intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao, tục ngữ Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

60
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu sâu hơn về ca dao, tục ngữ Nam bộ, thể hiện tình cảm gia đình qua góc nhìn văn hóa. Tìm ra hướng tiếp cận mới về ca dao mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập đến nhiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao, tục ngữ Nam Bộ

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH  LÊ KIM CHIỀU ỨNG XỬ VỢ CHỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CA DAO, TỤC NGỮ NAM BỘ Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌC Trà Vinh, tháng 9 năm 2015
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM TIẾT KHÁNH Phản biện 1: PGS.TS PHẠM THỊ THU YẾN Phản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học họp tại Trường Đại học Trà Vinh vào ngày 01 tháng 11 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Thư viện trường Đại học Trà Vinh
  3. -1- PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Tìm đến với ca dao Nam Bộ là để tìm tòi, khám phá thêm những nét văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Việt ở Nam Bộ. Vì ca dao vừa là tiếng nói tâm tình ghi nhận lại những nét sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày, đồng thời qua đó gửi gắm những kinh nghiệm về đối nhân xử thế. Ca dao cũng là nơi lưu giữ những tinh hoa của đời trước cho đời sau. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ninh Viết Giao trong Hát phường vải, do NXB Văn hóa thông tin và trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây xuất bản năm 1961 đã đề cập : Tình yêu của trai gái của nhân vật trữ tình hiện lên với nhiều cung bậc khác nhau, có khi nồng nàn tha thiết, mãnh liệt không có gì có thể ngăn cản nổi “ lễ giáo không cho phép thì họ vượt qua ngoài vòng lễ giáo, họ phá tan xiềng xích lễ giáo. Trước mắt họ, trong lòng họ chỉ có người yêu” [ 36, Tr.80]. Chu Xuân Diên trong quyển “Văn học dân gian Việt Nam”, NXB Giáo dục 1962, ở phần “ Ca dao dân ca Việt Nam”, tác giả đề cập đến những nội dung phong phú của ca dao nói chung: phản ánh lịch sử, phong tục tập quán tiếng hát trữ tình của con người. Tác giả khảo sát hai loại đề tài lớn: trong đời sống riêng tư, gia đình và đời sống xã hội. Ca dao – dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh in năm
  4. -2- 1984. Công trình chia thành 2 phần: Chuyên luận và công bố các sưu tầm ca dao – dân ca Nam Bộ. “Ca dao- dân ca Nam Kì lục tỉnh “do Huỳnh Ngọc Trảng biên soạn, Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Nai xuất bản lần 1 năm 1998. Đây là công trình tập hợp lại các xuất bản của các nhà nhà nghiên cứu công bố từ cuối thế kỉ XIX đến giữa thế XX ở Nam Bộ bao gồm: “Câu hát góp” do Huỳnh Tịnh Của sưu tập và công bố lần đầu vào năm 1897, tái bản năm 1901. “Hát và hò góp” do Nguyễn Công Chánh biên soạn, nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 1967 tại Chợ Lớn. “Hò xay lúa” do Hoàng Minh Tự sưu tập, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn. “Câu hát đối đáp” do Nguyễn Bá Thời sưu tập, nhà xuất bản Phạm Văn Cường xuất bản năm 1959 tại Chợ Lớn. “Câu hát huê tình” do Trần Đình Thái Sơn sưu tầm, nhà xuất bản Phạm Văn Tươi xuất bản năm 1956 tại Sài Gòn. - “Văn học dân gian đồng bằng Sông Cửu Long”, do khoa Ngữ văn Trường Đại Học Cần Thơ sưu tầm và biên soạn ( nhà xuất bản Giáo dục xuất bản lần 1 năm 1997, tái bản lần 2 năm 2002). Đây là công trình biên soạn, công bố những tài liệu sưu tầm điền dã ở Đồng bằng sông Cửu Long sau những năm 1980. Công trình giới thiệu tương đối bao quát các thể loại chính của văn học dân gian vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó phần ca dao chiếm số lượng tương đối nhiều. - Đoàn Xuân Kiên trong “Ca dao Miệt vườn” - 1982 nói về công tác bước đầu sưu tầm ca dao, dân ca Nam Bộ.
