Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
lượt xem 12
download
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế "Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam" có mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò, vị trí và trách nhiệm của người quản lý, người điều hành tại các tổ chức tín dụng, nhất là tại các ngân hàng thương mại cổ phần. Nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần và thực tiễn áp dụng của nó tại ngân hàng thương mại cổ phần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BẢO QUỐC ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Kinh tế. Mã số chuyên ngành: 8380107 Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN BẢO QUỐC ĐỀ TÀI: PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM. LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số chuyên ngành: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯƠNG KHẢI ÂN Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2023
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân sau quá trình học tập tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh và thực tiễn công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh. Các nội dung trong luận văn này chưa đượccông bố tại bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào về lĩnh vực nghiên cứu. Các thông tin về số liệu, tình huống minh họa, bản án dẫn chứng đảm bảo tính chính xác và trung thực. Tôi cam đoan đáp ứng đủ các yêu cầu về nội dung, hình thức và điều kiện hoàn thành luận văn theo quy định của nhà trường Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị nhà trường xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Bảo Quốc
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ từ rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp và Thầy cô của Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt là sự hướng dẫn về mặt khoa học và chuyên môn của Thầy Lương Khải Ân, một người có nhiều kinh nghiệm và kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực Luật Kinh tế. Do đó, tôi xin chân thành cảm ơn, đồng thời ghi nhận toàn bộ các góp ý, chỉ dẫn của các quý Thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và những hướng dẫn chân tình, mang tính khoa học của TS. Lương Khải Ân. Bản thân tôi sẽ luôn cố gắng, tiếp thu, không ngừng học hỏi để tiếp tục hoàn thiện luận văn, đóng góp một công trình khoa học có tính lý luận vào công tác giảng dạy tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng như thực tiễn NHTMCP tại Việt Nam về lĩnh vực được tôi nghiên cứu.
- iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Luận văn đi sâu vào phân tích các vấn đề lý luận về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTMCP. Giải thích một số thuật ngữ, khái niệm chưa thống nhất về người quản lý, người điều hành NHTM. Nêu ra một số nguyên tắc quản trị, điều hành NHTMCP. Làm rõ khái niệm và đặc điểm chuyên biệt về người quản lý, người điều hành của NHTM. Tìm hiểu về vai trò và trách nhiệm của người quản lý, người điều hành của NHTMCP. Trên cơ sở đó, tác giả tập trung phân tích, chứng minh quy định pháp luật điều chỉnh trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại. Qua đó từ thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về vi phạm của người quản lý người điều hành NHTMCP trong tổ chức, quản trị, điều hành ngân hàng, từ đó tác giả chỉ ra những tồn tại, thiếu sót, bất cập của quy định pháp luật về quy định trách nhiệm của người quản lý người điều hành ngân hàng thương mại. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế qua thực thi các quy định; sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành còn chưa rõ ràng, đầy đủ, không hiệu quả để phù hợp với thực tiễn, góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan.
- iv ABSTRACT This thesis the author delves into the analysis of theoretical issues about the responsibilities of managers and operators of Joint Stock Commercial Banks. Also, the thesis explains some inconsistent terms and concepts about managers and operators of commercial banks, outlining some principles of management and administration of JSCBs as well as clarifying the concept and specific characteristics of managers and operators of commercial banks. Studying about the roles and responsibilities of the managers and executives of the Joint Stock Commercial Bank. The author focuses on analyzing and proving the legal regulations governing the responsibilities of managers and operators of commercial banks. Thereby from the practice of adjudicating criminal cases on violations of the managers of the joint stock commercial banks in the organization, administration and administration of the bank, from which the author points out the shortcomings, shortcomings and inadequacies of the legal regulations on responsibilities of managers and operators of commercial banks. At the same time, propose some solutions and recommendations to overcome limitations through the implementation of regulations; amending and supplementing the provisions of the current law which are still unclear, complete and ineffective in order to be suitable with reality , contributing to the improvement of relevant legal provisions.
