Bài giảng Bài 3: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - GV. Mai Xuân Minh
lượt xem 66
download
Bài giảng Bài 3: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do Mai Xuân Minh biên soạn nhằm cung cấp cho các bạn những kiến thức về khái niệm hợp đồng mua bán quốc tế; những nguyên tắc cơ bản của hợp đồng mua bán quốc tế (nguyên tắc PICC của Unidroit); Công ước viên năm 1980 của LHQ về mua bán hàng hóa quốc tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 3: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - GV. Mai Xuân Minh
- Bài 3 HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ GV: MAI XUÂN MINH
- I. KHÁI NIỆM HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ. 1.1. Khái niệm: Đ.27 Luật TM qui định: “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Đặc điểm phân biệt HĐMBHHQT với HĐ mua bán thông thương đó là “tính quốc tế” hay còn gọi là yếu tố nước ngoài. Có thể là các yếu tố: Quốc tịch, nơi cư trú hoặc trụ sở của các chủ thể hợp đồng. Nơi xác lập hợp đồng. Nơi thực hiện hợp đồng. Nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng.
- 1.2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán quốc tế: Là sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ mua bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu taì sản là đối tương của hợp đồng cho bên mua, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán giá trị hàng hóa cho bên bán theo thỏa thuận. Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ có đền bù. Đối tượng của hợp đồng hàng hóa, là những sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. (hàng hóa có thể là hữu hình hoặc vô hình) Chủ thể của HĐMBQT: cá nhân, pháp nhân và trong một số trường hợp là Nhà nước. Nội dung của HĐMBQT: là quyền và nghĩa vụ của cá bên. Hình thức của HĐMBQT: thể hiện dưới mọi hình thức.
- II NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ (NGUYÊN TẮC PICC CỦA UNIDROIT) 2.1. Khái quát chung: Viện thống nhất quốc tế (UNIDROIT) là tổ chức quốc liên chính phủ được thành lập 1929 ở Rome – Ý. Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế (Principles of International Commercial Contracts PICC) phiên bản đầu tiên là năm 1994 phiên bản mới nhất là năm 2004 gồm 10 chương và 185 điều. PICC không phải là văn bản pháp luật quốc tế, cho nên sự thừa nhận nó sẽ phụ thuộc và tính thuyết phục của PICC đối với các bên trong hợp đồng.
- * Nguyên tắc PICC chỉ được áp dụng trong các trường hợp sau: Khi các bên kí kết hợp đồng thỏa thuận rằng hợp đồng của họ sẽ áp dụng PICC 2004 điều chỉnh. Khi các bên không lựa chọn luật cụ thể để điều chỉnh hợp động. Các bên có quyền loại trừ việc áp dụng PICC 2004, hủy bỏ , hạn chế hay sửa đổi hiệu lực áp dụng bất cứ điều khoản nào của PICC 2004, nếu PICC 2004 không có điều khoản qui định khác.
- 2.2. Những nguyên tắc cơ bản của PICC 2004. a. Những qui định chung (General provisions). Nguyên tắc tự do hợp đồng: “Các bên trong hợp đồng được tự do giao kết hợp đồng, thỏa thuận nội dung của hợp đồng” – điều 1.1 PICC 2004. Nguyên tắc không bắt buộc về hình thức của hợp đồng: “…sự tồn tại của chúng có thể chứng minh được bằng bất cứ hình thức nào, kể cả bằng nhân chứng” điều 1.2. Nguyên tắc về hiệu lực ràng buộc của hợp đồng: – điều 1.3. “hợp đồng đã kí kết có hiệu lực ràng buộc đối với các bên”. Nguyên tắc thiện chí và trung thực: – điều 1.7. “ các bên torng hợp đồng phải hành động phù hợp với tinh thần thiện chí và trung thực trong các giao dịch thương mại quốc tế”.
- b. Nguyên tắc về giao kết hợp đồng và thẩm quyền đại diện. Phương thức giao kết HĐ: “Một HĐ có thể được giao kết bằng việc chấp thuận một chào hàng hoặc bằng hành vi của các bên theo đó đã thể hiện đầy đủ nội dung của sự thỏa thuận” – điều 2.1.1. Đề nghị giao kết HĐ: “Một đề nghị được gọi là đề nghị giao kết HĐ nếu nó đủ rõ ràng thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận” – điều 2.1.2.
- c. Nguyên tắc về hiệu lực của hợp đồng. Nguyên tắc hiệu lực của PICC 2004 gồm có 20 điều trong chương III. Nội dung của nó là không áp dụng hiệu lực đối với hợp đồng bị vô hiệu do: Thiếu năng lực hành vi, Thiếu thẩm quyền giao kết hợp đồng Hoặc những giao kết trái với thuần phong mỹ tục, trái với đạo đức xã hội và trái với pháp luật.