  5. -3- - Sở văn hóa và thông tin Tiền Giang có “Văn học dân gian Tiền Giang”– 1985 – giới thiệu và sưu tầm văn học dân gian Tiền Giang. - Nguyễn Vạn Niên “Ca dao dân ca Châu Đốc” – 1988 – đã sưu tầm, ca dao phân loại giới thiệu ca dao vùng đất này. - Thạch Phương chủ biên với “Địa chí Long An” 1989 đã dành một phần để giới thiệu ca dao Long An. - Đoàn Tứ, Thạch Phương ( chủ biên) với “Địa chí Bến Tre” ( 1991) đã dành một phần để giới thiệu và sưu tầm ca dao – dân ca Bến Tre. - Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc với “Tục Ngữ - Phong dao”( 2000). - Nguyễn Xuân Kính (chủ biên ) “Kho tàng Tục ngữ người Việt”, (1995). - Chu Xuân Diên (chủ biên) với “Văn học dân gian Bạc Liêu” ( 2005 ). - “Thơ văn Đồng Tháp”, tuyển tập I do trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Sư Phạm Đồng Tháp biên soạn ( Nhà xuất bản Đồng Tháp in năm 1986). Như vậy, dù là “ Thơ văn Đồng Tháp” ( nhất là phần văn học dân gian) những cũng là của Nam Bộ; dù là tính cách con người Đồng Tháp nhưng cũng là tính cách con người Nam Bộ. Tạp chí Văn hóa dân gian số 2, 1990, trang 62 đăng bài của Nguyễn Trọng Hoàn, “Đến với ca dao Đồng Tháp
  6. -4- Mười; với vẻ đẹp của bài ca dao sông nước”. Chiếc xuồng giăng câu Đậu ngang cồn cát Đậu sát mé nhà Anh thấy em có một mẹ già Muốn vô phụng dưỡng biết là được chăng? - “Ca dao Đồng Tháp” do Đỗ Văn Tân chủ biên ( nhà xuất bản Văn hóa – thông tin Đồng Tháp in năm 1984). So với các công trình kể trên thì Ca dao Đồng Tháp Mười có quy mô nhỏ, số lượng ít hơn nhiều, chỉ tập trung vào thể loại ca dao. - “Cảm nhận ca dao Nam Bộ” của Trần Văn Nam ( nhà xuất bản Văn Nghệ TPHCM, in năm 2007). “ - “Văn hóa dân gian người Việt Nam Bộ” của nhóm tác giả Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa, Nguyễn Quang Vinh ( nhà xuất bản Khoa học xã hội in năm 1992). - “Văn hóa dân gian Nam Bộ”, những phác thảo là chuyên luận của Nguyễn Phương Thảo ( nhà xuất bản Giáo dục in năm 1994). Sach được tập hợp từ 14 bài viết đã được công bố trước đó của tác giả. - “Văn hóa sông nước Cần Thơ “do Trần Văn Nam chủ biên ( nhà xuất bản Văn nghệ TP. HCM, in nă 2009). “Văn hóa sông nước Cần Thơ” tập hợp các bài viết đã đăng rải rác trên các báo địa phương của một số tác giả ở Cần Thơ. Nội dung công trình chia làm bốn phần: mở đầu, văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất và ẩm thực....
