intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng xử trước lời từ chối khi xin việc

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

92
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Chúng tôi không tuyển người. 2. Chỉ nộp hồ sơ trực tuyến. 3. Tôi quá bận nên không nói chuyện được lúc này. 4. Hãy cứ gửi hồ sơ cho tôi. 5. Tôi không thấy có sếp nào ở đây để trả lời bạn. 6. Tôi không giải quyết việc này, bạn hãy gọi tới bộ phận nhân sự. 7. Đừng gọi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ gọi cho bạn. Đây quả là 7 kiểu từ chối “chết người” mà bạn phải đương đầu trong quá trình tìm việc. Chúng cũng là những phương tiện ngôn ngữ rất...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng xử trước lời từ chối khi xin việc

  1. Ứng xử trước lời từ chối khi xin việc 1. Chúng tôi không tuyển người. 2. Chỉ nộp hồ sơ trực tuyến. 3. Tôi quá bận nên không nói chuyện được lúc này. 4. Hãy cứ gửi hồ sơ cho tôi. 5. Tôi không thấy có sếp nào ở đây để trả lời bạn. 6. Tôi không giải quyết việc này, bạn hãy gọi tới bộ phận nhân sự. 7. Đừng gọi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ gọi cho bạn. Đây quả là 7 kiểu từ chối “chết người” mà bạn phải đương đầu trong quá trình tìm việc. Chúng cũng là những phương tiện ngôn ngữ rất tinh diệu. Những lời từ chối đó không phải được hiểu trên phương diện câu chữ, và cũng không phải được hiểu theo logic vấn đề. Ý nghĩa tiềm ẩn phía sau lời từ chối đó có thể rất khác so với cách mà những người bạn gọi đến liên hệ trả lời. Chẳng hạn, câu nói “Tôi không thấy có sếp nào ở đây có thể trả lời cho bạn” cũng có nghĩa “Tôi rất muốn giúp anh, nhưng tôi đang ngồi đây và hy vọng anh đừng gọi tới để hỏi xin việc. Vì tôi cũng như anh và tôi cũng không muốn bị đặt vào vị trí khó xử khi phải nói “không” với anh. Bên cạnh đó, ý nghĩ về sự thất nghiệp cũng làm tôi lo ngại, và nếu anh thấy thất vọng thì nó cũng có thể khiến tôi thực sự không thoải mái”. Còn câu nói “Chúng tôi không tuyển nhân viên” gần như không bao giờ đúng. Họ đang tuyển ai đó, có thể ở một bộ phận khác hay ở một thành phố khác, nhưng chắc chắn là họ đang tuyển nhân viên. Câu “Hãy cứ gửi hồ sơ của anh cho tôi” thường cũng không mang đầy đủ ý nghĩa này. Nó còn có nghĩa là “Đừng gọi điện cho tôi”. Cũng tương tự như là “tôi bận lắm”. Và câu nói “Cứ nộp hồ sơ online” cũng hàm chứa ý đó.
  2. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể vượt qua tất cả những kiểu từ chối vừa đề cập bằng cách làm rõ ngay từ đầu rằng, bạn không phải đang hỏi xin việc. Thêm nữa, bạn cũng cần tỏ thái độ chia sẻ vấn đề ri êng của mình và tìm kiếm thông tin về những vị trí khả dĩ trong doanh nghiệp. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải vượt qua những kiểu từ chối này trực tiếp bằng câu chữ hay logic. Trên thực tế, có một chiêu thức rất hiệu quả là, đơn giản, bạn hãy chấp nhận lời từ chối một cách tự nhiên. Ngay cả khi ai đó bảo “Tôi quá bận nên không gặp được anh/chị đâu”, thì họ cũng vẫn sẽ hoàn toàn mất cảnh giác khi nghe bạn nói: “À vâng. Tôi đã nghe người ta nói, anh chị hiện tại đang rất thành công. Điều đó quả rất đáng ngưỡng mộ”. Và ngẫu nhiên, khi đến lượt người kia bắt đầu nói thì cuộc trò chuyện sẽ diễn ra. Có thể sẽ có những khoảng ngưng, và bạn muốn lấp đầy khoảng ngưng đó. Nhưng hãy đừng làm vậy. Đã tới lượt người khác, và tôi dám đảm bảo với bạn là người đó sẽ tiếp tục nói. Có thể người đó sẽ bắt đầu một câu kiểu như, “À, vậy anh cần tôi giúp gì à? Tôi đang ngập đầu trong công việc, vì thế gặp trực tiếp cũng rất khó. Nhưng tôi có thể giúp gì nữa cho anh không?” Và đó, đó chính là điều bạn đang cần phải không nào? Trên thực tế, những lời từ chối thường xuất hiện ngay trước khi ai đó đồng ý giúp bạn. Theo lý thuyết kinh doanh, việc mua bán thường chỉ bắt đầu với những lời từ chối. Các chuyên gia thương mại thường được đào tạo để lắng nghe những lời từ chối, vì đó là dấu hiệu của việc người khác sẽ mua hàng. Những lời từ chối có thể xuất hiện qua điện thoại hay trong email, và bạn sẽ thường xuyên phải đối mặt với nó. Tuy nhiên, hãy học cách xoay chuyển chúng và bạn sẽ gặt hái được thành công đáng kể trong việc xây dựng mạng lưới thông tin và tiếp cận với các giám đốc tuyển dụng. D ưới đây sẽ là một vài gợi ý để bạn bắt đầu “vượt chướng ngại vật”:
  3. Từ chối: Chúng tôi không có nhu cầu tuyển dụng. Trả lời: Vậy sao. Nhưng thực tình tôi cũng không có ý định nộp đơn xin việc lúc này. Tôi chỉ muốn xin anh/chị một vài lời khuyên thôi. Từ chối: Bạn chỉ được phép nộp đơn trực tuyến. Trả lời: Tất nhiên là tôi sẽ nộp đơn qua các kênh chính thống, nhưng tôi vẫn muốn hỏi thêm anh/chị về một số thông tin nhỏ lẻ bên lề khác. Từ chối: Tôi quá bận nên không thể nói chuyện với bạn được. Trả lời: Nhưng sẽ mất của anh/chị một lát thôi mà. Từ chối: Hãy cứ gửi hồ sơ của anh/chị cho tôi. Trả lời: Tuyệt quá. Vậy email của anh/chị là gì. Tôi sẽ gửi nó ngay cho anh/chị trong khi chúng ta đang nói chuyện. Từ chối: Tôi chẳng thấy có sếp nào ở đây để có thể trả lời cho anh/chị cả. Trả lời: Không sao. Tôi chỉ muốn hỏi liệu anh/chị có thể cho tôi một vài lời khuyên không. Tôi nên làm gì để có thể tìm được một công việc trong lĩnh vực ngành nghề này? Từ chối: Tôi không giải quyết công việc này, anh/chị hãy gọi bộ phận nhân sự nhé. Trả lời: Vậy thì tôi nên hỏi ai việc này? Tôi sẽ rất cảm ơn nếu anh/chị có thể mách tôi với. Và liệu tôi có thể nhắc tới tên của anh/chị với người đó được không? Từ chối: Đừng gọi cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ gọi cho bạn. Trả lời:Được thôi mà. Không sao. Nhưng nếu mãi mà tôi vẫn chưa nhận được tin tức gì từ ông/bà thì liệu tôi có thể gọi lại để xem xem có vị trí nào cho mình không? Hai tuần hay là một tháng? Thời gian nào thì phù hợp hơn cả? Hãy nhớ rằng, bạn không nhất thiết phải vượt qua mọi lời từ chối. Điều cốt yếu chỉ là bạn có thể giữ cho cuộc đối thoại của mình vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Và như thế, bạn sẽ làm tăng lên được gấp đôi hoặc gấp ba
  4. số người có thể giúp bạn tìm kiếm những thông tin cho vị trí công việc đang mong muốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2