Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 15
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn “Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam hiện nay” nhằm làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về hủy hợp đồng trong quan hệ thương mại; từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại về hủy hợp đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ THÙY PHƯƠNG HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ 1 Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CAO THỊ THÙY PHƯƠNG HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC MINH Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN CAO THỊ THÙY PHƯƠNG
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa ................................................................................................................ Lời cam đoan ................................................................................................................. Mục lục .......................................................................................................................... Danh mục các cụm từ viết tắt ........................................................................................ PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI ...................... 5 1.1. Khái niệm hủy bỏ hợp đồng ................................................................................. 5 1.2. Điều kiện hủy bỏ hợp đồng .................................................................................. 7 1.2.1. Chế tài hủy bỏ hợp đồng ................................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm của chế tài hủy bỏ hợp đồng ........................................................... 10 1.2.3. Mối liên hệ giữa hủy bỏ hợp đồng thương mại với các chế tài khác .............. 12 1.2.4. Ý nghĩa của việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại ..................... 18 1.3. Kết luận chương 1 .............................................................................................. 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...................... 23 2.1. Thực trạng pháp luật về hủy bỏ hợp đồng ......................................................... 23 2.1.1. Các căn cứ hủy bỏ hợp đồng ........................................................................... 23 2.1.2. Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng .................................................... 29 2.1.3. Thủ tục hủy bỏ hợp đồng ................................................................................ 36 2.1.4. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng ........... 39 2.2. Việc áp dụng pháp luật đối với các trường hợp hủy bỏ hợp đồng ở Việt Nam ............................................................................................................... 46 2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hủy bỏ hợp đồng .............................. 58 2.4. Kết luận chương 2 .............................................................................................. 64 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 65 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 67
- DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ đầy đủ 1 BLDS 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005 2 BLDS 2015 Bộ luật Dân sự 2015 3 CISG 1980 Công ước của Liên hợp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 1980 4 LTM 1997 Luật Thương mại năm 1997 5 LTM 2005 Luật Thương mại năm 2005 6 TAND Tòa án nhân dân UNIDROIT Unidroit Principles of International 7 Commercial Contract 2004 (PICC) (nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế 2004)