  7. -5- Về tục ngữ Nam Bộ chủ yếu là các công trình tổng hợp tục ngữ của các tác giả: - “Văn học Miền Nam Lục Tỉnh” của Nguyễn Văn Hầu , Nhà xuất bản trẻ năm 2012. - Kết quả khoa học công nghệ đề tài: “ Sưu tầm văn học dân gian Cần Thơ”, Các chuyên đề : Ca dao và tục ngữ Cần Thơ, tiến sĩ Trần Văn Nam năm 2011. Công trình này tác giả tổng hợp các cấu ca dao, tục ngữ về Cần Thơ. 3. Mục đích, yêu cầu của đề tài Nghiên cứu về đề tài “Ứng xử vợ chồng của người Việt qua ca dao, tục ngữ Nam bộ” người viết sẽ được nghiên cứu sâu hơn về ca dao, tục ngữ Nam bộ, thể hiện tình cảm gia đình qua góc nhìn văn hóa. Tìm ra hướng tiếp cận mới về ca dao mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập đến nhiều. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ ca dao, tục ngữ được sưu tầm ở Nam Bộ . Phạm vi nghiên cứu: Các bài ca dao, tục ngữ Nam Bộ có liên quan đến ứng xử vợ chồng của người Việt Nam Bộ. 5. Phương hướng và phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chính khi thực hiện đề tài: - Phương pháp thống kê, phân tích - Phương pháp tổng hợp so sánh - Phương pháp tiếp cận liên ngành 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm ba phần ( mở đầu, nội dung, kết luận)
  8. -6- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Giới thuyết về ca dao, tục ngữ 1.2 . Khái niệm 1.2.1. Khái niệm về ca dao Như vậy, về khái niệm ca dao hiện nay chưa có sự thống nhất trong các nhà nghiên cứu nhưng tựu trung lại có thể nói: Ca dao là tiếng nói của tâm tư, tình cảm về cuộc sống của nhân dân lao động. Ca dao là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ được lưu truyền trong dân gian từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác. 1.2.2. Khái niệm về tục ngữ Tục ngữ là những câu ngắn gọn, xuôi tai, diễn đạt những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất về con người và đời sống xã hội. Về hình thức: Tự thể hiện một câu Về cấu trúc : Tục ngữ có từ hai vế trở lên giữa hai vế thường có sự hòa hợp về nhịp điệu, âm vận. Về nội dung: Tục ngữ thể hiện phán đoán ( thành ngữ thể hiện khái niệm) Về ngữ nghĩa: mỗi câu tục ngữ thường có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng). Về thể loại: tuc ngữ là một thể loại sáng tác văn học dân gian ( ngang với ca dao dân ca) gắn lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động). Ý nghĩa của những câu tục ngữ thường khuyên răn hoặc chỉ bảo điều gì và nặng về lí trí ( ca dao thiên về tình cảm).
  9. -7- 1.2.3. Đặc điểm 1.2.3.1. Đặc điểm về ca dao Ca dao rất nhiều hình ảnh, hình ảnh ca dao thể hiện rất gần gũi, gắn bó với đời sống nông thôn của nhân dân, tuy đơn sơ mộc mạc nhưng phần lớn đã trở thành biểu tượng trong ca dao. Ca dao sử dụng nhiều thể thơ khác nhau như thể lục bát, song thất lục bát…các kiểu cấu tứ của ca dao khá phong phú: cấu tứ theo lối ngẫu nhiên có chủ đề nhất định, cấu tứ theo lối đối thoại,cấu tứ theo lối phô diễn về thiên nhiên. Mặc khác, ca dao cũng có phần được hình thành từ xu hướng cấu tạo những lời nói có vần và nhịp trong dân gian do đó vẫn thường được dùng trong lời nói hàng ngày. 1.2.3.2. Đặc điểm về tục ngữ Tục ngữ được dùng để diễn đạt các phán đoán, cho nên chức năng của nó là thông báo, thông báo một nhận định , một kết luận về một phương diện của thế giới khách quan. Chức năng nhận thức: Tục ngữ đem lại cho người tiếp nhận những nhận thức hiểu biết mới mẻ. Chức năng giáo dục: Tục ngữ mang đến cho ta những bài học, kinh nghiệm lời khuyên về lối sống, về cách đối nhân xử thế, về đạo lí làm người… Chức năng thẩm mỹ: Mỗi câu tục ngữ hoàn cảnh là một tác phẩm nghệ thuật “tí hon” mang giá trị thẩm mỹ. 1.2.4. Đặc điểm của ca dao, tục ngữ Nam Bộ - Đặc điểm về ca dao Nam Bộ Thứ nhất, đó là những lời ca truyền thống từ miền Bắc, miền Trung theo chân người đi khai hoang đến đất Nam Bộ, tiếp tục lưu hành ở Nam Bộ như một phần tâm hồn của những người con đi xa hướng về cố hương , về quê
  10. -8- cha đất tổ. Trong các sưu tầm về ca dao ở Nam Bộ, chúng ta dễ dàng bắt gặp những câu truyền thống như. Thứ hai, đó cũng là những lời ca truyền thống của miền Bắc, miền Trung nhưng nó đã được cải biên ( địa phương hóa ) cho phù hợp với hoàn cảnh mới, tâm trạng mới. Thứ ba, đó là những lời ca được sáng tác và lưu truyền ngay trên mảnh đất Nam Bộ, in đậm dấu ấn thiên nhiên và con người của vùng đất này. Đại bộ phận ca dao sư tầm ở Nam Bộ là những sáng tác mới, được lưu truyền hoàn toàn trên mảnh đất này. Nó mang những đặc trưng riêng so với ca dao các vùng miền khác. - Đặc điểm về tục ngữ Nam Bộ Phản ánh các mối quan hệ gia đình, xã hội ,hoạt động giao tiếp giữa con người với con người. Những hành động, cách ứng xử giữa người – người bắt nguồn từcái gốc văn hóa của họ. Nhiều nét đẹp ứng xử trong các mối quan hệ gia đình và xã hội được lưu truyền qua các thế hệ, trở thành đạo lí, thành lối sống và đã được phản ánh trong tục ngữ. Bởi tính chất của Tục ngữ là ngắn nên dễ hòa lẫn, nên khi nghiên cứu nhiều khi nhầm lẫn với các câu mang từ miền ngoài vào, nhưng cũng có nhiều câu nói trại đi để phù hợp với môi trường đang sống, có những câu tục ngữ nghĩa bên trong còn giữ lại nhưng bên ngoài đã thay đổi. 1.3. Quan niệm của người Việt về quan hệ vợ chồng 1.3.1. Quan niệm của người Việt về vợ chồng dưới sự chi phối của Nho giáo Theo quan điểm của thất xuất thì đàn bà lấy chồng, trọng nhất là việc nối dõi tông đường, không có con thì chồng phải lấy vợ khác, cho nên phải bỏ. Dâm dật đây là
  11. -9- một nết hư Không thờ phụng cha mẹ chống là bất hiếu. Lăm điều thì chua ngoa khó chịu,trộm cắp là có tính gian phi. Ghen tuông thì mất tính hiền hậu. Có ác tật thì không đảm đương nổi công việc nhà, có khi đem truyền nhiễm cho người trong nhà. Các điều ấy khó dung nên phải đuổi. Tuy nhiên Nho giáo cũng đưa ra ba điều không được đuổi đối với phụ nữ là: Đàn bà từng để tang ba năm nhà chồng, trước nghèo sau giàu, ở nhà chồng thì được về nhà mình khi không có chỗ nào nương tựa. 1.3.2. Quan niệm của người Việt về vợ chồng dưới sự chi phối của điều kiện sống. Trong ứng xử vợ chồng người đàn ông Nam Bộ vẫn là trụ cột trong gia đình, nhưng người phụ nữ cũng góp tiếng nói chung với chồng, được ngồi ăn cơm chung, có khi bức xúc người phụ nữ còn lớn tiếng lại với chồng: “Ai đi nón lụa quạt Tàu Nhờ của bên vợ khoe giàu với ai” Đó là một phần do điều kiện sống người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong nền nông nghiệp lúa nước, đồng thời ảnh hưởng của quan niệm Mẫu hệ trong tư tưởng người Chăm và người Khơ Me, nên vị trí của người vợ trong gia đình được tôn trọng. 1.4. Văn hóa ứng xử trong quan hệ gia đình của người Việt Từ xa xưa, văn hoá ứng xử trong gia đình đã được ông cha ta đặc biệt coi trọng: Gia đình phải có gia giáo; gia lễ; gia pháp; gia phong mà mỗi người trong gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt.
