intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số độ cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học "Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số độ cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam" được nghiên cứu với mục tiêu: Phân tích mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương, chỉ số độ cứng động mạch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự Việt nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số độ cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phi công quân sự (PCQS) là đối tượng lao động đặc biệt. Trong thực hành bay, PCQS chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi: thiếu oxy do giảm phân áp, gia tốc, quá tải, rung xóc và tiếng ồn... Hệ tim mạch có những đáp ứng nhằm thích nghi với các biến đổi về môi trường cũng như tác động của yếu tố bất lợi trong hoạt động bay [1]. Tăng độ cứng động mạch (arterial stiffness) được coi là yếu tố nguy cơ tim mạch mới, là kết quả của quá trình biến đổi về chức năng và cấu trúc của lưới động mạch. Hiện nay, sự phát triển các công cụ đo cung cấp các tham số đa dạng như chỉ số độ cứng, chỉ số gia tăng, chỉ số phản xạ, để đánh giá độ cứng động mạch ở phạm vi hệ thống, theo vùng hoặc cục bộ, cho cái nhìn sâu sắc hơn về chức năng và đáp ứng của hệ động mạch với các tác nhân bệnh lý [4]. Osteoprotegerin (OPG) và Osteopontin (OPN) là các cytokine liên quan trực tiếp đến chu chuyển xương, tuy nhiên tác động sinh học của chúng đến các tế bào thành động mạch, như tế bào nội mạc và tế bào cơ trơn, có liên quan đến tình trạng calci hóa thành mạch, các khâu của quá trình viêm và biến đổi cấu trúc, chức năng mạch máu đã được chứng minh. Nồng độ OPG và OPN liên quan đến chỉ số độ cứng động mạch, mức độ nặng bệnh, nguy cơ, nguy cơ tử vong và tần suất biến cố tim mạch trong tương lai [5], [6], [7]. Phi công (PC) và PCQS tồn tại các yếu tố nguy cơ tim mạch, tần suất mắc tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim và máu não, rối loạn nhịp, đột tử… tăng theo tuổi [10]. Bệnh lý và các rối loạn về tim mạch đứng hàng đầu, chiếm tới 50% các lý do y tế đình chỉ năng lực bay của PC nói chung. Những yếu tố bất lợi trong môi trường bay đã
  2. 2 chứng minh làm biến đổi sinh lý tim mạch, thiếu oxy làm tăng nhịp tim và thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, quá tải gia tốc tác động trực tiếp lên thành mạch và làm thay đổi trở kháng mạch máu ngoại vi, tiếng ổn làm tăng độ cứng động mạch và rung xóc tác động lên cân bằng hệ thực vật trong vận mạch[12],[13],[14]. Nhu cầu khảo sát nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố nghề nghiệp và yếu tố nguy cơ lên chức năng hệ tim mạch ở đối tượng PCQS là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay ở đối tượng PCQS Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về nồng độ OPG, OPN, các chỉ số độ cứng động mạch trong mối quan hệ với các yếu tố nguy cơ tim mạch, yếu tố nghề nghiệp. Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương và chỉ số độ cứng động mạch ở phi công quân sự Việt Nam” được thực hiện với mục tiêu: 1. Khảo sát nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương; chỉ số độ cứng động mạch đo bằng máy AngioScan-01 trong điều kiện tĩnh tại và thiếu oxy mô phỏng độ cao 5000m ở phi công quân sự Việt Nam. 2. Phân tích mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, osteopontin huyết tương, chỉ số độ cứng động mạch với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, yếu tố nguy cơ tim mạch và yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự Việt nam.
  3. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Ảnh hưởng hoạt động bay tới sinh lý tim mạch, yếu tố nguy cơ và bệnh lý tim mạch ở phi công quân sự 1.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng sinh lý tim mạch trong hoạt động bay của phi công quân sự Trong các chuyến bay quân sự, nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của PCQS, nhưng chủ yếu là thiếu oxy, gia tốc- quá tải, rung xóc và tiếng ồn, tác động trong suốt chuyến bay, nhiều khi ở giới hạn cao, vượt ngưỡng sinh lý. Thiếu oxy làm tăng nhịp tim và thay đổi chức năng nội mạc mạch máu, quá tải gia tốc tác động thay đổi trở kháng mạch máu ngoại vi, tiếng ổn làm tăng độ cứng động mạch và rung xóc tác động lên cân bằng hệ thực vật trong vận mạch [8], [15] 1.1.2. Nguy cơ tim mạch ở phi công và phi công quân sự Xem xét quan hệ phi công – máy bay – môi trường bay và nhu cầu đảm bảo an toàn bay cũng như các bằng chứng y học về bệnh tật, chấp nhận nguy cơ về mặt sức khỏe của PC là thấp hơn 1%. Quy tắc 1% là công cụ lượng giá nguy cơ về mặt Y học Hàng không đối với các vần đề về sức khỏe PC, bao gồm các vấn đề về tim mạch [8]. Quản lý nguy cơ tim mạch ở PC và PCQS thực hiện theo ma trận ba bình diện: Biến cố y tế được phân loại. Xác suất xuất hiện biến cố y tế. Yếu tố vị trí nghề nghiệp [25]. 1.1.3. Bệnh tim mạch ở phi công và phi công quân sự Bệnh tim mạch ở PC và PCQS thường gặp bao gồm bệnh mạch vành, tăng huyết áp và các rối loạn nhịp tim. Tổn thương ĐMV có liên quan đến tuổi, căng thẳng trong lao động tình trạng HA, tình trạng XVĐM và rối loạn chuyển hóa cũng như sự tồn tại các yếu tố
  4. 4 nguy cơ tim mạch ở các nhóm đối tượng PCQS. Tăng huyết áp có liên quan căng thẳng tâm lý, nồng độ cetacholamin trong máu cao, hoặc các nhân tố gây stress. Rối loạn nhịp được cho là biểu hiện của các bất thường về cấu trúc của tim, rối loạn thần kinh thể dịch, các yếu tố nội tiết hoặc các nguyên nhân từ các cơ quan khác trong cơ thể. Điều trị các bệnh tim mạch ở PC và PCQS theo các khuyến cao chuyên ngành và mang tính đặc thù về thực hành YHHK [30],[36]. 1.2. Độ cứng động mạch 1.2.1. Định nghĩa độ cứng động mạch Độ cứng động mạch (arterial stiffness) là thuật ngữ chỉ năng lực giãn ra và co lại của thành động mạch theo chu kỳ co bóp tống máu của tim [38]. 1.2.2. Các chỉ số độ cứng động mạch Các chỉ số độ cứng động mạch được nghiên cứu là rất đa dạng, nhằm đánh giá độ cứng động mạch ở một đoạn mạch, theo vùng hoặc toàn thể hệ thống. Một số chỉ số tiêu biểu gồm: Áp lực mạch đập (PP), dung suất động mạch, khả năng co giãn, mô đun đàn hồi, vận tốc sóng mạch (PWV) và chỉ số gia tăng…., được hình thành theo các phương pháp và phương tiện đo khác nhau [42],[43] 1.2.3. Đánh giá độ cứng động mạch thông qua phương pháp đo biến thiên thể tích mạch đầu ngón tay (Digital volume pulse – DVP) Xuất phát từ phương pháp đo quang thể tích, phương pháp đo DVP sử dụng nguồn ánh sáng cận hồng ngoại, đánh giá sự thay đổi thể tích máu trong lòng mạch, đầu đo kẹp đầu ngón tay, ghi lại đường viền sóng mạch theo thời gian thực của chu chuyển tim và tính toán