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng thương mại được đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế hàng hóa như hiện nay, nó quyết định mối quan hệ hợp tác nhằm mục đích lợi nhuận của thương nhân, giúp họ bảo vệ hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như mối quan hệ cùng có lợi trong môi trường kinh doanh. Hiện nay, pháp luật thương mại Việt Nam có một số lượng lớn các điều luật cụ thể cho các hoạt động kinh doanh. Nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của các bên tham gia cũng như đảm bảo tính trung thực, thiện chí trong giao kết hợp đồng thương mại, pháp luật Việt Nam xây dựng những quy định riêng biệt nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nội dung đã giao kết trong hợp đồng, giúp các bên tin tưởng lẫn nhau, hạn chế thiệt hại trong thực tế. Qua đó các bên đều đạt được lợi ích mình mong muốn có được từ hợp đồng. Trên thực tế, có nhiều trường hợp hợp đồng đã ký kết, nhưng không đạt được mục đích như mong đợi, xuất phát từ việc một trong các bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ quy định trong hợp đồng và gây thiệt hại cho phía bên kia. Việc vi phạm hợp đồng dù ở phạm vi lớn nhỏ khác nhau, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các quan hệ kinh doanh và sự ổn định của nền kinh tế. Để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên bị thiệt hại trong quan hệ hợp đồng, pháp luật của các nước trên thế giới cũng như các văn bản pháp lý quốc tế đều có những biện pháp chế tài áp dụng cho bên vi phạm. Theo Luật Thương mại 2005, hủy bỏ hợp đồng thương mại là một trong những chế tài nghiêm khắt nhất bởi hậu quả pháp lý khiến nhiều thương nhân tỏ ra e ngại. Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự đều quy định về chế tài hủy bỏ hợp đồng. Mặc dù chế tài hủy bỏ hợp đồng trong Luật Thương mại 2005 đã khắc phục được nhiều hạn chế của Luật Thương mại năm 1997 nhưng vẫn còn một số quy định chồng chéo, không rõ ràng, thiếu tính dự báo đối với một số trường hợp 1
- xảy ra trong thực tế. Bởi những quy định của pháp luật còn chồng chéo như vậy nên việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng trong thực tiễn vướng nhiều khó khăn, nhiều trường hợp phức tạp khó giải quyết. Căn cứ vào thực tiễn cũng như lý luận đã nêu trên, tác giả đã chọn “Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam hiện nay” để làm đề tài với mong muốn tìm hiểu rõ những quy định cơ bản của pháp luật Việt Nam về hủy bỏ hợp đồng thương mại và thực trạng áp dụng pháp luật hiện nay để cho thấy việc sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định cụ thể, rõ ràng và tiến bộ hơn trong vấn đề này là cần thiết và cấp bách nhằm tạo ra một hệ thống cơ sở pháp lý vững chắc và toàn diện hơn, hỗ trợ hiệu quả cho các bên trong kinh doanh, thương mại có khả năng tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua có không ít nghiên cứu có liên quan đến nội dung của đề tài, cụ thể như sau: Luận văn Thạc sĩ Luật học về “Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Dương Văn Đức (năm 2017) và có một số cuốn sách liên quan đến đề tài này được xuất bản và làm tài liệu giảng dạy tại các trường đại học như Cuốn sách “Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận, tập 1, tập 2” của tác giả Đỗ Văn Đại; giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Hội luật gia Việt Nam; bên cạnh đó còn có các bài báo khoa học đăng trên tạp chí như “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” của PGS.TS. Đỗ Văn Đại (2010); “Vi phạm cơ bản hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam – Một số bất cập và phương hướng hoàn thiện” của ThS Võ Sĩ Mạnh đăng trên tạp chí KTĐN số 67. Những tài liệu khoa học nói trên là nguồn tư liệu rất quý giá, làm căn cứ giúp tôi có thêm nhiều thông tin, nhiều kiến thức quan trọng cần thiết để nghiên cứu luận văn của mình. Các công trình nghiên cứu này đều đề cập khá kỹ các vấn đề chung như lý luận về hủy bỏ hợp đồng, giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại về hủy bỏ hợp đồng thế nhưng đi sâu vào chế tài hủy bỏ hợp đồng và các 2