  12. -10- Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng. Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam cho thấy có rất nhiều câu thể hiện điều này. Từ lúc mới sinh ra, con người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng của tình mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì con”. Khi khôn lớn mỗi người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Đối với quan hệ vợ chồng, sự hoà thuận và tình nghĩa thuỷ chung luôn mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời người: “Áo vá vai vợ ai không biết Áo vá quàng chỉ biết vợ anh” Tiểu kết chương 1 Trong xã hội phong kiến , do ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, sự kiểm soát chặt chẽ của lễ giáo phong kiến, các mối quan hệ trong gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ chồng rất căng thẳng, hôn nhân trong xã hội phong kiến không mang lại hạnh phúc gia đình. Nhưng may mắn ở tầng lớp nông dân tư tưởng này ảnh hưởng hạn chế, cho nên trong quan hệ vợ chồng người Việt có nhiều yếu tố dân chủ, bình đẳng. Ngay trong long chế độ phong kiến, người nông dân không tuân phục một chiều , mà có quan niệm và cách ứng xử linh hoạt, nhiều chiều, theo hướng nhân văn tôn trọng quyền hôn nhân chính đáng dựa trên tình yêu và coi trọng các thành viên trong gia đình nhất là người phụ nữ. Chứ không chỉ theo hướng phi nhân bản, phủ nhận tình yêu hôn nhân. Cũng vì vậy khi ra đi vào mở đất ở Nam bộ người nông dân mang theo tư tưởng đó đã xây dựng tổ ấm gia đình dựa trên tình yêu thương.
  13. -11- Chương 2 BIỂU HIỆN ỨNG XỬ VỢ CHỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CA DAO, TỤC NGỮ NAM BỘ 2.1.Ứng xử tích cực trong quan hệ vợ chồng người Việt qua ca dao, tục ngữ Nam Bộ. 2.1.1. Thủy chung son sắt Thủy chung vợ hy sinh hết lòng vì chồng, sẵn sàng chịu cực khổ để chồng được hạnh phúc, sung sướng. Người phụ nữ Nam bộ cũng rất trọng công danh của chồng, nàng sẵn sàng hy sinh công sức, cùng chồng vượt qua khó khăn để có ngày thành đạt. Vợ chăm sóc chồng tất chu đáo, tận tụy, khi chồng gặp chuyện không hay thì vợ lo lắn rất chu đáo, tận tình. Ca dao, tục ngữ là nơi bày tỏ tình cảm chân thành nhất của những con người lao động. Một gia đình vững chắc ngoài yếu tố vật chất thì yếu tố tinh thần đặc biệt là sự thủy chung trong tình cảm vợ chồng là điều cốt lõi để giữ hạnh phúc. Nghĩa vụ thủy chung đều đặt lên vai của chồng lẫn vợ, điều đó một phần nào tạo nên nét đẹp cho ca dao, tục ngữ về ứng xử vợ chồng của người Việt Nam Bộ. 2.1.2. Đồng cam cộng khổ Có nhiều bài viết ca ngợi hình ảnh người phụ nữ cùng chồng san sẻ khó khăn. Đặt người đàn ông trong vị trí trụ cột gia đình, như từ trước đến nay xã hội đã giao trách nhiệm “ gánh vác giang sơn”. Nhưng trong xã hội Nam Bộ vị trí đó có sự thay đổi, có nhiều gia đình phụ nữ đóng vai trò trụ cột.
