intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trồng và chăm sóc Đào

Chia sẻ: Nguyen Thi Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

99
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đào có 3 loại là đào phai, đào bạch và đào bích. Đào phai có hoa màu phớt hồng, hoa đơn, to, mau tàn, giá bán bình dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng. Đào bạch bạch rất hiếm, ít người có, loại này phát nhiều tán và cành sum xuê.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trồng và chăm sóc Đào

  1. Trồng và chăm sóc Đào Đào có 3 loại là đào phai, đào bạch và đào bích. Đào phai có hoa màu phớt hồng, hoa đơn, to, mau tàn, giá bán bình dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng. Đào bạch bạch rất hiếm, ít người có, loại này phát nhiều tán và cành sum xuê. Còn đào bích hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, hoa nở không kết thành quả, hoa nhiều tràng trùng lặp, cánh dày, màu rất đẹp, lâu tàn. Bích đào có nhiều loại như bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bích đào hoa trắng, bích đào ánh kim, bích đào lá tím, bích đào cành rủ. Đào bích là loại đào đẹp nổi tiếng, được nhiều người ưa thích nhất. Bích đào ưa sáng, chịu rét, sợ úng, ưa nơi thoáng gió, thoát nước đất cát. Bộ rễ cây bích đào ít không nên trồng sâu. Loài này ưa phân không nhiều, mỗi hố chỉ bỏ ít phân bón lót, bón nhiều không có lợi cho bích đào ra hoa. Mùa xuân chỉ cần bón ít phân là đủ, tưới nước vừa phải, không để đọng nước.
  2. Thưa bích đào là vấn đề mấu chốt, thường tiến hành sau khi hoa nở, cần phải hái ngọn các cành dài, chú ý để cành phân bố đều, thoáng gió rất lợi cho việc ra hoa. 1/ Cách trồng đào. Đào được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả. Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7-9. Gốc ghép là cây mọc từ hạt, cũng có thể dùng cây mận, cây mai, cây đào làm gốc ghép. Nên dùng phương pháp ghép chồi, chỗ ghép nên ở độ cao 60-80cm, bổ hình chữ T để ghép. Khi chồi sống và mọc cao 12-18cm, phải hái ngọn, để mọc nhánh. Ghép cành chỉ dùng khi ghép chồi bị thất bại và tiến hành vào tháng 3. Cũng có thể nhân giống đào bằng cách gieo hạt. Tháng 6-7 hạt đào ăn quả các loại được thu gom, nhặt sạch, phơi khô trong bóng râm, bảo quản trong chum, vại, túi nilon đến tháng 11 đem gieo, trước khi gieo hạt được xử lí ngâm nước trong 48 giờ, đãi sạch, ủ trong cát 30-40 ngày đến nứt nanh. Gieo hạt đào trong vườn ươm với mật độ: Hạt cách hạt 3-4cm, cấy theo chiều dọc của hạt như cấy hành, lấp một lớp đất mỏng 1-2cm lên trên, sao cho khi tưới nước vừa nhú đầu nhọn của hạt là được. Tưới đủ ấm cho hạt mọc mầm đều, khoảng 15-20 ngày cây mọc, từ một hạt đơn hoặc đa phôi có thể cho ta 1-4 cây đào con. Khi cây đào con ra lá non màu trắng như rau giá đậu xanh (nếu để lá thật có màu xanh mới nhổ cấy thì tỷ lệ chết rất cao) cần nhổ cấy ngay vào bầu nilon kích thước 5x10cm, thủng hai đầu với giá thể là bùn ao ải 70%+30% là phân chuồng hoai mục. Chăm sóc cây con trong bầu khoảng 3-40 ngày, cây cao 15-20cm, có 5-6 lá thật đem cấy trong bầu to có kích thước 15x30cm, có đục 4 lỗ thoát nước ở đáy. Trồng ra ruộng nhân giống, với khoảng cách 30-40cm/cây. Sau khi chăm sóc khoảng 5-6 tháng, cây con cao 70-80cm, đường kính thân 1-2cm là ghép mắt hay ghép nêm đoạn cành được. Thời vụ ghép đào tốt nhất vào tháng 10-11 có tỷ lệ sống cao. Khi cây ghép có cành ghép mọc cao 50-60cm là đủ tiêu chuẩn trồng ra ruộng sản xuất.