- trường hợp xử lý hủy bỏ hợp đồng trên thực tế vẫn chưa được làm rõ. Việc lựa chọn đề tài “Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu nhằm làm rõ quy định của pháp luật về hủy bỏ hợp đồng và thực tế việc giải quyết vấn đề này ở một số trường hợp cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn “Hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật thương mại ở Việt Nam hiện nay” nhằm làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về hủy hợp đồng trong quan hệ thương mại; từ đó đề xuất kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại về hủy hợp đồng. - Nhiệm vụ nghiên cứu: luận văn làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về hủy bỏ hợp đồng thương mại; những mặt được, hạn chế của pháp luật thương mại hiện hành về hủy bỏ hợp đồng; tìm kiếm giải pháp hoàn thiện pháp luật thương mại về hủy hợp đồng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định về chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại được quy định tại Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015, Công ước của Liên hợp quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG 1980) và một số quy định trong hệ thống pháp luật. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật thương mại Việt Nam về hủy bỏ hợp đồng, có tham khảo trong sự so sánh, đối chiều với quy định của CISG 1980. 5. Phương pháp nghiên cứu Việc nghiên cứu đánh giá các vấn đề trong khóa luận đã sử dụng các phương pháp cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích, tổng hợp: nhằm làm sáng tỏ vấn đề lý luận cơ bản về chế tài hủy bỏ hợp đồng; đánh giá quy định của pháp luật về hủy bỏ hợp 3
- đồng, qua đó tìm ra những điểm pháp luật quy định chưa phù hợp, còn hạn chế, từ đó đưa ra một số quan điểm giải quyết những điểm chưa phù hợp này. - Phương pháp phân tích vụ việc: phân tích việc áp dụng luật, bình luận các bản án, để đánh giá việc thực hiện pháp luật trong thực tế. - Phương pháp so sánh: so sánh các quy định pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới, so sánh chế tài hủy bỏ hợp đồng với một số chế tài khác và so sánh các quy định của Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự để làm rõ vấn đề cần phân tích. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn sau khi hoàn thiện có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, xây dựng, kiến nghị trong các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề hủy bỏ hợp đồng; đánh giá thực trạng và bất cập trong quá trình giải quyết vấn đề hủy bỏ hợp đồng trên thực tế. Luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị tiến hành ký kết hợp đồng. Qua việc nghiên cứu luận văn sẽ chứng minh được tầm quan trọng của vấn đề hủy bỏ hợp đồng thương mại qua đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Với nội dung như trên, ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kết cấu gồm 3 chương với nội dung như sau: Chương 1: Lý luận về hủy bỏ hợp đồng thương mại Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hủy bỏ hợp đồng thương mại và một số kiến nghị hoàn thiện. 4
- CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 1.1. Khái niệm hủy bỏ hợp đồng Hợp đồng là hình thức pháp lý và là phương tiện để biến các dự định hoặc kế hoạch kinh doanh trở thành hiện thực. Về nguyên tắc, hợp đồng được giao kết hợp pháp sẽ có giá trị pháp lý ràng buộc các bên. Khi hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng. Trên cơ sở pháp luật khi giao kết hợp đồng, các bên tham gia phải tuân thủ các điều kiện đã cam kết nên hợp đồng chịu sự điều chỉnh một cách chặt chẽ của pháp luật. Hợp đồng theo nghĩa chủ quan không phải là pháp luật, nhưng sau khi được thành lập hợp pháp thì hợp đồng sẽ phát sinh hiệu lực và có giá trị ràng buộc đối với các bên giao kết hợp đồng. Các bên trong giao kết buộc phải thực hiện tất cả các quy định của hợp đồng. Việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết sẽ dẫn đến chế tài bất lợi cho chủ thể vi phạm nghĩa vụ. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm hay nói cách khác là bên bị thiệt hại, thông thường pháp luật các nước luôn có những quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm. Bên cạnh đó chế tài đối với bên bi phạm cũng được quy định khá nghiêm ngặt trong các văn bản pháp lý quốc tế. Chế tài luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm, do đó chế tài vừa có tính chất răn đe, vừa có tính chất trừng phạt. Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học không quy định thế nào là “hủy bỏ hợp đồng” mà thay vào quy định “hợp đồng bị hủy bỏ là hợp đồng được giao kết hợp pháp nhưng bị coi là không có hiệu lực thực hiện nữa”. Hủy hợp đồng là một trong những chế tài được quy định trong Bộ luật dân sự của Việt Nam nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên không phải mọi quyết định hủy bỏ hợp đồng cũng đều là áp dụng chế tài. Về nguyên tắc, hợp đồng có thể bị hủy bỏ nếu các bên cùng thống nhất hủy bỏ việc thực hiện nghĩa vụ giữa các bên trong trường hợp việc thực hiện không còn phù hợp với lợi ích 5
- của các bên. Trong trường hợp này, hủy hợp đồng không phải là một quyết định có tính chất trừng phạt. Mặc dù trong BLDS 2015 không quy định rõ thế nào là chế tài hủy hợp đồng, nhưng có thể hiểu một cách khái quát rằng chế tài hủy hợp đồng là khi một bên vi phạm những thoả thuận được nêu trong hợp đồng thì vi phạm đó được xem là căn cứ để chấm dứt thực hiện nghĩa vụ giữa các bên hoặc do pháp luật quy định. Nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng là các vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng. Vì thế, hợp đồng bị hủy bỏ phải là các hợp đồng được giao kết hợp pháp và đang trong quá trình thực hiện. Chế tài hủy hợp đồng được quy định tại Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, “Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thoả thuận; b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c) Trường hợp khác do luật quy định ”. Ngoài trường hợp hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại như BLDS 2005 đã đề cập, BLDS 2015 đã bổ sung trường hợp một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng và trường hợp khác do luật quy định theo Điểm c Khoản 1 Điều 423 BLDS 2015. Ở đây, trường hợp khác do luật định là các trường hợp mà Bộ luật Dân sự hay luật khác có liên quan có quy định việc hủy bỏ hợp đồng. Việc hủy bỏ trong những trường hợp này có thể xảy ra ngay cả khi không có sự vi phạm của bất cứ bên nào trong hợp đồng mà có thể do các bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc vì lí do khách quan dẫn đến mục đích giao kết hợp đồng không thể đạt được [25]. Căn cứ vào các phân tích cũng như quy định pháp luật vừa nêu cho thấy hủy bỏ hợp đồng là một quy định được pháp luật công nhận. Khi một bên vi phạm các điều khoản hợp pháp của hợp đồng thì bên còn lại được quyền hủy bỏ hợp 6
- đồng. Nói rõ hơn, sau khi các bên trong hợp đồng đã giao kết hợp đồng hợp pháp, các điều khoản, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các bên đã được thiết lập mà có một bên vi phạm một trong những điều khoản đó thì bên còn lại của hợp đồng được quyền hủy bỏ hợp đồng sau khi thông báo cho bên vi phạm biết. 1.2. Điều kiện hủy bỏ hợp đồng 1.2.1. Chế tài hủy bỏ hợp đồng Trong hoạt động kinh doanh, thương mại, chế tài đối với vi phạm hợp đồng thương mại theo tinh thần của LTM 2005 tại Điều 292 là biện pháp pháp lý mà bên bị vi phạm, toà án, hay trọng tài áp dụng đối với bên vi phạm do việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật liên quan. Khác với các loại chế tài pháp lý nói chung được áp dụng với mọi hành vi vi phạm pháp luật, chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng đối với những hành vi vi phạm những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận, các bên được tự nguyện giao kết và thỏa thuận những điều khoản trong hợp đồng để phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Chính vì vậy, khi hợp đồng phát sinh hiệu lực các bên sẽ phải ràng buộc với nhau về các quyền và nghĩa vụ đã cam kết, mọi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi hay còn gọi là các chế tài do vi phạm hợp đồng. Chế tài vi phạm hợp đồng được xem là hậu quả pháp lý bất lợi được pháp luật quy định mà bên vi phạm hợp đồng phải chấp nhận và bắt buộc thực hiện vì quyền và lợi ích của bên bị thiệt hại. Quy định về chế tài này có ý nghĩa trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, nhằm ngăn ngừa sự vi phạm của các bên tham gia hợp đồng, giúp các bên ý thức về quyền hạn và trách nhiệm của mình khi ký kết. Trên nền tảng ý thức và trách nhiệm này thì các quan hệ dân sự mới tồn tại ổn định góp phần làm cho kinh tế hàng hóa và thương mại của các nước ngày càng phát triển bền vững. 7
