intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yến sào mệnh danh là

Chia sẻ: Lê Thành Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Yến sào có tác dụng chính như làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân... Tác dụng chữa bệnh của yến sào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yến sào mệnh danh là

  1. Yến sào mệnh danh là "món trứng cá caviar của phương Đông" Yến sào có tác dụng chính như làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất của cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân... Tác dụng chữa bệnh của yến sào Theo đông y, tổ yến có vị ngọt, có thành phần rất giàu chất đạm và khoáng chất, glucosamin thiên nhiên (là yếu tố cần thiết tạo nên sụn khớp) nên rất bổ dưỡng, dễ tiêu hoá hấp thụ, tác dụng vào các kinh phế và vị. Có tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho định suyễn. Dùng trong các chứng ho hen, khái huyết, suy nhược cơ thể. Ngoài ra, tổ yến còn dùng để tiềm với táo tàu, hạt sen, hoài sơn, nhân sâm, đương quy, kỷ tử… làm thuốc bổ dưỡng cho người già yếu. Liều dùng 6 – 12g/ngày. Tổ của loài chim yến, là nguồn tài nguyên quí hiếm, là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng, từng được dùng trong bữa yến tiệc của vua chúa thời phong kiến. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, yến sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein. Phần glyco bao gồm 7 loại, cơ thể dễ
  2. hấp thụ. Phần protein có chứa nhiều acid amin không thay thế, mà cơ thể không tổng hợp được. Từ thời xa xưa Yến sào đã được cho là thần dược chữa được nhiều bệnh như tăng cường tình dục, cải thiện giọng nói, tăng cường miễn dịch, tăng cường tập trung, ngoài ra còn là một loại sản phẩm dưỡng dung tuyệt vời cho phụ nữ … Theo số liệu của Trung tâm công nghệ sinh học Đại học Thủy sản và Viện công nghệ sinh học thuộc trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần của yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine,Tyrosine,Phenylalanine, Valine, Leucine,.. Đặc biết acid Syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay nhiễm các chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra với cấu trúc Glyco- protein, có năng lượng cao, giúp cơ thể dễ hấp thụ. Các phương pháp chế biến Yến sào: Để làm thuốc hoặc làm món ăn, người ta ngâm tổ yến vào nước ấm trong hai giờ cho nở ra, nhặt bỏ tạp chất và lông chim nếu có, rồi rửa sạch, để ráo. Cho yến vào tiềm chung (chưng cách thuỷ) với gà ác, gà giò, bồ câu và gia vị hay các vị thuốc nói trên. Cũng có thể chưng với đường phèn để ăn. Yến sào có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau từ cầu kỳ phức tạp cho đến đơn giản nhưng tựu trung lại cũng chỉ có 3-4 phương pháp chế biến mà thôi.
  3. - Cách thứ nhất gọi là "Yến thả". Đây là cách "ăn mặn", dùng như món khai vị trước bữa tiệc gồm 2 công đoạn, công đoạn thứ nhất là chuẩn bị cho tổ yến vào ngâm trong nước ấm (tránh ngâm trong nước sôi sẽ làm mất những chất dinh dưỡng quý giá) khoảng một hoặc vài giờ. Khi thấy đã tơi thì vớt ra, nhặt sạch rong rêu hoặc lông chim dính vào, sau đó xé ra thành từng sợi nhỏ, các sợi này trắng trong như sợi miếng. Phần gà chuẩn bị đem luộc chín sau đó cũng đem xé thành từng miếng nhỏ. Công đoạn thứ hai, đặt sợi yến vào bát nhỏ cho vào nồi hấp cách thủy khoảng 15 phút sau đó rắc thịt gà xé lên. Khi ăn múc nước dùng thật trong và nóng chan vào. Như vậy ta đã có món "Yến thả". - Cách thứ hai gọi là "Yến tần". Công đoạn chuẩn bị Yến cũng giống như cách thứ nhất nhưng không dùng gà mà dùng chim bồ câu, chim bồ câu mổ, moi ruột sau đó cho sợi Yến cùng với đậu xanh đã đãi vỏ, một nhúm nếp hoa vàng và một ít mộc nhĩ, sau đó khâu lại đặt vào bát to rồi hầm cách thủy thật nhừ mới ăn. - Cách thứ ba là "chè Yến", tổ Yến cũng ngâm tơi, nhặt sạch và hấp cách thủy 15 phút cho chín, lấy đường trắng hòa với nước đem đun, lọc sạch. Thứ nước đường sau khi lọc trong vắt như pha lê. Lúc ăn đem nước đường đun lại rồi múc vào từng bát có sợi Yến đã hấp chín. - Cách thứ tư là " Yến hấp đường phèn". Ngâm và tước sợi Yến như trên, lấy bát sạch cho một cục đường phèn ở dưới rồi rắc sợi Yến lên trên. Có thể cho thêm một lát nhân sâm bỏ phía trên sau đó đem hấp, khoảng nửa giờ thì được. Các món ăn từ yến sào có tác dụng bổ dưỡng cao, làm cường tráng, dai sức, kích thích tiêu hóa, giúp an thần, gây ngủ, cầm máu, chữa được bệnh ho, thổ
  4. huyết, kiết lỵ. Đây là vị thuốc bổ rất tốt cho người ốm yếu, cao tuổi, sản phụ băng huyết, trẻ em suy dinh dưỡng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2