intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XML và thông tin theo yêu cầu

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

60
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để thực hiện được thông tin theo yêu cầu, ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên thế giới đã chuyển phần mềm ứng dụng từ kiến trúc dựa trên dự án sang kiến trúc hướng đến dịch vụ (SOA). Ứng dụng hướng dự án là việc thực hiện các ứng dụng tương đối độc lập với nhau. Ví dụ, ứng dụng quản lý tài sản riêng với ứng dụng quản lý tài chính, ứng dụng quản lý nhân sự riêng với ứng dụng nghiệp vụ… Các ứng dụng được xây dựng với ban quản lý dự án riêng, làm đầy đủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XML và thông tin theo yêu cầu

  1. XML và thông tin theo yêu cầu Để thực hiện được thông tin theo yêu cầu, ngành công nghệ thông tin (CNTT) trên thế giới đã chuyển phần mềm ứng dụng từ kiến trúc dựa trên dự án sang kiến trúc hướng đến dịch vụ (SOA). Ứng dụng hướng dự án là việc thực hiện các ứng dụng tương đối độc lập với nhau. Ví dụ, ứng dụng quản lý tài sản riêng với ứng dụng quản lý tài chính, ứng dụng quản lý nhân sự riêng với ứng dụng nghiệp vụ… Các ứng dụng được xây dựng với ban quản lý dự án riêng, làm đầy đủ các việc từ thiết kế, xây dựng đến mua sắm thiết bị triển khai… Sau một thời gian, các ứng dụng riêng biệt đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, có một yêu cầu nảy sinh và là nhu cầu của mọi tổ chức, đó là tích hợp các ứng dụng đó lại thành một thể thống nhất. Bản thân tổ chức là một thể thống nhất, có làm như vậy mới đáp ứng được yêu cầu tổng hợp của kinh doanh, phản ứng nhanh trước các biến động của thị trường, của các đối thủ cạnh tranh… Như vậy, muốn xây dựng hệ thống “thông tin theo yêu cầu”, việc làm quan trọng nhất là phải tích hợp được các ứng dụng riêng lẻ. Các ứng dụng này có thể chạy trên các nền tảng khác nhau, viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau, đưa vào sử dụng tại các thời điểm khác nhau. Nếu số lượng các ứng dụng này ít, người ta sẽ chỉnh sửa để chúng “nói chuyện” được với nhau. Nhưng trên thực tế công việc này không đơn giản, thậm chí là không thể làm được. Vậy đâu là lối thoát cho nhu cầu tích hợp các ứng dụng ? Đó chính là kiến trúc hướng đến dịch vụ. Kiến trúc hướng đến dịch vụ là kiến trúc lấy các dịch vụ làm hạt nhân. Dịch vụ là các ứng dụng đã được “phân rã” đến mức là đơn vị nhỏ nhất cung cấp thông tin (thế nào là nhỏ nhất tùy thuộc vào người thiết kế). Để thực hiện một công việc
  2. nhất định, người ta sẽ lắp ghép hàng loạt các dịch vụ theo một trình tự nào đó. Khi quy trình công việc thay đổi, chỉ cần sắp xếp lại trình tự thực hiện các dịch vụ đó (thậm chí người sử dụng có thể tự mình quyết định trình tự thực hiện các dịch vụ đó như thế nào cho công việc của mình, mà không cần nhờ đến các chuyên viên CNTT, nhờ vào các công cụ sẵn có). Đặc điểm của kiến trúc hướng đến dịch vụ là: - Nó là việc liên hệ lỏng giữa các hệ thống, không phụ thuộc vào nhau. - Độc lập nền tảng và ngôn ngữ. - Sử dụng lại hạ tầng công nghệ sẵn có, do đó nó đơn giản, chi phí rẻ. - Được nhiều hãng công nghiệp hỗ trợ (IBM, Microsoft, SAP, Oracle…). - Mọi thứ đều dựa trên Web services/XML và các chuẩn công nghiệp khác. Đã có khái niệm “các dịch vụ”, như vậy sẽ có nơi cung cấp các dịch vụ (là nguồn cung cấp thông tin) và nơi sử dụng các dịch vụ đó (các chức năng nghiệp vụ). Vậy làm thế nào để sử dụng được các dịch vụ đó? Cũng giống như chương trình chính gọi các hàm hay chương trình con để hoàn thành một thủ tục, cũng có khái niệm gọi dịch vụ. Đến đây lại xuất hiện dịch vụ Web (Web Service) và các chuẩn liên quan. Nói một cách chung nhất, dịch vụ Web là một cách chuẩn hóa để gọi hàm trên mạng mà không cần biết hàm này nằm ở đâu, chạy trên nền tảng hệ điều hành nào, viết bằng ngôn ngữ gì. Việc gọi dịch vụ được tiến hành bằng cách gửi thông điệp, nơi yêu cầu dịch vụ gửi thông điệp yêu cầu thông tin đến nơi cung cấp dịch vụ, nơi cung cấp gói kết quả vào một thông điệp và gửi trả về cho nơi yêu cầu. Các ứng dụng tích hợp với nhau bằng cách gửi thông điệp hỏi và trả lời, mà không cần quan tâm làm thế nào để có câu trả lời ấy. Do vậy, các ứng dụng trên nền tảng khác nhau, ngôn ngữ khác nhau… muốn tích hợp được đều phải hiểu chung nhau ngôn ngữ thông điệp. Ngôn
  3. ngữ để viết các thông điệp đó là chuẩn “ngôn ngữ đánh đấu mở rộng” (XML - eXtensible Markup Language). Có một cách đơn giản nhất để hiểu XML là so sánh nó với HTML. HTML là ngôn ngữ đánh dấu trang siêu văn bản, được sử dụng nhằm mục đích “trình bày” dữ liệu. Nghĩa là dữ liệu sẽ được nhìn thấy như thế nào trên trình duyệt của người sử dụng. Trong khi đó thì XML nhằm mục đích nói “Nội dung” đấy là gì. Dưới đây là một số khái niệm chính của ngôn ngữ XML. - Là chuẩn để mô tả ý nghĩa của dữ liệu, dữ liệu này là gì. Ví dụ, cũng là một đoạn văn bản nhưng sử dụng XML, ta biết được đâu là họ, đâu là tên; với một dãy số thì biết được đó là giá tiền hay số lượng... - Các thẻ trong XML chưa được định nghĩa sẵn từ trước, ta có thể tự định nghĩa được các thẻ. - Độc lập về công nghệ, không phụ thuộc vào phần cứng và hệ điều hành cũng như các phần mềm khác nhau. - XML có thể kết nối với các ứng dụng viết bằng các ngôn ngữ khá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1