intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

37
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế "Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh" được thực hiện nhằm làm sáng tỏ những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự nói chung và thực trạng áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự để thi hành Bản án kinh doanh thương mại tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp góp phần hoàn thiện biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự nhằm thi hành các Bản án kinh doanh thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NHƯ HÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH BẢN ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NHƯ HÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH BẢN ÁN KINH DOANH THƯƠNG MÃI VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Luật kinh tế Mã số ngành: 8 38 01 07 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Nguyễn Thanh Bình Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học từ Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. HỌC VIÊN Nguyễn Như Hà
  4. ii LỜI CÁM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Cưỡng chế thi hành BA kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh”, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều thầy, cô, cơ quan, bạn bè. Với sự biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình – Cục trưởng Cục công tác phía Nam – Bộ Tư pháp là người đã theo dõi, hướng dẫn sát sao, giúp tôi có những định hướng, kỹ năng nghiên cứu cần thiết trong quá trình triển khai, hoàn thiện đề tài. Tôi xin gửi lời tri ân tới quý thầy, cô đã trang bị cho tôi những kiến thức nền tảng và chuyên sâu trong thời gian học tập vừa qua. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cơ quan, đơn vị đã cung cấp cho tôi các tài liệu, báo cáo để tôi được tìm hiểu thực tiễn, chỉ ra những sự hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật; từ đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao tính ứng dụng thực tiễn khi nghiên cứu đề tài. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. HỌC VIÊN Nguyễn Như Hà
  5. iii TÓM TẮT Tên đề tài: “Cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh”. Nội dung: Cưỡng chế thi hành án nói chung và cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại nói riêng thể hiện quyền năng của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hành án, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, nhằm đảm bảo BA, QĐ có hiệu lực thi hành được thi hành triệt để, kịp thời, nghiêm chỉnh và đúng pháp luật. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành trong Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề pháp lý cần phải được giải quyết. Do đó tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ của mình. Việc nghiên cứu đề tài luận văn, người viết hướng đến mục tiêu làm rõ và hệ thống hóa các quy định của pháp luật cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở những quy định của pháp luật và lý luận khoa học pháp lý kết hợp với quan sát thực tiễn việc áp dụng quy định về cưỡng chế thi hành án trong thời gian qua, từ đó đưa ra những kết luận và kiến nghị nhằm mở rộng, chi tiết hơn các quy định của pháp luật. Trong từng chương, tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử dụng xuyên suốt Luận văn để phân tích các nội dung của các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về cưỡng chế THADS nói chung và cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại nói riêng; Phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp nghiên cứu tình huống được thực hiện áp dụng cho chương 2 và chương 3 của luận văn trong quá trình thu thập các bản án, các hồ sơ thi hành án cụ thể, số liệu cụ thể từ thực tiễn thực hiện biện pháp cưỡng chế THADS để đảm bảo đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn thực hiện pháp luật và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại tại Cục THADS TP. HCM
  6. iv Từ khóa: Cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại
  7. v SUMMARY Thesis title: "Coercive execution of commercial business judgments and practice at the Civil Judgment Execution Department of Ho Chi Minh City". Content: Coercive enforcement of judgments in general and enforcement of commercial business judgments in particular demonstrate the power of competent agencies to organize judgment enforcement, ensure the strictness of the law, and ensure judgments. Effective decisions shall be implemented thoroughly, promptly, strictly and in accordance with law. However, the provisions related to enforcement in the Law on Civil Judgment Execution in 2008 which were amended and supplemented in 2014 still have many legal issues that need to be resolved. Therefore, the author chooses to study the topic "Coercive enforcement of commercial business judgments and practice at the Ho Chi Minh City Civil Judgment Execution Department" as his master's thesis. Researching the topic of the thesis, the writer aims to clarify and systematize the provisions of the law on enforcement of commercial business judgments and practice at the Ho Chi Minh City Civil Justice Department. On the basis of the provisions of the law and legal scientific theory combined with practical observations on the application of regulations on enforcement of judgments in the past time, from which conclusions and recommendations are made. expanded, more detailed provisions of the law. In each chapter, the author uses a number of research methods such as: Historical method, analytical and synthesis method used a lot in Chapter 1 and Chapter 2 to research and learn about coercive measures of judgment debtors in commercial business judgments; as well as studying issues related to the legal provisions on coercive measures of judgment debtors in commercial business judgments and generalizing each issue studied in the thesis; The enumeration method, the method of dialectical analysis between theory and practice are used a lot in Chapter 3. The enumeration method is implemented in the process of collecting Court judgments and