- Theo quy định tại Điều 292 LTM 2005, các loại chế tài trong thương mại gồm: “(1) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (2) Phạt vi phạm; (3) Buộc bồi thường thiệt hại; (4) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (5) Đình chỉ thực hiện hợp đồng; (6)Hủy bỏ hợp đồng và (7) Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế”. Hủy bỏ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả hoặc một phần các nghĩa vụ hợp đồng. Nội dung chi tiết về hủy bỏ hợp đồng sẽ được trình bày trong các phần sau. Bộ luật Dân sự 2015 không quy định cụ thể về khái niệm hủy bỏ hợp đồng, còn LTM 2005 thì tại Điều 312, pháp luật không nêu khái niệm riêng rẽ mà quy định thông qua việc phân biệt hủy bỏ toàn bộ và hủy bỏ một phần hợp đồng: “ 2. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; 3. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.”. Mục đích từ việc phân loại như trên là nhằm đảm bảo được bản chất của chế tài hủy bỏ hợp đồng, đảm bảo ý nguyện của các bên trong việc xác định là hủy bỏ một phần hợp đồng và tiếp tục thực hiện phần còn lại hay hủy bỏ toàn bộ hợp đồng. Việc ghi nhận hình thức hủy bỏ một phần hợp đồng trong luật thực định Việt Nam là một trong những bước tiến mới trong việc điều chỉnh pháp luật quốc gia ngày càng tương thích với pháp luật kinh doanh quốc tế, tạo một hành lang pháp lý cho các bên trong việc giải phóng một phần nghĩa vụ mà các bên không phải thực hiện khi xảy ra vi phạm, phần còn lại không bị hủy bỏ vẫn có hiệu lực và buộc các bên vẫn tiếp tục thực hiện. Cùng điều chỉnh về vấn đề này, Điều 51 CISG quy định: “Nếu người bản chỉ giao một phần hàng hóa hoặc nếu chỉ một phần hàng hóa đã giao phù hợp 8
- với hợp đồng thì các Điều 46 đến 50 sẽ được áp dụng đối với phần hàng hóa thiếu hoặc phần hàng không phù hợp với hợp đồng” và “Người mua chỉ được tuyên bố hủy bỏ toàn bộ hợp đồng, nếu việc không thực hiện hợp đồng hoặc một phần hàng giao không phù hợp với hợp đồng cấu thành một sự vi phạm cơ bản hợp đồng”. Ví dụ: Công ty A và Công ty B ký hợp đồng mua bán sắt (giả thiết là các quốc gia nơi mà hai pháp nhân đặt trụ sở đều là thành viên của CISG). Trong đó, Công ty A là bên cung cấp sắt theo đơn đặt hàng của Công ty B. Theo yêu cầu từ Công ty B (giả thiết là Công ty A cũng đã có thư phúc đáp cam kết đảm bảo số lượng và tiêu chuẩn do Công ty B yêu cầu), Công ty A đã giao đủ 09 tấn sắt vào ngày 03/4/2013 (đợt 1) và sẽ phải giao đủ 10 tấn sắt với tiêu chuẩn không thay đổi như đợt 1 vào ngày 05/4/2013 (đợt 2). Tuy nhiên, đến ngày 05/4/2013, ngày giao đợt 2, Công ty A mới giao cho Công ty B được 02 tấn so với đơn đặt hàng. Căn cứ quy định của CISG Công ty B được quyền hủy bỏ 08 tấn sắt còn lại và yêu cầu bồi thường nhưng không được hủy toàn bộ hợp đồng. Bộ luật Dân sự Pháp không có quy định về hủy bỏ một phần hợp đồng nhưng thực tiễn đã chấp nhận khả năng hủy bỏ một phần hợp đồng và một tiền Dự thảo sửa đổi Bộ luật Dân sự Pháp đã ghi nhận khả năng này như sau: “hủy bỏ hợp đồng có thể được tiến hành chỉ đối với một phần của hợp đồng khi việc thưc hiện hợp đồng có thể phân chia được”. Qua đó, ta có thể thấy được sự tương thích giữa các quy định về hủy bỏ hợp đồng trong LTM 2005 với pháp luật kinh doanh quốc tế, luật thực định của một số nước có nền lập pháp lâu đời đủ. Theo Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, việc quy định các biện pháp chế tài hủy bỏ hợp đồng mới chỉ quy định quyền hủy bỏ hợp đồng của bên bị vi phạm hợp đồng. Điều 49 và Điều 64 quy định việc người mua/ người bán có thể tuyên bố hủy hợp đồng nếu 9