  14. -12- Đồng cam cộng khổ ở đây xuất phát từ hai phía cả vợ lẫn chồng. Kề vai sát cánh tương trợ lẫn nhau để tồn tại và xây dựng hạnh phúc. Do điều kiện sống luôn phải đối mặt với môi trường nghiệt ngã, hùm beo, thú dữ, thậm chí nguy hiểm từ con người mang lại, trộm cướp rình rập. Tạo nên sự mạnh mẽ cứng cõi cho con người Nam Bộ. 2.1.3. Tương kính như tân Thực ra, việc thân thiết với nhau cũng tạo ra vấn đề. Việc thân thiết với nhau tới mức sâu xa như vợ chồng dẫn tới khuynh hướng coi thường lẫn nhau. Khi nhìn thấy khuyết điểm của nhau, người ta cảm thấy sự hứng khởi về nét đẹp, sự duyên dáng, hay tài năng không còn hấp dẫn mạnh mẽ như khi chưa là chồng là vợ. Suy nghĩ như trên ta mới thấy, sự kính trọng lẫn nhau trong đời sống hôn nhân là một điều hết sức quan trọng, bởi vì đức tính này sẽ dẫn vợ chồng đến chỗ lắng nghe, cảm thông, hoà giải và nên một. Vì thế, vợ chồng đãi nhau như khách không có nghĩa là làm bộ xa lạ, kiểu cách với nhau. Vợ chồng nhường nhịn để giữ hòa khí, không nên hơn thua lời ăn tiếng nói. 2.1.4. Luôn có trách nhiệm với bạn đời Vị trí của người chồng: người đàn ông thường đươc gọi là rường cột trong gia đình, họ luôn tự hào về vai trò quan trọng đó của mình. Họ nhận được sự vị nể , chăm sóc sự cảm thông sâu sắc từ người vợ. Chính vì thế nghĩa vụ người chồng phải làm là đối xử với vợ một cách xứng đáng: yêu thương vợ, quý trọng vợ, là chỗ dựa tinh thần của người vợ.
  15. -13- Quan niệm xưa còn lưu lại ít nhiều về vấn đề “ trọng nam khinh nữ” , quyền của người chồng trong gia đình bao giờ cũng nặng hơn người vợ nhưng trong cuộc sống thực sự muốn dung hòa thì sự bình đẳng là yếu tố quyết định bền vững. Người chồng gánh vác huyện nặng nhọc , lớn lao trong nhà nhưng cũng phải giúp đỡ vợ con trong lúc khó khăn. Vị trí của người vợ: “ Xuất giá tòng phu” bây giờ không còn nguyên giá trị của nó như thưở ban đầu nữa, phụ nữ có tính độc lập và giải quyết mọi vấn đề không chỉ biết dựa dẫm vào ý kiến của chồng. Tuy nhiên, trách nhiệm người vợ trong gia đình dù giỏi đến đâu cũng phải chăm lo, cùng chồng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. 2.1.5. Bình đẳng giữa chồng và vợ Quan niệm Nho giáo bó buộc người phụ nữ trong một chữ “ tòng” thì tác giả dân gian Nam bộ biến hóa sự phụ thuộc ấy bằng tình yêu gắn bó theo kiểu “ theo nhau”, dựa trên mối quan hệ bình đẳng, không ai lấn lướt ai. Ca dao Nam bộ cho thấy một hình tượng về một người vợ lo toan đảm đang công việc, sẵn sang hi sinh cho chồng , làm đẹp lòng gia đình bên chồng. Ở một chừng mực nào đó, phẩm chất của người vợ do bị ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo với “ tứ đức, tam tòng” mà trở nên đẹp hơn qua một số câu ca dao. Điều đó thể hiện sự tiếp thu những mặt tích cực của đạo đức Nho giáo, nhưng có cải biến cho phù hợp với môi
  16. -14- 2.2. Một số tiêu cực trong ứng xử vợ chồng qua ca dao, tục ngữ Nam Bộ BIỂU HIỆN NGUYÊN TÁC PHẢN NHÂN NHÂN ỨNG Tảo hôn Tham giàu Nữ Trách Phụ bạc Mê vợ bé Nam Trách Cờ bạc Nam Xa lánh Chồng chết quen Nữ Phê phán trai Bóc lột Chồng lười Chồng Trách Nợ nần Cờ bạc/ Chồng Trách/ làm biếng khinh Phụ bạc Cả vợ/ Phê phán, chồng trách Đa thê Nam Trách Chê chồng Nữ Chê vợ Nữ Vợ hư Nữ Đánh vợ Nam Đánh chồng Nữ Nghèo khổ Nữ Chồng xấu Nữ Chồng ngu Nữ Ghen chồng Nữ 2.2.1. Sự bội bạc, giả dối thiếu quan tâm Bi kịch trong đời sống vợ chồng là khi gặp chồng hoặc gặp vợ không tôn trọng hôn nhân, sa vào con đường
  17. -15- nghiện ngập , cờ bạc hay vô tâm với gia đình. Trong hoàn cảnh như thế thì người vợ hay ngwoif chồng cũng đều đáng thương như nhau. Điều đó dẫn đến hệ lụy gia đình tan vỡ, con cái không ai chắm sóc, nghèo đói tệ nạn sẽ thường xuyên xảy ra làm hại đến cuộc sống gia đình và xã hội. 2.3.3. Dễ vỡ trong quan hệ hôn nhân Hôn nhân có vai trò quan trọng suốt cả đời người. Quyết định kết hôn là quyết định lớn lao. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những suy nghĩ chính chắn khi đứng trước vấn đề này. Hạnh phúc trong hôn nhân thì ít có vấn đề gì bàn cãi. Còn đau khổ thì vô vàn chuyện xảy ra, biết bao điều cần nhu cầu bày toe. Lấy phải người không ra gì là một trong những bất hạnh lớn của cuộc đời con người. Tiểu kết chương 2 Quan hệ vợ chồng là quan hệ rường cột của gia đình. Vợ chồng cha mẹ có thương yêu nhau, vợ chồng cha mẹ có thương yêu nhau, có gắn bó, thuận hòa thì gia đình mới thật sự hạnh phúc, con cái mới được chăm sóc dạy bảo chu đáo. Nhiều gia đình mâu thuẫn đến chia li, làm cho con cái phải gánh hậu quả nặng nề. Sự gắn bó này không dựa trên sự phục tùng tuyệt đối mà dựa trên sự tương hợp. Đây là kiểu quan hệ bình đẳng, đóng vai trò điều tiết quan hệ, tạo nên sự êm ấm, thuận hòa trong gia đình. Người phụ nữ Nam bộ điều tiết gia đình bằng tình thương, sự nhường nhịn theo lẽ phải chứ không phải là sự phục tùng tuyệt đối theo khuôn phép cứng nhắc.
  18. -16- Chương 3 GIÁ TRỊ ỨNG XỬ VỢ CHỒNG QUA CA DAO TỤC NGỮ NAM BỘ 3.1. Thể hiện vai trò của văn học trong đời sống văn hóa của người Việt 3.1.1. Truyền tải hiệu quả những đạo lí trong quan hệ vợ chồng Trong đó hôn nhân gia đình là một trong những yếu tố xây dựng nên nếp sống gia đình lành mạnh, tiền nhân xưa luôn đề cao đạo lí trong ứng xử gia đình nhất là trong quan hệ vợ chồng. Về ý nghĩa vật chất : các tác giả dân gian quan niệm rằng làm tròn đạo nghĩa vợ chồng cần thể hiện sự yêu thương nhau, chịu đựng thiếu thốn, không phụ thuộc vào của cải. Về ý nghĩa tinh thần: đạo nghĩa bao hàm cả tình cảm và ý chí , vợ chồng phải thương yêu , tương trợ lẫn nhau, hòa thuận, chung thủy, không bị chi phối bởi không gian và thời gian. Quan niệm trên hoàn toàn phù hợp với cuộc sống bình dị không phải là những triết lí cao siêu xa rời thực tế. 3.1.2. Những thông điệp được đúc kết trong ca dao, tục ngữ dễ đi vào lòng người Tục ngữ , ca dao đều có giá trị trong cuộc sống hiện đại, mặc dù đây là sản phẩm của chế độ phong kiến xưa nhưng ca dao, tục ngữ chứa đựng tâm tư, tình cảm, lí trí của nhân dân ta qua nhiều thế hệ .
  19. -17- Tục ngữ thiên về lí trí: khi phản ánh các quan hệ trong gia đình, tục ngữ thường đúc kết những kinh nghiệm hoặc những yêu cầu ứng xử, ít biểu lộ tình cảm . Ca dao thiên về tình cảm : ca dao là thể loại trữ tình, cho nên ca dao phản ánh quan hệ gia đình trong chiều sâu tình cảm nhiều hơn. Tục ngữ và ca dao là thể loại có hình thức ngắn gọn, nội dung cô đọng hơn các thể loại khác , tục ngữ thiên về lí trí cho nên khi phản ánh các quan hệ trong gia đình thường đúc kết những kinh nghiệm hoặc những yêu cầu ứng xử. Ca dao là thể loại trữ tình cho nên phản ánh ứng xử vợ chồng theo chiều sâu tình cảm nhiều hơn. 3.2. Yếu tố văn hóa góp phần làm phong phú nội dung ca dao, tục ngữ Ca dao, tục ngữ Nam bộ trước hết là ca dao, tục ngữ của Người Việt ở Nam bộ nó mang đầy đủ yếu tố của vùng đất Nam bộ, trong đó việc sử dụng từ ngữ của con người ở đây. Sống giữa thiên nhiên hài hòa với rừng tràm, rừng đước bao la, nên ca dao, tục ngữ Nam bộ trong ứng xử vợ chồng mang nét đặc trưng của vùng sông nước: các phương tiện đi lại, hình ảnh thực vật, các hình ảnh gắn bó với nông nghiệp. Ca dao, tục gữ ngoài chức năng truyền tải nội dung, tình cảm dân gian đến thế hệ con cháu còn là nơi lưu giữ nét văn hóa tinh thần một thời kì. Dù ca dao, tục ngữ Nam bộ viết về vấn đề nhỏ nào đó cũng hàm chứa nét đẹpt tinh thần về khía cạnh đó, sức chứa theo từng mức độ biểu hiện của câu ca.
  20. -18- 3.2.1. Đề tài phong phú gần gũi Ca dao, tục ngữ Nam bộ ra đời sau so với ca dao các vùng trên cả nước do nguyên nhân khách quan đây là vùng đất mới được khai phá, người dân lưu lạc đến nơi hoang sơ không một bóng người lập làng rồi dần dần xây dựng mới phồn vinh như ngày hôm nay. Nam bộ được khai sáng bằng sức lao động của những con người lao khổ, ra đi mong quên đi quá khứ bắt đầu làm lại cuộc đời. Tuy vậy nó vẫn có dấu ấn chung của cả nước, kế thừa nét truyền thống của tổ tiên đi trước, mặc dầu muốn chối bỏ vĩ vãng đen tối nhưng con người ra đi vần giữ gìn và lưu truyền cho con cháu những câu ca dao, tục ngữ là nét đẹp văn hóa, là cội nguồn không thể mất. 3.2.2. Tạo nên hình tượng nghệ thuật độc đáo Nhiều hình ảnh mới lạ được đưa vào ca dao không chỉ phong phú về hình thức biểu hiện, đa dạng về hình thức ngôn ngữ. Công thức biểu tượng khi đi vào câu ca của người Nam bộ thì phát triển thêm công thức mới, đó là những hình ảnh gần gũi hay thay thế cho hình ảnh trong công thức biểu tượng truyền thống . Hỉnh ảnh Thuyền trong ca dao nói về hình tượng người con trai. Tiểu kết chương 3 Khi khảo sát ca dao, tục ngữ Nam bộ người viết không tập hợp được nhiều câu tục ngữ, vì tục ngữ mang tính chất triết lí, áp dụng đa phần phù hợp với nhiều ngữ cảnh, nên ca dao được dẫn làm tư liệu nhiều hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2