  8. vi decisions from practice. judgments related to distraint of assets of judgment debtors. The method of dialectical analysis between theory and practice is used in the study to give some recommendations and directions to resolve disputes, problems and problems that the author has set out from the coercion of property. of judgment debtors in actual commercial business judgments. Keywords: Coercive enforcement of commercial business judgments
  9. vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BA, QĐ : BA, QĐ CHV : Chấp hành viên THADS : THADS THA : Thi hành án Cục THADS TP.HCM : Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng: Kết quả thi hành Bản án kinh doanh thương mại từ năm 2018 đến năm 2022. Bảng: Kết quả THADS từ năm 2018 đến 2022
  11. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN .................................................................................................... ii TÓM TẮT ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ vii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. viii PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 11. KHÁI QUÁT CHUNG VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH BẢN ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI..............11 1.1. Khái quát chung về cưỡng chế THADS và cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại ............................................................................................11 1.1.1. Khái niệm cưỡng chế THADS và cưỡng chế thi hành BBản án kinh doanh thương mại.....................................................................................................11 1.1.1.1. Khái niệm cưỡng chế THADS............................................................11 1.1.1.2. Khái niệm cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại ....12 1.1.2. Đặc điểm cưỡng chế THADS và cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại.....................................................................................................14 1.1.2.1. Đặc điểm chung của biện pháp cưỡng chế THA ..............................14 1.1.2.2. Đặc điểm riêng của cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại ..............................................................................................................................15 1.2. Quy định pháp luật về cưỡng chế THADS và cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại.......................................................................................18 1.2.1. Quy định pháp luật chung về cưỡng chế THADS...............................18 1.2.1.1. Căn cứ của việc quy định các biện pháp cưỡng chế THADS .........18 1.2.1.2. Căn cứ, điều kiện, nguyên tắc, phân loại biện pháp cưỡng chế THADS ......................................................................................................................19 1.2.2. Quy định pháp luật về cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại ..............................................................................................................................29 1.2.2.1. Các bước cưỡng chế trong thi hành Bản án kinh doanh thương mại ....................................................................................................................................29
  12. 1.2.2.2. Quy định của pháp luật về thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại .....................................................................34 Kết luận chương 1 ............................................................................................43 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH BẢN ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI CỤC THADS TP. HCM ..........................................................................................................................44 2.1. Kết quả thi hành Bản án kinh doanh thương mạitại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh ......................................................................................................44 2.2. Thực trạng áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS đối với Bản án kinh doanh thương mại tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh ....................46 2.3. Những tồn tại hạn chế ...............................................................................59 CHƯƠNG 3. NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH BẢN ÁN KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠI CỤC THADS THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................65 3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành pháp luật về cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................................................................65 3.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội .......................................................................65 3.1.2. Hệ thống quy phạm pháp luật ..............................................................65 3.1.3. Năng lực tổ chức thi hành án của Chấp hành viên .............................66 3.1.4. Ý thức chấp hành pháp luật của đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan...........................................................................................................67 3.1.5. Các điều kiện vật chất, trang thiết bị, phương tiện ............................69 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh ...........................................................................69 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ................................................70 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về THADS..........................................................71 3.2.3. Xây dựng quy định riêng về THADS đối với doanh nghiệp ..............74 3.2.4. Xây dựng, hoàn thiện các quy định về xử lý tài sản đặc thù .............76
  13. 3.2.6. Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ công chức ....................................................................................................................................77 3.2.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS các cấp và tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan THADS với các cơ quan hữu quan .................78 Kết luận chương 3 ............................................................................................80 KẾT LUẬN .......................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................i