- v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT TỪ VIẾT TẮT CỤM TỪ TIẾNG VIỆT Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 LNHNN 2010 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa LCTCTD 2017 đổi bổ sung năm 2017 Luật Doanh nghiệp năm 2020 LDN2020 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNNVN Ngân hàng Nhà nước NHNN Người quản lý NQL Người điều hành NĐH Đại hội đồng cổ đông ĐHĐCĐ Hội đồng quản trị HĐQT Thành viên Hội đồng quản trị TVHĐQT Tổng giám đốc TGĐ Ban kiểm soát BKS Giám đốc GĐ Công ty Cổ phần CTCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP Ngân hàng thương mại NHTM Tổ chức tín dụng TCTD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD
- vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................. iii ABSTRACT .....................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT.................................................. v MỤC LỤC ........................................................................................................vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. TÌNH THẾ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ...................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................ 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................... 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 4 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 5 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI............................................................................ 5 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ........................................... 6 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ....................................................................... 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ......................................................................................................................... 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ........................................................................................... 8 1.1.1. Khái niệm người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần . 8 1.1.2. Đặc điểm người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ..................................................................................................................................11
- vii 1.1.3. Vai trò của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ..................................................................................................................................12 1.2. Các nguyên tắc về quản lý, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần. ..14 1.2.1. Các nguyên tắc của OECD. ...................................................................14 1.2.2. Các nguyên tắc của Basel ......................................................................16 1.3. Điều chỉnh bằng pháp luật đối với các hoạt động quản lý, điều hành trong ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................18 1.4. Mối quan hệ pháp lý giữa người quản lý, người điều hành với tổ chức bộ máy quản trị, điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần.........................................20 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...............................................................................23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN .....................................................24 2.1. Quy định pháp luật về người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần...............................................................................................................24 2.1.1. Quy định chung về Người quản lý, Ngừơi điều hành ............................27 2.1.2. Quy định về những trường hợp không được, không cùng đảm nhiệm chức vụ ..............................................................................................................................30 2.1.3. Quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành của Ngân hàng thương mại cổ phần .........................................................................32 2.1.4. Quy định về miễn nhiệm, bãi nhiệm, đương nhiên mất tư cách, đình chỉ, tạm đình chỉ của đối với người quản lý, người điều hành của Ngân hàng thương mại cổ phần......................................................................................................................33 2.1.4.1. Đương nhiên mất tư cách ....................................................................34 2.1.4.2. Miễn nhiệm, bãi nhiệm .......................................................................34 2.1.4.3. Đình chỉ, tạm đình chỉ .........................................................................34 2.2. Quy định pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................35
- viii 2.2.1. Trách nhiệm thực hiện quyền, nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng, vì lợi ích của ngân hàng, cổ đông và chủ sở hữu ngân hàng ....................................37 2.2.2. Trách nhiệm trung thành với ngân hàng, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng38 2.2.3. Trách nhiệm không lạm dụng địa vị, chức vụ sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác gây thiệt hại cho ngân hàng và các cá nhân khác ...........39 2.2.4. Trách nhiệm công khai các lợi lích liên quan ........................................41 2.2.5. Hệ quả pháp lý nếu người quản lý, người điều hành vi phạm quy đinh về trách nhiệm đối với người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ..................................................................................................................................41 2.3. Đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về trách nhiệm người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần và gợi mở những vấn đề cần khắc phục hoàn thiện.........................................................................................................43 2.3.1. Vấn đề tách bạch giữa chủ sở hữu với người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................................44 2.3.2. Cơ chế, chế tài kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm của người quản lý, người điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần. ...................................................47 2.3.3. Thẩm quyền của các cơ quan quản trị, điều hành khác đối với người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ................................................48 2.3.4. Điều kiện tiêu chuẩn bổ nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTMCP .................................................................................................................50 2.3.5. Mức độ luật hóa các trách nhiệm người quản lý, người điều hành trong Luật các tổ chức tín dụng .........................................................................................52 2.3.6. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước đối với việc thực hiện trách nhiệm người quản lý, người điều hành tại các Ngân hàng thương mại cổ phần ...........................54 2.4. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về trách nhiệm người quản lý, người điều hành tại các Ngân hàng thương mại cổ phần......................................................................................................................55 2.4.1. Bổ sung những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho người quản lý, người điều hành. .......................................................................................................55
- ix 2.4.2. Bổ sung quy định nhằm tách bạch giữa chủ sở hữu với người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần .....................................................56 2.4.3. Bổ sung quy định về chế tài nội bộ đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ..............58 2.4.4. Bổ sung quy định nằm tăng cường quyền lực cho cổ đông nhỏ, thành viên Hội đồng quản trị độc lập để hạn chế sự lạm quyền của người quản lý, người điều hành ..........................................................................................................................58 2.4.5. Quy định chi tiết và cụ thể các trách nhiệm người quản lý, người điều hành trong Luật các tổ chức tín dụng .......................................................................59 2.4.6. Bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền hạn, chức vụ của người quản lý, người điều hành.........................................60 2.4.7. Tăng cường sự thanh tra, giám sát, kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đối với việc thực hiện trách nhiệm người quản lý, người điều hành tại các Ngân hàng thương mại cổ phần ..................................................................................................61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...............................................................................63 KẾT LUẬN CHUNG .....................................................................................64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................i
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÌNH THẾ CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Hoạt động ngân hàng với bản chất là kênh dẫn vốn, mang đến những giá trị nhất định cho nền kinh tế. Song luôn tiềm ẩn những rủi ro, đe dọa tới sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng. Thời gian gần đây nhiều sai phạm tại các NHTMCP không chỉ trong phạm vi các giao dịch cấp tín dụng mà còn các lỗ hổng về sở hữu, đầu tư chéo bất hợp pháp vào các doanh nghiệp sân sau, lợi ích nhóm. Trong đó, các vi phạm về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng, nguy cơ lạm quyền, cố ý làm trái các quy định để chiếm đoạt, gây thất tài sản của các ngân hàng cũng xảy ra. Những năm gần đây, các vi phạm về quản lý, điều hành NHTMCP xảy ra thường xuyên và có quy mô lớn, đã được xử lý. Các đối tượng vi phạm đều giữ các chức vụ quan trọng, là người đang quản lý, người điều hành của ngân hàng như Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh đã có hành vi vi phạm các quy định về quản lý, điều hành doanh nghiệp, vi phạm các quy định của pháp luật các tổ chức tín dụng đặt ra những thách thức cho các nhà làm luật trong việc tìm kiếm giải pháp ngăn chặn hiệu quả. Vấn đề quản lý, điều hành ngân hàng hiện nay đang được điều chỉnh bằng Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017; Luật Doanh nghiệp năm 2020; Nghị định số 59/2009/NĐ-CP ngày 16/7/2009 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại; Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành… Trong đó, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, khi tiến hành sửa đổi bổ sung vào năm 2017 đã khắc phục được một số quy định tồn tại trong hoạt động quản lý, điều hành của các ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại hiện nay chưa tương đồng, chưa tuân thủ các nguyên tắc chung về quản trị (các nguyên tắc quản trị ngân hàng lành mạnh của Uỷ ban Basel; các nguyên tắc của OECD) và còn nhiều bất cập, ví dụ như: quy định về thành viên Hội đồng quản
- 2 trị độc lập, điều kiện tiêu chuẩn của Tổng giám đốc, minh bạch tài sản của Chủ tịch Hội đồng quản trị, làm hạn chế hiệu quả quản trị, điều hành ngân hàng thương mại. Nhìn từ thực tiễn cho thấy một trong những nguyên nhân sai phạm, sâu xa hơn là nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ, trong đó có sự “ngã ngựa” những ngân hàng lớn, xuất phát từ sai phạm của người quản lý, người điều hành của ngân hàng. Trách nhiệm của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng chưa được ghi nhận và đánh giá một cách đầy đủ trong các văn bản pháp luật hiện hành, cụ thể là Luật Các tổ chức tín dụng, đồng thời chưa được cụ thể hóa trong Điều lệ hoạt động của các Ngân hàng thương mại để được thực thi nghiêm túc từ đó, tạo điều kiện để người quản lý, người điều hành Ngân hàng vi phạm, lạm quyền gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng như được nhận diện. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả chọn đề tài: “PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM” để làm công trình nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò, vị trí và trách nhiệm của người quản lý, người điều hành tại các tổ chức tín dụng, nhất là tại các NHTM. Nghiên cứu, phân tích quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTM và thực tiễn áp dụng của nó tại NHTMCP. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật, hoàn thiện hơn các quy định này từ thực tiễn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ khái niệm và đặc điểm chuyên biệt về người quản lý, người điều hành của NHTM. Phân tích, chứng minh quy định pháp luật điều chỉnh trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTM. - Chỉ ra những tồn tại, thiếu sót, bất cập của quy định pháp luật về vấn đề trách nhiệm của người quản lý người điều hành NHTM.
