®¹i häc quèc gia hµ néi<br />
khoa luËt<br />
<br />
phan hång ®iÖp<br />
<br />
PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG<br />
ĐẤT TRONG CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN<br />
THIỆN PHÁP LUẬT<br />
<br />
C«ng tr×nh ®-îc hoµn thµnh<br />
t¹i Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi<br />
<br />
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. NguyÔn Ngäc Kh¸nh<br />
<br />
Ph¶n biÖn 1:<br />
<br />
Ph¶n biÖn 2:<br />
<br />
Chuyªn ngµnh : LuËt d©n sù<br />
: 60 38 30<br />
<br />
M· sè<br />
<br />
LuËn v¨n ®-îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn v¨n, häp t¹i<br />
Khoa LuËt - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi.<br />
Vµo håi ..... giê ....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 2012.<br />
tãm t¾t luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc<br />
<br />
hµ néi - 2012<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
2.3.1.<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
<br />
2.3.3.<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẾ CHẤP QUYỀN<br />
<br />
1<br />
8<br />
<br />
SỬ DỤNG ĐẤT - MỘT BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC<br />
HIỆN HỢP ĐỒNG<br />
<br />
1.1.<br />
1.1.1.<br />
1.1.2.<br />
1.2.<br />
1.2.1.<br />
1.2.2.<br />
1.2.3.<br />
<br />
Những khái niệm cơ bản<br />
Thế chấp tài sản<br />
Thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam<br />
Vị trí, vai trò của thế chấp quyền sử dụng đất trong đời sống kinh<br />
tế - xã hội nói chung và đối với các tổ chức tín dụng nói riêng<br />
Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những biện pháp<br />
khai thác đất có hiệu quả<br />
Thế chấp quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho người có quyền sử<br />
dụng đất giải quyết nhu cầu về vốn trong quá trình sử dụng đất<br />
Thông qua thế chấp quyền sử dụng đất, các tổ chức tín dụng<br />
vừa thực hiện phòng ngừa có hiệu quả rủi ro, vừa thực hiện<br />
chức năng chuyển vốn cho nền kinh tế<br />
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP<br />
<br />
8<br />
8<br />
13<br />
17<br />
<br />
2.1.2.<br />
2.2.<br />
2.2.1.<br />
2.2.2.<br />
2.2.3.<br />
2.2.4.<br />
2.2.5.<br />
2.3.<br />
<br />
Điều chỉnh pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất<br />
Khái niệm và cơ cấu điều chỉnh pháp luật về thế chấp quyền<br />
sử dụng đất<br />
Nội dung cơ bản của điều chỉnh pháp luật về thế chấp quyền<br />
sử dụng đất<br />
Quy định của pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất<br />
Chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất<br />
Đối tượng của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất<br />
Phạm vi thế chấp quyền sử dụng đất<br />
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thế chấp quyền<br />
sử dụng đất<br />
Xử lý quyền sử dụng đất được thế chấp<br />
Những vấn đề tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thế<br />
<br />
3<br />
<br />
2.4.<br />
2.4.1.<br />
2.4.2.<br />
2.5.<br />
<br />
19<br />
21<br />
<br />
3.1.<br />
3.1.1.<br />
3.1.2.<br />
<br />
26<br />
3.1.3.<br />
3.1.4.<br />
26<br />
26<br />
<br />
3.2.<br />
<br />
27<br />
<br />
3.2.1.<br />
<br />
32<br />
33<br />
37<br />
40<br />
41<br />
42<br />
46<br />
<br />
46<br />
56<br />
<br />
59<br />
73<br />
73<br />
79<br />
82<br />
89<br />
<br />
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC TỔ CHỨC<br />
TÍN DỤNG VIỆT NAM<br />
<br />
17<br />
<br />
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG CÁC TỔ CHỨC<br />
TÍN DỤNG VIỆT NAM VÀ TỒN TẠI TRONG<br />
THỰC TIỄN ÁP DỤNG<br />
<br />
2.1.<br />
2.1.1.<br />
<br />
2.3.2.<br />
<br />
chấp quyền sử dụng đất trong các tổ chức tín dụng Việt Nam<br />
Hạn chế về chủ thể xác lập Hợp đồng thế chấp quyền sử<br />
dụng đất<br />
Những trở ngại phát sinh trên thực tế khi áp dụng các điều<br />
kiện của pháp luật về đối tượng của hợp đồng thế chấp quyền<br />
sử dụng đất<br />
Những bất cập về hình thức xác lập và hiệu lực của hợp đồng<br />
thế chấp quyền sử dụng đất<br />
Những bất cập của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong<br />
các tổ chức tín dụng trên thực tiễn<br />
Thỏa thuận về quyền sử dụng đất thế chấp<br />
Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên<br />
Những bất cập tồn tại trong quá trình xử lý quyền sử dụng đất<br />
để thu hồi nợ<br />
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP<br />
<br />
3.2.2.<br />
3.2.3.<br />
3.2.4.<br />
3.2.5.<br />
<br />
Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật<br />
Hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất phải phù<br />
hợp với chế độ đặc thù về đất đai ở Việt Nam<br />
Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất<br />
phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của thị trường<br />
tín dụng<br />
Hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất phải đặt<br />
trong tổng thể của việc hoàn thiện pháp luật về giao dịch bảo đảm<br />
Hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất phải đáp<br />
ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập<br />
Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất<br />
trong các tổ chức tín dụng Việt Nam<br />
Hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia Hợp đồng thế chấp<br />
quyền sử dụng đất<br />
Hoàn thiện các quy định về đối tượng thế chấp<br />
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng và công<br />
chứng, chứng thực, đăng ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất<br />
Hoàn thiện các quy định về xử lý quyền sử dụng đất thế chấp<br />
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thể chế hỗ trợ trung<br />
gian đối với quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
89<br />
89<br />
91<br />
<br />
92<br />
93<br />
95<br />
95<br />
101<br />
105<br />
109<br />
113<br />
116<br />
<br />
4<br />
<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
5<br />
<br />
118<br />
<br />
6<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Hiện nay, tại Việt Nam do sự phát triển của nền kinh tế thị trường với<br />
nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau cùng phát triển, đóng góp những vai trò<br />
nhất định cho sự phát triển của đất nước. Cùng với việc gia nhập Tổ chức<br />
Thương mại Thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam ngày một hòa nhập vào<br />
sự phát triển và vận động chung của nền kinh tế thế giới. Bước phát triển<br />
mới mẻ này đem lại cho nền kinh tế của chúng ta không ít cơ hội, đồng thời<br />
cũng đứng trước không ít sự cạnh tranh của thị trường.<br />
Tại Việt Nam, tồn tại nhiều thành phần kinh tế, trong đó không ít thành<br />
phần kinh tế nhận được sự bao cấp của Nhà nước, nhưng trong cơ chế kinh<br />
tế thị trường hiện nay các thành phần kinh tế đều bình đẳng, cạnh tranh công<br />
bằng. Chính vì vậy, đối với mỗi thành phần kinh tế, mỗi doanh nghiệp, cá<br />
thể kinh doanh đều phải tự mình vận động, tìm ra hướng đi riêng cho mình.<br />
Nếu muốn phát triển, mỗi doanh nghiệp, cá thể kinh doanh cần có nguồn vốn<br />
dồi dào mà không phải lúc nào cũng được đáp ứng. Mỗi khi cần vốn để mở<br />
rộng sản xuất, kinh doanh thông thường người ta đi vay và nguồn cung vốn<br />
chủ yếu là các tổ chức tín dụng (TCTD).<br />
Ngành Tài chính - Ngân hàng ở nước ta trong những năm gần đây phát<br />
triển không ngừng theo nhu cầu của xã hội. Từ ban đầu chỉ là một vài TCTD<br />
do Nhà nước thành lập và hoạt động chủ yếu từ ngân sách quốc gia. Nhưng<br />
đến nay, các TCTD đã tăng lên một cách đáng kể và đa dạng loại hình hoạt<br />
động từ Công ty tài chính, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng đầu<br />
tư, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng chính sách, Quỹ tín dụng nhân dân,<br />
Công ty cho thuê tài chính… Một trong những hoạt động kinh doanh chính<br />
của các TCTD là hoạt động cho vay (tín dụng). Trong thị trường tài chính<br />
Việt Nam đồng hành cùng các hợp đồng tín dụng là các biện pháp bảo đảm<br />