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu 1.1 Đặt vấn đề THADS là hoạt động trực tiếp liên quan đến việc xử lý tài sản của các bên đương sự, cụ thể: Tiền trong tài khoản, các giấy tờ có giá, vốn góp, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất… nên giai đoạn này thường phát sinh mâu thuẫn gay gắt giữa các bên đương sự và thường gặp phải sự chống đối, tìm mọi cách kéo dài, tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ THA. Để đảm bảo BA, QĐ của Tòa án được thi hành đúng quy định, cơ quan THADS phải tiến hành nhiều thủ tục như: thu thập thông tin, xác minh, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp kê biên xử lý tài sản, bán đấu giá tài sản…. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng các đương sự lợi dụng kẻ hở của pháp luật, lợi dụng sự chủ quan của cơ quan THA mà cụ thể là các CHV trực tiếp tổ chức thi hành để tẩu tán tài sản dẫn đến việc không thể thu hồi tiền, tài sản cho bên được THA. Bên cạnh đó đương sự là người được THA chưa chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, xác minh tài sản của người phải THA để yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay trong giai đoạn Tòa án thụ lý xét xử, hoặc chỉ yêu cầu THA khi người phải THA không thực hiện việc thi hành theo đúng cam kết đã thỏa thuận, không thực hiện theo đúng nội dung BA đã tuyên và cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế THA để buộc người phải THA thực hiện. Việc không yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không kịp thời yêu cầu THA đã tạo điều kiện cho người được THA tẩu tán tài sản, gây khó khăn cho cơ quan THADS trong công tác xác minh, xử lý tài sản về sau. THADS là một hoạt động quan trọng nhằm hiện thực hóa kết quả của quá trình tố tụng và giải quyết tranh chấp trong thực tiễn. Việc bảo đảm thi hành các BA, QĐ của Tòa án một cách có hiệu quả đã được ghi nhận tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013: “BA, QĐ của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Năm 2008, Luật THADS được ban hành là cột mốc quan trọng đánh dấu sự tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về THADS. Luật THADS ra đời là cơ sở pháp lý
  15. 2 góp phần to lớn vào việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, củng cố trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những ưu điểm tích cực, trải qua quá trình triển khai thực hiện Luật THADS cũng đã có những thiếu sót, bất cập, như: Một số quy định chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tiễn THADS, còn có những quy định chưa thống nhất giữa Luật THADS với các đạo luật khác, có những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nhưng chưa được pháp luật THADS điều chỉnh. Ngoài ra, có rất nhiều thủ tục về THA có những đặc thù riêng như: THADS đối với doanh nghiệp trong các Bản án kinh doanh thương mại; Kê biên, bán đấu giá tài sản là cổ phiếu, vốn góp, quyền sở hữu trí tuệ…, nhưng pháp luật THADS hiện hành chỉ quy định chung cho một loại thủ tục thi hành án; điều đó đã gây khó khăn cho các cơ quan THADS. Trước bối cảnh Hiến pháp năm 2013 ra đời, trong đó đề cao quyền con người và tăng cường thực hiện quyền tư pháp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2014, có hiệu lực 01/7/2015 để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài THADS có vai trò quan trọng trong việc góp phần đảm bảo hiệu lực thi hành bán án, quyết định của Tòa án và quyết định của Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. “Đây là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho BA, QĐ của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước”1. Để hiện thực hóa các quyền, nghĩa vụ đã ghi nhận trong BA, QĐ của Tòa án cũng như quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được thi hành theo thủ tục THADS thì bên cạnh việc thuyết phục đương sự tự nguyện THA, trong nhiều trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế THADS. Tuy nhiên, từ thực tiễn công tác THADS cho thấy rằng thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS còn những vướng mắc, bất cập cả về lý luận và thực tiễn cần phải có sự nghiên cứu có hệ 1 Lê Anh Tuấn (2005), “Kết thúc việc thi hành án”. Học viện Tư pháp, Giáo trình kỹ năng THADS.
  16. 3 thống và toàn diện hơn. Ví dụ như: về mặt lý luận, chưa làm rõ mối quan hệ giữa tự nguyện và cưỡng chế trong THADS khi mà về nguyên tắc thì cưỡng chế chỉ đặt ra khi đương sự không tự nguyện thi hành án nhưng sự tự nguyện của đương sự vẫn được khuyến khích sau khi cơ quan THADS áp dụng biện pháp cưỡng chế. Về mặt thực tiễn, trình tự, thủ tục cưỡng chế THADS còn chồng chéo, kéo dài; trong nhiều việc thi hành án, các chủ thể chưa thực hiện đúng quy định pháp luật về cưỡng chế THADS (người phải THA cản trở, chống đối việc cưỡng chế THA; Chấp hành viên chưa tuân thủ đúng các trình tự, thủ tục cưỡng chế…); các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS (kinh phí, phương tiện làm việc, công cụ hỗ trợ…) chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động THADS và yêu cầu đảm bảo hiệu lực, hiệu quả cưỡng chế THADS Thực tiễn cưỡng chế THADS đặt ra những đòi hỏi khách quan là cần phải có sự nguyên cứu chuyên sâu về cưỡng chế THADS, đề xuất những giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS, đảm bảo tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong cưỡng chế THADS, nâng cao hiệu quả hoạt động cưỡng chế THADS. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài “Cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế của mình. 2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, có một số giáo trình và công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài này như sau: - Học viện tư pháp (2018), Giáo trình nghiệp vụ THADS, phần kỹ năng, Nhà xuất bản Tư pháp. Đây là cuốn sách chuyên khảo trình bày một cách khoa học, hệ thống các vấn đề cơ bản về cưỡng chế THADS, các tác giả đã phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, đưa ra các kỹ năng áp dụng pháp luật THADS nói chung, cũng như biện pháp cưỡng chế THADS nói riêng để góp phần hoàn thiện pháp luật về hoạt động THADS.
  17. 4 - Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật THADS Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. Đây là giáo trình có tính chuyên ngành về THADS, được sử dụng để giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội. Nội dung giáo trình đề cập đến những kiến thức cơ bản về pháp luật THADS trên cơ sở pháp luật hiện hành, phân tích cụ thể mô hình tổ chức và hoạt động THADS; các trình tự, thủ tục THADS, trong đó có nội dung liên quan trực tiếp đến những vấn đề lý luận và thưc tiễn về thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS. Giáo trình đã đưa ra khái niệm, đặc điểm cơ bản, đối tượng của biện pháp cưỡng chế THADS. Tuy nhiên giáo trình tiếp cận phân tích cưỡng chế THADS dưới góc độ là các biện pháp được áp dụng theo quy định của pháp luật mà chưa phân tích, đề cập đến cưỡng chế THADS với ý nghĩa là hoạt động thực tế nhằm tổ chức thực hiện các “quyết định cưỡng chế” do chủ thể có thẩm quyền ban hành. Tuy vậy, những nội dung của Giáo trình có giá trị tham khảo quan trọng trong việc đánh giá thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS theo quy định của pháp luật hiện hành. - Hoàng Thị Thanh Hoa, Hồ Quân Chính, Nguyễn Văn Nghĩa (2022), “Kỹ năng nghề nghiệp Chấp hành viên THADS”, Nhà xuất bản tư pháp. Cuốn sách phân tích, tổng hợp các quy định pháp luật và kỹ năng thực tiễn giúp cho Chấp hành viên, công chức THADS có thể áp dụng, nâng cao hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ THADS được giao, trong đó có các vấn đề lý luận và thực tiễn về cưỡng chế THADS. - Nguyễn Thanh Thủy, Lê Thị Kim Dung (chủ biên) (2010), Xử lý tình huống trong THADS và các văn bản pháp luật về THADS, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Cuốn sách tổng hợp, phân tích các tình hướng phát sinh trong thực tiễn THADS đòi hỏi có sự nhận thức thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục THADS, trong đó chủ yếu là quy định pháp luật về cưỡng chế THADS. Kết quả nghiên cứu của tác giả có liên quan chặt chẽ và là nguồn tham khảo quan trọng để nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS của các cơ quan THADS. - Lê Thị Lệ Duyên (2013), “Những vướng mắc trong phối hợp thực hiện quy định về cưỡng chế trả giấy tờ”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Tác giả bài viết cho
  18. 5 rằng việc thực hiện quy định về cưỡng chế trả giấy tờ chỉ được thực hiện khi không còn giải pháp nào khác, vì thực tế việc cưỡng chế buộc thực hiện hành vi theo quy định trên không mang lại hiệu quả, đượng sự không những không thực hiện quyết định cưỡng chế buộc thực hiện hành vi mà còn không nộp phạt vi phạm hành chính. Thậm chí, quy định về đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự nêu trên thể hiện sự nghiêm khắc, nhưng thực tế không khả thi, vì hành lang pháp lý để truy cứu hình sự đối với hành vi này chưa được hướng dẫn và chưa có sự thống nhất giữa cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án. Những phân tích, kiến nghị của tác giả mặc dù chỉ đề cập đến biện pháp cưỡng chế cụ thể là “cưỡng chế giao trả giấy tờ” nhưng có giá trị tham khảo cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS nói chung. - Hồ Quân Chính (2014), “Bất cập trong quy định về việc lập kế hoạch cưỡng chế THADS”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (Số chuyên đề về THADS). Bài viết đề cập đến việc thực hiện quy định về lập kế hoạch cưỡng chế theo Điều 72 Luật THADS, tuy nhiên hiện nay vẫn có cách hiểu khác nhau về các trường hợp phải lập kế hoạch cưỡng chế và trường hợp phải thực hiện cưỡng chế ngay. Tác giả cho rằng yêu cầu phải lập kế hoạch trong trường hợp cưỡng chế đơn giản chỉ mang tính thủ tục là không cần thiết và trường hợp phải cưỡng chế ngay vẫn chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp của từng cơ quan hữu quan, nhất là trường hợp cưỡng chế theo quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vì vậy, tác giả cho rằng cần có những quy định hướng dẫn cụ thể để thi hành Điều 72 Luật THADS trong việc lập kế hoạch cưỡng chế để thống nhất cách hiểu, áp dụng giữa các cơ quan trong việc lập kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch cưỡng chế THADS. Tuy bài viết chỉ đặt vấn đề bất cập trong thủ tục lập kế hoạch cưỡng chế THADS nhưng có giá trị tham khảo quan trọng trong việc đưa ra các kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS - Luận văn thạc sĩ luật học “THADS về đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh ” của Nguyễn Như Thanh Trúc “bảo vệ năm 2012 tại Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ luật học “THADS đối với
  19. 6 doanh nghiệp từ thực tiễn Thành phổ Hồ Chí Minh” của Hoàng Huy Trường “bảo vệ năm 2013 tại Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ luật học “Thi hành phán quyết của Trọng tài thương mại theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tại Thành phổ Hồ Chí Minh” của Phạm Huy Hoàng “bảo vệ năm 2020 tại Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học “Cưỡng chế THADS đối với tài sản của công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tại Thành phổ Hồ Chí Minh” của Đỗ Huy Du “bảo vệ năm 2018 tại Học viện khoa học xã hội thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam”... - Liên quan đến THADS đối với doanh nghiệp, có các bài viết, như: “Khó tổ chức thi hành khi doanh nghiệp mất tích” của tác giả Hoàng Lan, Trang thông tin Cục THADS tỉnh Tuyên Quang; “Thi hành án kinh doanh, thương mại – Thực trạng và những giải pháp nâng cao kết quả trong thời gian tới” của tác giả Nguyễn Thị Nhàn, Tạp chí dân chủ pháp luật; “Nâng cao chất lượng công tác THADS đối với các BA kinh doanh, thương mại” của tác giả Vũ Phương Nhi, Báo Chính phủ... Các công trình nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả lớn, có giá trị phục vụ cho khoa học pháp lý. Có công trình nghiên cứu ở mức độ chung chung, thể hiện quan điểm cá nhân, có công trình nghiên cứu tổng quan, đưa ra các vấn đề cơ bản xoay quanh cưỡng chế THADS. Tuy nhiên, việc tách riêng để nghiên cứu về chế định cưỡng chế THADS đối với Bản án kinh doanh thương mại cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác cưỡng chế thi hành án đối với Bản án kinh doanh thương mại thì tác giả chưa thấy công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống chế định nêu trên. Thiết nghĩ THADS là một trong những lĩnh vực rất phức tạp và nhạy cảm, vì nó động chạm trực tiếp đến lợi ích của người phải thi hành án, cũng như quyền lợi của người được thi hành án, do đó việc hoàn thiện chế định “cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại” một trong những chế định phức tạp, gây nhiều khó khăn, vướng mắc khi thực hiện là một việc làm cần thiết, góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn trong công cuộc sửa đổi và áp dụng Luật THADS của nước ta. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
  20. 7 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này tác giả muốn làm sáng tỏ những quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật về cưỡng chế THADS nói chung và thực trạng áp dụng các biện pháp cưỡng chế THADS để thi hành Bản án kinh doanh thương mại tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp góp phần hoàn thiện biện pháp cưỡng chế THADS nhằm thi hành các Bản án kinh doanh thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên đề tài có các nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ các quy định pháp luật THADS Việt Nam quy định về cưỡng chế THADS. - Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS để thi hành Bản án kinh doanh thương mại nói chung và tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. - Đề xuất giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện pháp luật về cưỡng chế THADS, đồng thời đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mại tại Cục THADS Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Cưỡng chế THADS là gì? - Khi thực hiện cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mạiphải đáp ứng yêu cầu, trình tự, thủ tục gì? - Khi thực hiện cưỡng chế thi hành Bản án kinh doanh thương mạitại Thành phố Hồ Chí Minh gặp những khó khăn, vướng mắc gì? - Làm thế nào để thủ tục cưỡng chế góp phần nâng cao hiệu quả thi hành Bản án kinh doanh thương mại? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0