- 3 - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị khắc phục những hạn chế qua thực thi các quy định; sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hiện hành còn chưa rõ ràng, đầy đủ, không hiệu quả cho phù hợp với thực tiễn, góp phần hoàn thiện các quy định liên quan đến trách nhiệm của người quản lý người điều hành NHTM. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Vai trò và trách nhiệm của người quản lý, người điều hành của NHTMCP được thể hiện như thế nào. - Thực trạng quy định của pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành của NHTMCP ở nước ta hiện nay? Thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành của NHTMCP bộc lộ những tồn tại, bất cập nào? Vì sao? - Những kết quả đạt được qua thực tiễn áp dụng vào việc tăng chất lượng quản lý điều hành hoạt động của các ngân hàng; những tồn tại, hạn chế trong áp dụng pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành của NHTMCP và ảnh hưởng (tiêu cực) như thế nào đến hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung? - Những kiến nghị cụ thể nào để hoàn thiện hơn các quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành của NHTMCP trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế của nước ta hiện nay? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu một cách hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTMCP. Đề tài có sử dụng chất liệu từ các điều lệ ngân hàng, bản án, quyết định xét xử của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực ngân hàng để nêu ra các bất cập, tồn tại và vướng mắc của chế định trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTM trong quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Trên cơ sở đó, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các vấn đề còn vướng mắc, bất cập và tồn tại của pháp luật hiện hành trong chế định này.
- 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu nội dung quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là pháp luật tổ chức tín dụng điều chỉnh về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTMCP và quy định của Luật Doanh nghiệp về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành doanh nghiệp nói chung. Đề tài không khai thác hệ quả pháp lý về các sai phạm do vi phạm trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTMCP (trách nhiệm hình sự, dân sự, hành chính). + Phạm vi không gian: Thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành, các hạn chế, bất cập, vướng mắc về quy định trách nhiệm của người quản lý, người điều hành tại NHTMCP thông qua phân tích, bình luận các chất liệu là các điều lệ, quy chế nội bộ và các bản án, quyết định giải quyết các vụ án trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật theo pháp luật hiện hành và từ thời điểm năm 2017 đến nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn đề tài, áp dụng phương pháp này để tổng hợp và phân tích những quy định của pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần, nhằm hiểu rõ mục đích, vai trò, ý nghĩa của các quy định pháp luật về chế định này. Đồng thời, trên cơ sở những quy định của pháp luật hiện hành, phân tích, đánh giá quá trình áp dụng pháp luật vào thực tiễn hoạt động của NHTMCP để có thể chỉ ra những điểm bất cập, hạn chế cần phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện. + Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng trong chương 2 của đề tài, thông qua việc so sánh, đối chiếu thực tiễn áp dụng pháp luật dựa trên việc tham chiếu các bản án hình sự về tội phạm trong lĩnh vực ngân hàng. Thông qua phướng pháp so sánh, đối chiếu có thể tìm ra nguồn gốc, cốt lõi vấn đề, kết luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất phù hợp cho đề tài. Đồng thời, so sánh đối chiếu các quy định của pháp luật giữa các văn bản từ đó giúp phát hiện những khuyết điểm của văn bản
- 5 pháp luật hay phát hiện những quy định cần đổi mới để phù hợp với sự thay đổi của xã hội, giúp đề tài có ý nghĩa thực tiễn hơn. + Phương pháp tình huống/ nghiên cứu tình huống tiêu biểu: Phân tích, bình luận các bản án, quyết định của Toà án đã xét xử, nêu rõ các hành vi sai phạm và hệ quả pháp lý, phương pháp này cũng được sử dụng trong chương 2 của đề tài. Qua đó đánh giá đầy đủ hơn về nhưng rủi ro, tác động nghiêm trọng đến sự ổn định, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các NHTM khi tập trung quá nhiều quyền hành vào ngừoi quản lý, người điều hành nếu không có cơ sở kiểm soát nội bộ chặt chẽ. + Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một cách tổng thể các phương pháp như thống kê, khảo sát, diễn giải, suy luận logic để làm rõ các khái niệm, các nội dung mang tính lý luận về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTMCP 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành và thực trạng áp dụng các quy định đó tại NHTMCP. Đề tài đi phân tích một số bản án về vi phạm của người quản lý, người điều hành NHTM, đặc biệt là các sai phạm về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng, để tìm ra những bất cập, vướng mắc, hạn chế của quy định này. Trên cơ sở đó, kiến nghị tiếp tục hoàn thiện các vấn đề còn hạn chế, bất cập và tồn tại của quy định pháp luật hiện nay trong chế định này. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Thông qua luận văn, tác giải tìm ra được các nguyên nhân, hạn chế về quy định trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTMCP và cũng từ thực tiễn luận văn này sẽ nêu ra các định hướng, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng nói chung và quy định trách nhiệm của người quản lý, người điều hành NHTMCP nói riêng, nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đây cũng là một công trình khoa học để các NHTMCP tham khảo, nghiên cứu nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng, hạn chế việc lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng bị xử lý sai phạm liên quan đến trách nhiệm quản lý, điều hành ngân hàng; hạn chế thấp nhất những rủi ro, thất thoát vốn tín dụng.