  5. 5 các chỉ số độ cứng động mạch. Thiết bị AngioScan 01 (LB Nga) sử dụng trong nghiên cứu này áp dụng phương pháp đo DVP [44],[57]. Các tham số đo được trên máy AngioScan để đánh giá độ cứng động mạch bao gồm: Chỉ số độ cứng (Stiffness Index – SI, m/s) biểu thị vận tốc sóng mạch đoạn đầu động mạch chủ; Chỉ số gia tăng AIp (Augmentation Index peripheral, %), chỉ số gia tăng bình thường hóa ở tần số tim 75 chu kỳ/phút đánh giá ảnh hưởng của áp lực sóng thứ hai thì tâm thu lên tim, chỉ số phản xạ (Reflection Index – RI, %) đánh giá chênh lệch biên độ giữa sóng thứ nhất và sóng thứ hai thì tâm thu trong chu chuyển tim [57]. Các chỉ số này tăng lên khi độ cứng động mạch tăng lên. 1.3. Osteoprotegerin và Osteopontin 1.3.1. Osteoprotegerin (OPG) Là thành viên của siêu họ các thụ thể của chất hoại tử khối u (TNF) và hoạt động như một thụ thể mồi của phối tử thụ thể hoạt hóa NF-κB (RANK-L) và phối tử gây chết tế bào theo chương trình có liên quan đến TNF (TRAIL). OPG được coi là chất tiền viêm, có liên quan đến tính ổn định của mảng xơ vữa, calci hóa thành mạch, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu; có vai trò tiên lượng tình trạng bệnh tim mạch và tử vong do tim mạch, tiến triển và mức độ nặng của BMV và bệnh mạch máu não [58], [70], [71]. 1.3.2. Osteopontin (OPN) Là một sialoprotein đặc hiệu cho mô xương Chức năng của OPN phụ thuộc 2 đặc điểm chính: Sự phân biệt các đồng phân và sự thay đổi sau chuyển dạng phân tử OPN, gồm các quá trình phosphoryl hóa, sulphat hóa, glycosyl hóa, chia cắt bởi enzyme và liên kết chéo
  6. 6 với các protein. Do tác động sinh học của OPN và các phân đoạn của nó trong quá trình viêm, OPN được coi là một chất tiền viêm [6],[62]. 1.4. Một số nghiên cứu về tim mạch phi công quân sự, chỉ số độ cứng động mạch và Osteoprotegerin, Osteopontin 1.4.1. Nghiên cứu về tim mạch ở phi công và phi công quân sự Praskurnichiy EA và cộng sự (2017): tỷ lệ các biến cố sức khỏe dẫn đến đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không do nguyên nhân tim mạch chiếm tới 66,8% (22,5% nhồi máu cơ tim, 10,6% đau ngực, 10,6% rối loạn nhịp và bệnh mạch máu não cấp 13,9%) [80]. 1.4.2. Nghiên cứu về chỉ số độ cứng động mạch Nghiên cứu trên 461 đối tượng khỏe mạnh, Alty S và cộng sự (2007) thấy kiểu hình của đường viền sóng mạch và các chỉ số DVP trong đó có chỉ số độ cứng động mạch SI có hiệu quả tốt trong đánh giá về độ cứng động mạch khi so sánh với PWV[84]. 1.4.3. Nghiên cứu về osteorotegerin và osteopontin Tschidere và cộng sự (2018) đánh giá trên các bệnh nhân có nguy cơ cao để tìm mối quan hệ giữa OPG với biến cố tim mạch. Kết quả chỉ số nguy cơ gộp của các biến cố tim mạch khi so sánh nhóm có nồng độ OPG cao nhất với nhóm có nồng độ OPG thấp nhất là 1,3 (p
  7. 7 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Nhóm nghiên cứu: 246 PCQS, trong đó: 114 PCQS điều khiển máy bay tiêm kích và 132 PCQS điều khiển máy bay vận tải, trực thăng và các loại máy bay khác. 97 PCQS được thử nghiệm thiếu oxy trong Buồng giảm áp ở độ cao mô phỏng 5000m. Đã loại trừ các PCQS mắc các bệnh cấp tính, loạn nhịp tim, bệnh động mạch ngoại vi hoặc không chấp nhận tham gia nghiên cứu. - Nhóm chứng: 118 nam quân nhân, thuộc Quân chủng PK-KQ, tự nguyện tham gia nghiên cứu. Đã loại trừ đối tượng mắc bệnh cấp tính hoặc không chấp nhận tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Địa điểm: Nghiên cứu thực địa tại Trung tâm Y học Hàng không và Khoa xét nghiệm thuộc Viện Y học PK-KQ. Nghiên cứu labo tại Labo sinh hóa/Bộ môn Y học Quân binh chủng/HVQY. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 10/2017 đến 01/2023. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, có so sánh đối chứng. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện 2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu - Khám lâm sàng: Tuổi (năm), chiều cao (cm), cân nặng (kg), BMI (kg/m2). Chỉ số huyết áp (mmHg): tâm thu, tâm trương. Mạch khi nghỉ (ck/phút).
  8. 8 - Các xét nghiệm cận lâm sàng: Nồng độ cholesterol, HDLc, LDLc, trigylcerid, glucose máu. - Các chỉ số độ cứng động mạch: Chỉ số cứng (Stiffness Index – SI, m/s), chỉ số gia tăng (AIp, %), chỉ số gia tăng bình thường hóa ở nhịp tim 75 ck/p (AIp75, %), chỉ số phản xạ (Reflection Index – RI,%): trong Điều kiện tĩnh tại và thiếu oxy mô phỏng độ cao 5000m. - Nồng độ OPG huyết tương, đơn vị tính pg/ml. - Nồng độ OPN huyết tương, đơn vị tính ng/ml. - Điểm nguy cơ bệnh động mạch vành theo Thang điểm Framingham. - Hội chứng chuyển hóa theo tiêu chuẩn NCEP - ATPIII. - Các yếu tố nghề nghiệp: Loại máy bay; số giờ bay tích lũy; phơi nhiễm quá tải gia tốc +Gz. 2.2.5. Phương tiện nghiên cứu - Thực hiện thử nghiệm thiếu oxy độ cao 5000m: Buồng giảm áp HPO 6+2 (Hãng AMST – Cộng hòa Áo) - Đo độ cứng động mạch: Thiết bị AngioScan-01 (Hãng AngioScan-Electronic – LB Nga). - Định lượng OPG và OPN: Phương pháp thử nghiệm miễn dịch gắn men (Enzym-Linked immuno Sorbent Assay- ELISA), hóa chất xét nghiệm của Hãng R&D Systems (Hoa Kỳ), hệ thống máy đọc ELISA Multiskan FC của Hãng Thermo Scientific. 2.3. Xử lý số liệu: Số liệu được nhập vào Excel 2016 và xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. 2.4. Đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ các quy trình chuyên môn được phê duyệt, đối tượng nghiên cứu là tự nguyện.
  9. 9 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI đối tượng nghiên cứu - Tuổi trung bình của PCQS là 38,08 ± 9,5 (năm), thấp nhất 23 tuổi, cao nhất 57 tuổi, PC từ 30 đến dưới 50 tuổi là chủ yếu, chiếm 62,2%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi, phân bố giữa nhóm PCQS và nhóm chứng (p>0,05). - Chiều cao, cân nặng và BMI trung bình của PCQS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng, với p0,05). 3.1.4. Tình trạng lipid máu Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về rối loạn lipid máu ở nhóm PCQS và nhóm chứng (p>0,05). 3.1.5 Một số yếu tố nguy cơ tim mạch Tỷ lệ mắc HCCH ở PCQS là 23,6%, không khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p>0,05). 12,6% PCQS có mức nguy cơ trung bình và 2,8% nguy cơ cao mắc BMV sau 10 năm theo thang điểm Framingham.
  10. 10 3.2. Các chỉ số độ cứng động mạch và nồng độ OPG, OPN huyết tương ở PCQS 3.2.1. Các chỉ số độ cứng động mạch ở đối tượng nghiên cứu Biểu đồ 3.4. So sánh SI nhóm nghiên cứu và nhóm chứng Trung vị chỉ số cứng SI nhóm PCQS là 7,4 (m/s), cao hơn nhóm chứng, có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Biểu đồ 3.5. So sánh AIp và AIp75 nhóm NC và nhóm chứng
  11. 11 Giá trị trung bình chỉ số gia tăng AIp nhóm PCQS là -0,4 ± 15,36 (%); chỉ số gia tăng ở mức nhịp tim 75 Ck/p (AIp75) nhóm PCQS là -1,13 ± 13,46 (%), Giá trị trung bình AIp và AIp75 nhóm PCQS cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05). Bảng 3.9. Chỉ số phản xạ RI ở đối tượng nghiên cứu Chỉ số phản xạ RI Nhóm PCQS Nhóm chứng p* (%) (n=246) (n=118) 𝑋 ± 𝑆𝐷 34,3 ± 11,51 31,11 ± 9,37 < 0,01 Thấp nhất – cao 11,9 – 92,2 12,9 – 61,1 nhất Giá trị trung bình chỉ số phản xạ RI nhóm PCQS là 34,3 ± 11,51 (%), cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng với p< 0,01. 3.2.2. Nồng độ Osteoprotegerin và Oteopontin huyết tương Bảng 3.10. Nồng độ Osteoprotegerin huyết tương ĐTNC Nồng độ OPG huyết Nhóm PCQS Nhóm chứng p tương (n=246) (n=118) (pg/ml) 𝑋 ± 𝑆𝐷 1552,51 ± 410,55 1376,04 ± 441,01 Trung vị 1485,31 1303,33 < 0,001* (Q1-Q3) (1281,21 – 1742,27) (1303,33 – 1521,76) Thấp nhất – 685,94 – 3134,9 806,15 – 4598,91 cao nhất (*): So sánh trung vị 2 mẫu độc lập qua kiểm định phi tham số
  12. 12 Bảng 3.11. Nồng độ Osteopontin huyết tương ĐTNC Nồng độ OPN Nhóm PCQS Nhóm chứng huyết tương p* (n=246) (n=118) (ng/ml) 𝑋 ± 𝑆𝐷 51,22 ± 15,82 52,86 ± 16,11 Trung vị 48,98 50,48 > 0,05 (Q1-Q3) (40,42 – 58,18) (41,56 – 60,14) Thấp nhất – cao 17,05 – 123,25 18,7 – 117,06 nhất (*): So sánh trung vị 2 mẫu độc lập qua kiểm định phi tham số Nồng độ OPG tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với SI ở nhóm PCQS, tương quan thuận có ý nghĩa thống kê với AIp, AIp75 và RI ở cả nhóm PCQS và nhóm chứng (p0,05). 3.2.3. Biến đổi các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô phỏng thiếu oxy độ cao 5000m - Trong điều kiện thiếu oxy ở độ cao 5000m, SI tăng và AIp, AIp75, RI giảm có ý nghĩa thống kê với p
  13. 13 giá trị ban đầu của các chỉ số độ cứng động mạch (p
  14. 14 Giá trị các chỉ số độ cứng động mạch tương quan thuận mức độ vừa đến chặt chẽ với tuổi ở PCQS (p
  15. 15 - Các chỉ số độ cứng động mạch và nồng độ OPG có giá trị cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm PCQS mắc HCCH, với p
  16. 16 Bảng 3.45. Mối liên quan nồng độ osteoprotegerin, các chỉ số độ cứng động mạch, yếu tố nghề nghiệp, yếu tố nguy cơ tim mạch với tình trạng nguy cơ BMV sau 10 năm ≥ 10% qua mô hình hồi quy logistic đa biến Hệ số hồi qui 95%CI Biến hồi qui SE p OR riêng của OR phần B Mô hình 3: Kết hợp các biến OPG, các chỉ số độ cứng động mạch, yếu tố nghề nghiệp, tình trạng mắc THA và mắc HCCH ở PCQS OPG (pg/ml) 0,001 0,000 0,05 1,038 0,988 – 1,091 SI (m/s) 0,242 0,155 >0,05 1,274 0,94 – 1,727 RI (%) 0,011 0,023 >0,05 1,012 0,967 – 1,058 Lái máy bay -0,164 1,212 >0,05 0,849 0,079 – 9,135 tiêm kích Nhóm giờ bay 0,05 1 500- 0,975 0,837 >0,05 2,652 0,515 – 13,664 0,05 3,95 0,799 – 19,54 +Gz ≥ 5 đơn -0,058 1,191 >0,05 0,944 0,091 – 9,741 vị Tăng HA -0,592 0,48 >0,05 0,553 0,216 – 1,417 Mắc HCCH -0,408 0,447 >0,05 0,665 0,277 – 1,597 Nồng độ OPG tăng là yếu tố độc lập liên quan đến tình trạng nguy cơ BMV sau 10 năm ở mức trung bình và cao, có ý nghĩa thống kê với OR = 1,001 (95%CI: 1,000 – 1,002; p
  17. 17 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI đối tượng nghiên cứu Phân bố tuổi khá đồng đều theo các nhóm dưới 30 tuổi, 30 đến 0,05). Tỷ lệ PCQS mắc THA là 19,5%, cao hơn so với 12% mắc THA ở nhóm chứng. THA là nguyên nhân quan trọng trong các trường hợp đình chỉ bay do lý do sức khỏe ở cả PCQS và PC dân dụng. THA có mối liên hệ mật thiết, cộng hưởng với BMV, gây nguy cơ mất an toàn bay và tai nạn bay. Giả thuyết về cơ chế bệnh THA ở PC và PCQS chưa được
  18. 18 làm rõ, ngoài một số giả thuyết về căng thẳng tâm lý, nồng độ cetacholamin trong máu cao, hoặc các nhân tố gây stress. Các yếu tố nguy cơ tim mạch trong mối liên quan với THA được đánh giá và so sánh với quần thể bình thường trong một số nghiên cứu, Bhat K G và cộng sự (2019) nghiên cứu ở 1185 PC dân dụng thấy tỷ lệ THA là 18,7% [97]; Siagian M (2012) nghiên cứu ở 549 PCQS Indonesia thấy tỷ lệ THA là 8,9% [98]. Thống kê của chúng tôi cho kết quả tương tự các nghiên cứu đã được công bố, cho thấy tình trạng THA ở PCQS là một trong các yếu tố SK cần được quan tâm, đánh giá trong hiện tại cũng như tương lai nhằm đảm bảo sức khỏe bay cho đối tượng trên, đồng thời cũng cho thấy, các PCQS mắc THA có thể tồn tại các biến đổi về chức năng, cấu trúc hệ động mạch, là hậu quả của quá trình bệnh lý, làm thay đổi các giá trị độ cứng động mạch được đánh giá trong nghiên cứu này. 4.2. Giá trị các chỉ số độ cứng động mạch và nồng độ OPG, OPN huyết tương ở PCQS 4.2.1. Các chỉ số độ cứng động mạch ở đối tượng nghiên cứu Eiken và cộng sự (2022) nghiên cứu ở 11 PCQS lái máy bay chiến đấu về thích nghi của hệ tim mạch với điều kiện quá tải gia tốc, kết quả cho thấy, sự thích nghi với các điều kiện quá tải gia tốc kéo theo sự thay đổi về trương lực động mạch, huyết áp trung bình, trở kháng mạch máu ngoại vi với xu hướng tăng độ cứng mạch và tăng trương lực mạch ngoại vi [13]. Phơi nhiễm gia tốc quá tải ở các mức độ khác nhau đểu hoạt hóa hệ renin – angiotensin-aldosterol, làm gia tăng các quá trình vận mạch để thích nghi, duy trì chức năng tim mạch trong điều kiện vượt ngưỡng, thúc đẩy các quá trình vận mạch và tăng trương lực lưới động mạch, có xu hướng làm tăng huyết áp, có tác động làm gia tăng tình trạng cứng động mạch, gia tăng áp lực của
  19. 19 sóng phản xạ thì tâm thu, kết quả làm các chỉ số đánh giá độ cứng như SI, AIp, AIp75 và RI đều tăng [16]. Bên cạnh đó, tình trạng số đo huyết áp ở PCQS có xu hướng cao hơn nhóm chứng, tỷ lệ PCQS mắc THA cao hơn nhóm chứng là các yếu tố thúc đẩy, đồng thời là hậu quả của tình trạng tăng độ cứng động mạch. Mối quan hệ tương hỗ này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu khác nhau đã được công bố. Seyedeh M. Zekavat và các cộng sự (2019), từ nghiên cứu dịch tễ học, dữ liệu UK Biobank, thấy chỉ số độ cứng động mạch ASI, được đo từ công cụ sử dụng nguyên lý PPG, có liên quan trực tiếp đến tình trạng tăng số đo huyết áp, bao gồm cả số đo huyết áp tâm thu và tâm trương trong tương lai [101]. Tiếng ồn gây các triệu chứng của rối loạn trương lực thần kinh – mạch máu theo hướng tăng HA. W. Wojciechowska và các cộng sự. (2022), đã tiến hành nghiên cứu các đối tượng phơi nhiễm tiếng ồn hàng không từ năm 2015, dưới tác động của đại dịch Covid làm giảm sút mạnh mẽ các hoạt động hàng không, thấy có sự cải thiện giảm có ý nghĩa thống kê vận tốc sóng mạch PWV ở các đối tượng trên (từ 10,2 m/s xuống 8,0 m/s với p
  20. 20 triển XVĐM nhiều hơn ở đối tượng PCQS, kết quả nghiên cứu này có thể do đối tượng PCQS phơi nhiễm với nhiều yếu tố có liên quan đến tiến triển XVĐM, bao gồm tình trạng huyết áp, căng thẳng thần kinh tâm lý, tiếng ồn,…đặc thù với môi trường công tác bay quân sự. Mối tương quan thuận giữa các chỉ số độ cứng động mạch ở PCQS cũng như nhóm chứng với nồng độ OPG huyết tương cho thấy mối quan hệ giữa tình trạng tăng nồng độ OPG với tình trạng tăng độ cứng động mạch ở cả hai nhóm nghiên cứu. 4.2.3. Biến đổi các chỉ số độ cứng động mạch trong điều kiện mô phỏng thiếu oxy ở độ cao 5000m Kết quả nghiên cứu là bằng chứng về sự đáp ứng của hệ động mạch với tình trạng thiếu oxy trong điều kiện mô phỏng độ cao 5000m, phản ánh thay đổi chức năng sinh lý hệ động mạch trong điều kiện thiếu oxy cấp, cũng như phản ánh gánh nặng tim mạch của PCQS phơi nhiễm tình trạng thiếu oxy cấp. Mối tương quan thuận của mức biến thiên chỉ số SI với chỉ số SI, AIp, AIp75 và RI ban đầu cho thấy đáp ứng tích cực của hệ động mạch, ngay cả khi độ cứng động mạch trong điều kiện ban đầu đã tăng ở một số đối tượng. Mối tương quan thuận giữa mức biến thiên của chỉ số RI so với chỉ số RI ban đầu phản ánh tình trạng đáp ứng của các động mạch cơ (động mạch ngoại vi) với tình trạng thiếu oxy, nhằm duy trì cung lượng tuần hoàn chung. 4.3. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, nồng độ Osteoprotegerin huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố nghề nghiệp ở phi công quân sự 4.3.1. Mối liên quan các chỉ số độ cứng động mạch, OPG, OPN với tuổi, huyết áp ở PC quân sự Kết quả nghiên cứu phù hợp với biến đổi sinh lý chung của hệ thống động mạch khi tuổi tăng lên, theo đó thành động mạch có xu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2