intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

(Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu các phức chất đa nhân kim loại chuyển tiếp d-f trên cơ sở phối tử thioure

Chia sẻ: Vivi Vivi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

78
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu các phức chất đa nhân kim loại chuyển tiếp d-f trên cơ sở phối tử thioure" được thực hiện nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển hóa học phức chất đa nhân của hệ phối tử H2L. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: (Dự thảo) Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu các phức chất đa nhân kim loại chuyển tiếp d-f trên cơ sở phối tử thioure

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> _______________________<br /> <br /> LÊ CẢNH ĐỊNH<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CÁC PHỨC CHẤT ĐA NHÂN KIM LOẠI<br /> CHUYỂN TIẾP d-f TRÊN CƠ SỞ PHỐI TỬ THIOURE<br /> <br /> Chuyên ngành : Hóa Vô cơ<br /> Mã số<br /> <br /> : 62440113<br /> <br /> (DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại:<br /> Khoa Hóa học - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Nguyễn Hùng Huy<br /> 2. GS.TS. Triệu Thị Nguyệt<br /> Phản biện: ……......................................................................<br /> …………………………………………………..<br /> Phản biện: ……......................................................................<br /> …………………………………………………..<br /> Phản biện: ……......................................................................<br /> …………………………………………………..<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án tiến sĩ<br /> cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, họp tại Khoa Hóa học - Trường<br /> Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> Vào hồi:<br /> <br /> giờ<br /> <br /> ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 20....<br /> <br /> Có thể tìm hiểu Luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI<br /> Phức chất hỗn hợp kim loại thu hút được sự quan tâm lớn của rất<br /> nhiều nhà khoa học bởi những tính chất đặc biệt của nó so với các<br /> phức chất đơn nhân hay đa nhân chứa một loại ion kim loại. Tính<br /> chất đặc biệt này xuất hiện do tác động qua lại của các ion kim loại<br /> khác nhau nằm gần nhau trong phân tử phức chất. Số lượng các công<br /> trình nghiên cứu trên thế giới về hệ phức chất hỗn hợp kim loại cũng<br /> như ứng dụng của chúng trong xúc tác, từ tính, quang hóa, y học,<br /> phân tích, môi trường, tổng hợp vật liệu là rất lớn.<br /> Ở Việt Nam, hóa học phức chất phát triển khá mạnh. Có nhiều hệ<br /> phức chất đa càng được ứng dụng để điều chế màng mỏng, làm vật<br /> liệu phát quang, ứng dụng tinh chế đất hiếm, làm xúc tác, xử lý môi<br /> trường, có hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng tế bào ung<br /> thư…đã được công bố. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu về phức<br /> chất ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào phức chất đơn nhân và đa<br /> nhân chứa một loại ion kim loại. Hiện tại rất ít các công trình ở trong<br /> nước công bố về phức chất hỗn hợp kim loại.<br /> Việc tổng hợp các phức chất hỗn hợp kim loại là một trong những<br /> vấn đề khó khăn bậc nhất của tổng hợp vô cơ. Nguyên nhân thứ nhất<br /> là khó tìm được một hệ phối tử đa càng có các nguyên tử “cho” khác<br /> nhau có thể đồng thời tạo phức chất bền với các ion kim loại có tính<br /> chất khác nhau. Nguyên nhân thứ hai là phản ứng tổng hợp các phức<br /> chất hỗn hợp kim loại thường chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều<br /> hiệu ứng định hướng như kích thước ion kim loại, tính axit-bazơ<br /> cứng, mềm của phối tử và ion kim loại, hoá lập thể của các hợp<br /> phần…Nên việc điều khiển các yếu tố tác động để thu được phức<br /> chất mong đợi là vô cùng khó.<br /> Phối<br /> tử<br /> N’,N’,N’’’,N’’’-tetraetyl-N,N’’-pyriđin-2,6đicacbonylbis(thioure) (H2L) là phối tử năm càng linh động, lần đầu<br /> 1<br /> <br /> tiên được tổng hợp và xác định cấu trúc vào năm 2000 bởi L. Beyer<br /> và cộng sự. H2L chứa hai hợp phần thioure, nên được dự đoán có thể<br /> tạo phức chất hai nhân với hầu hết các ion kim loại chuyển tiếp tương<br /> tự như các phối tử isophtaloylbis(thioure). Ngoài ra, H2L còn có một<br /> nguyên tử “cho” là N trong hợp phần pyriđin, nên có thể tạo phức<br /> chất với các ion kim loại có tính axit cứng như ion đất hiếm, ion kim<br /> loại kiềm thổ. Với những đặc điểm như vậy, H2L được mong đợi là<br /> một phối tử có khả năng tạo phức chất đa dạng và có nhiều ứng dụng.<br /> Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có hai công trình nghiên cứu về phức chất<br /> của H2L được công bố. Công trình thứ nhất nghiên cứu về cấu trúc<br /> của phức chất polime giữa Ag(I) với phối tử H2L. Công trình thứ hai<br /> nghiên cứu về phức chất trong dung dịch của Ni(II) với phối tử H 2L.<br /> Hiện tại, chưa có công trình nào trên thế giới công bố về phức chất<br /> hỗn hợp kim loại của phối tử H2L.<br /> Với mong muốn tìm hiểu, khám phá và phát triển hóa học phức<br /> chất đa nhân của hệ phối tử H2L, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu<br /> các phức chất đa nhân kim loại chuyển tiếp d-f trên cơ sở phối<br /> tử thioure”.<br /> 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br /> + Tổng hợp phối tử H2L<br /> + Thăm dò khả năng tạo phức chất hỗn hợp kim loại giữa ion<br /> 2+<br /> Ni , Pr3+ và H2L trong dung dịch.<br /> + Tìm các điều kiện tối ưu để tổng hợp phức chất rắn.<br /> + Tổng hợp và xác định cấu trúc của các phức chất hỗn hợp kim<br /> loại với phối tử H2L, bao gồm:<br /> * Phức chất hỗn hợp kim loại giữa ion M 2+, Ln3+ và L2- theo<br /> tỷ lệ mol tương ứng 2 : 1 : 2 và 2 : 1 : 3, trong đó M = Ni, Co,<br /> Zn và Ln = La, Ce, Pr, Nd, Eu, Gd, Dy, Er.<br /> <br /> 2<br /> <br /> * Phức chất hỗn hợp kim loại giữa ion M 2+, A2+ và L2- theo<br /> tỷ lệ mol tương ứng 2 : 1 : 2 và 2 : 1 : 3, trong đó M = Ni, Co,<br /> Zn và A = Ca, Ba.<br /> + Nghiên cứu cấu tạo của phối tử H2L và phức chất bằng các<br /> phương pháp chuẩn độ complexon III, phân tích nguyên tố, phổ<br /> hồng ngoại, phổ khối lượng ESI-MS, phổ cộng hưởng từ 1H NMR<br /> và nhiễu xạ tia X đơn tinh thể.<br /> 3. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> Điểm mới 1: Đã thăm dò khả năng tạo phức chất của H2L trong<br /> dung dịch và tìm điều kiện tối ưu để tổng hợp phức chất rắn hỗn hợp<br /> kim loại.<br /> Điểm mới 2: Đã tổng hợp và nghiên cứu cấu tạo của 52 phức chất<br /> hỗn hợp ba nhân kim loại với phối tử H2L. Tất cả các phức chất này<br /> là mới và chưa từng được công bố trước đây.<br /> Điểm mới 3: Đã xác định được 19 cấu trúc phân tử của 18 phức<br /> chất phức chất hỗn hợp ba nhân kim loại bằng phương pháp nhiễu xạ<br /> tia X đơn tinh thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy hai M(II) (Ni, Co<br /> hoặc Zn) liên kết với hợp phần aroylthioure theo kiểu cis-bischelatO,S hoặc fac-trischelat-O,S; còn Ln(III) hoặc kim loại kiềm thổ A(II)<br /> nằm ở trung tâm vòng lớn, liên kết với hợp phần điaxylpyriđinO,N,O.<br /> 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br /> a. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Kết quả nghiên cứu của luận án<br /> đóng góp vào hóa học phối trí của hệ phối tử bisthioure và góp phần<br /> vào hướng nghiên cứu về phức chất hỗn hợp kim loại ở Việt Nam.<br /> b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Tất cả các phức chất tổng hợp<br /> và nghiên cứu trong luận án đều là những phức chất mới, có tiềm<br /> năng ứng dụng cao trong các lĩnh vực như vật liệu từ, vật liệu phát<br /> huỳnh quang, cũng như trong xúc tác hóa học. Tuy nhiên, do là công<br /> trình đầu tiên với mục đích khai phá một hướng nghiên cứu mới của<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2