và   85,39%. Theo Benzel E. C., lực chấn thương tác động theo hướng dồn   trục dọc sẽ  đồng trục với trục xoay tức thời trên đoạn bản lề  cột   sống ngực ­ thắt lưng do  đó hay gặp loại gãy vỡ  thân đốt nhiều   mảnh, gãy lún.  4.2.3. Độ  vỡ  vụn thân đốt, sự gắn kết các mảnh vỡ, giảm chiều   cao cột trước và góc gù vùng chấn thương xét trong từng   loại gãy  Trong nghiên cứu của chúng tôi sự biến dạng được nghiên cứu   và đánh giá cho từng nhóm gãy và nhận thấy nó phụ thuộc vào:  mức  độ giảm chiều cao thân đốt sống, mức độ vỡ vụn thân đốt, sự gắn kết  các mảnh vỡ, đặc biệt là tổn thương cột giữa. Điều này phù hợp với  nhận định của McCormack. Tuy nhiên, còn có các yếu tố khác liên quan  như  tính nguyên vẹn của phức hệ  dây chằng phía sau, tình trạng tổn  thương khối khớp. Do vậy, đánh giá đầy đủ mối tương quan giữa các  yếu tố trong từng nhóm gãy đã giúp chúng tôi có cái nhìn toàn diện hơn  về  biến dạng trong chấn thương cột sống để  làm cơ  sở  cho sự  lựa   chọn phương pháp làm vững và duy trì cấu trúc vững trong phẫu thuật.  Vấn đề khắc phục biến chứng gù tiến triển ngoài nắn chỉnh, khôi phục  góc gù vùng và chiều cao thân đốt về giá trị sinh lý thì việc khôi phục và   bảo tồn phức hệ dây chằng phía sau là một việc làm thiết thực.  4.2.4 Mức độ hẹp ống sống, nguyên nhân và vị trí chèn ép Qua khảo sát trên phim chụp cắt lớp vi tính cắt qua đốt sống  gãy chúng tôi nhận thấy: gãy lún thân đốt có tỷ  lệ  hẹp  ống sống  
  20. 20 thấp chiếm 17,65%; trong đó 100% hẹp  ống sống  20º. Ph ức h ệ  dây chằng phía sau có  ảnh hưở ng   đến biến dạng gập góc vùng chấn thươ ng. Do vậy trong ph ẫu   thuật chúng tôi đã chú trọng việc bảo t ồn và khôi phục phức hệ  dây chằng phía sau đặc biệt là dây chằng trên gai và dây chằng   bao khớp. 4.4. Tổn thương thần kinh  Trong nghiên cứu, chúng tôi đánh giá tổn thương thần kinh trong  từng loại gãy, xét trên mức độ  chèn ép  ống sống và nhận thấy:  nhóm   gãy   lún   có   tỷ   lệ   tổn   thương   thần   kinh   thấp   (17,65%)   và  không có sự liên quan với mức độ hẹp  ống sống, nguyên nhân tổn   thương thần kinh do lực chấn thương gây ra có thể  là do sự  căng  giãn hay hiệu  ứng dây cung mà Benzel E.C., đã đề  cập; nhóm gãy  vỡ thân đốt nhiều mảnh tổn thương thần kinh chiếm 43,28% và 100%   hẹp ống sống, có sự liên quan giữa tổn thương thần kinh và mức độ 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2