intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan hoạch định ngân sách đầu tư

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

118
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu tư là từ để chỉ việc đem công sức, trí tuệ, tiền bạc làm một việc gì nhằm đem lại kết quả, lợi ích nhất định. Trong những bối cảnh hẹp như phạm vi quyển sách này, đầu tư được nói đến chính là đầu tư nước ngoài, có nghĩa là việc đem tiền từ một nước sang một nước khác để sinh lãi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan hoạch định ngân sách đầu tư

  1. CHUYÊN ĐỀ 1 TỔNG QUAN HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH VỐN ĐẦU TƯ Page 1 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 1.Khái niệm Đầu tư là hy sinh giá trị chắc chắn ở hiện tại để đổi lấy giá trị không chắc chắn (nhưng lớn hơn) trong tương lai. Đầu tư thể hiện các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực tài chính để định hướng hoạt động trong dài hạn. Doanh nghiệp có thể thực hiện đầu tư thực, đầu tư tài chính hoặc đầu tư vô hình. Page 2 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ • Quyết định tài chính (chung) và quyết định đầu tư (riêng) làm gia tăng giá trị doanh nghiệp như thế nào? •Phân tích chi phí đại diện xảy ra trong quyết định đầu tư. Page 3 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN 1
  2. I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 2. Các nguyên tắc nền tảng -Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp (tối đa hóa tài sản của cổ đông). -Xem xét giá trị tiền tệ theo thời gian -Đánh đổi giữa rủi ro – tỷ suất sinh lợi - 3 nguyên tắc trên có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong quyết định đầu tư. Page 4 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 3. Các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư 3.1 Các yếu tố vĩ mô -Nhu cầu thị trường - Sự nhất quán trong chính sách -Thủ tục đầu tư. -Những khuyến khích, ưu đãi từ thuế, các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước. -Nguồn nhân lực, nguyên vật liệu. Page 5 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 3.2 Lợi thế cạnh tranh: • Những lợi thế cạnh tranh do đặc điểm của ngành - Rào cản của khả năng thâm nhập thị trường Đây là những giới hạn về pháp lý hoặc những giới hạn vô hình như quy mô kinh tế nhằm ngăn cản những đối thủ cạnh tranh mới. -Đặc thù về giá sản phẩm: Giá sản phẩm có tương quan với thu nhập của khách hàng. Sự tương quan càng ít, ngành càng có lợi thế cạnh tranh. Page 6 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN 2
  3. I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ - Tính chất của sản phẩm: Khách hàng càng chú ý đến các tính chất của sản phẩm và sẵn lòng chi trả cho những tiện ích thì ngành càng có lợi thế cạnh tranh. - Thông tin khách hàng bất cân xứng: Khách hàng có những thông tin ít hơn nhà sản xuất. Vì thế, khách hàng không có thông tin đầy đủ để xác định chất lượng sản phẩm. Page 7 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ - Sự ổn định trong nhu cầu: Sự ổn định trong mức cầu sẽ tạo ra sự ngăn cản cạnh tranh của những đối thủ mới. - Giới hạn các đối thủ cạnh tranh: Sự giới hạn số lượng các nhà cung cấp hoặc đối thủ cạnh tranh không đủ năng lực về vốn và kỹ thuật tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngành. Page 8 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ • Sự khác biệt của sản phẩm - Sự khác biệt trong tính năng: Đặc biệt trong những ngành mà khách hàng quan tâm và chi trả cho tính năng sản phẩm thì sự khác biệt trong tính năng tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn. - Sự khác biệt trong chất lượng: Lợi thế cạnh tranh do chất lượng tạo ra lợi thế cạnh tranh trong nhiều năm. Chất lượng là hệ quả của hệ thống các điều kiện khác nhau: kỹ thuật, con người, văn hóa doanh nghiệp… Page 9 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN 3
  4. I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ - Sự khác biệt về hình ảnh: Nếu sản phẩm tạo ra một hình ảnh trong tâm trí khách hàng thì đó sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn. -Sự khác biệt về dịch vụ: Những dịch vụ đi kèm theo việc tiêu thụ sản phẩm (bảo hành, bảo trì, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn kỹ thuật…) tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Hệ thống phân phối: Khách hàng không thể mua nếu không tìm thấy hoặc không dễ dàng tìm thấy. Vì thế hệ thống phân phối tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Page 10 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ • Lợi thế giá cả - Quy mô kinh tế: Quy mô kinh tế tác động đến việc chia nhỏ những chi phí cố định trên sản phẩm tiêu thụ làm giảm giá thành sản phẩm. - Kỹ thuật: Kỹ thuật cao có thể làm giảm thiều giá thành. Việc sở hữunhững công nghệ hiện đại là chìa khóa để giảm giá thành. Page 11 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ - Văn hóa doanh nghiệp: Một trong những nền tảng của chất lượng và giá thành là văn hóa doanh nghiệp. Sự tận tâm, chia sẽ giá trị và lòng tin cũng như sự thấu hiểu về mục tiêu doanh nghiệp sẽ tạo nên năng suất cao, giảm giá thành. - Kiểm sóat nguyên vật liệu đầu vào: Bao gồm nguyên vật liệu, nhân lực tạo ra sự ổn định của các yếu tố đầu vào. Điều này tạo nên sự ổn định trong giá, tránh được rủi ro kinh doanh. Page 12 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN 4
  5. I. QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 3.3 Đặc thù của doanh nghiệp -Quyết định đầu tư phụ thuộc khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp. -Phụ thuộc và khả năng am hiểu lĩnh vực sắp đầu tư. -Năng lực tổ chức bộ máy điều hành và yếu tố con người. Page 13 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN II. HOẠCH ĐỊNH NS VỐN ĐẦU TƯ 1.Các khái niệm cơ bản •Hoạch định ngân sách vốn là quá trình hoạch định đầu tư mà dòng tiền phát sinh trên một năm. •Chi tiêu vốn (capital expenditure) là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm. •Cần phân biệt chi tiêu vốn với chi tiêu hoạt động bình thường. Page 14 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN II. HOẠCH ĐỊNH NS VỐN ĐẦU TƯ Chi phí sử dụng vốn (Cost of capital) là chi phí phải trả cho việc sử dụng các nguồn vốn, chi phí này tiêu biểu cho tỷ suất sinh lợi mong đợi mà một doanh nghiệp phải đạt được từ các đầu tư của mình. Nó còn được gọi là tỷ suất sinh lợi đòi hỏi (required rate of return), vì nó đại diện cho mức sinh lời đòi hỏi tối thiểu mà doanh nghiệp phải tạo ra để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư. Page 15 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN 5
  6. II. HOẠCH ĐỊNH NS VỐN ĐẦU TƯ •Các chi tiêu vốn bao gồm: 9Mua một thiết bị mới, một bất động sản .. 9Thay thế một tài sản cố định hiện có 9Chi phí cho một chiến dịch quảng cáo. 9Chi phí cho một chương trình nghiên cứu phát triển. 9Các đầu tư vào việc gia tăng vốn luân chuyển. 9Các đầu tư vào đào tạo nhân viên. 9Lựa chọn trái phiếu mới có lãi suất thấp hơn thay cho trái phiếu cũ . 9Phân tích thuê tài sản so với mua tài sản. 9Thẩm định sáp nhập và hợp nhất. Page 16 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN II. HOẠCH ĐỊNH NS VỐN ĐẦU TƯ 2. Phân lọai dự án đầu tư •Các dự án độc lập lẫn nhau : Việc chấp nhận hoặc lọai bỏ dự án đầu tư này sẽ không ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận hay lọai bỏ dự án kia. •Các dự án phụ thuộc lẫn nhau : Nếu dòng tiền của dự án này bị tác động bởi quyết định chấp nhận hoặc lọai bỏ dự án kia. •Các dự án loại trừ lẫn nhau: Việc chấp nhận một dự án này sẽ lọai trừ hòan toàn khả năng chấp nhận dự án kia. Page 17 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN II. HOẠCH ĐỊNH NS VỐN ĐẦU TƯ • Dự án mở rộng: là dự án đầu tư mới được thực hiện nhằm mục đích gia tăng thị phần, gia tăng doanh số hoặc đưa vào sản phẩm mới. • Dự án thay thế: là dự án thay thế TSCĐ cũ (lạc hậu) bằng TSCĐ mới hơn để tăng năng suất, giảm chi phí. • Dự án phát sinh để đáp ứng các yêu cầu pháp lý,sức khỏe và an toàn. Page 18 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN 6
  7. II. HOẠCH ĐỊNH NS VỐN ĐẦU TƯ 3. Quá trình hoạch định NS vốn đầu tư Bước Bước 11 Bước Bước 22 Bước Bước 33 Bước Bước 44 Xem xét thành Các đề xuất về Dự đoán dòng Thẩm định dự quả của dự án dự án đầu tư tiền án đầu tư sau khi thực hiện dự án Page 19 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN III. CÁC ĐỀ XUẤT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Các đề xuất về dự án đầu tư thường có 3 bước: 1.Thiết lập các mục tiêu 2. Phân tích môi trường đầu tư 3. Phân tích bản thân doanh nghiệp Page 20 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN III. CÁC ĐỀ XUẤT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.Thiết lập mục tiêu: Các nhà quản trị trường đặt những mục tiêu cụ thể về tỷ suất sinh lợi, tốc độ tăng trường hoặc quy mô vốn nhất định. Tuy nhiên, mục tiêu trên hết là tối đa hóa tài sản cổ đông. Có mối quan hệ chặt chẽ giữa tối đa hóa tài sản cổ đông (định hướng) và các mức tăng trưởng, tỷ suất sinh lợi …( cụ thể) Page 21 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN 7
  8. III. CÁC ĐỀ XUẤT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2. Đánh giá môi trường. Đây là quy trình nhấn mạnh vào những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt do tác động của các nhân tố khách quan. Các yếu tố chính yếu xem xét: tổng quan về nền kinh tế, xã hội, chính sách của nhà nước, sự thay đổi trong triển vọng tăng trưởng ngành. Page 22 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN III. CÁC ĐỀ XUẤT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Xem xét tổng quan về bối cảnh kinh tế - xã hội -Nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng GDP? -Lạm phát năm qua? -Tỷ lệ giới tính? -Tốc độ tăng trưởng dân số? -Tuổi đời bình quân của lực lượng lao động? -Những vấn đề xã hội đang quan tâm? Page 23 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN III. CÁC ĐỀ XUẤT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Xem xét chính sách của Nhà nước: -Sự thay đổi trong xu hướng khuyến khích đầu tư? -Chính sách hội nhập WTO sắp được thực thi đem đến những cơ hội và thách thức chính yếu gì? -Hệ thống luật sẽ được điều chỉnh cho phù hợp thông lệ quốc tế như thế nào? -Tác động của hội nhập kinh tế đến chính sách tài chính – tiền tệ. Page 24 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN 8
  9. III. CÁC ĐỀ XUẤT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ • Phân tích triển vọng ngành -Những tác động của xu hướng hội nhập đến ngành đang họat động? -Triển vọng tăng trưởng ngành trong thời gian sắp tới? -Tốc độ tăng trưởng của nhu cầu trong thời gian qua? Tỷ suất sinh lợi bình quân ngành trong thời gian qua? -Những công nghệ mới nào đang “hot”? Những lợi thế cạnh tranh nào đang là tiềm năng? Page 25 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN III. CÁC ĐỀ XUẤT VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3. Đánh giá bản thân doanh nghiệp Nhà quản trị phải phân tích những điểm mạnh và yếu điểm của doanh nghiệp. Những phân tích này chủ yếu dựa trên những lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm, giá thành. Ngoài ra, chúng ta còn nhất thiết phải phân tích bộ máy điều hành và văn hóa doanh nghiệp. Một công cụ hữu hiệu là mô hình SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunity, Threats) Page 26 Tổng quan hoạch định NS vốn Ngành TCDN 9
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2