  3. 2/ Các bước chăm sóc đào: Đào là cây chịu hạn tốt hơn chịu nước. Nếu trồng đào ở nơi đất trúng, có nước nhiều thì rễ sẽ bị thối, cây sẽ chết. Trồng trong bóng dâm, ít ánh nắng, đất ấm, lá sẽ xanh tốt quanh năm, đến mùa rất ít hoa. Vì vậy chọn đất trồng hoa đào cũng là một khâu vô cùng quan trọng. Chuẩn bị đất trồng đào: Chính vì đặc tính không chịu úng của đào nên để năm nào đến mùa đào cũng có nhiều hoa ta phải trồng đào ở nơi cao ráo, quang đãng. Phải có chỗ thoát nước tốt, nên tạo các rãnh thoát nước. Làm đất tơi xốp, lên luống cao khoảng 20 đến 30cm, chiều rộng khoảng 70cm là vừa, rãnh rộng chừng 30cm theo hướng đông tây. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây. Trồng đào: Đào giống trồng ra ruộng sản xuất với khoảng cách: 1m x 1cây. Các cây trên hai luống kề nhau được trồng so le với nhau để tận dụng tốt ánh sáng mặt trời. Đào cảnh cần trồng nông vừa bằng cổ rễ và bón nhiều phân hữu cơ hoai mục, năng xới xáo để đất luôn tơi xốp, đề phòng bệnh nghẹt rễ (đây là bệnh mà đào hay mắc phải vào mùa mưa). Bón phân: Hàng năm sau tết, cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3-4 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20- 15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50- 100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa. Cây đào có yêu cầu cao về chất dinh dưỡng, nó cần nhiều nitơ hơn các loại cây ăn quả khác. Phân bón NPK cần phải được sử dụng thường xuyên, và một lớp phân gia cầm bón
  4. vào đầu mùa thu ngay sau khi thu hoạch quả sẽ có ích cho cây. Nếu lá đào nhỏ hay ngả vàng thì cây cần nhiều phân đạm hơn. Các loại phân làm từ máu và xương gia súc khoảng 3–5 kg trên một cây trưởng thành hay phân hóa học như nitrat amôni canxi ở mức 0,5–1 kg là các loại phân bón thích hợp nhất. Cũng nên sử dụng phân bón khi cây chậm phát triển. Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360m2 trồng được khoảng 300 cây): Phân chuồng hoai mục 0,7-1 tấn; phân khoáng tốt nhất dùng phân tổng hợp NPK (5:10:3): 40-60kg cho hiệu quả kinh tế cao hoặc phân đạm, lân, kali đơn có hàm lượng nguyên chất tương đương phân NPK. Bón thúc cho đào cách gốc 20-50cm vào các tháng 2-3-4-5-6-7-8-9, khoảng 15-20 ngày/lần kết hợp với tưới đủ ẩm cho đào phát tán nhanh. Tưới nước: Đào cần có sự cung cấp nước ổn định và cần tăng lên trong một khoảng thời gian ngắn trước khi thu hoạch quả. Hương thơm của đào chỉ có được khi cây đào được tưới nước đầy đủ trong cả vụ. Phòng trừ sâu, bệnh: Nếu đào bị nhện đỏ làm vàng lá, rụng lá: Dùng luân phiên các loại thuốc: Regent 800WG; Sokupi; Sutin 5EC… Đào bị lở cổ rễ, đốm lá: Dùng Anvil 10EC; Carbenzim 50WP hay Penac P. Đào bị rệp sáp dùng Supracide… Tạo tán, tạo thế: Việc tạo thế phải tiến hành liên tục 5-7 ngày/lần bằng cách kết hợp uốn, buộc các cành non vào với nhau hoặc vào một khung theo các thế đã định, cắt tỉa bỏ những cành ngoài ý muốn. Có thể kết hợp khắc vảy trên thân đào để tạo vẻ cổ cho cây. Thế càng phức tạp, tốn nhiều thời gian và công phu sẽ có giá trị cao, thu nhập lớn. Vì vậy, người chủ vườn đào phải hiểu biết được hình dáng các loại thế cây cơ bản mà mình định tạo qua học hỏi ở tài liệu, kinh nghiệm thực tế. Ví dụ: Thế long giáng có hình con rồng xà xuống mặt đất; thế phu thê: hai cành cấp 1 quấn quít lấy nhau; thế quần tụ: tán cao (biểu tượng của cha) tạo bởi thân chính, cao; các tán phụ (biểu tượng của con, cháu) bao xung quanh tạo bằng những cành thấp nhỏ...