- * Các trường hợp HĐ vô hiệu thuộc phạm vi điều chỉnh của PICC 2004. HĐ vô hiệu do nhầm lẫn. HĐ vô hiệu do bị lừa dối. HĐ vô hiệu do bị đe dọa. HĐ vô hiệu do bị bất bình đẳng.
- d. Các nguyên tắc giải thích hợp đồng. HĐ phải được giải thích trên cơ sở thống nhất ý chí chung và tôn trọng ý chí của các bên trong hợp đồng. Các tuyên bố hoặc cách xử sự khác của một bên được giải thích theo ý định của họ du bên kia biết hoặc không biết trước ý định ấy. Khi giải thích HĐ cần phải cân nhắc đến các yếu tố liên quan trong quá trình đàm phán, bản chất, mục đích của HĐ trên cơ sở luật pháp và tập quan thương mại quốc tế. Các điều khoản và cách diễn đạt phải được giải thích theo đung nghĩa của toàn bộ hợp đồng.
- Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích sao cho tất cả chúng đều có hiệu lực hơn là cho một vài điều có hiệu lực. Nếu trong HĐ có điều khoản do một bên đề xuất không rõ ràng thì những điều khoản này phải được giải thích theo ý nghĩa không tạo thuận lợi cho bên đề xuất. Trong trường hợp có sự khác biệt giữa các bản dịch ngôn ngữ khác nhau thì các giải thích theo bản được thảo ra đầu tiên sẽ có giá trị ưu tiên hơn. Khi các bên trong HĐ chưa thỏa thuận một điều khoản nào đó mà điều khoản ấy lại quan trọng trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ của họ thì các bên có thể tiến hành bổ sung điều khoản thiếu đó.
- e. Nguyên tắc về nội dung của hợp đồng. Nghĩa vụ của các bên không chỉ giới hạn trong những điều khoản của HĐ mà còn có các nghĩa vụ khác có tính mặc nhiên hay hiểu ngầm theo tập quán, tính hợp lý và ngay tình. Các bên có trách nhiệp hợp tác nhau nhằm thực hiện hợp đồng hạn chế những thiệt hại xảy ra vì lợi ích của các bên trong hợp đồng. Chất lượng của công việc được xác định trước hết là theo các yêu cầu của hợp đồng. Đối với các hợp đồng vô thời hạn thì các bên có thể chấm dứt HĐ bằng cách thông báo cho nhau trong một thời gian hợp lý.
- f. Nguyên tắc về thực hiện hợp đồng. Xác định thời gian địa điểm thực hiện hợp đồng. Xác định nguyên tắc giải quyết trong trường hợp hợp đồng được thực hiện sớm hơn thời hạn của HĐ. Quy định về phương thức, thời hạn thanh toán, đồng tiền thanh toán, chi phí và thứ tự thanh toán. Quy định về việc phải thực hiện hợp đồng ngay cả trong trường hợp gặp khó khăn. Trong trường hợp này thì bên bị bất lợi có quyền đề nghị đàm phán lại
- g. Nguyên tắc điều chỉnh việc không thực hiện hợp đồng. Không thực hiện HĐ: Là việc một bên không hoàn thành một hoặc nhiều nghĩa vụ của mình trong HĐ, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách hoặc thực hiện chậm. Bên bị vi phạm có các quyền sau: Yêu cầu bên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán; Yêu cầu bên không thực hiện nghĩa vụ thực hiện công việc; Yêu cầu bên không thực hiện nghĩa vụ sửa chữa hoặc thay đổi vật; Yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.
- * Bên vi phạm có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp: Nghĩa vụ mà bên kia không thực hiện là một nghĩa vụ quan trọng. Khi bên kia chậm thực hiện nghĩa vụ dù thời điểm gia hạn thêm để thực hiện HĐ đã kết thúc. Nếu trước ngày thực hiện nghĩa vụ của phía bên kia mà họ có đầy đủ chứng cứ rõ ràng là bên đó sẽ vi phạm hợp đồng. Khi được yêu cầu bên kia có biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ do có cơ sở để tin rằng bên đó sẽ vi phạm nghiêm trọng HĐ nhưng các biện pháp đảm bảo này không được thực hiện.
- h. Nguyên tắc bù trừ trong hợp đồng. Trong trường hợp các bên có các khoản nợ với nhau thì các bên có quyền bù trừ cho nhau. Việc bù trừ khi tiến hành phải được thông báo cho phía bên kia và nó có hiệu lực từ ngày thông báo, có nghĩa là các khoản nợ sẽ chấm dứt vào ngày thông báo nếu như tại thời điểm này, các điều kiện đối với việc đền bù đã được đáp ứng đầy đủ.
