intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ảnh hưởng của sự cố Enron

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

277
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vụ scandal ầm ĩ xung quanh việc kiểm toán Tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới Enron đã để lại nhiều điều ong tiếng ve cho thị trường kiểm toán và tư vấn thế giới. Trước đây, các đại gia hàng đầu của Big Five đã từng gây nhiều tai tiếng, nhưng có lẽ "sự cố Enron" không những đã đặt dấu chấm hết trong trang sử 89 năm oai hùng của Andersen - đơn vị kiểm toán Enron - mà còn ít nhiều làm xấu đi danh tiếng và uy tín mà Big Five đã dày công...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ảnh hưởng của sự cố Enron

  1. Ảnh hưởng của sự cố Enron Vụ scandal ầm ĩ xung quanh việc kiểm toán Tập đoàn năng lượng hàng đầu thế giới Enron đã để lại nhiều điều ong tiếng ve cho thị trường kiểm toán và tư vấn thế giới. Trước đây, các đại gia hàng đầu của Big Five đã từng gây nhiều tai tiếng, nhưng có lẽ "sự cố Enron" không những đã đặt dấu chấm hết trong trang sử 89 năm oai hùng của Andersen - đơn vị kiểm toán Enron - mà còn ít nhiều làm xấu đi danh tiếng và uy tín mà Big Five đã dày công gây dựng hàng trăm năm. Sau sự cố đáng nhớ này, có lẽ các đại gia trong Big Five lại phải hết sức cẩn trọng trong việc điều hành quản lý nhân sự cũng như các tiến trình kiểm toán nói chung đồng thời tăng cường ngân sách cho việc bảo hiểm.
  2. Cẩn trọng trong việc điều hành nhân sự cũng như các quy trình kiểm toán nói chung Các công ty kiểm toán sẽ phải rất hết sức cẩn thận trong việc điều hành nhân sự để không lặp lại những sự cố đáng tiếc. Trách nhiệm không chỉ thuộc về các Partner hoặc manager trực tiếp tham gia vào việc kiểm toán Enron mà còn thuộc về nhiều vị "tai to mặt lớn". Đó là trường hợp của John Wareham, cựu Bộ trưởng Bộ năng lượng Anh quốc và là cố vấn tài chính trong vụ kiểm toán cho Enron. John đã buộc phải từ chức và chịu điều trần trước các cơ quan chức năng của Mỹ về sự việc này. Về phía Chính phủ buộc phải có các biện pháp điều chỉnh thị trường kiểm toán và tư vấn một cách hợp lý. Tại Anh và Mỹ đã nổ ra cuộc tranh cãi về việc có nên tách rời kiểm toán và tư vấn thành hai mảng độc lập hay không. Người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán Arthur Lewitt đã buộc phải về vườn và thật thú vị là người kế nhiệm hiện nay lại là Harvey Pitt - một chuyên gia về chứng khoán và đã từng làm việc cho Ansersen. Tất cả các thành viên Big Five, dưới áp lực căng thẳng từ phía các khách hàng, buộc phải đi đến một quyết định là họ sẽ cho tách rời kiểm toán và tư vấn thành hai mảng hoàn toàn độc lập. Mức phí bảo hiểm rủi ro kinh doanh tăng lên chóng mặt Các công ty bảo hiểm thi nhau tăng giá dịch vụ bảo hiểm rủi ro kinh doanh nhân "sự cố Enron". Quy luật của muôn đời vẫn vậy, đục nước thì bao giờ cũng béo cò, quả lời cha ông ta nói chẳng hề sai.
  3. Danh tiếng và uy tín của các đại gia thuộc Big Five giảm xuống trông thấy. Vụ scandal xung quanh sự cố Andersen-Enron đã làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ uy nghi của các đại gia thuộc Big Five nói chung. Cách thức làm việc na ná như nhau, mức phí dịch vụ gần như theo một thỏa thuận ngầm nào đó, và dĩ nhiên các sơ suất cũng chẳng có gì khác biệt nhau. Có thể dự đoán rằng, các đại gia thuộc Big Five đang cố gắng "gìn vàng giữ ngọc" mà nếu còn xảy ra một sai lầm nhỏ nào đó cũng có thể đủ làm tiêu tan danh tiếng mà họ đã cố công gây dựng hàng trăm năm nay. Và dĩ nhiên, nhiệm vụ hàng đầu của họ là phải làm sao giữ lại được các khách hàng cũ, bởi dù sao đứt dây thì cũng động rừng, một con sâu cũng đủ làm rầu cả nồi canh, các khách hàng cũ và mới của Andersen có lẽ cũng sợ chết khiếp cảnh "trượt vỏ dưa lại gặp vỏ dừa". Theo các bản báo cáo tài chính của các thành viên Big Five thì lợi nhuận của các đại gia này trong năm tài chính 2001 được phân bổ như sau: PricewaterhouseCoopers - 21,574 tỷ USD Deloitte Touche Tohmatsu - 12,400 tỷ USD KPMG International - 11,700 tỷ USD Ernst & Young - 9,900 tỷ USD Andersen - 9,340 tỷ USD BDO International - 2,200 tỷ USD Nguồn: IAB, IE, annual report của các công ty Big Five Cổ phiếu các công ty khách hàng của Andersen thi nhau rớt giá
  4. Sau sự cố Enron, các cổ phiếu của các công ty khách hàng Andersen thi nhau rớt giá bởi các nhà đầu tư đã tỏ ra nghi ngại tính trung thực của các bản báo cáo tài chính do Andersen cung cấp. Thậm chí có thể xảy ra tình huống nếu khách hàng nào đã sử dụng dịch vụ kiểm toán của Andersen với mục đích thu hút sự đầu tư nước ngoài hay đơn thuần chỉ muốn có chút tiếng tăm trên thương trường quốc tế rất có thể phải móc hầu bao cho một công ty kiểm toán hạng hai nào đó nhằm thanh tra lại các báo cáo tài chính của mình. Chấm dứt sự độc quyền của các đại gia thuộc Big Five trên thị trường kiểm toán và tư vấn Nói chung, sự cố Enron đã làm xói mòn danh tiếng và uy tín của các đại gia thuộc Big Five, và hậu quả là thị phần của các người hùng một thời " chọc trời khuấy nước" đã giảm đi đáng kể. Danh tiếng và uy tín - đó là hai thứ đã đem lại cho các đại gia thuộc Big Five những lợi nhuận khổng lồ, tuy nhiên, sau sự cố Enron thì có lẽ hai bảo vật thiêng liêng đó chỉ còn là hoài niệm. Nhiều khách hàng lớn, trong đó có cả các xí nghiệp công ty khổng lồ Nhà nước trước đây chỉ tín nhiệm dịch vụ của Big Five giờ đây cũng đã khảng khái tuyên bố rằng họ sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ kiểm toán khác. Và đồng thời, các khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của Andersen dần dần tìm cách xóa mờ hình ảnh của đại gia này trong các sổ sách tài chính nếu không muốn cổ phiếu của mình tiếp tục rớt giá. Và như vậy, sẽ có nhiều biến chuyển mới trên thị trường kiểm toán và tư vấn. Còn riêng Andersen, có lẽ việc sát nhập vào một trong các thành viên còn lại của Big Five là phương án tối ưu nhất để mấy chục nghìn nhân viên của công ty này trên toàn cầu còn có thể sống được bằng nghề của mình, bởi dù sao "méo mó có còn hơn không". Và
  5. cũng có thể, với việc cắt giảm nhân viên của Andersen trên toàn cầu, mức thu nhập của các kiểm toán viên thuộc các Big Five còn lại có khả năng bị giảm sút nghiêm trọng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2