  5. 3/ Trị bệnh cho đào: Khi chọn đào, người mua rất thích những cây đào to khỏe, có sức sống, hoa đẹp chứ không ai muốn lấy phải cây bị sâu, cây yếu. Đào bị sâu bệnh sẽ bị mất giá, rất uổng công mua giống, trồng và chăm sóc. Vì vậy người trồng đào phải nắm rõ các bệnh thường gặp ở đào để kịp phòng trừ. Bệnh chảy nhựa: Triệu trứng: Thân cành, nhất là chỗ phân nhánh, vỏ cây nứt ra, nhựa vàng trong suốt chảy ra. Sau nhựa có màu nâu đỏ. Bộ phận bị bệnh lồi lên, vỏ và gỗ bị mục. Bệnh nặng làm cây chết khô. Nguyên nhân: có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng mộ số nguyên nhân chính là do sương muối, sâu đục vỏ, đất quá chặt, chăm sóc kém, nhiệt độ quá thấp... làm vỏ cây bị tổn thương, nấm xâm nhập làm thành phần tinh bột trong tế bào chuyển thành dịch nhựa chầy ra liên tục. Giải pháp: Để phòng trừ bệnh chảy nhựa cần tăng cường chăm sóc, đất tơi xốp, bón phân hữu cơ, tỉa cành hợp lý, tránh vết thương. Quét lên vất thương hợp chất 1 lưu huỳnh vôi 50be, sau đó quét dầu 1 lượt để bảo vệ. Bệnh xoắn lá: Triệu trứng: Từ một phần hay toàn bộ lá dầy lên, mầu xanh xám rồi thành màu đỏ hoặc đỏ tím. Trên mặt lá xuất hiện bột trắng sau thành nâu. Lá xoăn, khô và rụng. Bệnh nặng cây sẽ chết. Nguyên nhân: Do nấm Taphira deformans (Berk. Tui). Nhiệt độ thích hợp cho bào tử phát triển là 20oc. Thích hợp Cho nấm xâm nhiễmm là 10 - 16oc. Nấm qua đông trên vỏ cây, vẩy chồi, phát triển vào mùa xuân năm sau. Bệnh nặng vào tháng 4 – 6. Giải pháp: Phun hợp chất lưu huỳnh vôi 3- 5obe vào đầu mùa xuân. Phun liên tục 2 - 3 lần, cách 7 - 10 ngày. Thu hái lá bệnh đem đốt. Bệnh thủng lá:
  6. Triệu trứng: Lá đào xuất hiện các đốm nhỏ, lan rộng thành hình tròn hoặc hình nhiều cạnh màu tím hoặc nâu đen, đường kính khoảng 2mm. Xung quanh đốm có màu xanh vàng, sau đó đốm khô và rời ra làm lá đào có lo thủng. Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn Xanthomonas Pruni Dowson hoặc Phòng trừ: Tăng cường quản lý vườn đào theo nguyên lý phòng trừ tổng hợp. Tăng bón phân hữu cơ, hạn chế bón nhiều phân đạm. Vườn đào phải thoát nước mạnh. Đảm bảo thoáng gió và chiếu sáng đủ. Không trồng xen các cây khác trong vườn đào tránh lây nhiễm. Giải pháp: Đề phòng bằng cách phun thuốc lưu huỳnh vôi 3-5oBe. Khi đào có dấu hiệu thì chữa bằng cách phun sun phát kẽm + vôi (sunfat kẽm 1 vôi 4 + nước 240 phần hoặc phun thuốc Zinel 0,2%. Rệp đào: Rệp đào Myzuss persicae sulzer thuộc bộ cánh đều, họ rệp mỗi năm sinh sản 10 lứa qua đông bằng trứng đến mùa xuân năm sau nở. Tháng 6 - 7 rệp bay đi hại các cây khác đến tháng 10-11 bay trở về hại cây đào. Triệu trứng: Lá đào bị cuốn sẽ ảnh hưởng mỹ quan và hoa kém. Giải pháp: Phun thuốc phô xâm 0,2% hoặc DDVP 0, 1 % nở vào mùa xuân Lần 2: Khi rệp chuẩn bị bay đi (tháng 6 - 7) Lần 3: Khi rệp quay trở về cây đào (tháng 10 - 11 ) Khi số lượng trứng nhiều quá thì pha hỗn hợp (1 phần lưu huỳnh + 2 phần nước + 2 phần dầu hỏa + 0,02 phần bột giặt) đun nóng để nguội rồi phun. 4/ Làm sao để đào nở đúng Tết? Cả năm trồng đào, người trồng chỉ mong sao cho hoa ra đúng ngày Tết thì mới có được thu nhập. Song nhiều người không biết chăm sóc đào nên đào nở sớm hoặc nở muộn thậm chí còn không nở được. Muốn có hoa đào đúng dịp Tết, người trồng đào phải nắm được kỹ thuật điều chỉnh hoa đào nở theo ý muốn. Đây là một bí quyết riêng của người trồng đào, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, tay nghề của từng người và là khâu quyết định thành, bại của nghề trồng đào cảnh. Nói chung có một số biện pháp kỹ thuật dùng đơn lẻ hoặc phối hợp với nhau như sau, vào tháng 10-11 (tuỳ từng năm nhuận hay năm thường, phụ thuộc vào cây sinh trưởng tốt hay xấu để áp dụng) có thể:
  7. - Không bón phân, tưới nước muộn (từ tháng 10 trở đi). - Giữa tháng 11 âm lịch, tuốt hết lá bằng tay hoặc phun thuốc hoá học, thường dùng Ethreel (thuốc dấm hoa quả Trung Quốc) 4-5 lọ (20-25ml)/10 lít nước, phun ướt đều tán sau 7-10 ngày lá rụng hết. Với đào thế, nên đánh cây và trồng cây vào chậu trước khi tuốt lá 1-2 tháng. Tác dụng của việc tuốt lá là để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp. Thời điểm tuốt lá là vào khoảng giữa tháng 11 âm lịch nhưng nếu năm nào thời tiết nóng thì cần tiến hành tuốt lá muộn hơn vài ngày, năm thời tiết rét nhiều thì cần tuốt lá sớm hơn vài ngày. - Sau khi tuốt lá xong, nếu trời nắng nóng kéo dài, phải làm giàn che và phun nước lạnh thường xuyên toàn bộ tán cây, pha phân ure nồng độ 1% phun lên thân lá hoặc tưới nhằm hãm cho đào không ra hoa sớm. - Phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm kích thích ra nụ, ra hoa, hoa to, cánh dày, màu đẹp. - Dùng dao khoanh 1 hay nhiều vòng xung quanh cành đào, thân đào để hạn chế vận chuyển dinh dưỡng nuôi tán cây, ức chế quá trình sinh trưởng thân lá, kích thích quá trình phát triển ra nụ, ra hoa sau đó 50-60 ngày. - Nếu rét đậm kéo đài (nhiệt độ
  8. Khéo chọn đào Trong cái giá lạnh thấu da, buốt thịt, mưa phùn lất phất bay mà bà con làng đào Nhật Tân vẫn rất hăng say chăm sóc cho những cây đào để chuẩn bị mang đi bán. Nhóm phóng viên chúng tôi đã được nghe các chuyên gia kinh nghiệm chia sẻ về cách chọn đào đẹp. Đào có 3 loại là đào phai, đào bạch và đào bích. Đào phai có hoa màu phớt hồng, hoa đơn, to, mau tàn, giá bán bình dân, được thị trường nông thôn ưa chuộng. Đào bạch bạch rất hiếm, ít người có, loại này phát nhiều tán và cành sum xuê. Còn đào bích hoa đơn hoặc hoa kép, hoa nhỏ, hoa nở không kết thành quả, hoa nhiều tràng trùng lặp, cánh dày, màu rất đẹp, lâu tàn. Bích đào có nhiều loại như bích đào hoa hồng, bích đào hoa đỏ, bích đào hoa trắng, bích đào ánh kim, bích đào lá tím, bích đào cành rủ. Đào bích là loại đào đẹp nổi tiếng, được nhiều người ưa thích nhất. Phải chăng người Việt Nam luôn muốn được may mắn với màu đỏ thắm của bích đào nên thích mua loại này hơn đào phai. Tuy nhiên, theo những người trồng đào lâu năm, không phải tất cả mọi người đều thích chơi đào bích. Chúng ta có thể chọn đào theo không gian bày, lứa tuổi và sở thích. Theo không gian, tuỳ theo loại đèn, màu tường, cách trang trí