- i. Nguyên tắc chuyển giao quyền, nghĩa vụ và chuyển giao hợp đồng. Các bên có thể tiến hành việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ và chuyển giao hợp đồng cho bên thứ ba theo qui định tại chương XI của PICC 2004. Đối với việc chuyển giao các quyền yêu cầu không phải là thanh toán các khoản tiền thì các bên chỉ được tiến hành nếu việc chuyển giao quyền ấy không làm tăng chi phí thực hiện nghĩa vụ lên một cách cơ bản. Việc chuyển giao quyền không làm bất lợi cho bên có nghĩa vụ.
- j. Nguyên tắc về thời hiệu: Thời hiệu là khoảng thời gian mà khi kết thúc khoảng thời gian này, quyền được qui định trong bộ nguyên tắc UNIDROIT không thể được thực hiện. Thời hiệu (PICC 2004) là 3 năm tính từ ngày tiếp theo ngày mà bên có quyền lợi biết hoặc đáng lẽ phải biết về những hành vi làm phát sinh quyền và cho phép thực hiện quyền của mình. Trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 năm. Các bên có thể thỏa thuận thời hiệu riêng nhưng không được dưới 1 năm và dài nhất cũng không qua 15 năm. Trong qua trình thực hiện, thời hiệu có thể bị tạm ngừng trong các trường hợp sau: Do thủ tục tố tụng của Tòa án. Do thủ tục tố tụng của trọng tài. Do thủ tục hòa giải. Các trường hợp bất khả kháng.
- III CÔNG ƯỚC VIÊN NĂM 1980 CỦA LHQ VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC T Ế. 3.1. Giới thiệu: Được ký ngày 14/4/1980 tại Viên (Áo). Có hiệu lực từ ngày 1/1/1988. Nội dung gồm: 101 điều khoản được chia thành bốn phần: Phần 1: Phạm vi áp dụng và các quy định chung. Phần 2: Ký kết hợp đồng. Phần 3: Mua bán hàng hóa. Phần 4: Những quy định cuối cùng. Hiện đã có 50 nước thành viên (Việt nam chưa là thành viên của công ước này).
- a. Phạm vi áp dụng của công ước. Công ước áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các nước khác nhau. (Đ 1) Cụ thể: Khi trụ sở của các bên đóng tại các nước khác nhau là thành viên của công ước Viên năm 1980. Khi nguyên tắc trong tư pháp quốc tế qui định luật áp dụng là luật của các nước thành viên công ước Viên 1980. Khi các bên thỏa thuận lựa chon Công ước là luật áp dụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Pháp luật hợp đồng - ThS. Dương Tuấn Lộc
48 p | 355 | 86
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngoại thương: Chương 3 - GV. Nguyễn Thị Bích Phượng
16 p | 184 | 39
-
Bài giảng Bài 3: Pháp luật về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh thương mại - GV. Mai Xuân Minh
68 p | 187 | 39
-
Chuyên đề 3: Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
91 p | 198 | 38
-
Bài giảng Luật kinh doanh - Chương 3: Chế độ pháp lý về hợp đồng kinh doanh
39 p | 195 | 37
-
Bài giảng Chương 3: Pháp luật về hợp đồng
80 p | 269 | 31
-
Bài giảng Chuyên đề 3: Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại
70 p | 148 | 20
-
Bài giảng Chương 3: Chuẩn bị giao dịch ký kết hợp đồng ngoại thương
37 p | 108 | 14
-
Bài giảng Kinh doanh quốc tế - Chương 3: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
7 p | 165 | 14
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 3 - ThS. Phan Đăng Hải
26 p | 38 | 4
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 3 và 4 - Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
7 p | 8 | 4
-
Bài giảng Luật đầu tư: Chương 3 - TS. Nguyễn Thu Ba
48 p | 8 | 4
-
Bài giảng Luật và đạo đức truyền thông: Chương 3 - Các vấn đề đạo đức trong hoạt động của tổ chức
14 p | 8 | 3
-
Bài giảng Tổng quan hoạt động thương mại về sở hữu trí tuệ - Chương 3: Nhượng quyền thương mại
6 p | 12 | 3
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 3 - Pháp luật về hợp tác xã
15 p | 7 | 2
-
Bài giảng Luật hợp đồng: Chương 3 - ThS. Nguyễn Phan Phương Tần
12 p | 6 | 2
-
Bài giảng Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại - Chương 3: Hợp đồng thương mại
25 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn