intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

Chia sẻ: Nguyen Hoai Bao | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

700
lượt xem
172
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giải quyết hoà giải tranh chấp đất đai ở cấp xã là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ngừa hành vi vi phạp pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương, nó đóng vai trò củng cố mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, góp phần “xây dựng tình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai

  1. Trường chính trị Lâm Đồng Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai A/ MỞ ĐẦU Giải quyết hoà giải tranh chấp đất đai ở cấp xã là một trong nh ững chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm giữ gìn ổn định sản xuất, đời sống, tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn an ninh, trật tự và ngăn ng ừa hành vi vi phạp pháp luật nghiêm trọng có thể xảy ra. Đây là một trong nh ững nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai ở địa phương, nó đóng vai trò củng cố mối quan hệ trong cộng đồng dân cư, góp phần “xây d ựng tình làng, nghĩa xóm đầm ấm, đùm bọc, giúp đỡ nhau, xây dựng xã hội bình yên, tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân”. Trực tiếp giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân qua đó góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa vi ph ạm pháp lu ật và t ội ph ạm ở c ộng đồng dân cư thông qua việc phát hiện và giải quy ết tận gốc nh ững mâu thu ẫn, tranh chấp góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư. Góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện trong nhân dân, giảm bớt tình trạng gửi đơn kiện cáo lên Toà án, cơ quan hành chính cấp trên, giúp cho các cơ quan nhà nước giảm bớt việc giải quyết đơn thư khiếu kiện không cần thiết dẫn đến tình trạng quá tải, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân , đồng thời truyền bá pháp luật trong nhân dân, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức ch ấp hành pháp luật. Để hiểu rõ hơn về quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp cơ sở, góp phần đưa việc quản lý và sử dụng đất đai nói chung cũng như giải quyết tranh chấp đất đai của nhân dân nói riêng ngày một tốt h ơn, nay tôi chọn nội dung kiến tập về “ Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai trên địa bàn xã Quốc Oai” làm báo cáo của mình. Mặc dù đã cố gắng trong quá trình học tập và sự hướng dẫn của thầy cô, nhưng với kiến thức lý luận còn thấp, lần đầu tiên tiếp xúc v ới công vi ệc th ực tế nên không tránh khỏi những hạn chế và thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để bản thân nhận rõ những điểm hạn ch ế nh ằm hoàn thành tốt hơn trong công việc sau này. HVTT: Lê Hồng Long GVHD: Trương Công Liêm -1-
  2. Trường chính trị Lâm Đồng Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai B/ NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG: 1. Khái niệm: Tranh chấp đất đai là sự tranh giành về quyền quản lý, quyền sử dụng một khu đất cụ thể mà mỗi bên đều cho rằng mình phải được quyền đó là đúng pháp luật. Vì vậy họ không thể cùng nhau gi ải quy ết mà ph ải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Có 3 loại hình tranh chấp đất đai. - Tranh chấp về quyền sử dụng đất đai đơn thuần; - Các tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến địa gi ới hành chính ( xã, huyện, tỉnh). 2. Trình tự, thủ tục các bước giải quyết tranh chấp đất đai: Căn cứ theo quy định của Luật đất đai năm 2003, Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, luật sửa đổi bổ sung năm 2004, Nghị định 136 năm 2006 c ủa Chính phủ và thông tư số 04/2010 ngày 16/8/2010 của Thanh tra chính phủ hướng dẫn và quy định trình tự thủ tục xử lý đơn thư. Bước 1: Tiếp nhận đơn; phân loại đơn; xử lý đơn; - - Bước 2: Lập kế hoạch Bước 3: Thẩm tra, xác minh vụ việc - - Bước 4: Tiến hành giải quyết hoà giải. Bước 5: Thông báo hoặc ban hành quyết định giải quyết - - Bước 6: thi hành quyết định và hoàn chỉnh hồ sơ. II. Trình tự, thủ tục giải quyết hoà