intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

3 bước dạy con giao tiếp qua điện thoại

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thảo Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

145
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học cách giao tiếp qua điện thoại là một kỹ năng sống rất quan trọng đối với trẻ. Giao tiếp qua điện thoại là kỹ năng sống trẻ cần học. Vì vậy nên dạy trẻ giao tiếp qua điện thoại với các 3 bước giao tiếp sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 3 bước dạy con giao tiếp qua điện thoại

  1. 3 bước dạy con giao tiếp qua điện thoại
  2. Học cách giao tiếp qua điện thoại là một kỹ năng sống rất quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ lại quên bẵng kỹ năng cần thiết này.  Giao tiếp qua điện thoại là kỹ năng sống trẻ cần học. Ảnh minh họa: Internet Văn hóa giao tiếp qua điện thoại Ngày nay, chiếc điện thoại đã trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả lĩnh vực của đời sống. Cuộc sống của chúng ta gần như xoay quanh chiếc điện thoại. Do đó, bạn đừng quên lãng dạy trẻ kỹ năng sống quan trọng này. Nên dạy cho con cách ứng xử, giao tiếp ngay từ những ngày đầu trẻ tập tành dùng điện thoại.
  3. Từ khi còn nhỏ, con đã chú ý tới cách sử dụng điện thoại của cha mẹ. Khi trẻ nhỏ bắt chước cha mẹ dùng điện thoại đồ chơi, đây là cơ hội thích hợp để bạn làm gương cho con về văn hóa giao tiếp qua điện thoại. Thực hiện cuộc gọi Nói về cách ứng xử qua điện thoại thì điều quan trọng nhất là sự tôn trọng. Bạn có thể tập cho con gọi điện chào hỏi ông bà hoặc rủ bạn đi chơi. Đây là những cuộc điện thoại khá “an toàn” và mới chỉ là những bước đầu mà trẻ cần học. Hãy dạy con giới thiệu bản thân bằng những mẫu câu kiểu như: “Xin chào, cháu là Joe ạ. Cháu có thể nói chuyện với John được không?” Đồng thời, hãy cùng con thảo luận xem làm thế nào để gửi lời nhắn khi người con cần nói chuyện không có ở đó. Quan trọng hơn cả, đừng bao giờ quên nói lời “cảm ơn” và “tạm biệt”. Đôi lúc, trẻ cần gọi điện cho thầy cô giáo, hàng xóm hoặc những người lớn khác mà chúng không biết rõ. Trong trường hợp đó, bạn cần dạy con cách giới thiệu đầy đủ về bản thân, chẳng hạn như “Xin chào, cháu là Joe Smith”, tiếp đó nói về lý do thực hiện cuộc gọi. Những cuộc điện thoại kiểu này khó khăn hơn, do đó đòi hỏi trẻ phải thực hành nhiều hơn. Hãy dạy trẻ lắng nghe thông tin nhận được từ đầu dây bên kia một cách cẩn thận và ghi chú lại nếu chúng cần nhớ điều gì đó. Trả lời điện thoại Khi thực hiện cuộc gọi, điều quan trọng nhất là sự tôn trọng dành cho người ở đầu dây bên kia. Còn khi trả lời điện thoại, điều quan trọng nhất lại là sự an
  4. toàn. Lúc đó, trẻ nên là người “thu lượm” thông tin chứ không nên là người cho thông tin. Dù trẻ chỉ nói một cái tên hay đưa ra bất kỳ thông tin nào, trong trường hợp này, không phải lúc nào cũng là phù hợp. Danh tính của người gọi là yếu tố quan trọng nhất để quyết định việc trẻ sẽ nói ra bao nhiêu thông tin hoặc có nghe điện thoại ngay từ đầu hay không. Bạn có thể lập ra quy tắc rằng nếu trẻ không biết ai là người gọi điện thì chúng không nên trả lời điện thoại. Nếu đó là một cuộc gọi an toàn và hợp lê thì người ở đầu dây bên kia sẽ để lại tin nhắn, sau đó bạn có thể gọi lại. Bạn nên dạy trẻ không cho tên tuổi hay bất kỳ thông tin nào (chẳng hạn như ai đang ở nhà, ai không có ở nhà, địa chỉ, …) khi trả lời điện thoại. Nếu nghi ngờ hay cảm thấy lo lắng, trẻ có thể chuyển điện thoại cho người lớn, yêu cầu người gọi để lại tin nhắn hoặc gọi lại vào lúc khác. Ghi lại lời nhắn Trong trường hợp bố mẹ không có ở nhà, trẻ có thể nhận điện và chuyển lời nhắn cho bố mẹ. Tiếp nhận thông tin và ghi lại lời nhắn phù hợp cũng là một dấu hiệu mà trẻ thể hiện sự tôn trọng dành cho người gọi và người nhận tin nhắn. Bạn nên đặt một quyển sổ nhỏ và một chiếc bút gần điện thoại để ghi lại lời nhắn. Ngoài ra, chỉ sẵn những vị trị để giấy bút trong nhà cho con, bởi những kiểu điện thoại cầm tay không phải lúc nào cũng nằm ở một chỗ. Ít nhất hãy dạy con ghi lại tên, số điện thoại của người gọi và thời gian gọi. Nếu không chắc về điều gì hoặc nghe không rõ, trẻ có thể hỏi lại. Thậm chí,
  5. nếu tin nhắn quá dài dòng và phức tạp, trẻ có thể nói rằng sẽ nhắc bố mẹ gọi lại để nắm rõ thông tin chi tiết. Không chỉ nhận tin, việc chuyển đi tin nhắn cũng vô cùng quan trọng. Hãy dành cho con một nơi để đính tin nhắn gửi tới các thành viên trong gia đình, bởi chúng sẽ nhanh chóng quên mất lời nhắn chỉ vài giờ sau đó. Dạy con cách cư xử qua điện thoại là một quá trình đòi hỏi thời gian và sự thực hành, luyện tập. Do đó, đừng để quá muộn mới hướng dẫn con những điều cơ bản trong văn hóa giao tiếp qua điện thoại. 6 điều mẹ cần biết khi dạy bé tập nói Dạy con tập nói đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Tùy từng đặc điểm cá nhân riêng, có bé biết nói sớm trong khi một số bé khác biết nói chậm hơn. Để dạy bé tập nói đúng cách, mẹ cần biết những điều sau:  1 Ngôn ngữ là gì? Ngôn ngữ là công cụ chính trong giao tiếp. Với bé, ngôn ngữ giúp bé bộc lộ suy nghĩ, tình cảm, mong muốn của bản thân. Đồng thời ngôn ngữ cũng là chỉ số đánh giá sự phát triển của bé. Ngôn ngữ bao gồm đọc, viết, nói và cử chỉ. Hình thức ngôn ngữ phổ biến ở bé là nói và cử chỉ.
  6.   2 Giúp bé học nói như thế nào? Phần lớn sự phát triển ngôn ngữ của bé là do bắt chước và lặp lại từ những người xung quanh. Bé nghe được một câu, từ nào đó và bắt đầu tập nói theo dù còn ngọng nghịu và chưa thể tự mình hiểu hết ý nghĩa. Đây là giai đoạn quan trọng, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vì bé có thể bắt chước thói quen nói ngọng, nói tiếng địa phương, nói những từ xấu do tác động của môi trường bên ngoài. Ý thức này được hình thành như một phản xạ tự nhiên, nếu bạn thường xuyên quan tâm, uốn nắn, bé sẽ có vốn từ vựng phong phú, biết phát âm chuẩn đồng thời học hỏi được quy tắc lịch sự trong giao tiếp. Ngược lại, nếu bạn lơ là, bỏ mặc, bé sẽ dễ tiêm nhiễm ngôn từ tiêu cực và khó sửa đổi sau này.
  7. Bạn có thể giúp bé học nói hàng ngày bằng cách: trò chuyện, đọc sách, khuyến khích bé nói, nghe bài hát, cùng bé học từ vựng, gọi tên đồ vật…  3 Thế nào là sự phát triển ngôn ngữ bình thường ở bé? Một số bé biết nói sớm, trong khi một số bé khác chậm hơn. Thông thường, bé 1 tuổi có thể phát âm được một hai từ đơn giản như “ạ, bà…”. Bé cũng hiểu được một số yêu cầu từ cha mẹ như: “Lại đây con”; “Con nhặt đồ chơi lên nào”. Khoảng 3 tuổi, bé biết cách đặt những câu ngắn đầy đủ ý nghĩa hoặc hành động theo những yêu cầu phức tạp hơn như “Con nhặt bóng và để vào ngăn kéo đi”…  4 Những nguyên nhân nào gây cản trở ngôn ngữ cho bé? Thỉnh thoảng, cha mẹ ít nói chuyện với bé nên bé cũng ngại giao tiếp hoặc do bé không nhận biết được ý nghĩa của các từ mới, do thể chất hoặc bé mắc phải một chứng bệnh nào đó…  5 Làm sao để biết bé gặp rắc rối về thính giác?
  8. Khoảng 1 tuổi bé có thể nghe tốt và có phản ứng khi cha mẹ gọi. Nếu bạn thấy bé nghe kém hoặc phải gọi to bé mới hướng về phía mình thì có thể bé đang gặp vấn đề về thính giác. Bạn nên đưa bé đi khám để xem bé có tổn thương nào ở tai không…   6 Khi nào cần hỏi ý kiến bác sĩ? Bất cứ khi nào bạn thấy bé có những biểu hiện bất thường, bé không chịu nói, bé không hiểu và làm theo những đề nghị đơn giản của bạn… Chớ nên trì hoãn, nếu bé có trục trặc về ngôn ngữ, các chuyên gia sẽ
  9. hướng dẫn bạn cách khắc phục. Nếu để lâu, bé có thể mắc phải chứng bệnh rối nhiễu tâm lý hay tự kỷ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1