  9. nhà mà mua loại đào cho phù hợp. Thường những nhà nhỏ, tường đèn tuýp nên dùng đào phai để tạo cảm giác sáng sủa, nhẹ nhàng. Ngược lại, nhà rộng, thoáng nên dùng bích đào sẽ tạo được những điểm nhấn, cảm giác ấm cúng hơn. Người có tuổi thường thích đào phai, nhưng theo dân gian, chỉ những nhà trong năm có tang mới cắm loại đào này. Nói chung, để chọn được một cây đào Nhật Tân đẹp thì người mua nên chọn đào cánh kép, màu đỏ thắm, cánh hoa dày. Cành đào phải đều, to vừa phải, dăm đào (nhánh nhỏ nhất của cành đào) nhỏ, có nhiều hoa và nụ. Vì những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa. Nên chọn cây đào có gốc thẳng. Thân đào chắc, khỏe. Theo ý kiến của nhiều người, đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những người trồng đào Nhật Tân cho biết chúng ta có thể phân biệt đào Nhật Tân với đào của các nơi khác qua thân, cành và dăm đào. Đối với loại đào chơi cành, nên tìm mua đào tơ, thân to mập, nhiều cành dăm, mắt dầy, nhiều nụ. Loại đào này không mang lá, nên sự mất nước qua lá không có hoặc rất ít. Do đó khi cắm đào vào bình chỉ cần đổ một ít nước giữ cân đối trọng lượng để bình khỏi đổ. Giữ đào tươi đẹp Sau khi mua cành đào về, phải đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70-80 độ C để nhựa của cành đào không chảy và các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài... Thông thường sau khi các nụ hoa đã to bằng hạt đậu tương rồi, cành mới cạn kiệt chất và chết. Còn với đào thế, trước hết, phải chú ý khâu đánh cây, tránh làm cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu. Khi cần mang đi xa, nên đánh cây và trồng cây vào chậu ngay từ trước đó 1-2 tháng, sẽ đảm bảo cây sống 100%. Đối với đào được trồng trong chậu, điều quan trọng nhất là phải tưới thường xuyên, giữ cây sạch, mát thì hoa sẽ bền, tươi lâu. Nếu không khí nóng, hoa nở rộ, thì nên làm ngược lại để hãm hoa. Khi mua đào về, chúng ta cũng có thể tự điều chỉnh đào nở nhanh hay chậm tùy theo ý thích với những đồ dùng đơn giản như dao nam, vôi,…Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, ta có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang
  10. tay để hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa. Một cách khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm. Ngược lại, với thời tiết giá rét như năm nay, muốn kích đào nở nhanh, người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, làm như vậy thì chỉ sau một đêm đào sẽ nở tung. Ta cũng có thể tưới nước ấm, nếu thấy nụ còn nhỏ thì ta nên tưới sớm hơn. Để đào được tươi lâu, chúng ta nên thay nước khoảng 2-3 ngày/lần. Với một số kinh nghiệm chia sẻ ở trên, tin rằng không khí Tết của mỗi gia đình sẽ thêm phần ấm cúng, tươi đẹp sắc xuân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0