CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN<br />
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI<br />
1.1.<br />
<br />
Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thƣơng mại<br />
<br />
1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế<br />
“Thanh toán quốc tếlà việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền<br />
tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước<br />
này với các tổ chức, cá nhân của các quốc gia khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức<br />
quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”<br />
1.1.2. Đặc điểm của Thanh toán quốc tế với từng nghiệp vụ ngân hàng cơ bản khác<br />
Thông qua việc so sánh tổng thể với 2 nghiệp vụngân hàng thương mại cơ bản<br />
(thanh toán trong nước và hoạt động tín dụng)để đánh giá sự khó khăn, phức tạp mà ngân<br />
hàng phải đối mặt khi cung ứng dịch vụ cũng như khi phát triển hoạt động thanh toán<br />
quốc tế:<br />
1.1.2.1.<br />
<br />
So với hoạt động thanh toán trong nước<br />
<br />
Phạm vi thanh toán rộng hơn (quy mô toàn cầu)<br />
Liên quan đến các loại ngoại tệ, chịu rủi ro tỷ giá và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ<br />
biến động của nền kinh tế bên ngoài.<br />
Bất đồng ngôn ngữ, mâu thuẫn về áp dụng luật pháp các bên, tình trạng thông tin<br />
không đầy đủ<br />
1.1.2.2.<br />
<br />
So với hoạt động tín dụng<br />
<br />
Phạm vi hoạt động rộng hơn so với tín dụng<br />
Đòi hỏi thiết lập quan hệ đối ngoại với ngân hàng nước ngoài còn tín dụng thì<br />
không<br />
Khó khăn hơn trong tìm kiếm, xác minh thông tin khách hàng<br />
Gặp rào cản hơn do bất đồng ngôn ngữ<br />
Phức tạp hơn về hệ thống pháp lý điều chỉnh<br />
Chịu nhiều tác động hơn từ diễn biến kinh tế bên ngoài.<br />
1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại và ký thuật<br />
nghiệp vụ trong từng phương thức<br />
<br />
Nhìn chung các NHTM cung ứng 3 phương thức TTQT cơ bản, bao gồm : Chuyển<br />
tiền, Nhờ thu và Thư tín dụng chứng từ. Mỗi phương thức đều có ưu, nhược điểm riêng,<br />
việc sử dụng phương thức nào được 2 bên mua–bán thống nhất và ghi vào hợp đồng. Đối<br />
với từng phương thức, ngân hàng giữ vai trò và trách nhiệm khác nhau. Trong đó, mức độ<br />
tham gia vào tín dụng chứng từ là lớn nhất và ít nhất là phương thức chuyển tiền, tương<br />
ứng là giá trị lợi ích và rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.<br />
1.1.4. Cơ sở pháp lý<br />
Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của 3 nguồn luật được sắp xếp theo tính pháp lý<br />
giảm dần: Luật và công ước quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế.<br />
Bởi sự phức tạp trong hệ thống quy định, do vậy, để tránh tranh chấp mâu thuẫn,<br />
việc áp dụng các quy định, nguồn luật như nào là do các bên mua bán thương lượng và<br />
ghi cụ thể trong hợp đồng ngoại thương.<br />
1.2.<br />
<br />
Khái quát về vấn đề phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng<br />
<br />
thƣơng mại<br />
Phát triển hoạt động TTQT tại NHTM là một chuỗi các hoạt động có định hướng,<br />
có kế hoạch nhằm đẩy mạnh hoạt động TTQT tại NHTM sao cho hoạt động này trở nên<br />
nhanh chóng và thuận tiện hơn, gia tăng lợi nhuận cho NHTM cũng như lợi ích cho<br />
khách hàng và nền kinh tế.<br />
Phát triển TTQT là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế và là yêu cầu cần thiết<br />
lâu dài đối với việc phát triển kinh doanh của NHTM<br />
Việc đánh giá mức độ phát triển của hoạt động TTQT tại NHTM được đi theo 2<br />
nhóm tiêu chí:<br />
- Đánh giá về quy mô: dựa trên kết quả (so sánh diễn biến thay đổi theo thời gian<br />
về mặt quy mô và tốc độ) doanh thu TTQT, doanh số TTQT, số lượng giao dịch, số<br />
lượng khách hàng, số lượng ngân hàng đại lý.<br />
- Đánh giá về chất lượng dịch vụ: thời gian xử lý và mức độ chuẩn xác trong xử<br />
lý.<br />
Ảnh hưởng tới kết quả phát triển TTQT có nhiều nhân tố. Trong đó:<br />
<br />
- Nhân tố khách quan: cán cân thanh toán quốc tế, chính sách quản lý vĩ mô của<br />
Nhà nước, tình hình chính trị xã hội trong nước, tình hình thương mại quốc tế trên toàn<br />
cầu<br />
- Nhân tố chủ quan: nhân tố con người (ở đây là cán bộ lãnh đạo và tác nghiệp<br />
giao dịch TTQT), hệ thống công nghệ thông tin, uy tín của ngân hàng, hoạt động<br />
marketing, việc tổ chức giao dịch về quy trình và tổ chức bộ máy hoạt động, hệ thống<br />
mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, các nghiệp vụ bổ trợ cho hoạt động TTQT (kinh<br />
doanh ngoại tệ, bảo lãnh, ... )<br />
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN<br />
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI<br />
NHÁNH QUANG TRUNG<br />
2.1.<br />
<br />
Tổng quan Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh<br />
<br />
Quang Trung<br />
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung được<br />
thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 28/04/2005.<br />
Cơ cấu tổ chức bao gồm Ban giám đốc và 4 khối: Quan hệ khách hàng, Quản lý<br />
rủi ro, Tác nghiệp, Quản lý nội bộ<br />
Trong suốt giai đoạn 2012-2015, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn từ môi<br />
trường kinh doanh chung cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các chi nhánh ngân hàng<br />
cùng địa bàn, tuy nhiên kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt được đảm bảo, quy mô<br />
khách hàng được mở rộng, các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế bình<br />
quân, thu phí dịch vụ ròng đều có sự tăng trưởng qua các năm. Chi nhánh liên tục được<br />
xếp hạng xuất sắc và năm 2015 là 1 trong 3 chi nhánh được xếp hạng đặc biệt cùa cả hệ<br />
thống BIDV.<br />
2.2.<br />
<br />
Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP<br />
<br />
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2012-2015.<br />
Do việc phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý được đảm nhiệm bởi ban chuyên<br />
trách thuộc hội sở chính của ngân hàng và không thuộc phạm vi xử lý của chi nhánh nên<br />
<br />
việc đánh giá mức độ phát triển của hoạt động TTQT của một chi nhánh NHTM về mặt<br />
quy mô sẽ dựa trên 4 chỉ tiêu như sau: Số lượng khách hàng, Số lượng giao dịch thanh<br />
toán quốc tế, Doanh số thanh toán quốc tế và Doanh thu từ phí dịch vụ.<br />
Nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo chi nhánh, liên tục chủ động tiếp cận các<br />
khách hàng tiềm năng, nỗ lực giới thiệu chào mời dịch vụ, đồng thời đưa ra yêu cầu các<br />
khách hàng vay vốn tập trung hoạt động tài chính và thanh toán, trong đó có TTQT về chi<br />
nhánh mà quy mô khách hàng của chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ mà đáng chú ý<br />
trong các khách hàng mới là Tập đoàn Vingroup, Sungroup và IHG Việt Nam. Cũng nhờ<br />
vào sự tăng trưởng khách hàng mà các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động TTQT<br />
khác về mặt quy mô như doanh thu phí, doanh số thanh toán, số lượng giao dịch cũng đạt<br />
được những kết quả tích cực.<br />
Bên cạnh đó, BIDV Quang trung cũng là 1 trong 8 chi nhánh kiểu mẫu trong hệ<br />
thống triển khai thành công đầu tiên ứng dụng công nghệ mới thay đổi toàn bộ giao<br />
diện cũng như quy trình chuyển tiền đi quốc tế. Điều này cũng phản ánh phần nào khả<br />
năng của chi nhánh cũng như trình độ của cán bộ thanh toán quốc tế tại chi nhánh.<br />
Ngoài ra, các chỉ tiêu về mặt chất lượng dịch vụ cũng có kết quả thống kê rất tốt.<br />
Chất lượng điện đi từ chi nhánh được xếp vào hàng xuất sắc của hệ thống khi tỷ lệ điện đi<br />
đạt chuẩn 3 năm liển luôn ở mức trên 95%. Thời gian xử lý giao dịch cũng luôn đảm bảo<br />
nằm trong khung quy định BIDV cho phép. Và quan trọng hơn hết là đánh giá, phản hồi<br />
khách quan từ khách hàng, 96% khách hàng tham gia khảo sát đánh giá dịch vụ TTQT<br />
của Quang Trung là tốt và rất tốt, 98% khách hàng hài lòng với sự hướng dẫn và thái độ<br />
giao dịch của thanh toán viên. Đây được xem là một thành công của chi nhánh bởi mọi<br />
cách thức, biện pháp, nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ cũng đều chung một mục tiêu là<br />
sự hài lòng của khách hàng.<br />
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề phát triển hoạt động TTQT<br />
của chi nhánh vẫn còn những điểm đáng bàn: Tổng thời gian xử lý thành công 1 giao<br />
dịch TTQT vẫn còn kéo dài, chưa thực sự được cải thiện hay rút ngắn rõ rệt dù đã nâng<br />
cấp hệ thống công nghệ và thay đổi quy trình giao dịch; Tăng trưởng về quy mô khách<br />
hàng chưa thực sự bền vững, chi nhánh vẫn bị mất đi một số khách hàng truyền thống<br />
<br />
sang các chi nhánh ngân hàng khác; Nghiệp vụ bổ trợ cho TTQT chưa được phát triển<br />
(phái sinh tiền tệ,...); Phân tích sâu vào từng phương thức nghiệp vụ thì kết quả đạt<br />
được chưa thực sự tối ưu khi nhiều mảng còn chưa hiệu quả, chưa phát huy, khai thác<br />
được lợi thế như thanh toán nhờ thu, L/C tỷ trọng giao dịch còn thấp, mảng chuyển tiền<br />
phục vụ mục đích đầu tư ra nước ngoài, tài trợ, … chưa tân dụng được lợi thế để phát<br />
triển; Mức độ phát triển của TTQT tại BIDV Quang Trung xét trên các tiêu chí về quy<br />
mô vẫn còn thấp khi so sánh với các chi nhánh lớn khác trong hệ thống và các chi<br />
nhánh ngang tầm khác ngoài hệ thống.<br />
Nguyên nhân của thực trạng này, trước hết phải kể đến các nhân tố khách quan là<br />
sự biến động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nguồn cung ngoại tệ phục vụ TTQT,<br />
sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trên thị trường ngân hàng, sự suy giảm của thương<br />
mại toàn cầu làm giảm hoạt động xuất khẩu, đầu tư, ... ảnh hưởng tới quy mô thanh toán<br />
quốc tế.<br />
Các nhân tố chủ quan của hạn chế là: Hệ thống công nghệ thông tin còn cồng<br />
kềnh, chưa hiện đại khiến cho việc tác nghiệp còn mất nhiều thời gian, phức tạp và chưa<br />
thực sự được công nghệ hỗ trợ; Mô hình tổ chức cán bộ thiếu chuyên môn hóa cũng như<br />
quy trình giao dịch theo mô hình tập trung còn tồn tại nhiều bất cập làm giảm tốc độ<br />
thanh toán; các khách hàng lớn, khách hàng truyền thông mang lại giá trị không nhỏ cho<br />
chi nhánh nhưng lại chưa đưa ra cơ chế chăm sóc và ưu đãi thích hợp để giữ chân khách<br />
hàng; Sự lơ là trong quản lý khách hàng của cán bộ giao dịch và cơ chế điều hành trong<br />
nội bộ chưa hợp lý khiến cho ban lãnh đạo không có được thông tin kịp thời về tình trạng<br />
khách hàng cũng như không có cơ chế ưu đãi hay xử lý kịp thời cho khách hàng; Công<br />
tác marketing của chi nhánh chưa được chú ý triển khai hiệu quả khiến cho các hoạt động<br />
phái sinh chưa được phổ biến trong giao dịch với khách hàng, mảng chuyển tiền đầu tư ra<br />
nước ngoài chi nhánh có lợi thế nhưng chưa được khách hàng biết đến và phát triển, tỷ<br />
trọng thanh toán L/C thấp dù đây là phương thức an toàn và được sử dụng phổ biến trên<br />
thế giới.<br />
<br />