- việc người bán/ người mua không thực hiện nghĩa vụ nào đó của họ trong hợp đồng. Còn theo bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế UNIDROIT 2004, thì lại quy định quyền được chấm dứt hợp đồng của một bên khi có sự vi phạm hợp đồng. Tại Điều 7.3.1, mỗi bên có thể chấm dứt hợp đồng khi bên kia không thực hiện nghĩa vụ của mình, nghĩa vụ ấy là một nghĩa vụ quan trọng. Như vậy, sau khi làm rõ các quy định tại điều 312 LTM 2005 cũng như tiếp thu các quy định của pháp luật kinh doanh quốc tế, tác giả đề xuất khái niệm hủy bỏ hợp đồng như sau: “Hủy bỏ hợp đồng là một trong những hình thức chế tài trong thương mại, theo đó bên bị vi phạm có quyền bãi bỏ việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng hoặc bãi bỏ thực hiện một phần hợp đồng đã có hiệu lực khi một bên hợp đồng có hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng đến mức khiến cho bên bị vi phạm không thực hiện được mục đích giao kết hợp đồng hoặc một bên có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp miễn trách nhiệm được quy định trong luật”. 1.2.2. Đặc điểm của chế tài hủy bỏ hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng thương mại là một loại chế tài phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại. Với cách hiểu đó, chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại có những đặc điểm như sau: Thứ nhất, chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại là chế tài mang tính chất tài sản. Điều kiện để áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng là khi có sự xuất hiện hành vi vi phạm hợp đồng buộc bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại hay nói cách khác bên vi phạm phải chịu hậu quả không có lợi về tài sản. Vì sao lại nói chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại là chế tài mang tính chất tài sản? Bởi hậu quả mà bên vi phạm trong hợp đồng phải gánh thường là hậu quả bất lợi, thường phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản, do đó nó mạng tính chất tài sản. 10
- Thứ hai, các chủ thể bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng được quyền chọn và áp dụng các hình thức của chế tài hủy bỏ hợp đồng vì họ là các chủ thể bị vi phạm quyền và lợi ích mong muốn đạt được trong quan hệ hợp đồng. Căn cứ vào hợp đồng đã được giao kết, thông thường sẽ có các điều khoản về chế tài áp dụng nếu một trong các bên vi phạm. Khi xuất hiện hành vi vi phạm hợp đồng, bên bị thiệt hại hay bên bị vi phạm được quyền yêu cầu bên còn lại phải thực hiện chế tài đã quy định trong hợp đồng đã ký trước đó. Trường hợp đã yêu cầu buộc bên vi phạm phải thực hiện chế tài mà bên vi phạm không đáp ứng thì bên bị vi phạm có quyền làm đơn gửi Tòa án để Tòa thụ lý giải quyết hay nộp đơn cho Trọng tài để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đây là quyền của bên bị vi phạm, thông thường được quy định sẵn trong hợp đồng. Thứ ba, chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng. Xây dựng chế tài hủy bỏ hợp đồng thương mại trước hết là ngăn ngừa và hạn chế những hành vi vi phạm hợp đồng; nhằm bồi hoàn những tổn thất đã xảy ra và trừng phạt bên vi phạm. Khi các bên tự do thỏa thuận giao kết hợp đồng thì bất cứ hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng phải bị trừng phạt để bảo vệ lợi ích của chủ thể [40]. Thứ tư, các bên chỉ được áp dụng chế tài huỷ bỏ hợp đồng trong những trường hợp nhất định. LTM 2005 quy định về vấn đề này khá giống với Bộ luật Dân sự, đó là cả hai đều xuất phát từ sự cam kết của các bên về hành vi vi phạm, xem nó là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng hay việc bên bị vi phạm trong hợp đồng không đạt được mục đích của việc giao kết do sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng của bên còn lại. Hủy bỏ hợp đồng có ảnh hưởng lớn đến lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng bởi vì đây là hình thức buộc các bên phải chấm dứt việc thực hiện mọi nghĩa vụ hợp đồng, bất kể những chi phí và lợi ích mà các bên đã bỏ ra trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến thời điểm hợp đồng bị hủy. LTM 2005 quy định cụ thể hơn về mức độ nghiêm trọng của việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Bên bị vi phạm không được tự ý tạm ngừng, đình chỉ, 11
- hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (như trường hợp bên mua hàng có quyền ngừng thanh toán tiền hàng trong các trường hợp được quy định tại Điều 51 LTM năm 2005)1 bên bị vi phạm chỉ có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng nếu trong trường hợp đã có thỏa thuận vi phạm của bên kia là điều kiện tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng hoặc bên kia đã có vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. 1.2.3. Mối liên hệ giữa hủy bỏ hợp đồng với các chế tài khác ❖ Với chế tài bồi thường thiệt hại Thực tế ta có thể đồng thời áp dụng hai loại chế tài bồi thường thiệt hại và hủy bỏ hợp đồng. Theo LTM 2005, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường theo quy định, tức chế tài bồi thường thiệt hại có thể được áp dụng cùng thời điểm với hủy bỏ hợp đồng nếu thỏa mãn các quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đồng thời Điều 316 LTM 2005 cũng quy định: “Một bên không mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác”. Cụm từ “không mất quyền” ở đây thể hiện quyền được áp dụng đồng thời chế tài bồi thường thiệt hại và các chế tài khác mà LTM 2005 quy định trong đó có chế tài hủy bỏ hợp đồng. Như vậy, theo quy định của LTM 2005, chế tài hủy bỏ hợp đồng có thể kết hợp cùng với chế tài bồi thường thiệt hại. Khi một bên tuyên bố hủy hợp đồng, chắc chắn trước đó một hành vi vi phạm đã xảy ra và có khả năng gây nên thiệt hại trên thực tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của bên bị vi phạm nên việc cho phép 1 Theo Điều 51 LTM năm 2005 quy định về việc ngừng thanh toán tiền mua hàng như sau: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau: Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán; (2) Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết; (3) Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;(4) Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này”. 12
- áp dụng cả hai chế tài trên cùng lúc là rất cần thiết nhằm bù đắp kịp thời những thiệt hại mà một bên đã gánh chịu. Có ý kiến cho rằng nên hiểu thêm việc yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ được áp dụng cho bên bị tuyên hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ. Với cách hiểu này sẽ bảo vệ quyền lợi của bên bị hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng là sai và cũng đồng thời ràng buộc trách nhiệm của bên đưa ra quyết định hủy bỏ hợp đồng, buộc họ phải trân trọng, cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định hủy bỏ hợp đồng. Ở quy định trên nếu được hiểu theo cách trên sẽ phù hợp với quy định tại Điều 316 LTM 2005, bởi quy định này cũng đã ghi nhận quyền được áp dụng đồng thời chế tài hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Tác giả cũng đồng ý với ý kiến trên nên hiểu theo hướng bảo vệ quyền lợi của bên bị tuyên hủy bỏ hợp đồng. Bản chất của hủy bỏ hợp đồng là hành vi đơn phương chấm dứt quan hệ hợp đồng của một bên khi bên kia vi phạm hợp đồng [18, tr.46]. Như vậy, việc hủy bỏ hợp đồng thực chất chỉ giải phóng các bên khỏi những ràng buộc về nghĩa vụ hợp đồng, mà chưa có sự ràng buộc trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng. Trong khi, việc hủy bỏ hợp đồng hầu hết là do vi phạm cam kết của hợp đồng. Hủy bỏ hợp đồng trong nhiều trường hợp sẽ làm phát sinh thiệt hại về tài sản. Do đó, pháp luật Việt Nam quy định bên bị thiệt hại trong hợp đồng có quyền sử dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng cũng như quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại từ bên vi phạm. ❖ Với chế tài phạt vi phạm hợp đồng Phạt vi phạm là trường hợp nếu trong hợp đồng có sự thỏa thuận thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt vì vi phạm hợp đồng (Căn cứ tại Điều 300 LTM 2005). Tuy nhiên không phải cứ có thỏa thuận là được yêu cầu phạt vi phạm mà phải xem nó có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm được pháp luật quy định tại Điều 294 của LTM 2005 không. Như vậy, chế tài phạt vi phạm theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay là một chế tài mang tính vật chất, được áp dụng phổ biến đối với tất cả các hành 13
- vi vi phạm các điều khoản của hợp đồng, không cần tính đến hành vi đó đã gây ra thiệt hại hay chưa gây thiệt hại. Phạt vi phạm có chức năng bổ sung thêm quyền yêu cầu về vật chất của bên bị vi phạm và tương ứng là nghĩa vụ vật chất của bên vi phạm, do đó, tăng cường ý thức tuân thủ hợp đồng của các bên. Như đã phân tích ở trên, hợp đồng bị hủy bỏ thì sẽ mất hiệu lực từ thời điểm giao kết; vậy câu hỏi đặt ra là thỏa thuận phạt vi phạm là một phần của hợp đồng có bị triệt tiêu cùng hợp đồng hay không, tức là chúng ta đi xem xét khả năng kết hợp giữa chế tài hủy bỏ hợp đồng và phạt vi phạm. Theo như LTM 2005 và các văn bản có liên quan đã không quy định về vấn đề này. Vì thế, dễ dẫn đến cách hiểu là không được phép kết hợp hai chế tài trên vì cho rằng: (i) hiệu lực của thỏa thuận phạt vi phạm chấm dứt cùng với hiệu lực của hợp đồng và (ii) pháp luật đã không thể hiện sự cho phép bằng một quy phạm cụ thể. Tuy nhiên, tác giả cho rằng, thỏa thuận phạt vi phạm vẫn tồn tại mặc dù hợp đồng đã bị hủy bỏ. Chế tài hủy bỏ hợp đồng giải phóng các bên khỏi những quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nhưng trong chừng mực nhất định, không đủ để đảm bảo quyền lợi của bên bị vi phạm. Do đó, việc áp dụng chế tài vi phạm sẽ giúp bên bị vi phạm lấy lại phần nào sự cân bằng. Tác giả xin được dẫn ra bên dưới một số quan điểm mà tác giả ủng hộ. Tác giả Phan Khắc Nghiêm đồng tình với quan điểm được phép kết hợp hai chế tài này. Bởi lẽ, việc áp dụng chế tài phạt vi phạm bên cạnh chế tài bồi thường hợp đồng khi hủy bỏ hợp đồng là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ hợp đồng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bên ngay tình trong giao kết. Mục đích của các chủ thể khi ký hợp đồng là mong muốn từ giao dịch hợp đồng họ thu về được các lợi ích hợp pháp. Bên nào trong hợp đồng vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng làm cho hợp đồng bị hủy thì phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, ngoài ra việc bên vi phạm phải chịu phạt là điều có thể chấp nhận được. Theo tôi phải xử lý vi phạm mang tính răn đe để các giao dịch thương mại ngày càng có tính kỷ luật cao. 14
- Ủng hộ quan điểm này, “Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ” của Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nếu xem thỏa thuận phạt vi phạm không có hiệu lực từ thời điểm giao kết sẽ không phù hợp với chức năng của chế tài phạt vi phạm và vì vậy vẫn phải được yêu cầu trả tiền phạt vi phạm như thỏa thuận; tuy nhiên, để tránh rắc rối, bên bị vi phạm có thể yêu cầu trả tiền phạt vi phạm trước khi hủy bỏ hợp đồng [27, tr.453]. Thực tiễn xét xử một số vụ việc cho thấy, ngay cả khi pháp luật không quy định như vậy Tòa án cũng cho phép kết hợp hai chế tài trên. Ví dụ: Bản án số 48/2007/KDTM - ST ngày 12 tháng 6 năm 2007 [40] trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn giữa bà Nguyễn Thị Trúc (nguyên đơn) và Công ty cổ phần vật tư và giống gia súc Matroke (bị đơn). Tình huống: Bà Nguyễn Thị Cúc ký với Công ty Cổ phần vật tư và giống gia súc Matroke 04 bản thỏa thuận góp vốn đầu tư xây dựng nhà ở tại nền thuộc Dự án Khu dân cư - thương mại - trường học “Nam-Nam Sài Gòn” ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh (số 232/BTT-PP, 233/BTT- PP, 234/BTT-PP, 235/BTT-PP). Thỏa thuận có nội dung: Bà Cúc nộp tiền cho công ty Matroke; Công ty Matroke giao cho bà Cúc 04 nền nhà, mỗi nền nhà 450.000.000 đồng (4m x 20m), số 24 lô B1, số 23 lô B1, số 33 lô B2, số 06 lô B5. Bà Cúc đã giao tiền đợt 1 cho 04 nền nhà là 360.000.000 đồng. Giao tiền cho Công ty xong, bà Cúc tìm hiểu và thấy dự án không có tính khả thi nên đã yêu cầu Công ty Matroke hủy 04 bản thỏa thuận với mục đích lấy lại tiền đã giao đợt 1, tuy nhiên công ty không đồng ý trả lại tiền. Sau đó, Bà Cúc đã khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về việc hủy bỏ các bản thỏa thuận. Quan điểm của Tòa án: Khi Công ty Matroke không có bất kì vi phạm nào, bà Nguyễn Thị Cúc yêu cầu hủy bỏ các thỏa thuận với lý do không tin tưởng vào khả năng thực hiện dự án của Matroke và không nộp tiền đầy đủ theo tiến độ đã thỏa thuận là vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, Công ty Matroke đã đồng ý hủy bỏ 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 106 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 123 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 78 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 182 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 83 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 18 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn