intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

7 dấu hiệu nghiện game

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

107
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy chất gây kích thích (do pamine) tăng lên ở những thanh thiếu niên nghiện game. Thái độ và hành vi của thanh thiếu niên nghiện game rất rõ ràng: giận dữ, bạo hành hoặc trầm cảm. Nếu cha mẹ không cho chơi thì con họ sẽ ngồi một góc kêu gào, khóc than, từ chối ăn uống, ngủ và không chịu làm bất cứ điều gì. Những trò chơi trên mạng Internet, game với thế giới ảo làm cho thanh thiếu niên có cảm giác mình như một nhân vật trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 7 dấu hiệu nghiện game

  1. 7 dấu hiệu nghiện game
  2. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy chất gây kích thích (do pamine) tăng lên ở những thanh thiếu niên nghiện game. Thái độ và hành vi của thanh thiếu niên nghiện game rất rõ ràng: giận dữ, bạo hành hoặc trầm cảm. Nếu cha mẹ không cho chơi thì con họ sẽ ngồi một góc kêu gào, khóc than, từ chối ăn uống, ngủ và không chịu làm bất cứ điều gì. Những trò chơi trên mạng Internet, game với thế giới ảo làm cho thanh thiếu niên có cảm giác mình như một nhân vật trong game và các em bị cuốn hút vào cuộc chơi cùng các bạn. Thế giới của các em gồm những bạn cùng sở thích, các em xa rời những hoạt động hằng ngày như thể dục thể thao, quan hệ với bên ngoài. Một thiếu niên (học sinh) tương đối thông minh ít ai biết đến nhưng lại rất nổi tiếng ở hội game. Thế giới ảo có nhiều cám dỗ, thu hút các em mạnh hơn là thế giới thật.
  3. Tác hại của nghiện game và Internet thật khôn lường, sẽ hủy hoại cuộc đời của thanh thiếu niên. Học sinh chơi game, lướt mạng 4-5 giờ đồng hồ một ngày sẽ không có thời giờ làm bài tập ở nhà, chơi thể thao và tiếp xúc với người xung quanh, nhiều em giảm trí thông minh, một số em đột tử trước màn hình. Những dấu hiệu cảnh báo của thanh thiếu niên nghiện game: 1. Số giờ chơi game tăng theo thời gian. 2. Đầu óc luôn nghĩ về game trong lúc làm việc khác. 3. Chơi game như một giải tỏa về thực tại như buồn rầu, trầm cảm. 4. Nói dối với bạn bè, cha mẹ để che giấu việc chơi game. 5. Cảm thấy khó chịu khi giảm số giờ chơi. 6. Dựa vào bạn bè để chơi game. 7. Liên quan đến hành vi phạm pháp. Các bậc cha mẹ lưu tâm đến con cái nhớ lên lịch theo dõi để biết con em mình chơi game lúc nào và bao lâu? Những vấn đề xảy ra do chơi game và phản ứng của con em mình khi giảm chơi game. Khi phát hiện con em mình có vấn đề nhớ tiếp xúc ngay với các bác
  4. sĩ, chuyên gia tâm lý để giúp các em trở lại cuộc sống bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2