cho vay như: bảo lãnh, thế chấp, cầm cố… Nhưng phổ biến nhất hiện nay<br />
vẫn là hình thức thế chấp bằng quyền sử dụng đất (QSDĐ).<br />
<br />
thông dụng và có ý nghĩa thể hiện sự văn minh đó chính là biện pháp thế chấp<br />
bằng bất động sản. Đây được coi là một biện pháp rất quan trọng trong hệ thống<br />
các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật các nước thời kỳ cận<br />
đại vào đương đại. Ở nước ta, thế chấp bất động sản cũng đã hình thành từ lâu<br />
và ngày càng phát triển và đóng vai trò hết sức quan trọng, không thể thiếu trong<br />
bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tài sản<br />
bất động sản trở thành vật bảo đảm, làm trung gian tài chính, là cầu nối để các<br />
TCTD chuyển vốn cho nền kinh tế. Trong các loại bất động sản được sử<br />
dụng làm tài sản thế chấp thì QSDĐ (đất đai) được sử dụng phổ biến, thông<br />
dụng và được ưu tiên sử dụng so với các bất động sản hoặc tài sản khác.<br />
Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ<br />
sở hữu và thống nhất quản lý nhưng hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được Nhà<br />
nước giao đất, cho thuê đất với những quyền rộng rãi. Do đó, QSDĐ của những<br />
người sử dụng đất trong chừng mực nhất định cũng được coi như quyền sở hữu<br />
hạn chế về đất đai. Cũng như những đối tượng sở hữu các bất động sản khác,<br />
QSDĐ chứa đựng trong đó những quyền năng như chiếm hữu, sử dụng và định<br />
đoạt. QSDĐ đất cũng trở thành tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các<br />
hợp đồng tín dụng (hợp đồng thế chấp). Không có tài sản bảo đảm một cách<br />
an toàn cho nghĩa vụ trả nợ thì hoặc sẽ không có giao dịch cho vay, hoặc có<br />
thì Bên cho vay sẽ phải gánh chịu rủi ro rất lớn, nguồn vốn vì thế mà không<br />
thể phân bổ hiệu quả và an toàn thông qua thị trường tiền tệ. Và như vậy, thế<br />
chấp tài sản, trong đó có thế chấp bằng QSDĐ là điều kiện tiên quyết đảm<br />
bảo cho sự vận hành một cách an toàn cho thị trường tiền tệ.<br />
<br />
Cùng với sự hình thành và phát triển của ngành thương mại, sự giao thương<br />
của các nước trên thế giới, nhân loại đã sáng tạo ra một biện pháp bảo đảm<br />
<br />
Tuy nhiên, là một loại quyền tài sản, phái sinh từ chế độ sở hữu toàn<br />
dân về đất đai nên việc quy định bản thân QSDĐ và thế chấp QSDĐ là khá phức<br />
tạp, mang tính đặc thù cao. Hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh về Thế<br />
chấp QSDĐ trong các TCTD khá phức tạp, trong đó có các văn bản của Bộ Tài<br />
nguyên Môi trường, văn bản của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính... Mặc dù,<br />
các văn bản cũng có sự đồng bộ, thống nhất chung chịu sự điều chỉnh của Bộ<br />
luật Dân sự (BLDS), Luật Đất đai (LĐĐ), Luật các TCTD… nhưng cũng<br />
không tránh khỏi những sự bất cập, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong quá<br />
trình thi hành trên thực tế. Điều đó cùng lý giải vì sao sự vận hành quyền thế<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
chấp bằng QSDĐ trong thời gian qua bộc lộ khá nhiều bất cập. Trên thực tế<br />
có rất nhiều trường hợp rất khó để đưa QSDĐ vào vận hành trong thị trường<br />
tín dụng một cách trôi chảy. Nhiều giao dịch tiềm ẩn nguy cơ cao do có mâu<br />
thuẫn, bất đồng, thủ tục xử lý dây dưa kéo dài, thi hành án khó khăn…đã tác<br />
động và ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định xã hội cũng như quyền và lợi ích<br />
hợp pháp của các bên. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài "Pháp luật<br />
về thế chấp quyền sử dụng đất trong các tổ chức tín dụng - Thực tiễn áp<br />
dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật" là rất cần thiết, mang tính chất<br />
nghiên cứu chuyên sâu, gắn với thực tiễn và có tính thời sự.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Pháp luật về đất đai là một trong những lĩnh vực được nhiều nhà khoa<br />
học pháp lý nghiên cứu, bình luận. Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về đề<br />
tài, tác giả cũng đã tiếp cận được một số công trình khoa học nghiên cứu liên<br />
quan đến thế chấp QSDĐ ở Việt Nam đã được công bố. Tuy nhiên, một công<br />
trình nghiên cứu chuyên sâu đề cập đến thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp<br />
QSDĐ trong các TCTD và nêu lên những bất cập, tìm hiểu nguyên nhân và đưa<br />
ra giải pháp hoàn thiện pháp luật thì chưa có công trình nào được công bố.<br />
Một số bài tạp chí đăng trên một số tạp chí chuyên ngành đã phân tích,<br />
đánh giá ở một vài khía cạnh của sự bất cập, mâu thuẫn của pháp luật hiện<br />
hành, gây những khó khăn, rào cản cho việc vận hành quyền thế chấp QSDĐ<br />
trong các TCTD. Tiêu biểu là một số bài viết như: tác giả Nguyễn Quang<br />
Tuyến: "Thế chấp quyền sử dụng đất", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3<br />
năm 2002; tác giả Nguyễn Thành Long: "Tháo gỡ vướng mắc trong nhận thế<br />
chấp quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế", www.sbv.gov.vn, năm<br />
2008); tác giả, Luật sư Trương Thanh Đức: "10 vấn đề pháp lý trong việc thế<br />
chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất", ạp chí Ngân hàng, số 4 năm 2005;<br />
tác giả Lê Duy Khánh: "Những rủi ro từ việc nhận thế chấp bất động sản và<br />
giải pháp phòng ngừa trong hệ thống ngân hàng Việt Nam", Tạp chí Ngân<br />
hàng, số 15 năm 2009); tác giả Đỗ Trọng Lạc: "Không được vay vốn vì<br />
không có sổ đỏ", Thời báo kinh tế Việt Nam, số 125 năm 2002...<br />
<br />
những nội dung liên quan của luận án như: Bình luận khoa học về các biện<br />
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, của TS. Nguyễn Ngọc Điện, Nhà<br />
xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002; Sự phát triển của pháp<br />
luật về bảo đảm an toàn tín dụng của Cộng hòa Liên bang Đức, Luận án tiến<br />
sĩ Luật học của Nguyễn Thúy Hiền, năm 2003; Pháp luật về các biện pháp<br />
bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng - Kinh nghiệm các<br />
nước và thực tiễn Việt Nam, đề tài nghiên cứu đặc biệt cấp Đại học quốc gia,<br />
mã số: QG.04.32 do TS. Lê Thị Thu Thủy làm chủ nhiệm đề tài, tháng 12 năm<br />
2005... Những công trình nêu trên cũng đã đề cập thế chấp QSDĐ ở nhiều<br />
góc độ khác nhau với ý nghĩa là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.<br />
Tuy nhiên, trong phạm vi với ý nghĩa là một biện pháp bảo đảm tiền vay đặc<br />
thù trong các TCTD thì các công trình trên chưa đề cập đến một cách chi tiết<br />
ở cả phương diện lý luận và thực tiễn, với sự kết hợp hài hòa, giao thoa giữa<br />
pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ thế chấp giữa<br />
bên thế chấp (khách hàng) với bên nhận thế chấp (TCTD), cùng những thực<br />
tiễn sinh động và phức tạp của quan hệ này trên thực tế.<br />
Như vậy, có thể khẳng định luận văn là công trình khoa học nghiên cứu<br />
chuyên sâu về "Pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất trong các tổ chức tín<br />
dụng - thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật", không trùng lặp<br />
với các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố ở nước ta.<br />
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
<br />
Ở tầm nghiên cứu cao hơn là những công trình nghiên cứu chuyên khoa,<br />
các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ đề cập đến<br />
<br />
Việc nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực<br />
tiễn của pháp luật về thế chấp QSDĐ trong các TCTD Việt Nam hiện nay,<br />
qua đó tìm hiểu những bất cập còn tồn tại của pháp luật và những khó khăn<br />
trong quá trình triển khai thi hành trên thực tế của các bên trong quan hệ<br />
thế chấp QSDĐ. Bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình tác giả mong<br />
muốn lý giải những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất cập của pháp luật<br />
và mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại của<br />
pháp luật hiện hành, đáp ứng một cách tốt nhất những yêu cầu do thực tế<br />
cuộc sống đặt ra.<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />