intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động của người bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm 2018

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

42
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu đánh giá nhu cầu về chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động của người bệnh và mô tả mức độ đáp ứng chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động của kỹ thuật viên Khoa phục hồi chức năng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm 2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động của người bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm 2018

  1. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, Tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ. Giờ đây khi quyển luận văn tốt nghiệp đã được hoàn thành, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban giám hiệu, Thầy Cô giáo Trường Đại Học Thăng Long những người đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ Tôi hoàn thành chương trình học tập và hỗ trợ tôi trong việc thực hiện đề tài nghiên cứu. GS.TS. Trương Việt Dũng, giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Ban giám đốc, đồng nghiệp của Tôi tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa, nơi Tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ Tôi trong suốt 2 năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thân trong đại gia đình những người luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ trên bước đường đi của Tôi. Lời cảm ơn chân thành, đặc biệt nhất Tôi xin được gửi tới: Bố mẹ, vợ và con là những người đã chịu nhiều khó khăn vất vả, đã hy sinh rất nhiều cho Tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
  2. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CSNBTD Chăm sóc người bệnh toàn diện KTVPHCN Kĩ thuật viên phục hồi chức năng ĐTV Điều tra viên NB Người bệnh NKT Người khuyết tật PHCN Phục hồi chức năng Phục hồi chức năng dựa vào cộng PHCNDVCĐ đồng PVS Phỏng vấn sâu THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông
  3. 1 TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá nhu cầu về chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động của người bệnh và mô tả mức độ đáp ứng chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động của kỹ thuật viên Khoa phục hồi chức năng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm 2018 Đối tượng: Người bệnh hoặc người nhà của người bệnh khuyết tật vận động và Kĩ thuật viên phục hồi chức năng tại khoa phục hồi chức năng bệnh viện tỉnh. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định lượng và định tính. Kết quả: 100% người bệnh có nhu cầu được chăm sóc về da, 99,5% cần chăm sóc về luyện tập – vận động, 96,7% nhu cầu chăm sóc về phòng ngừa tắc mạch, 94,5% nhu cầu chăm sóc hô hấp, 87,9% nhu cầu chăm sóc tư thế đúng. 48,9% người bệnh có nhu cầu được hỗ trợ thực hiện vận động tay, chân 2 bên trong đó 57,2% được đáp ứng đầy đủ, 38,3% không được đáp ứng. 20,3% người bệnh có nhu cầu xoay trở 2 giờ/lần, trong đó 53,8% được đáp ứng đầy đủ, 46,2% không được đáp ứng. 41,8% người bệnh có nhu cầu được hỗ trợ thực hiện vỗ rung lồng ngực chiếm (41,8%), trong đó 63,1% được đáp ứng đầy đủ, 16,4% không được chăm sóc. Từ khóa: Nhu cầu về chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động; Người bệnh; Thanh Hóa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Người khuyết tật là đối tượng cần được quan tâm và hỗ trợ đặc biệt của người thân, gia đình và xã hội. Điều trị phục hồi chức năng cho người khuyết tật nhằm tạo cho người khuyết tật có được cuộc sống
  4. 2 bình đẳng với mọi thành viên trong xã hội đã và đang là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt nam theo con số của Bộ LĐ- TB&XH, tính đến tháng 6-2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7,8% dân số, người khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm gần 29%. Trong nhóm khuyết tật thì khuyết tật vận động thường chiếm tỷ lệ cao và phục hồi chức năng về vận động là rất quan trọng vì nếu độc lập trong vận động thì người khuyết tật mới có thể độc lập trong nhiều chức năng của đời sống cũng như trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Nhu cầu của người khuyết tật vận động thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, mục tiêu cuối cùng của quá trình hỗ trợ người khuyết tật vận động là giúp người khuyết tật có khả năng hòa nhập với xã hội. Đạt được mục tiêu này thì không thể chỉ điều trị Y tế phục hồi. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, số lượt người bệnh (NB) phải nhập viện điều trị phục hồi chức năng tăng từ 400 người (năm 2014) lên đến 630 người (năm 2016) [1], [2], [3]. Điều này cho thấy nhu cầu lớn trong điều trị phục hồi chức năng người bệnh khuyết tật vận động tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Nhưng chưa có nghiên cứu nào tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đánh giá về việc đáp ứng nhu cầu phục hồi chức năng cho người bệnh khuyết tật vận động của Kĩ thuật viên phục hồi chức năng để từ đó đưa ra những khuyến nghị cho Ban Giám đốc bệnh viện nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho người bệnh khuyết tật vận động nói riêng và cho người bệnh nói chung. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
  5. 3 “Thực trạng nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động của người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm 2018”. Với mục tiêu: 1. Đánh giá nhu cầu về chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động của người bệnh tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm 2018. 2. Mô tả mức độ đáp ứng chăm sóc phục hồi chức năng khuyết tật vận động của kỹ thuật viên Khoa phục hồi chức năng, bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, năm 2018 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng của nghiên cứu định lượng Người bệnh hoặc người nhà của người bệnh khuyết tật vận động và KTVPHCN tại khoa phục hồi chức năng bệnh viện tỉnh. *Tiêu chuẩn chọn người nhà hoặc người bệnh bị khuyết tật vận động Từ 18 tuổi trở lên, bị khuyết tật vận động đang điều trị tại khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. *Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc có tâm thần, thần kinh không bình thường. *Tiêu chuẩn chọn kĩ thuật viên phục hồi chức năng
  6. 4 KTVPHCN viên trực tiếp điều trị người bệnh khuyết tật vận động tại khoa Phục hồi chức năng, có thời gian làm việc tại khoa từ 1 tháng trở lên. *Tiêu chuẩn loại trừ Kĩ thuật viên phục hồi chức năng không đồng ý tham gia vào nghiên cứu. 2.1.2. Đối tượng của nghiên cứu định tính ❖ Đại diện ban Giám đốc bệnh viện. ❖ Kĩ thuật viên trưởng của khoa PHCN. ❖ Trưởng/ phó khoa phục hồi chức năng. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ 05/2018 - 10/2018 - Địa điểm nghiên cứu: Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu định lượng và định tính. 2.4. Cỡ mẫu *Nghiên cứu định lượng - Toàn bộ số người bệnh khuyết tật vận động đang nằm điều trị tại khoa có thời gian nằm điều trị từ 20 ngày trở lên trong thời gian thu thập số liệu, thu thập số liệu từ thời điểm nghiên cứu là tháng 5 đến tháng 9 năm 2018 (hiện tại trung bình mỗi tháng có khoảng 35 bệnh nhân mới vào viện). Tổng số 182 người bệnh.
  7. 5 - Toàn bộ số KTVPHCN trực tiếp thực hiện công tác điều trị người bệnh khuyết tật vận động tại khoa là 26 KTVPHCN. - Áp dụng cách chọn mẫu thuận tiện *Nghiên cứu định tính - Dự kiến các cuộc phỏng vấn sâu: + 01 cuộc phỏng vấn sâu đại diện ban Gám đốc bệnh viện; + 01 cuộc phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo (Trưởng khoa hoặc Phó trưởng khoa PHCN) +01 cuộc phỏng vấn sâu KTVPHCN trưởng của khoa. - Áp dụng cách chọn mẫu có chủ đích 2.5. Phương pháp thu thập thông tin 2.5.1. Công cụ thu thập thông tin ❖ Phiếu phỏng vấn dành cho người bệnh được thiết kế gồm 2 phần: ➢ Phần I: Thông tin chung về NB, gồm các thông tin: năm sinh, giới, dân tộc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, nơi cư trú, ngày vào viện, ngày phỏng vấn, khoa đang nằm điều trị, phân cấp điều trị (theo bệnh án), chẩn đoán của khoa (theo bệnh án), lần khuyết tật vận động. ➢ Phần II: Đánh giá nhu cầu cần chăm sóc PHCN của NB và sự đáp ứng của KTVPHCN về 06 nhu cầu: chăm sóc da; chăm sóc hô hấp; chăm sóc phòng ngừa tắc mạch; chăm sóc tư thế đúng,
  8. 6 chăm sóc luyện tập - vận động. Nội dung phần này được thiết kế dựa trên các nhu cầu chăm sóc cơ bản, nhiệm vụ chuyên môn của KTVPHCN và quy trình chăm sóc PHCN cho NB khuyết tật vận động và tham khảo bộ công cụ trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm [7]. Cuối phần II là câu hỏi tìm hiểu về mức độ hài lòng của NB hoặc người nhà NB đối với công tác điều trị PHCN của KTVPHCN. ❖ Phiếu phỏng vấn dành cho KTVPHCN được thiết kế theo dạng câu hỏi đóng và nửa đóng nhằm đánh giá kiến thức và nhu cầu đào tạo của KTVPHCN trong thực hiện quy trình điều trị PHCN cho NB khuyết tật vận động. Phiếu gồm 3 phần: • Phần I: Thông tin chung về KTVPHCN, gồm các thông tin: năm sinh, giới, dân tộc, trình độ học vấn, khoa đang công tác, thâm niên công tác tại khoa, thâm niên trong nghề, vị trí tuyển dụng. • Phần II: Đánh giá kiến thức và nhu cầu đào tạo của KTVPHCN về chăm sóc PHCN cho NB khuyết tật vận động. • Phần III: Đề xuất, gồm các câu hỏi tìm hiểu đề xuất của KTVPHCN về những nội dung cần bệnh viện hỗ trợ để thực hiện tốt hơn công việc chăm sóc người bệnh. ❖ Hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho lãnh đạo bệnh viện, kĩ thuật viên trưởng tại khoa, trưởng/phó khoa với các câu hỏi mở tìm hiểu quan điểm của người được phỏng vấn về thực trạng công tác chăm sóc PHCN cho NB khuyết tật vận động của KTVPHCN: nhu cầu của NB khuyết tật vận động về điều trị PHCN; mức độ đáp ứng của KTVPHCN; những hỗ trợ của bệnh viện/ khoa đã thực hiện để
  9. 7 tăng cường chất lượng chăm sóc PHCN của KTVPHCN; các giải pháp nhằm tăng cường công tác này. Tham khảo bộ công cụ trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm [7]. 2.5.2. Kỹ thuật thu thập thông tin Thông tin được thu thập bằng các bộ công cụ thiết kế sẵn để điều tra và một số cuộc phỏng vấn sâu 2.6. Phương pháp phân tích số liệu - Quản lý số liệu: Sau khi thu thập, phiếu điều tra được kiểm tra đầy đủ thông tin sau đó làm sạch, mã hóa, nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Để tránh sai sót trong quá trình nhập, 10% số phiếu nhập được kiểm tra lại để đảm bảo chính xác và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. - Phân tích mô tả: Sử dụng các giá trị tần số, tỷ lệ % với biến định tính, giá trị trung bình, độ lệnh chuẩn với biến định lượng về thông tin chung và điều kiện làm việc, thực trạng đau cơ xương khớp, nguy cơ RLCX của ĐTNC. - Phân tích định tính: • Tất cả các cuộc phỏng vấn sâu đều được ghi âm và gỡ băng thành văn bản. • Sử dụng phương pháp phân tích theo chủ đề để nhóm các thông tin thu được theo các nhóm chủ đề quan tâm: + Thực trạng nhân lực PHCN cho người bệnh khuyết tật vận động; + Nhu cầu của NB khuyết tật vận động về điều trị PHCN;
  10. 8 + Mức độ đáp ứng của KTVPHCN đối với nhu cầu của NB khuyết tật vận động; + Những hỗ trợ của bệnh viện: cơ sở vật chất; văn bản quy định, hướng dẫn về chăm sóc PHCN cho NB khuyết tật vận động; tập huấn, đào tạo lại; kiểm tra, giám sát…; + Đánh giá nhu cầu đào tạo của KTVPHCN về chăm sóc PHCN cho người bệnh khuyết tật vận động. + Những giải pháp đề xuất để tăng cường chất lượng chăm sóc PHCN cho NB khuyết tật vận động,... + Những ý kiến tiêu biểu được trích dẫn để minh họa cho chủ đề tương ứng. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhu cầu và thực tế đáp ứng của KTVPHCN về chăm sóc phục hồi chức năng cho NB khuyết tật vận động Bảng 1.Tổng hợp tỷ lệ người bệnh khuyết tật vận động có nhu cầu hướng dẫn chăm sóc PHCN theo 05 nhóm nhu cầu (n=182)
  11. 9 Số nội dung chăm Nhu cầu Tần số Tỷ lệ (%) sóc 1 nội dung 17 9,3 2 nội dung 35 19,2 Chăm sóc da 3 nội dung 114 62,6 (5 nội dung) 4 nội dung 8 4,4 5 nội dung 8 4,4 Ít nhất 1 nội dung 100 100 1 nội dung 60 33,3 2 nội dung 28 15,4 Chăm sóc hô hấp 3 nội dung 68 37,4 (4 nội dung) 4 nội dung 16 8,8 Ít nhất 1 nội dung 172 94,5 1 nội dung 37 20,3 Chăm sóc phòng ngừa 2 nội dung 103 56,6 tắc mạch 3 nội dung 36 19,8 (3 nội dung) Ít nhất 1 nội dung 176 96,7 1 nội dung 116 63,7 Chăm sóc thư thế đúng 2 nội dung 44 24,2 (2 nội dung) Ít nhất 1 nội dung 160 87,9 1 nội dung 30 16,5 2 nội dung 8 4,4 Chăm sóc luyện tập–vận 3 nội dung 29 15,9 động 4 nội dung 44 24,2 (5 nội dung) 5 nội dung 70 38,5 Ít nhất 1 nội dung 181 99,5
  12. 10 Kết quả bảng 1 cho thấy: 100% người bệnh có nhu cầu được chăm sóc về da, 99,5% cần chăm sóc về điều trị luyện tập – vận động, 96,7% nhu cầu chăm sóc về điều trị phòng ngừa tắc mạch, 94,5% nhu cầu điều trị hô hấp, 87,9% nhu cầu điều trị tư thế đúng. Bảng 2. Nhu cầu của người bệnh về điều trị da và thực tế đáp ứng của Kĩ thuật viên phục hồi chức năng (n=182)
  13. 11 Hướng dẫn Hỗ trợ - Nội Mức đáp ứng Chăm sóc Thực hiện dung Có nhu Có đáp Có nhu Có đáp Đầy Chưa Khô Chăm cầu ứng cầu ứng đủ đầyng đủđáp ứng sóc Sl (%) SL (%) SL (%) SL (%) (%) (%) (%) 99 Giữ da 122 104 113 13,9 (87,6 82,5% 3,6% khô ráo (67,0%) (85,2%) (62,1%) % %) Vệ sinh 64 136 102 76 23,2 da hàng (84,2 72,3% 4,5% (74,7%) (75,0%) (41,8%) % ngày %) Dùng 40 nệm 52 30 41 38,9 (97,6 55,6% 5,5% chống (28,6%) (57,7%) (22,0%) % %) loét 26 Xoay trở 52 28 37 46,2 (70,3 53,8% 0% 2 giờ/lần (28,6%) (53,8%) (20,3%) % %) Giữ vệ sinh da, 63 139 119 82 11,5 rửa, thay (76,8 84,5% 4,0% (76,4%) (85,6%) (45,1%) % băng vết %) loét
  14. 12 Kết quả bảng 2 cho thấy, trong số 182 người tham gia nghiên cứu: - Có 113 người bệnh có nhu cầu được hỗ trợ thực hiện giữ da khô ráo chiếm (62,1%), trong đó 82,5% được đáp ứng đầy đủ, 3,6% được đáp ứng chưa đầy đủ và 13,9% không được chăm sóc. - 76 người bệnh chiếm (41,8%) có nhu cầu hỗ trợ vệ sinh da hàng ngày thì 72,3% người bệnh được đáp ứng đầy đủ, 4,5% chưa được đáp ứng đầy đủ và 23,2% không được đáp ứng. - 37 người bệnh chiếm (20,3%) có nhu cầu xoay trở 2 giờ/lần, trong đó 53,8% được đáp ứng đầy đủ, 46,2% không được đáp ứng. - 82 người bệnh (45,1%) có nhu cầu giữ vệ sinh da, rửa, thay băng vết loét, có 84,5% được đáp ứng đầy đủ, 4% chưa được đáp ứng đầy đủ và 11,5% không được đáp ứng. Bảng 3. Nhu cầu của người bệnh về chăm sóc hô hấp và thực tế đáp ứng của Kĩ thuật viên phục hồi chức năng (n=182)
  15. 13 Hướng dẫn Hỗ trợ - Mức đáp ứng Chăm sóc Thực hiện Nội dung Có Có nhu Có đáp Có nhu Đầy Chư Không Chăm sóc đáp ứng cầu ứng cầu đủa đầy đủ đáp ứng SL SL (%) SL (%) SL (%) (%) (%) (%) (%) 70 Vỗ, rung 98 62 76 63,1 20,5 (92,1 16,4% lồng ngực (53,8%) (63,3%) (41,8%) % % %) 19 33 16 33 47,9 Tập thở (57,6 8,2% 43,9% (18,1%) (48,5%) (16,1%) % %) 77 Tăng 143 118 96 81,3 (80,2 7,2% 11,5% cườn vận động (78,6%) (82,5%) (52,7%) % %) 90 Uống trên 2 110 95 99 85,5 (90,9 4,5% 10% lít nước/ngày (60.4%) (86,4%) (54,5%) % %) Kết quả bảng 3 cho thấy, có 76 người bệnh có nhu cầu được hỗ trợ thực hiện vỗ rung lồng ngực chiếm (41,8%), trong đó 63,1% được đáp ứng đầy đủ, 20,5% được đáp ứng chưa đầy đủ và 16,4% không được chăm sóc. 33 người bệnh chiếm (16,1%) có nhu cầu hỗ trợ tập thở thì 47,9% NB được đáp ứng đầy đủ, 8,2% chưa được đáp ứng đầy đủ và 43,9% không được đáp ứng. 96 người bệnh chiếm (52,7%) có nhu cầu hỗ trợ tăng cường vận động, trong đó 81,3% được đáp ứng đầy đủ, 7,2% chưa được đáp ứng đầy đủ và 11,5% không được đáp
  16. 14 ứng. 99 người bệnh (54,5%) cần được khuyên nên uống trên 2 lít nước/ngày, có 84,5% được đáp ứng đầy đủ, 4% chưa được đáp ứng đầy đủ và 11,5% không được đáp ứng. Bảng 4. Nhu cầu người bệnh về phòng ngừa tắc mạch và đáp ứng của Kĩ thuật viên phục hồi chức năng (n=182) Hướng dẫn Hỗ trợ - Mức đáp ứng Chăm sóc Thực hiện Nội dung Có Có Có Có Đầy Chưa Không Chăm sóc nhu cầu đáp ứngnhu cầu đáp ứng đủ đầy đủ đáp ứng SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 121 70 89 78 Vận động tay, 57,2 (66,5 (57,9% (48,9 (87,6 4,5% 38,3% chân 2 bên % %) ) %) %) 85 67 74 69 Vận động 78,6 (46,7 (78,8% (40,7 (93,2 4,8% 16,6% tay,chân liệt % %) ) %) %) 145 120 102 79 Tăng cường vận 78,9 (79,7 (82,8% (56,0 (77,5 9,7% 11,4% động % %) ) %) %) Kết quả bảng 4 cho thấy, có 89 người bệnh có nhu cầu được hỗ trợ thực hiện vận động tay, chân 2 bên chiếm (48,9%), trong đó 57,2% được đáp ứng đầy đủ, 4,5% được đáp ứng chưa đầy đủ và 38,3% không được đáp ứng. 74 người bệnh chiếm (40,7%) có nhu cầu hỗ trợ vận động tay, chân liệt thì 78,6% người bệnh được đáp ứng đầy đủ, 4,8% chưa được đáp ứng đầy đủ và 16,6% không được đáp ứng.
  17. 15 102 người bệnh chiếm (56%) có nhu cầu hỗ trợ tăng cường vận động, trong đó 78,9% được đáp ứng đầy đủ, 9,7% chưa được đáp ứng đầy đủ và 11,4% không được đáp ứng. Hộp1: Nhận định về nguyên nhân yếu kém hiện nay của các kỹ thuật viên “Chăm sóc da cho người bệnh để đề phòng loét là một trong những nội dung cơ bản để kiểm tra kiến thức cơ bản của KTVPHCN nên không thể nói là thiếu kiến thức mà là do ý thức của cá nhân còn kém...” Ý kiến của một kỹ thuật viên trưởng Bảng 5. Nhu cầu của người bệnh về điều chăm sóc thế đúng và đáp ứng của Kĩ thuật viên phục hồi chức năng (n=182) Hướng dẫn Hỗ trợ - Mức đáp ứng Chăm sóc Thực hiện Nội dung Có Có Có Có Đầy Chưa Không Chăm sócnhu cầu đáp ứng nhu cầuđáp ứng đủ đầy đủ đáp ứng SL SL SL SL (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 88 58 63 52 Vị thế nằm đúng 57,5 (48,4 (65,9% (34,6 (82,5 12,5% 30% trên giường % %) ) %) %) 116 102 78 60 Tăng cường vận 87,7 (63,7 (87,9% (42,9 (76,9 2,3% 10% động % %) ) %) %)
  18. 16 Kết quả bảng 5 cho thấy, có 48,4% người bệnh có nhu cầu vị thế nằm đúng trên giường trong đó, 57,5% được hướng dẫn thực hiện đầy đủ, 30% không được hướng dẫn. Về tăng cường vận động thì 63,7% người bệnh có nhu cầu được hướng dẫn, 42,9% có nhu cầu hỗ trợ thực hiện, mức đáp ứng của KTVPHCN là 87,7% và không đáp ứng là 10%. Bảng 6. Nhu cầu người bệnh về chăm sóc luyện tập phục hồi chức năng và đáp ứng của Kĩ thuật viên phục hồi chức năng (n=182)
  19. 17 Hướng dẫn Hỗ trợ - Mức đáp ứng điều trị Thực hiện Nội dung Có Có Có Có Khô Đầy Chư điều trị nhu cầu đáp ứng nhu cầu đáp ứng đáp đủa đầy đủ SL SL SL SL ứng (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) 173 117 136 116 Vận động tay, 60,3 34,2 (95,1% (67,6% (74,7 (85,3 5,5% chân 2 bên % % ) ) %) %) 127 117 96 89 Vận động (69,8% (92,1% (52,7 (92,7 91% 2,4% 6,6% tay, chân liệt ) ) %) %) 151 151 94 78 75,0 20,6 Tập ngồi (83,0% (100% (51,6 (83,0 4,4% % % ) ) %) %) 103 103 75 60 67,8 18,7 13,5 Tập đứng (56,6% (100% (41,2 (80,0 % % % ) ) %) %) 105 85 80 62 70,5 13,4 16,1 Tập đi (57,7% (80,9% (44,0 (77,5 % % % ) ) %) %) Bảng 6 cho thấy, có 95,1% NB có nhu cầu vận động, tay chân 2 bên thì 60,3% người bệnh được KTVPHCN hướng dẫn thực hiện và 34,2% không được hướng dẫn.
  20. 18 Về tập ngồi, đứng, đi có lần lượt là 83%, 56,6%, 57,7% người bệnh có nhu cầu hướng dẫn thực hiện, mức đáp ứng của KTVPHCN lần lượt là 75%, 67,8%, 70,5% và 4,4% người bệnh không được hướng dẫn tập ngồi, 13,5% không được hướng dẫn tập đứng, 16,1% không được hướng dẫn tập đi. 3.2. Thực trạng kiến thức và một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động của KTVPHCN
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2