giải tranh chấp đất đai của UBND xã Quốc Oai. 1. Thẩm quyền và trách nhiệm. Trong quá trình tiếp nhận và giải quyết đơn, UBND xã đã xác đ ịnh đúng thẩm quyền và trách nhiệm của mình, đồng thời phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, và các tổ ch ức xã h ội khác để hoà giải tranh chấp đất đai. 2. Thời hạn. (Điểm 4.1 khoản 4 phần IV Thông tư số 01/TT- BTNMT). - Thời hạn hoà giải tranh chấp đất đai của UBND c ấp xã là 30 ngày làm việc, kể từ ngày UBND xã nhận được đơn. 3. Trình tự các bước tiến hành. * Bước 1: bước chuẩn bị (tiếp nhận đơn). HVTT: Lê Hồng Long GVHD: Trương Công Liêm -2-
  3. Trường chính trị Lâm Đồng Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai - Khi tiếp nhận đơn, cán bộ tiếp nhận phải phân loại đơn theo 4 loại: đơn kiến nghị, đơn tranh chấp, đơn khiếu nại và đơn tố cáo. - Vào sổ theo dõi đơn thư đúng quy định. Sau đó chuy ển cho lãnh đ ạo UBND phân công cán bộ thụ lý và ra thông báo gửi cho nguyên đ ơn bi ết v ề việc tiếp nhận thụ lý giải quyết đơn, nếu nội dung đơn đó thuộc th ẩm quy ền giải quyết của mình. * Bước 2: lập kế hoạch. - Những công việc cần phải làm; thời gian làm việc, dự ki ến các tình huống phát sinh; các điều kiện đảm bảo thực hiện giải quyết vụ việc; những vấn đề cần thẩm tra, xác minh, thu thập thông tin và hồ sơ có liên quan. * Bước 3: tiến hành thực hiện. + Về nguồn gốc sử dụng đất. - Xã đã tiến hành mời và làm việc với nguyên đơn, bị đơn để xác minh nguồn gốc sử dụng đất của khu đất tranh ch ấp (các gi ấy tờ liên quan đ ến khu đất (bản gốc) theo quy định tại điều 50 luật đất đai năm 2003 và các gi ấy t ờ khác được cấp thẩm quyền qua các thời kỳ), đồng thời điều tra, xác minh chi tiết, cụ thể các giai đoạn trực tiếp sử dụng lô đất tranh ch ấp, giấy tờ cho phép khai hoang của UBND xã… đối với các trường hợp không có gi ấy t ờ theo quy định của pháp luật. Nội dung làm việc phải có biên bản cụ thể và có ch ữ ký của các bên tranh chấp. - Làm việc với trưởng thôn, buôn, khu phố và nh ững người sử dụng li ền kề với khu đất tranh chấp để nắm bắt, củng cố chứng cứ. + Về hiện trạng sử dụng đất. Cán bộ được giao thụ lý giải quyết đơn bắt buộc phải đến hiện trường khu đất tranh chấp để kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của các bên tranh ch ấp và hiện trạng khu đất tranh chấp, Kết quả kiểm tra hiện trạng phải được lập biên bản và thể hiện rõ số đo, vị trí tiếp giáp, diện tích đất sử dụng th ực t ế đối chiếu với bản đồ, hồ sơ địa chính và các giấy tờ có liên quan để so sánh mức độ phù hợp (thiếu, đủ hay thừa). Sau khi kiểm tra, xác minh xong nguồn gốc và hiện trạng của khu đất tranh chấp, người được giao giải quy ết vụ vi ệc trên phải phân tích, tổng hợp, báo cáo kết quả và đề xuất hướng giải quyết cho hội đồng tư vấn hoà giải xã biết để thống nhất phương hướng giải quyết trước khi tiến hành hoà giải giữa các bên tranh chấp. * Bước 4: tiến hành hoà giải. Căn cứ hồ sơ đã được thiết lập hội đồng tư vấn hoà giải tranh chấp đất đai cấp xã tiến hành tổ chức hoà giải như sau: - Về địa điểm tổ chức tại UBND xã Quốc Oai. HVTT: Lê Hồng Long GVHD: Trương Công Liêm -3-
  4. Trường chính trị Lâm Đồng Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai - Đại diện của hội đồng hoà giải đọc thông báo k ết qu ả ki ểm tra, xác minh nguồn gốc, hiện trạng của khu đất tranh chấp. Đồng thời thông qua các văn bản pháp luật quy định về đất đai cho các bên tranh chấp hiểu rõ. - Tổ chức đối thoại: tạo điều kiện, môi trường thoải mái để các bên t ự đối thoại và đi đến thoả thuận. Hội đồng hoà giải căn cứ hồ sơ và các quy định của pháp luật phân tích cụ thể cho các bên tranh chấp biết rõ bên nào sai bên nào đúng, từ đó thuyết phục các bên tự thoả thuận đi đến thống nhất. - Trong hoà giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản (bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của các bên tranh ch ấp nếu hoà gi ải thành, và không bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký của các bên tranh chấp nếu hoà gi ải không thành) và phải có xác nhận của UBND xã nơi có đ ất. Nội dung biên b ản phải ghi đầy đủ các ý kiến, các tài liệu, chứng cứ đã được các bên tranh ch ấp xuất trình, diện tích đất đang tranh chấp đã có hay chưa có GCNQSDĐ hoặc một trong các giấy tờ theo quy định tại khoản 1, 2, 5 của điều 50 luật đất đai 2003: “ Trường hợp kết quả hoà giải khác với hiện trạng sử dụng đất thì UBND xã chuyển kết quả hoà giải đến cơ quan nhà nước có th ẩm quy ền để giải quyết theo quy định về quản lý đất đai”. * Bước 5. Thông báo hoặc ban hành quyết định giải quyết Căn cứ biên bản hoà giải, UBND cấp xã ban hành văn bản (thông báo hoặc quyết định) về việc công nhận kết quả hoà giải thành, hoặc không thành đ ể làm cơ sở cho việc giải quyết tiếp theo. Trường hợp kết quả hoà giải không thành UBND cấp xã ra thông báo cho các bên tranh chấp biết ( nội dung thông báo phải nêu rõ lý do, nguyên nhân hoà giải không thành), đồng thời hướng dẫn cho các bên gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật. Biên bản hoà giải (kèm theo văn bản) đ ược gửi đ ến các bên tranh chấp, lưu tại UBND xã nơi có đất tranh chấp. Đối với trường hoà giải thành mà có sự thay đổi về ranh giới, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hoà giải kèm theo văn b ản công nh ận k ết quả hoà giải đến phòng Tài nguyên và Môi trường, hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để giải quyết theo thẩm quyền. * Bước 6. Thi hành quyết định, lưu hồ sơ. Sau khi có kết quả giải quyết của UBND xã, UBND xã ph ải t ổ ch ức thi hành quyết định ngay tránh tình trạng các bên thay đổi ý kiến, đồng thời phải lưu trữ hồ sơ đúng theo quy định làm cơ sở cho việc giải quyết tiếp theo. 4. Những kết quả đạt được. Năm 2010, UBND xã Quốc Oai đã tiếp nhận tổng số 32 đơn tranh ch ấp về đất đai; - Số đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 32 đơn; - Số đơn đã giải quyết là 32 đơn, số đơn tồn đọng: không đơn HVTT: Lê Hồng Long GVHD: Trương Công Liêm -4-
  5. Trường chính trị Lâm Đồng Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai Trong đó số đơn giải quyết hoà giải thành là 18 đơn, số đơn giải quy ết không thành là 14 đơn; - Số đơn đã thi hành sau khi giải quyết hoà giải thành là 16 đ ơn, tồn 02 5. Những hạn chế. 5.1. Về ưu điểm. - Do có sự nhận thức đúng đắn về chủ trương đường lối của đảng, pháp luật nhà nước, Đảng uỷ, UBND xã Quốc Oai đã tiến hành ch ỉ đạo và giải quyết kịp thời đơn thư của nhân dân không để tình trạng đơn thư kéo dài và tạo điểm nóng. - Chính quyền Xã Quốc Oai đã tăng cường công tác cải cách th ể ch ế, ban hành các chương trình hành động cụ thể hoá việc thực hiện các văn bản quye phạm pháp luật của cấp trên vào điệu kiện cụ thể của địa phương, thành lập ban thanh tra, giám sát cán bộ công chức..từ đó làm rõ chức năng, nhiện vụ thẩm quyền và trách nhiệm của từng ban trong cơ quan, loại bỏ sự chồng chéo, đảm bảo sự thông suốt trong quá trình giải quyết công việc. Mối quan h ệ giữ chính quyền và nhân dân cũng được nâng lên rõ rệt 5.2. Nhược điểm. - Việc tiếp nhận đơn, phân loại, xử lý đơn ch ưa quy về m ột m ối, do v ậy việc theo dõi tổng hợp kiểm tra và thực hiện còn nhiều hạn chế - Một số vụ việc UBND xã chưa giải quyết đúng trình tự, thủ tục theo quy định, kết quả kiểm tra, xác minh lập hồ sơ ban đầu của cán bộ địa chính còn nhiều thiếu sót, trình độ chuyên môn và kỹ năng giải quy ết c ủa một s ố cán b ộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn còn nhiều hạn chế. - Việc tổ chức thực hiện kết quả giải quyết tranh ch ấp ch ưa được k ịp thời, dứt điểm dẫn đến các bên tranh chấp vẫn còn tiếp khiếu. 6. Nguyên Nhân hạn chế. - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được thường xuyên và sâu rộng. công tác chỉ đạo và đôn đốc, ki ểm tra thiếu kiên quy ết, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác của một số lãnh đạo và cán bộ chuyên môn còn nhiều bất cập, chức năng giám sát của hội đồng nhân dân xã chưa được phát huy, còn mang tính hình th ức, công tác ph ối h ợp gi ữa UBND xã và Mặt trận tổ quốc còn thiếu nh ịp nhàng. C ơ s ở v ật ch ất còn thi ếu chưa đáp ứng nhu cầu. - Chất lượng hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính của xã được thiếp lập thấp, công tác chỉnh lý biến động đất đai ch ưa được kịp th ời và th ường xuyên. Một số cán bộ công chức có biểu hiện thái hoá đạo đức và tiêu c ực xã h ội chưa được khắc phục. Trình độ dân trí không đồng đều và còn nhiều hạn chế. HVTT: Lê Hồng Long GVHD: Trương Công Liêm -5-
  6. Trường chính trị Lâm Đồng Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai III. Một số kiến nghị và đề xuất. Để tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác hoà giải tranh ch ấp đ ất đai, UBND cấp xã cần lưu ý thực hiện tốt một số vấn đề sau: - Một là, phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm ch ất đ ạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhất là kiến th ức pháp luật về đất đai… về hoà giải cho cán bộ địa chính cấp xã đ ể h ọ làm t ốt công tác tham mưu cho UBND cấp xã trong quản lý đất đai nói chung, hoà gi ải ttranh ch ấp đ ất đai nói riêng. - Hai là, phải năng cao vai trò lãnh đạo của đảng, Hội đồng nhân dân, đồng thời chú trọng phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Ban thanh tra nhân dân…cũng nh ư các t ổ chức ở cơ sở khác trong hoà giải tranh chấp đất đai. UBND cấp xã c ần xây dựng hình thành cơ chế phối hợp có hiệu quả với các tổ chức này để huy động được sức mạnh tổng hợp, nâng cao chất lượng hoà giải tranh chấp đất đai. - Ba là, xét về mặt phương pháp, cần chú ý biện pháp đề cao h ướng d ẫn, thuyết phục cũng như cách thức, phương pháp khác của hoạt động hoà gi ải trong hoà giải tranh chấp đất đai. Cần nhận thức đầy đủ bản ch ất, ý nghĩa, tác dụng của hoà giải tranh chấp đất đai để loại trừ quan điểm áp d ụng bi ện pháp hành chính máy móc trong hoà giải tranh chấp đất đai cũng như coi hoạt động này chỉ là hình thức, “có làm cho xong”. Chỉ có nh ư vậy, vi ệc hoà gi ải tranh chấp đất đai do UBND cấp xã thực hiện mới đạt được chất lượng, hiệu quả cao trong thực tế. - Bốn là. phải được thiết lập lại hệ thống bản đồ và h ồ s ơ đ ịa chính m ới theo quy trình chính quy để thay thế cho hệ thống bản đồ và hồ sơ địa chính cũ HVTT: Lê Hồng Long GVHD: Trương Công Liêm -6-
  7. Trường chính trị Lâm Đồng Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai C. KẾT LUẬN Hoà giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã là thủ tục có tính chất pháp lý bắt buộc. Đây có thể được coi như là giai đoạn tiền giải quy ết tranh ch ấp đất đai của toà án nhân dân hoặc cơ quan hành chính nhà n ước có th ẩm quy ền. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, việc hoà giải tranh chấp đất đai do UBND cấp xã thực hiện không phải là việc tranh chấp đất đai c ủa các c ơ quan có thẩm quyền. Ở đây UBND cấp xã không phải là một cấp giải quy ết tranh chấp đất đai mà chỉ đóng vai trò là người trung gian hoà giải, giúp đỡ, hướng dẫn các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, xử lý giải quy ết ổn thoả tranh chấp. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, theo quy định của pháp luật chỉ thuộc về Toà án nhân hoặc các cơ quan hành chính nhà nước có th ẩm quyền ở các cấp trên cấp xã. Bên cạnh đó, pháp luật về đất đai, một mặt xác định tách nhiệm chủ yếu của UBND cấp xã trong hoạt đ ộng hoà gi ải tranh chấp đất đai, mặt khác cũng đã yêu cầu “ UBND cấp xã có trách nhi ệm ph ối hợp với Mặt trận tổ quốc việt nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải tranh chấp đất đai”, điều này khẳng định vai trò không nhỏ của các tổ chức xã họi trong hoà giải tranh chấp đ ất đai c ủa UBND cấp xã thực hiện, đồng thời cũng cho thấy sự bi ểu hi ện rõ nét c ủa tính xã hội, tính tự nguyện, là những đặc điểm cơ bản của hoà giải trong hoạt động này. Do đó, trong thực tế cần tránh khuynh hướng coi hoà giải tranh chấp đất đai của UBND cấp xã như là một cấp giải quy ết tranh chấp, đ ể từ đó coi nh ẹ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quy ết tranh ch ấp đất đai cũng như khiến cho việc hoà giải tranh chấp đất đai đó không đ ạt hi ệu quả mong muốn. HVTT: Lê Hồng Long GVHD: Trương Công Liêm -7-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2