- 6 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Liên quan đến vấn đề trách nhiệm của người quản lý, người điều hành của tổ chức, doanh nghiệp, qua khảo sát tác giả nhận thấy việc tiếp cận chủ yếu dưới góc độ là các bài viết đăng trên tạp chí hoặc một số trang web, có thể nêu một số bài viết như: Bùi Xuân Hải, 2005, “Người quản lý công ty theo Luật doanh nghiệp 1999 - Nhìn từ góc độ luật so sánh”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Đại học Luật TP.HCM, Số 04(29), trang 17; Đỗ Minh Tuấn, 2015, “Nghĩa vụ trung thành của người quản lý công ty cổ phần”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 5 (309), trang 53; Bài viết “Nghĩa vụ của người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp”, Thạc sĩ Lại Trung Dũng đăng trên tạp chí Công thương điện tử ngày 12/8/2021 và Bài viết: “Quy định pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần”, Phan Phương Nam – Trường Đại học Luật TPHCM, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, ngày 10/01/2020.Các bài viết nêu trên đều có đề cập đến người quản lý, người điều hành thông qua các nghiên cứu về hệ thống quản trị của một doanh nghiệp mà cụ thể là người quản lý, điều hành công ty cổ phần. Một số bài viết nêu ra được các hạn chế của Luật doanh nghiệp qua các thời kỳ về quy định tổ chức quản trị công ty cổ phần nói chung, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu các quy định về trách nhiệm của người quản lý, người điều hành của công ty cổ phần hoạt động dưới hình thức là NHTMCP, một loại doanh nghiệp đặc thù. Ngoài ra, dưới gốc độ là công trình nghiên cứu, luận văn thạc sĩ luật học thì có một số công trình nghiên cứu sau: Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Thị Phong Thủy – Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Pháp luật về quản trị Ngân hàng thương mại Cổ phần ở Việt Nam”; Luận văn Thạc sĩ của học viên Nguyễn Hồng Châm – Đại học Luật Hà Nội với đề tài: “Quy chế pháp lý về Thành viên Độc lập Hội đồng quản trị trong NHTMCP và thực tiễn thi hành ở Thành phố Hà Nội”; Luận văn thạc sĩ của học viên Nguyễn Hồng Hạnh – Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Trách nhiệm của người quản lý, điều hành trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014”…Các luận văn nêu trên có xu hướng tiếp cận dưới góc độ quản trị ngân hàng hoặc quản lý điều hành doanh nghiệp nói chung và công ty cổ
- 7 phần theo quy định của Luật doanh nghiệp. Hoặc chỉ nghiên cứu các quy định chung về tổ chức, quản trị ngân hàng, hoặc chỉ nghiên cứu độc lập các chủ thể quản lý của Ngân hàng như Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Ban kiểm soát… và mối quan hệ giữa các chủ thể này. Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết quy định pháp luật và thực trạng áp dụng quy định của pháp luật về chế định trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần thông qua thực tiễn các bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Điều lệ của chính NHTMCP. Do đó, công trình nghiên cứu này cũng sẽ tìm ra được các nguyên nhân, hạn chế về quy định trách nhiệm của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần và nêu ra các định hướng, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nêu ra các giải pháp hạn chế việc lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng xử lý liên quan đến trách nhiệm người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại. 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mởi đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu bằng 02 chương, với các nội dung chính sau đây: CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.
- 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ, NGƯỜI ĐIỀU HÀNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần 1.1.1. Khái niệm người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần Quản lý và điều hành là những thuật ngữ có nội hàm của công tác quản trị, là công việc thường xuyên và có tính đặc trưng để duy trì hoạt động một tổ chức, một doanh nghiệp, một đơn vị hoạt động theo đúng định hướng nhất định. Theo “Tổ chức hợp tác và phát triển” (OECD) (2014, trang 11): “Quản trị công ty là hệ thống các cơ chế, các hành vi quản lý. Cơ chế này xác định việc phân chia các quyền và nghĩa vụ giữa cổ đông, Hội đồng quản trị, các chức năng quản lý và những người có lợi ích liên quan, quy định trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách này, công ty tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, tạo ra phương diện thực thi và giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó”. Quản lý, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần cũng được hiểu theo nghĩa đó. Các NHTMCP – về mặt cơ cấu, tổ chức, hình thức hoạt động như một doanh nghiệp, song đó là các doanh nghiệp đặc biệt, ngành nghề kinh doanh mang tính đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế. Do đó, quản trị NHTMCP cũng giống như quản trị một doanh nghiệp hoặc một công ty nhưng mang tính đặc thù, và đòi hỏi yêu cầu rất cao. Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Quản trị là một hệ thống các yếu tố pháp luật, thể chế và thông lệ quản lý của các công ty. Nó cho phép công ty có thể thu hút được các nguồn tài chính và nhân lực, hoạt động có hiệu quả và nhờ đó tạo ra các
- 9 giá trị kinh tế lâu dài cho các cổ đông, trong khi vẫn tôn trọng quyền lợi của những người có lợi ích liên quan và của xã hội”1. Như vậy, các đặc điểm cơ bản nhất của việc quản trị NHTMCP có thể tóm tắt như sau: - Thứ nhất, tính minh bạch thông tin kinh doanh và quá trình giám sát nội bộ đối với hoạt động quản lý, điều hành; - Thứ hai, đảo đảm thực thi các quyền của cổ đông; - Thứ ba, các thành viên trong HĐQT có thể hoàn toàn độc lập trong việc thông qua các quyết định, phê chuẩn kế hoạch kinh doanh, tuyển dụng người quản lý trong việc giám sát tính trung thực và hiệu quả của hoạt động quản lý và trong việc miễn nhiệm người quản lý, người điều hành khi cần thiết; - Thứ tư, quản trị điều hành được phân biệt giữa quản lý và sở hữu. NHTMCP do các cổ đông là chủ sở hữu, nhưng để tồn tại và phát triển phải có sự dẫn dắt của HĐQT, sự điều hành của BĐH, sự giám sát của BKS và sự đóng góp của người lao động. Lợi ích của các chủ thể này hoàn toàn đối lập nhau. - Cuối cùng, quản trị NHTMCP xác định quyền hạn và trách nhiệm giữa các cổ đông, HĐQT, BĐH, BKS. Đồng thời, quản trị ngân hàng cũng lập ra các quy tắc, quy trình, thủ tục ra các quyết định trong ngân hàng, ngăn chặn sự lạm quyền kiểm soát những xung đột lợi ích tiềm năng, xây dựng tiêu chuẩn rõ ràng hoặc phải tuân thủ các quy định về minh bạch thông tin và tài sản. Công tác quản trị NHTMCP phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, đó là người quản lý, người điều hành của một ngân hàng. Về mặt lý luận, từ việc nghiên cứu các đặc điểm của việc quản trị (quản lý, điều hành) ngân hàng thương mại cổ phần có thể hình dung được những yêu cầu đặt ra đối với người quản lý, người điều hành NHTMCP. Vậy, người quản lý, người điều hành ngân hàng thương mại cổ phần là gì, họ là ai? Quản lý có thể hiểu là việc tổ chức nội bộ; đưa ra và thực hiện các 1 Nguyễn Thị Lan Anh (2015), Luận văn Thạc sĩ luật học, đề tài Pháp luật về Quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 282 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 339 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 111 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 107 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 220 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 124 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 80 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 96 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 32 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 183 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 108 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 35 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 74 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 58 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 65 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 17 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 84 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 20 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn